Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chuyện Lá Cờ Phật Giáo Ngày Phật Đản Với Bà Trần Lệ Xuân

26 Tháng Tư 201100:00(Xem: 18274)
Chuyện Lá Cờ Phật Giáo Ngày Phật Đản Với Bà Trần Lệ Xuân

 CHUYỆNLÁ CỜ PHẬT GIÁO NGÀY PHẬT ĐẢN VỚI BÀ TRẦN LỆ XUÂN

 Dương Kinh Thành

kinh_mung_phat_dan Trong tâm trạng chán chường của một người Phật tử đất Sài thành trước một mùa Phật đản nữa không lấy gì làm vui, đồng thời mõi mòn mong muốn các tư gia Phật tử treo cờ Phật nhân ngày lễ quan trọng này sau nhiều năm tháng dài lãnh đạo PGVN không quan tâm về vấn đề này; thì sáng nay đọc được tin tức BÀ TRẦN LỆ XUÂN QUA ĐỜI.

 

 Theo đài BBC, bà Trần Lệ Xuân , vợ ông Ngô Đình Nhu, đã qua đởi hôm 24.4.2011, ở tuổi 87, tại một bệnh viện ở Rô-ma nước Ý. Ông Nhu làm cố vấn cho người anh ruột của mình Ngô Đình Diệm,giai đoạn từ 1955 – 1963. Ông Diệm thì không lập gia đình nên mặc nhiên bà Trần Lệ Xuân được mệnh danh “Đệ Nhất Phu Nhân.Sau biến động 1.11.1963,lúc đó bà đang ở Mỹ. Kể từ thời điểm đó cho đến ngày nhắm mắt, bà không trở về Việt Nam một lần nào .Năm 1968, người con gái cả của bà là NGô Đình Lệ Thủy đã qua đời vì tai nạn giao thông, bà vẫn còn hai người con trai và một người con gái.

 

 Trước thông tin này, tôi có hơi lặng người đôi chút, không phải chỉ để dành một chút sát na hiếm hoi ấy tưởng niệm một người ra đi mà quan trọng hơn là thẩn thờ trước một cuộc đời, một gia đình phải gánh chịu cái quả do chính mình, gia đình mình tạo nên, trong những tháng năm ngắn ngủi cầm quyền của gia đình mình .

 

 Theo nhận định cá nhân tôi, trong những năm tháng dài sống ẩn mình khép kín,bà Trần Lệ Xuân đã làm được hai việc tốt đẹpý nghĩa nhất trong chính cuộc đời của bà. Việc thứ nhất, đầu năm 1980, bà đã sai trưởng nam là Ngô Đình Trác qua Mỹ tìm cách tiếp xúc với thầy (Hòa Thượng Thích Mãn Giác-chùa Việt Nam ở Loangeles-NV), xin thầy hỷ xả cho cái tội gia đình bà đã là, khổ mấy thầy và xin thầy nhân lễ Vu Lan gia tâm cầu siêu cho thân sinh (ông bà Trần Văn Chương – NV)và cầu an cho gia đình bà. Trác vâng lời mẹ đến Mỹ…Đêm đó, chính thầy khai chuông và niệm hương cho Ngô Đình Trác”(nguồn: Hoàng Nguyên Nhuận-Nhớ Thầy-chuyenluan.net). Việc thứ hai, mười hai năm sau, ngày 30.10.1996, qua các phượng tiện truyền thông nước ngoài, bà chính thức lên tiếng tạ lỗi hương linh Bồ Tát Thích Quảng Đức với những lời lẽ rất chân thành như “…Nay đời người chỉ là bóng câu qua cửa sổ, sự vật đổi thay,vá con người cũng không còn tồn tại,tôi đích thân tạ lỗi linh hồn thầy Thích Quảng Đức và xin Giáo Hội Phật Giáo Việt nam ân xá những lời tuyên bốtrách nhiệm của tôi 34 năm trước ..”(nguồn: đài phát thanh Litte Saigon Radio, báo Tin Điện tại Đức, tuần báo Victoria Tivi tại Molbourne và Sydney…).

 

 Vì vậy, sẽ không phải khi nhắc lại những gì bà đã làm trong những tháng năm ấy, đặc biệt đối với Phật Giáo VN mà chuyện lá cờ Phật giáo ngày hôm nay chính là điều muốn nói. Điều này, không biết vô tình hay nhân duyên đưa đẩy mà tin bà Trần Lệ Xuân mất rơi vào đúng những tháng ngày chúng ta đang kêu gọi Phật tử treo cờ mừng Phật đản, mà cũng lại là chuyện lá cờ Phật gíáo ngày Phật đản !

 

 Tuy nhiên, nhắc đến bà Ngô Đình Nhu cũng đồng nghĩa nhắc đến chế độ Diệm – Như là điều khó tránh khỏi. Dù vậy trong chừng mực nào đó, cũng nên cố gắng hạn chế đến mức có thể được mà thôi.

 

 Nguyên nhân, góp phần dẫn đến một triều đại gia đình trị họ NGÔ suy sụp chính là lá cờ Phật giáo quốc tế ! Đó là ngày 7.5.1963 (tức đúng ngày tháng tư âm lịch), lúc 17 giờ 30, cảnh sát Thừa Thiên, theo lệnh thiếu tà Đặng Sỹ (thiếu tá Đạng Sỹ -phó tỉnh trưởng Nội An và tiểu khu trưởng Thừa Thiên lúc đó - thì thừa lệnh của “Cụ Cố Trầu” tức tổng giám mục địa phận Huế Ngô Đình Thục-người anh của anh em nhà NGô Đính ), đi từng nhà bảo người dân phải triệt hạ cờ Phật xuống hết. Người ngơ ngác, kẻ bàng hoàng nhưng tất cả đều cùng chung tiếng nói “chúng tôi làm theo tục lệ xưa nay để kính mừng Phật đản , mấy ông có muốn dẹp thì leo lên mà gở xuống “. Và chuyện gì đến sẽ phải đến . Lịch sử Pháp nạn năm 63 bắt đầu từ đó .

 

 Lá cờ Phật giáo được treo lên trong mùa Phật đản dường như vẫn có chút vương vấn tinh thần đấu tranh bất bạo động của PG VN năm 1963. Bởi vì như vừa nói, tất cả đều khởi nguyên từ lá cờ Phật giáo treo tại tư gia người Phật tử .Hoằng pháp ngày nay trong bối cảnh đất nước thanh bình bài học lịch sử ấy vẫn còn in đậm trong tâm khảm nhiều thế hệ Phật tử chúng ta. Vì vậy, treo cờ Phật giáo không chỉ là một việc làm cụ thể, thể hiện tấm lòng tri ơn chư Phật, tưởng nhớ ngày đản sanh của một bậc đạo sư ba cõi, mà còn mang ý nghĩa tự hào to lớn của biết bao công ơn chư liệt đại Tổ Sư và chư thánh tử đạo,

 

 Ai đó bảo rằng là hình thức không quan trọng, nhưng một chiếc áo ta mặc vào người không chỉ để che ấm thân tứ đại này mà còn là để phân biệt nhiều thư khác nữa , kể cả thể hiện tinh thần và cung cách văn hóa của chính mình và của cộng đồng chung quanh. Có lẽ điều này chúng ta vẫn luôn mong mõi tài năngđức độ của những vị hoằng pháp ngày nay, qua các vị, một môi trường tu học, một hình thái (ừ thì bề ngoài) sẽ biệu lộ hiệu quả hơn .Một cá nhân người viết bài này dẫu hàng chục năm qua vẫn miệt mài, cô đơn treo cờ Phật giáo giữa rừng ngơ ngác thì cũng chặng kêu gọi được ai , vì hình như nó thuộc về sự tự giác- ý thức nhiều hơn là bổn phận .

 

ba_tran_le_xuan_1 Khi tôi giương lá cờ Phật giáo, treo lên, cảm giác đầu tiên là lòng tự hào. Đan xen trong đó là những hình ảnh của những thân phận đang dần trã tuần tự định nghiệp đẽ gieo của mình.

 

 Tôi treo cờ Phật giáomục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả.

 

 Bà Ngô Đình Nhu đã vĩnh biệt cõi này, cái cõi mà nữa thế kỷ trước thay vì là nơi gieo mầm từ bi để mong trổ hao trì tuệ ,thì bà lại đi gieo những nghiệp dữ, đễ trong một quảng thời gian , khá dài, dù sống trong âm thầm khép kín, bà cũng không sao thanh thản cõi lòng.

 

 Dù sao, theo tôi, chắc bà cũng phần nào nhẽ nhàng bước đi vì đã dũng cãm nhận lỗi - xin lỗi với Phật giáo VN; hai cái điều mà thời còn tại thế đức Thế Tôn luôn hết lời ca ngợi rằng rất quý.

 

 Bà ra đi nhằm lúc chuyện lá cờ Phật giáo đang được bàn luận trong mùa Phật đản này, đã thôi thúc tôi viết lên đôi dòng mà tưởng rằng chuyện này phải là của những vị có trách nhiệm.

 

 Lá cờ Phật giáo năm 63 luôn tung bay trong gió .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12239)
Ngày Phật đản được xem là ngày Tết của những người con Phật, bởi vì đây là thời khắc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một Bậc Siêu nhân - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 13539)
Rõ ràng, Phật đã Đản sinh ngay từ lúc phát khởi tâm niệm nguyện thay thế cho tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau...
(Xem: 12636)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
(Xem: 12992)
Tuy là Bậc Đạo sư sáng lập Phật giáo, song các kỳ tích của Phật Thích Ca Mâu Ni đã vượt khỏi khuôn khổ của một vị Phật lịch sử để trở thành những biểu tượng kỳ vĩ...
(Xem: 16317)
Từ địa vị thái tử, nhờ công phu tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ, Ngài trở thành Bậc Giác ngộ giữa đời...
(Xem: 11765)
Tôi lặng yên ngắm nhìn bàn chân, gót hài Đức Phật bước trên đài sen. Kính cẩn chiêm bái Đức Từ Phụ đang mỉm cười và tôi cũng mỉm cười...
(Xem: 13434)
Phật là hoa sen, hoa sen là Phật. Khi Ngài sinh ra bước đi trên bảy đóa hoa senhình ảnh biểu đạt con đường đi đến thăng chứng qua bảy giai trình tu tập...
(Xem: 11719)
Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường.
(Xem: 11241)
Ngài chào đời như ánh bình minh rực rỡ, như đoá đàm ưu bừng nở, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo, núi Tu di cúi đầu đón mừng bậc Thầy nhân thiên ba cõi.
(Xem: 11956)
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch.
(Xem: 10277)
Ngày Phật Ðản tin về mùa kỷ niệm Rộn ràng lên người con Phật năm châu Nghe niềm vui mang sắc thái nhiệm màu
(Xem: 29279)
Phật Đản người ơi Phật Đản về Cho lòng nhân loại bớt tái tê Chiến tranh thù hận mau chấm dứt Từ bi tỏa sáng khắp lối về.
(Xem: 11970)
giờ phút linh thiêng gió lặng chim ngừng trái đất rung động bảy lần khi bất diệt đi ngang dòng sinh diệt...
(Xem: 11972)
Ngài từ bi quán sát thương tưởng đến tất cả chúng sanh, bằng mọi phương tiện không phân biệt giai cấp, đem giáo pháp giải thoát tưới tẩm cho bất cứ ai cần đến.
(Xem: 10973)
Phật nói: “Hạnh phúc thay chánh pháp cao minh” tức là sau khi sinh ra ngài đã tìm được con đường tận diệt khổ đau trong cuộc đời này...
(Xem: 11396)
Tục lệ Lễ hội Liên hoa đăng (Lotus Lantern Festival) ở Hàn quốc có nguồn gốc rất lâu đời, có lẽ từ thời vương quốc Silla thống nhất Triều tiên ở thế kỷ thứ 7.
(Xem: 11497)
Đạo Phật khơi mở để giúp con người thấy được “Đạo” đang có sẵn trong chính lòng mình. Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 15951)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết...
(Xem: 12630)
Sự tích Phật đản sanh có một chi tiết rất bình thường mà cũng rất khác thường. Đó là đức Phật đã giáng sinh dưới gốc cây vô ưu.
(Xem: 13234)
Kinh Phổ diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa...
(Xem: 12373)
Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịchhoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Ðản trở về như để đón mừng Ðức Thế Tôn ra đời.
(Xem: 15160)
Một tia sáng bừng lên như ngôi sao năm cánh trong tim anh, tim chị, tim em và trong cả tim tôi...
(Xem: 15084)
Một thân Thái tử… vào đời, Rời Đâu-suất hóa hiện người trần gian Mượn cung điện ngọc huy hoàng...
(Xem: 13074)
Về mặt lý thuyết, khi tổ chức ngày lễ, thì phải tìm cách cho nó càng khác với ngày thường càng hay, tranh ảnh, màu sắc đóng góp vào điều đó.
(Xem: 12330)
Hằng năm, trong khoảng tháng 5 Dương lịch, người con Phật trên khắp hành tinh, hân hoan và trang trọng kính tưởng ngày đức Thích Tôn đản sanh nơi thế giới Ta-bà.
(Xem: 11906)
Sau mùa tuyết lạnh ở xứ sở Phù tang, người ta bảo mùa đẹp nhất của Nhật bản là mùa này, khi cái nắng nhè nhẹ đưa hơi xuân về...
(Xem: 11684)
Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày Phật đản, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, nhưng từ nhỏ con đã theo Thầy lên chùa mỗi dịp lễ Phật đản...
(Xem: 11459)
Đức Phật ra đời, những lời dạy của Ngài phải chăng đây là lời giải đáp cho sự tìm kiếm và trao chìa khóa để con người mở tung cánh cửa cuộc đời để đi vào thế giới an toànthực hiện ước mơ của mình.
(Xem: 30459)
Trang Vesak tứ từ rơi bụi đỏ sử triết văn đội chữ, gậy đường khuya đức Phật hiện chân dung sen khiết bạch
(Xem: 20033)
Nụ cười Phật êm đềmbuông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêucảm hóa
(Xem: 28417)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 65854)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 18806)
Tinh sương hớp cạn chén trà Nhìn vào thế giới Ta bà ngát hương Nơi đây vẫn đoá chân thường Vẫn ngày Mùng Tám tỏ tường sắc không.
(Xem: 11287)
Đức Phật đã đề bạt Tứ Niệm Xứcon đường “độc đạo” để đưa con người đến địa vị tối thượng. Đức Phật đã chứng minh giá trị siêu việt của giáo pháp Tứ Niệm Xứ...
(Xem: 22738)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 15303)
Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu...
(Xem: 16235)
Ðức Phật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh.
(Xem: 15622)
Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant