Tổ sưLiễu Quán (1667-1742), sinh tại làng Bạc Mã, tỉnh Phú Yên, mồ côi mẹ lúc 6 tuổi. Xuất gia lúc 7 tuổi (1673) với Hòa thượng Tế Viên ở quê nhà. 14 tuổi (1680) Ngài ra Huế học đạo với Tổ Giác Phong ở chùa Bảo Quốc 10 năm. Vì cha đau nặng, Ngài xin thầy cho về nuôi cha 4 năm nhưng rồi cha cũng mất. Sau đó Ngài trở lại Huế (1695) học đạo với Tổ Minh Hoằng - Tử Dung ở chùa Ấn Tôn - Từ Đàm (1702) được đắc pháp tỏ ngộ. Bốn năm sau chứng quả (1708) và Tổ Tử Dung ấn chứng, cho Pháp húy Thật Diệu,
Pháp hiệuLiễu Quán và dòng thiền này truyền thừa khắp nơi trong và ngoài nước rất hưng thạnh mãi cho tới hôm nay. Do vì văn bia quý giá hiện vẫn còn nguyên vẹn nên chúng tôi xin chép lại nguyên văn để lưu giữ
và tiện cho người đọc vậy.
Sắc tứLâm Tế chánh tông, đệ tam thập ngũ thế, Liễu QuánHoà thượng,
thụy Chánh GiácViên NgộHoà thượng bi minh
Phù
ngô giáo trung vi nhất đại sự hà dã sinh bất xuất tử quan lai tử bất nhập tử quan khứ thị dĩ cổ nhân nham cư sào xứ phế tẩm vong sương bất tích thân mạng giai vi sinh tử sự đại nhĩ. Đương kim chi thế giáo suy pháp mạt năng vi đại sự giả cố hữu như Liễu QuánHoà thượnggiả thật hi hĩ.
Sư
nguyên tịch tại Phú An phủ Đồng Xuân huyện Bạc Mã xã Lê thị tửPháp danh Thật Diệu tự Liễu Quánđồng chânnhập đạothiên tư cao mại khí vũ siêu quần. Lục tuế mẫu táng tức dục xuất trần. Phụ tức tống nghệ Hội Tôn
Tự lễ Tế Viên Hoà thượng vi sư. Kinh thất tải Hoà thượng Tây quy đặc xu
Thuận đô lễ Giác Phong lão Tổ. Chí Tân Mùi niên thế nhiễm phủ tuế quy hương chúc tân cung phụ nhẫm nhiễm tứ tải phụ tức tạ thế. Ất Hợi tái nghệ Thuận đô lễ Trường Thọ Thạch lão Hoà thượng thụ Sa-di giới. Đinh Sửu niên lễ Từ Lâm lão Hoà thượngviên cụ túc giới. Kỉ Mão biến tham tùng xã cam thụ đạm bạc, tâm thường tư duy hà pháp tối vi đệ nhất ngã quyết xả thân mạng y pháptu hành. Văn chư phương Thiền hoà vân Tử Dung Hoà thượng thiện giáo nhân niệm Phậttham Thiền đệ nhất. Nhâm Ngọ vãng Long Sơn tham Tử Dung Hoà thượng hướng cầu tham thiền. Hoà thượng linh tham “Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ”. Nhật dạ tham cứu chí bát cửu niên nhất vô sở đắc tâm thậm tàm hoàng. Nhất nhật nhân khán Truyền Đăng chí “chỉ vật truyền tâm nhân bất hội xứ”, hốt nhiênngộ nhập. Nhân hải cách sơn dao trình ngộ phất năng. Chí Mậu Tý xuân phương vãng Long Sơn cầu Hoà thượngchứng minh tương sở tố công phu trục nhất trình chứng. Chí chỉ vật truyền tâm nhân bất hội xứ. Hoà thượng vân: Huyền nhai tát thủ tự khẳng thừa đương tuyệt hậu tái tô khi quân bất đắc tác ma sinh đạo khán. Sư phủ chưởng ha ha đại tiếu. Thượng vân: Vị tại. Sư vân. Xứng
truỳ nguyên thị thiết. Thượng vân: Vị tại. Thứ nhật Thượng vân: Tạc giả
công án vị hoàn. Tái đạo khán. Sư vân. Tảo tri đăng thị hoả phạn thục dĩ đa thì. Thượng đại xưng tán. Nhâm Thìn hạ. Hoà thượng lai quảng tiến toàn viện. Sư trình Dục Phật kệ. Thượng cử vân: Tổ tổ tương truyền Phật Phật thụ thụ. Vị thẩm truyền thụ cá thậm ma. Sư vân: Thạch duẩn trừu điều trường nhất trượng, quy maophất tử trọng tam cân. Thượng phục cử vân: Cao cao sơn thượng hành thuyền, thâm thâm hải để tẩu mã. Hựu tác ma
sinh. Sư vân: Chiết giác nê ngưu triệt dạ hống, một huyền cầm tử tận nhật đàn. Nhất nhất niêm xuất nhập thất cầu chứng. Hoà thượng khán hoàn đại duyệt. Thâm hứa ấn khả. Sư lâm cơ trí biện hàm cái tương hợpthuỷ nhũ tương đầu. Cơ duyên thậm đa bất lục. Nhâm Dần niên, Sư lai Thuận đô trụ Tổ đình. Quý Sửu Giáp Dần Ất Mão ưng chư hộ phápTể quanCư sĩ cập truy tố đẳng thỉnh lịch khai tứ đại đàn giới. Canh Thân tiến Long Hoa phóng giới. Phục hồi Tổ đình.
Đương
kim Thánh quân trọng đức vi pháp tâm ân. Hưởng Sư đạo vị chiếu sắc nhập
cung duyên Sư cao thượng chí tại lâm tuyền. Tạ chiếu miễn phó. Nhâm Tuất xuân trọng khai giới đàn ư Viên Thông Tự. Thu mạt thị nhiễm vi tật trạng tự vô bệnh. Chí thập nguyệt gian vị môn nhân viết. Ngô tương quy hĩ. Thế duyên dĩ tận thị đồ chư nhân tất giai thế khấp. Sư viết. Nhữ đẳng bi khấp a thuỳ. Chư Phật xuất thế do thị Niết-bàn. Ngô kim lai khứ phân minh. Quy tất hữu sở nhữ đẳng bất hợp bi khấp. Chí thập nhất nguyệt. Ư thị tịch sổ nhật chi tiền. Đoan toạ sách bút thư kệ từ thế. Kệ
viết :
Thất thậpdư niênthế giới trung, Không không sắc sắc diệc dung thông, Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lí, Hà tất bôn mang vấn tổ tông.
Tuy
nhiênnhư thị. Lão tăng tối hậu câu tác ma sinh đạo. Nguy nguy đường đường vĩ vĩ hoàng hoàng. Tích nhật giá cá lai kim triêu giá cá khứ yếu vấn lai khứ sự nhược hà. Trạm trạm bích thiên thu nguyệt kiểu. Đại thiênsa giới lộ toàn thân. Ngô khứ hậu. Nhữ đẳng đương tư vô thường tấn tốc.
Cần học Bát-nhã vô hốt Ngô ngôn các nghi miễn chi. Cập nhị thập nhị nhật lê minh trà thoại hành lễ tất vấn viết. Kim hà thì hồ. Môn nhân đối
viết. Mùi thì dã. Yêm nhiên nhi thệ. Tấu văn. Sắc tứ bi kí tưởng sư đạo
hạnh thụy Chánh GiácViên NgộHoà thượng .
Sư
sinh Đinh Mùi niên thập nhất nguyệt thập bát nhật Thìn thì. Xuân thu thất thập hữu lục. Tứ thập tam truyền ythuyết pháplợi sinh. Tam thập tứ tải tự Pháptứ thập cửu nhân truy tốđắc đạo lợi giả bất kế thiên vạn. Quý Hợi niên nhị nguyệt thập cửu nhật nhập tháp. Đáp kiến tại hương
trà huyện an cựu sơn thiên thai chi nam dã. Kế trị Nam tuân văn Sư đạo phong cao tuấn. Hành hoá thị bang độ nhân vô số khế Phật Tổ tâm đoạn nạp
tử mạng hành giảichân thật. Hà nhĩ cộng khâm tích hồ bất cập kiến nhĩ.
Huyền chư môn nhân cập thế đồ đẳng niệm đáp kí tạo kí ưng tuỳ lập. Tri kế thị cá trung nhân tất am cá trung sự. Sở dĩ đặc lai trưng minh lập thạch. Kế quý bút mặc hoang sơ an cảm thừa nhậm. Đãn thiêm tại pháp môn trung. Nghị cố nan từ. Kiêm khâm phong hữu tố nhược bất vi kì xiển dương
pháp hoá. Tắc hậu thế vô thuật yên .
Y
! Dĩ thế đế mục chi. Tắc hữu sinh diệt khứ lai chi tương nhược dĩ đạo nhãn thị chi. Tắc bất nhiên. Sư tuy tịch diệt dĩ chứng ư Niết-bàn chi thành. Xứ bất sinh bất diệt chi sở yên. Dụng tán vi nhân. Sư sinh tiền hữu hứa đa hồng công vĩ tích. Tự bất khả mai một kì thế gian tương dữ nhập đạonhân duyên khủng vị đắc kì tường. Tức sở soạn thứ. Thí như manh
nhân mạc tượng. Chỉ tri nhất đoan nhi dĩ. Minh viết :
Hô-đà diễn phái nguyên viễn lưu trường
Tuệ đăng tục diễm tổ đạo trùng quang
Nhi tôn vô sổ như tượng như long
Bảo sơn đột xuất dị mục siêu tôn
Vô ngại trí biện thống khoái cơ phong
Hoá quyền kí liễm thục thiệu cao phong
Thiên thai chi lộc tốt đổ vô phùng
Pháp thân độc lộ vạn tượng chi trung
Cảnh hưng cửu niên tứ nguyệt nhật
Trung Hoa Phúc tỉnh Ôn lăng Tang Liên tự pháp điệt Thiện Kếhoà nam soạn.
--------------------------------------------
Dịch nghĩa:
VĂN BIA THÁP MỘ TỔ LIỄU QUÁN
Bia Minh Tháp của Hoà thượngLiễu Quán thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tôn đời thứ 35
được sắc phong là Hòa thượngChánh GiácViên Ngộ
Ôi,
trong giáo phápPhật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử.
Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hoà thượngLiễu Quán, thật là hy hữụ
Sư
sinh giờ Thìn, ngày 18 tháng 11, năm Đinh Mùi (1667) tại làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên (nay là làng An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Sư họ Lê, huý Thật Diệu, hiệu Liễu Quán; đi tu từ nhỏ. Sư có thiên tư cao lớn, khí vũ siêu quần. Sáu tuổi mồ côi mẹ, chí muốn xuất trần, được thân sinh đưa đến chùa Hội Tôn xin tu học với Hoà thượng Tế Viên; được 7 năm thì Hoà thượngviên tịch. Sư tìm ra Huế đô lễ Giác Phong Lão tổ ở chùa Hàm Long – Báo Quốc. Năm Tân Mùi (1691) vừa xuống tóc xuất gia tròn một năm s? lại trở về quê Phú Yên hằng ngày bán củi nuôi chạ Thắm thoắt bốn năm thì cha qua đời. Năm Ất Hợi (1695), Sư trở lại Thuận đô thọ giới Sa-di với Hoà thượngThạch Liêm. Hai năm sau, nhằm
năm Đinh Sửu (1697), thọ giớiCụ túc với Từ Lâm Lão Hoà thượng. Năm Kỷ Mão (1699), Sư tham lễ khắp chốn tòng lâm, cam sống đời đạm bạc, tâm thường suy nghĩ: "Có pháp gì cao siêu nhất ta quyết bỏ thân mạng để theo pháp đó tu hành". Nghe nhiều bậc thiền hoà các nơi nói: "Hoà thượng Tử Dung là vị khéo dạy ngườiniệm Phật, tham thiền nhất".
Năm
Nhâm Ngọ (1701), Sư tìm đến Long Sơn, tham yết Hoà thượng Tử Dung, cầu pháptham thiền. Hoà thượng dạy tham cứu câu "Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ" – "Muôn pháp về một, một về chỗ nào". Ngày đêm tham cứu, trải qua tám, chín năm mà không ngộ được gì, tâm rất hổ thẹn. Ngày nọ nhân đọc Truyền Đăng Lục đến câu "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ" – "Chỉ vật truyền tâm, chỗ người không hiểu"
bỗng nhiên ngộ nhập. Song vì biển núi xa cách, không thể trình bày chỗ ngộ với Thầỵ Mãi đến xuân Mậu Tý (1708) mới trở lại Long Sơn cầu Hoà thượng Tử Dung chứng minh, đem công phutham cứu trình xin ấn chứng, đến
câu "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ", Hoà thượng dạy: "Huyền nhai tán thủ, tự khẳn thừa đương; tuyệt hậu tái tô, khi quân bất đắc" "Vực thẳm buông tay, tự mình đương lấy; chết đi sống lại, dối ông sao được". Thế nào, thế nào, nói xem. Sư vỗ tay cười lớn: Ha ha! Hoà thượng dạy: "Chưa nhằm". Sư thưa: "Bình chuỳ nguyên thị thiết" – "Cái cân nguyên là sắt". Hoà thượng dạy: "Chưa nhằm".
Hôm sau, Hoà thượng dạy: "Công án ngày qua chưa rồi, nói lại xem". Sư thưa: "Tảo tri đăng thị hoả, phạn thục dĩ đa thời – Sớm biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi". Hoà thượng rất khen.
Mùa
hạ năm Nhâm Thìn (1712), Hoà thượng đến sách tấn rộng rãi toàn viện, Sư
trình bài kệ "Dục Phật" (Tắm Phật), Hoà thượng hỏi: "Tổ Tổ tương truyền, Phật Phật thọ thọ, vị thẩm truyền thọ cá thậm mả – Tổ Tổ truyền cho nhau, Phật Phật trao nhận với nhau, chưa rõ trao nhận cái gì?". Sư đáp: "Thạch duẩn trừu điều trường nhất trượng; quy maophất tử trọng tam cân – Măng đá nảy cành dài một trượng; phủ phất lông rùa nặng ba cân".Hoà thượng lại dạy: "Cao cao sơn thượng hành thuyền, thâm
thâm hải để tẩu mã – thuyền đi trên đỉnh núi cao; ngựa chạy dưới đáy biển sâu là thế nào?" Sư thưa: "Chiết giác nê ngưu triệt dạ hống, một huyền cầm tử tận nhật đàn – Đàn cầm đứt dây rung suốt buổi; trâu đất gãy
sừng rống thâu đêm". Mỗi mỗi nêu ra và vào thất cầu chứng, Hoà thượng xem xong, rất vui, rất bằng lòng ấn khả. Sư gặp cơ hội, lấy trí biện đáp rất thích hợp, như nắp đậy hộp, sữa hoà nước. Cơ duyên rất nhiều, không thể chép hết.
Năm
Nhâm Dần (1722), Sư trở lại Huế đô, trú ở Tổ đình luôn trong ba năm Quý
Sửu, Giáp Dần và Ất Mão thể theo lời thỉnh cầu của Cư sĩTể Quanhộ pháp và các hàng xuất giatại gia, mở bốn giới đàn lớn. Năm Canh Thân (1740) lại tấn đàn Long Hoatruyền giới rồi trở về Tổ đình.
Bấy
giờ chúa Nguyễn quý trọngđạo đức Sư, có tâm ân cần vì pháp đối với đạo
vị của Sư nên xuống chiếu sắc mời Sư vào cung, nhưng Sư vốn cao thượng,
chí nguyện ở suối rừng mà tạ từ chiếu chỉ, không đến.
Mùa
xuân năm Nhâm Tuất (1742) lại mở giới đàn ở chùa Viên Thông; đến mùa thu năm ấy nhuốm bệnh nhẹ, giống như không bệnh; đến giữa tháng 10, Sư gọi môn đồ đến dạy rằng: "Duyên ở đời đã hết, ta sắp đi đây". Môn đồ khóc lóc, Sư bảo: "Các ngươi khóc cái gì? Chư Phật ra đời còn nhập Niết-bàn, ta nay đến đi rõ ràng, về tất có chỗ, các ông không nên buồn khóc".
Đến tháng 11 năm ấy, trước khi thị tịch mấy ngày, Sư ngồi ngay thẳng, lấy viết chép kệ từ biệt đờị Kệ rằng:
"Hơn bảy mươi năm trong thế giới,
Không không sắc sắc thảy dung thông,
Ngày nay nguyện mãn về nhà cũ,
Nào phải bôn ba hỏi Tổ tông".
Tuy nhiên như vậy, câu cuối cùng của Lão tăng hiểu thế nào, hãy nói: "Nguy nguy đường đường, vĩ vĩ hoàng hoàng. Tích nhậtgiá cá lai, kim triêu giá cá khứ, yếu vấn lai khứ sự nhược hà. Trạm trạm bích thiên thu nguyệt hạo, đại thiênsa giới lộ toàn thân – Nguy nguy đường đường, sáng láng rực rỡ. Ngày xưa cái ấy đến, ngày nay cái ấy
đi, cần hỏi việc đến đi thế nàọ Trời xanh lặng lặng trăng thu sáng, thế
giớiđại thiên lộ toàn thân". Sau khi ta đi, các ông hãy nên nghĩ đến vô thường mau chóng, siêng học Bát-nhã, chớ bỏ qua lời tạ Mỗi người hãy nên cố gắng. Vào ngày 22, sáng sớm uống trà, nói chuyện và hành lễ xong, Sư hỏi: "Bây giờ là giờ gì?" Môn đồ đáp: "Giờ Mùi". Sư an nhiênthị tịch.
Chúa sắc làm bia ký ca ngợiđạo hạnh của Sư, ban thuỵ hiệu là: Chánh GiácViên NgộHoà Thượng.
Sư
sinh giờ Thìn ngày mười tám tháng 11 năm Đinh Mùi, thọ 76 tuổi; 43 năm được truyền y, 34 năm thuyết pháplợi sinh. Đệ tử nối pháp có 49 ngườị Hàng tại gia, xuất gia được lợi ích nhờ sự hoá đạo của Sư có cả ngàn vạn.
Ngày 19 tháng 2 năm Quý Hợi (1743), nhập tháp tại phía nam núi Thiên Thai thuộc xã An Cựu, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
Kế
tôi gặp lúc đi đến phương nam hỏi han, nghe nói Sư đạo phong cao lớn, hành hoá ở xứ này, độ ngườivô số, khế hợp tâm Phật tổ, nối đời xuất gia, công hạnh và kiến giả chơn thật, xa gần đều khâm phục. Rất tiếc tôi
không kịp được gặp. Nay các môn nhân và đồ chúng nghĩ rằng: Tháp đã làm
xong, cần phải dựng bia ký, biết Kế tôi là người trong cuộc, chắc biết việc trong cuộc nên đặc biệtyêu cầu tôi viết bài minh để dựng biạ Kế tôi thẹn mình bút mực sơ sài, đâu dám nhận lãnh. Song kẻ hèn này đã ở trong cửa pháp, tình pháp hữu hẳn khó chối từ; vả lại, khâm phục đạo phong cao khiết, nếu không nêu cao sự nghiệphoằng phápđộ sinh của Sư thời đời sau không có ai chép lạị
Ôi,
nếu lấy mắt thường xem thời thấy có tướng sinh diệt đi lại; nếu lấy mắt
đạo xem thời không phải vậy. Sư tuy tịch diệt mà thật đã chứng cảnh Niết-bàn không sinh không diệt, đâu cần tán dương. Nhưng vì Sư trong lúc
ở đời có nhiều công đức, sự nghiệp lớn lao, không thể để cho mai một. Song sự tướng ở đời và nhân duyên vào đạo của Sư sợ chưa được rõ hết, nên tôi soạn lời bia ký này; thí như người mù sờ voi, chỉ ghi lại được đôi phần mà thôị
Bài minh ghi rằng:
Phát phái như Hô-đà[1] Nguồn xa dòng dài
Đèn tuệ nối lửa Đạo tổ sáng hoài
Cháu con vô số Như voi như rồng
Núi báu bỗng hiện Tôn phong siêu lạ
Trí biệndung thông Cơ thiền nhạy bén
Hoá duyên đã mãn Ai nấy tôn phong
Bên núi Thiên Thai Dựng tháp Vô Phùng
Pháp thânhiển lộ Ở giữa muôn trùng.
Năm
Cảnh Hưng thứ 9 (1748), tháng Tư, ngày Tốt, Trung Hoa, Phúc Kiến, Huyện
Ôn Lăng, chùa Tang Liên, cháu trong đạo là Hoà thượngThiện Kế soạn.
(HT. Thích Thiện Siêudịch)
---------------------------------
[1] 滹
沱: là một sông chủ yếu thuộc hệ thốngHải Hà. Sông Hô Đà bắt nguồn từ dưới chân núi Thái Hí Sơn, huyện Phồn Trì thuộc địa cấp thị Hãn Châu. Sông chảy theo hướng đông qua huyện Hiến của Hà Bắc và hợp lưu với sông Phủ Dương thành sông Tử Nha. Có tổng chiều dài 513,3 km.
(Chư Tăng Ni đang nhiễu quanh tháp Tổ sưLiễu Quánnhân dịp tảo tháp năm 1998)
Reader's Comment
Tuesday, May 25, 202116:40
Nam Nguyen
Guest
Kính bạch chư thầy,
Theo khảo cứu thì Sư tổ Liễu Quán sinh giờ Thìn ngày 18 tháng 11 năm Đinh Mùi theo dương lịch là ngày 01/01/1668 (không phải 1667) như tư liệu ạ. Mong chư thầy đối chiếu lại để Tiểu sử của Tổ được chính xác ạ.
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
Như là một món quà cho những ai thích thúchuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa.
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồngthế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trịvăn hóa...
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăngHUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳmdiệu vợi...
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đíchvăn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
Đại Đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sángtrong lịch sửTích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêu và nhân loại.
Đại sưHuệ Năng ra đời năm 638, là vị Tổ sư đời thứ sáu (Lục Tổ) của Thiền tông Trung Hoa, và là một trong những vị Tổ sư được nhiều người biết đến nhất.
Những câu chuyện về các vị đại sưtái sinh thuộc dòng Karma Kagyu mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây sẽ là một sự minh họa sống động cho truyền thốngtái sinh mà không ai có thể phủ nhận được.
Ngài Quảng Khâmxuất giatu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó, Ngài đến Đài Loanhoằng pháp và xây dựng chùa Thừa ThiênThiền Tự.
Với đạo Phật qua thời gian và không gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
Trong suốtcuộc đờihóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tửxuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
Sức mạnhgia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lựcgia trì chủ yếu giúp người được gia trìan tâm, an thân vượt qua khó khăn...
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ V chào đời vào năm 1617 tại Chingwoi Taktse thuộc huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Cha của Ngài là một viên quan cao cấp...
Trong suốtcuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngài đã duy trì sự quan tâm chủ yếu vào những vấn đềtâm linh và thể hiện được là một người có năng lực tâm linh đích thực.
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III là một người có năng lực tâm linhphi thường. Ngài đã lập nên sự nghiệp như một học giảlỗi lạc, một giáo sư, một nhà quản lý đầy tài năng...
Từ khi còn rất bé, Ngài đã được học hành dưới sự hướng dẫn của vị Lama Kunga Gyaltsen - cha ruột của Ngài. Ông đã trao truyền cho Ngài nhiều dòng truyền thừa quan trọng...
Đức Đạt-lai-lạt-ma đầu tiên đã thành côngrực rỡ trong việc tiếp tục công tác do Ngài Tsongkhapa khởi xướng. Như đã đề cập, Ngài là một Tăng sĩ mẫu mực...
Visākhā là con gái nhà triệu phú Dhananjaya, rất giàu lòng quảng đại và cũng có tâm đạo nhiệt thành. Khi mới lên bảy, ông ngoại cô là triệu phú Menkada...
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó.
A Dục Vương (Asoka) Cuộc Đời và Sự Nghiệp - Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn - Thích Tâm Minh
Kalu Rinpoche là một Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng. Trong bài tường thuật về tiểu sử của ngài, Dezhung Rinpoche, một Lạt ma cao cấp của phái Sakya đã viết:...
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
Thành kính khẩn bạch đến chư TônĐức Tăng Già của quýGiáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữPhật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt đượcgiác ngộ là thắp sáng liên tụcý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tínTam Bảo và có truyền thốngxuất giatu học.
Trong lịch sửđạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cư sĩ nổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diệntu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém...
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dung và tôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cựcbảo vệ...
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danhHy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.
Theo khảo cứu thì Sư tổ Liễu Quán sinh giờ Thìn ngày 18 tháng 11 năm Đinh Mùi theo dương lịch là ngày 01/01/1668 (không phải 1667) như tư liệu ạ. Mong chư thầy đối chiếu lại để Tiểu sử của Tổ được chính xác ạ.