Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

06. Bồ tát Quảng Đức sống mãi với lịch sử PGVN

05 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 3942)
06. Bồ tát Quảng Đức sống mãi với lịch sử PGVN

BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC
SỐNG MÃI VỚI LỊCH SỬ PGVN

Lê Cung

Hòa thượng (HT) Thích Quảng Đức tên đời là Lâm Văn Túc sinh năm 1897 tại làng Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Lên bảy tuổi Lâm Văn Túc được cậu ruột đem về nuôi và đổi tên là Ngyễn Văn Khiết, Lâm Văn Túc xuất gia với thiền sư Hoằng Thâm, thọ đạt giới năm hai mươi tuổi và bắt đầu tu khổ hạnh ở núi Ninh Hòa. Trong năm năm, Ngài tu Thiền và đi du hóa, theo hạnh đầu đà, chỉ giữ bên mình một y, một bát. Sau đó, Ngài về định cư tu tập tại chùa Thiên Ân ở Ninh Hòa gần thành phố Nha Trang. Năm 1932, Ngài được chi hội Ninh Hòa của Hội An Nam Phật Học mời làm chứng ming đạo sư. Ít lâu sau đó, Ngài lại lên đường hành hóa ở các tỉnh miền Nam Trung Bộ, góp phần mình vào việc kiến tạotrùng tu 14 ngôi chùa ở đây. Năm 1943, Ngài vào hành hoá các tỉnh miền Nam: Sài Gòn, Gia Định, Bà Rịa, Long Khánh, Định Tường, và Hà Tiên. Tiếp theo, Ngài lên Kim Biên (Campuchia) vừa hành đạo vừa học hỏi thêm các kinh điển Pàli. Trong thời gian hành đạo ở miền Nam và ở Campuchia Ngài đã góp công tạo lập hoặc trùng tu cả thảy là 17 ngôi chùa. 

Năm 1953, Giáo hội Tăng già Nam Việt thỉnh Ngài làm Trưởng ban Nghi lễ, và hội Phật học Nam Việt mời Ngài làm trụ trì chùa Phước Hòa. Ngôi chùa Ngài thường trú lâu nhất là chùa Long Vĩnh, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh, nên tín đồ thường gọi Ngài là HT Long Vĩnh. Ngôi chùa cuối cùng mà Ngài trú trì là chùa Quan Thế Âm (Gia Định). Ngay khi phong trào PG miền Nam năm 1963 phát khởi, Ngài đã có ý nguyện hiến mình để bảo vệ Đạo pháp trước chính sách kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Theo HT Thích Tịnh Khiết "bảy ngày sau khi "Phong trào vận động cho 5 nguyện vọng của Phật giáo" phát khởi, HT Thích Quảng Đức là một trong ba vị Tăng và Ni đã tình nguyện hiến thân". Đến ngày 27-5-1963, HT Thích Quảng Đức gởi cho giới lãnh đạo Phật giáo một bức tâm thư xin tự thiêu để bảo vệ Phật giáo. Tuy nhiên giới lãnh đạo Phật giáo hy vọng rằng những cuộc tuyệt thực của Tăng Ni trên toàn miền Nam sẽ tạo được một áp lực mạnh, buộc chính quyền Ngô Đình Diệm phải giải quyết những nguyện vọng đã được đưa ra trong bản Tuyên ngôn ngày 10-5-1963. Do đó, ý nguyện tự thiêu của HT Thích Quảng Đức không được giới lãnh đạo PG chấp nhận

Tới ngày 9-6-1963, sau những lần thảo luận giữa Ủy ban Liên phái Bảo vệ PG và Ủy ban Liên bộ của chính quyền Ngô Đình Diệm, nhưng vẫn không đem lại một kết quả nào, trái lại , chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn tăng gia các hoạt động đàn áp, khủng bố Tăng Ni Phật tử, Trong tình hình đó, "nếu kéo quá dài các cuộc rước linh và tuyệt thực một cách nhàm chán thì phong trào đấu tranh tự nó cũng sẽ bị xẹp vì thiếu những hình thức mới mẻ, gây xúc động mạnh nuôi dưỡng", giới lãnh đạo PG bị bắt buộc phải chấp nhận ý nguyện xin tự thiêu của HT Thích Quảng Đức

Ngày 11-6-1963, tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng (Sài Gòn), HT Thích Quảng Đức đã anh dũng tự thiêu trước sự chứng kiến của hàng chục ngàn Tăng Ni Phật tử cùng những quan sát viên quốc tế. Lực lượng Diệm được điều động đến để hòng phá tan cuộc tự thiêu, nhưng bị thất bại vì Tăng Ni Phật tử đã kiên quyết bảo vệ bằng cách vây quanh nhiều vòng. Có người nằm lăn trước xe cứu hỏa, xe cảnh sát không cho can thiệp. Chiều ngày 11-6-1963, chính quyền Ngô Đình Diệm ra lệnh phong tỏa các chùa, nhất là chùa Xá Lợi, nơi đang đặt thi hài của HT Thích Quảng Đức, khắp các nẻo đường dẫn về chùa Xá Lợi, cảnh sát được huy động để ngăn chặn làn sóng người đang đổ xô về đây. Buổi tối cùng ngày, qua đài truyền thanh, Ngô Đình Diệm đọc thông điệp lên án vụ tự thiêu của HT Thích Quảng Đức là do "một số người bị đầu độc gây án mạng" và "kêu gọi đồng bào hãy bình tĩnh nhận định tình thế". Lời lẽ trong thông điệp một lần nữa bộc lộ bản chất độc tài của Diệm, khi y tuyên bố: "Sau lưng PG trong nước còn có Hiến pháp nghĩa là còn có tôi". Mặc dầu vậy, những con đường dẫn về chùa Xá Lợi, cảnh sát đã bị làn sóng người tràn ngập. 

Cuộc hy sinh phi thườngdũng cảm của HT Thích Quảng Đức, hình ảnh Ngài ngồi yên như tượng đá trong ngọn lửa rực hồng đã nhanh như một làn sóng điện cực mạnh làm sôi nổi dư luận trong cả nước và trên thế giới. Ảnh của HT Thích Quảng Đức ngồi trong ngọn lửa được đăng trên hầu hết các báo khắp năm châu, với những dòng chữ nói lên sự khâm phục. 

Thật vậy, ở trong nước, "Đây là một gương Đại hùng, Đại lực. Tinh tiến bất chuyểnchúng ta thường nghe nói, nhưng đến nay mới có một số ít được chứng kiến. Phối hợp với những hy sinh khác của Phật tử khắp nơi trong nước, cái chết vô úy của HT Thích Quảng Đức là một hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người, một tiếng gọi đàn cho hàng tứ chúng". Cái chết của HT Thích Quảng Đức, như ý nguyện của Ngài là "làm đèn soi sáng nẻo vô minh", nhằm "cảnh tỉnh ai còn ngốc" đã tiếp thêm một sức mạnh lạ thường cho hàng triệu người trên toàn miền Nam, bất chấp mọi bạo lực, hiên ngang xuống đường đấu tranh chống lại chế độ bạo tàn Ngô Đình Diệm. Về phía tín đồ Thiên Chúa giáo, ngay từ đầu của cuộc đấu tranh, Linh mục Lê Quang Oánh cùng với 9 linh mụctín đồ khác đã gởi cho giới lãnh đạo Phật giáo "Huyết lệ thư", lên án chế độ Diệm và bày tỏ sự ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo. Sau cái chết của HT Thích Quảng Đức, ngày 16-6-1963, Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình, cai quản giáo khu Sài Gòn đã chính thức lên tiếng trong một bức thư luân lưu. Bức thư xác định rõ: "Giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam hoàn toàn đứng ngoài cuộc tranh chấp mặc dù vai trò chủ động gây ra cuộc tranh chấptín đồ Thiên Chúa giáo". Trong bức thư thứ hai gởi cho các hàng giáo sĩtín đồ Thiên Chúa giáo trước khi lên đường đi La Mã tham dự cộng đồng Vatican II, Tổng giám Mục Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: "Giáo hội không những không gây nên biến cố mà còn đau đớn vì những tai họa đã và còn là ác quá của biến cố". 

Đối với thế giới, sự hy sinh của HT Thích Quảng Đức là "hành động tiêu biểu vĩ đại. Nó không chỉ chống lại Diệm, để chỉ sự hiện hữu của Phật giáo và được để ý tới, mà nó còn có ý nghĩa chống lại sự bất công, bất chính của toàn thế giới... Với một hành động lặng thinh, không nói một lời, một vị HT Việt Nam, đã nêu ra một tấm gương sáng rùng rợn, một kháng nghị cao đẹp, lộng lẫy, chống lại mọi sự xấu xa đê hèn của loài quỷ sứ đang còn tồn tại trong thế giới này". "Đây là một trạng thái mới lạ và huyền ảo của bất bạo động. Nó chứng tỏ rõ rệt cái uy quyền tối thượng của tinh thần. Không một bạo lực nào có thể làm suy giảm tâm hồn, sức chịu đựng của một cá thể đối với mọi ức chế đàn áp chính trị độc tài thật vô biên". 

Tờ New York Herald Tribune (21-7-1963) viết: "HT Thích Quảng Đức, một tu sĩ đã biến áo cà sa vàng của mình thành một giàn hỏa thiêu... Tổng thống Ngô Đình Diệm tại miền Nam Việt Nam đang làm một việc rất hay là ông đang tự đốt hết nền tảng của chế độ ông". "Tai Hoa Thịnh Đốn ngày 12-6-1963, nhân dân Mỹ đã đón nghe một cách xúc động tin cuộc biểu tình tranh đấu của giới Phật tử miền Nam". Vụ tự thiêu đã gây nên một chấn động mạnh, đặc biệt làm cho dư luận Mỹ quay sang chống Ngô Đình Diệm và gia đình y. Trên thực tế cái chết của HT Thích Quảng Đức đã làm rung chuyển chế độ Diệm. Nó "có một tầm quan trọng rất lớn và đã chuyển mạnh cuộc vận động của Phật giáo sang một thế giới mới, trên cả hai bình diện quốc nội và quốc tế...Nó thúc đẩy cuộc vận động cho Phật giáoViệt Nam cũng như ở quốc tế tiến mạnh tiến nhanh"... 

...Robert Topmiller (Mỹ) viết: "Ngày nay, "ngọn đuốc sống" của ngài vẫn được nhiều người Mỹ quan tâmnghiên cứu. Đó là một đề tài bất tận đối với giới khoa học phương Tây". Mục sư Donalds Harrington (Mỹ) đã xem cái chết của HT Thích Quảng Đức giống như cái chết của Chúa Giêsu, Michel Servetus, Jeanne d'Arc. Ông cho rằng hành động mỗ bụng của người Nhật cũng không thể nào so sánh nổi với sự tự thiêu của HT Thích Quảng Đức, tuy rằng gan dạ như nhau, bởi vì "sự tự thiêu của Ngài đã cứu vớt bao nhiêu sinh linh đang chìm đắm trong khổ hận, kẻ đàn áp cũng như kẻ bị đàn áp đều bừng tỉnh. Ngài đã tô đậm nét vàng son vào trang sử huy hoàng của Phật giáo và dân tộc". 

 PTS LÊ CUNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17662)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 24505)
13 Vị Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 26029)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 13782)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
(Xem: 13185)
Ngoài những chứng ngộ Mật thừa, rõ ràng ngài là một hành giả Đại thừa, một yogi có chứng ngộ Bồ Đề tâmchứng ngộ không thể sai lầm về tánh Không.
(Xem: 22073)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 19081)
Như là một món quà cho những ai thích thú chuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa.
(Xem: 10009)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
(Xem: 11921)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
(Xem: 13045)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi...
(Xem: 15198)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
(Xem: 10543)
Lochen đã gặp Lạt ma của cô vào mùa hạ. Vào mùa đông, Lạt ma đi từ hang động của ngài tới ni viện nhỏ ở gần đó, tại đó ngài ban các giáo lý rộng lớn.
(Xem: 21836)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 10140)
Đại Đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sáng trong lịch sử Tích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêunhân loại.
(Xem: 9853)
Đại sư Huệ Năng ra đời năm 638, là vị Tổ sư đời thứ sáu (Lục Tổ) của Thiền tông Trung Hoa, và là một trong những vị Tổ sư được nhiều người biết đến nhất.
(Xem: 9755)
Luật sư Christmas Humphreys làm việc không mệt mỏi để mang ánh sáng của chánh pháp tỏa chiếu khắp Anh quốc và các quốc gia ở châu Âu...
(Xem: 10195)
Các tu sĩ Phật giáo không hề bị cám dỗ bởi những sở hữu vật chất cá nhân. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn lặp lại câu nói: “Tôi là một Tăng sĩ rất giản đơn”.
(Xem: 27456)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 17849)
Những câu chuyện về các vị đại sư tái sinh thuộc dòng Karma Kagyu mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây sẽ là một sự minh họa sống động cho truyền thống tái sinh mà không ai có thể phủ nhận được.
(Xem: 13202)
Ngài Quảng Khâm xuất gia tu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó, Ngài đến Đài Loan hoằng phápxây dựng chùa Thừa Thiên Thiền Tự.
(Xem: 25173)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34680)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 26775)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
(Xem: 19077)
Ngay từ khi Ngũ tổ Hoằng Nhẫn còn tại thế, ngài Thần Tú đã là một vị lãnh chúng, lãnh đạo cả một đồ chúng mấy trăm người và làm giáo thọ sư của họ.
(Xem: 9010)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.
(Xem: 13091)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VI là một nhân vật bi thương trong nhiều khía cạnh. Ngài đã chống đối lại chức vụ cao trọng mà Ngài đã được sinh ra ở đó...
(Xem: 9014)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ V chào đời vào năm 1617 tại Chingwoi Taktse thuộc huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Cha của Ngài là một viên quan cao cấp...
(Xem: 9457)
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngài đã duy trì sự quan tâm chủ yếu vào những vấn đề tâm linhthể hiện được là một người có năng lực tâm linh đích thực.
(Xem: 9145)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III là một người có năng lực tâm linh phi thường. Ngài đã lập nên sự nghiệp như một học giả lỗi lạc, một giáo sư, một nhà quản lý đầy tài năng...
(Xem: 11801)
Từ khi còn rất bé, Ngài đã được học hành dưới sự hướng dẫn của vị Lama Kunga Gyaltsen - cha ruột của Ngài. Ông đã trao truyền cho Ngài nhiều dòng truyền thừa quan trọng...
(Xem: 18528)
Đức Đạt-lai-lạt-ma đầu tiên đã thành công rực rỡ trong việc tiếp tục công tác do Ngài Tsongkhapa khởi xướng. Như đã đề cập, Ngài là một Tăng sĩ mẫu mực...
(Xem: 8788)
Visākhā là con gái nhà triệu phú Dhananjaya, rất giàu lòng quảng đại và cũng có tâm đạo nhiệt thành. Khi mới lên bảy, ông ngoại cô là triệu phú Menkada...
(Xem: 10674)
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó.
(Xem: 10966)
Đại sư TÔNG KHÁCH BA (1357-1419)- Dịch giả: Thích Hằng Đạt
(Xem: 28008)
A Dục Vương (Asoka) Cuộc ĐờiSự Nghiệp - Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn - Thích Tâm Minh
(Xem: 17881)
Kalu Rinpoche là một Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng. Trong bài tường thuật về tiểu sử của ngài, Dezhung Rinpoche, một Lạt ma cao cấp của phái Sakya đã viết:...
(Xem: 14417)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
(Xem: 16368)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
(Xem: 13211)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
(Xem: 15547)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14699)
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo và có truyền thống xuất gia tu học.
(Xem: 7603)
Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cưnổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém...
(Xem: 17060)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 8398)
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dungtôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cực bảo vệ...
(Xem: 30732)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant