Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vài kỷ niệm về người bạn cũ

08 Tháng Mười Một 201506:31(Xem: 4850)
Vài kỷ niệm về người bạn cũ

VÀI KỶ NIỆM
CỦA MỘT NGƯỜI BẠN CŨ

            Thầy Hạnh Tuấn ơi! Tôi viết đôi chút về thầy như lời từ biệt, như nén hương lòng tưởng niệm một người bạn cũ vừa đi qua một thế giới khác. Thầy đi đột ngột quá. Lửa của khí đốt thiên nhiên vùng gió lạnh xứ Chicago đã đưa thầy về một thế giới khác. Không biết thầy ra đi nhanh như thế có để lại di chúc gì cho đệ tử không? Thôi thì tôi nhớ lại vài chút kỷ niệm vể thầy để nó trôi chảy theo giòng chữ ghi lại đây một vài kỷ niệm với thầy biết đâu những người bạn cũ, những người biết thầy, và những đệ tử đệ tử của thầy, hoặc các anh chị em GĐPT có dịp biết thêm đôi chút về thầy.

            Thầy có những suy nghĩ lạ và hay hay. Lần cuối khi đi Chicago dự đại hội khoa học thường niên về học thuật Á Châu (Annual Conference of the American for Asian Studies) tổ chức tại thành phố Chicago, tôi có ghé thăm chùa Trúc Lâm của thầy và cùng ăn với thầy một bữa cơm. Và tôi đã giới thiệu cho thầy một Phật tử người Anh sinh hoạt tại Úc nói chuyện ở chùa thầy. Cũng ngày đó, sau khi thăm chùa, và lễ Phật, tôi đi một vòng trên chánh điện để quan sát và thấy rằng có những cái thầy đã có ý tưởng từ thời cuối thập niên 1980s khi còn ở chùa Từ Quang, San Francisco, và bây giờ thầy đã thực hiện tại ngôi chùa mới của thầy. Chùa Từ Quang là một ngôi chùa nhỏ, được thành lập khá lâu có thể nói là một trong những ngôi chùa Việt Nam đầu tiên ở Mỹ. Tại chùa hai bên có thờ linh và vì không gian chật hẹp nên các ảnh thờ hương linh ở chùa phải quy định theo một kích thước nhỏ đồng bộ, nhưng vẫn không đủ chỗ. Thời đó khi digital images chưa có thịnh hành lắm mà thầy đã có ý là sau này khi lập chùa thì thầy sẽ dùng toàn bộ ảnh kỹ thuật số cho việc thờ hương linh. Vào dịp thăm thầy kỳ ấy tôi thấy thầy đã cho tất cả ảnh hương linh được chứa vào harddrive và một màn ảnh (monitor) lớn để tại bàn linh tại chùa Trúc Lâm, Chicago. Thầy nói là khi nào làm lễ kỳ siêu hoặc cúng thất, hoặc kỵ giáp năm thì thầy cho lên hình lên màn ảnh để cúng. Xong việc, thầy chỉ để các ảnh các hương linh thay phiên chuyện động.

            Một chuyện ngộ ngộ khác làm lễ tác quy y, thọ giới, và tác bạch qua điện thoại. Khi còn ở chùa Từ Quang một lần nọ tôi từng kể với thầy là có một vị Đại Đức (hiện tại đã được tấn phong làm Hòa Thượng nhiều năm rồi) có lần ghé San Francisco thăm viếnggiảng pháp, và có nhiều thanh niên nam nữ đến chùa tới nghe giảng và làm lễ cúng kỵ hằng tuần. Thầy ấy cần kết thêm vòng tay lớn và muốn quy y thêm nhiều đệ tử. Thế nhưng nếu làm lễ quy y tại chùa bản địa thì ngại quá cấn cái đủ thứ, nên khi thầy đó về lại chùa mình thì gọi điện thoại cho các thanh niên nam nữ đó rồi làm lễ quy y qua “điện thoại.”     Không biết ý tưởng đó có thâm nhập chút nào đối với thầy không. Nhưng tôi thấy một chuyện là lạ khác lại xảy ra đối với thầy. Năm 1991 khi về thăm Việt Nam, tôi ghé thăm thầy Hải Tạng tại chùa Long An tỉnh Quảng Trị. Thầy Hải Tạngbạn thân của thầy khi còn ở xứ Quảng và đã từng đi làm ruộng gặt lúa trong những năm tháng tại quê hương. Thầy Hải Tạng sau đó đưa tôi vào chùa Linh Mụ đảnh lễ thăm viếng ôn Đôn Hậu, lúc đó ôn đã yếu phải ngồi xe lăn. Ôn biết tôi ở Mỹ về thăm quê và dạy tôi rằng khi trở về Mỹ xin nhắn lại với quý thầy, quý Thượng Tọa, quý Hòa Thượng trong giáo hội Phật Giáo bên Mỹ, nhất là các thầy tại tiểu bang California nên đoàn kết ngồi lại với nhau để làm Phật sự cho được tốt đẹp. Không thì bị người ta chê cười “uốc dộc” lắm. Tôi về kể lại cho thầy nghe. Dù đó là sự mong ước của nhiều bậc thầy lãnh đạo tinh thần ở Mỹ, nhưng khi nghe được sự tận tâm nhắn nhủ của một bậc thạc đức ở Huế hết lòng vì cơ đồ và đại sự tương lại của Phật Giáo Việt. Nhân cơ hội này thầy gọi điện thoại về chùa Linh Mụ qua sự sắp xếp của thầy Hải Tạng xin ôn Đôn Hậu làm y chỉ sư cho thầy. Sau đó thầy liên lạc với bác Hoàng Văn Giàu ở Úc và ông Võ Văn Ái ở Paris để đóng góp cho nhiều ý kiến về việc thống nhất và kiện toàn Giáo Hội Phật Giáo tại hải ngoại. Quả thực sau đó thầy vận động với các thầy ở miền Bắc Califorina để tổ chức đại hội thống nhất Phật Giáo tại San Jose. Tuy đại hội chỉ thành công một phần nào đó thôi, nhưng tôi thầy đã dám làm những việc khó làm dù biết sẽ gặp nhiều khó khăn.     

            Ngẫm nghĩ chuyện nối kết tâm linh qua điện thoại tôi thấy các thầy thời nay hình như là hiểu được diệu ý đức Phật, hoặc phần nào có được đôi chút bản hạnh của các bậc thanh văn. Do vì các thầy đã ngộ được được diệu nghĩa của các bậc thanh văn nên có thể quy y đệ tử qua điện thoại, hoặc xin làm lễ y chỉ sư qua đường dây nói. Hoặc biết đâu các thầy ngộ được ý chỉ của thiền tông là lấy tâm truyền tâm, nên những người đệ tử có thể nhận được ý chỉ của bậc thầy ở trên và có thể “ngộ” được tâm ý. Nên biết hồi đó chưa có internet và chưa ai biết có ngày sẽ có “skype,” hoặc “facetime,” nhưng các thầy đã có tư tưởng rất thời đại lấy âm thanh làm phương tiện tiếp nối truyền đạt tâm linh. Thầy lúc đó đang học chương trình cử nhân tại San Francisco State University thì chắc không học và nghiên cứu qua về bích họa của động Đôn Hoàng. Hầu hết những ai có nghiên cứu qua về tranh vẽ Phật Giáo của Đôn Hoàng thì đa phần đều biết một bức tranh miêu tả cảnh đức Phật Thích Ca dùng thần lực để hóa độ 500 kẻ cướp khi những kẻ đó bị quân triều đình đánh giết. Trong lúc cùng đường trước sinh tử đại sự, họ đã hướng tâm về Phật ở phương xa và cầu nguyện ân đức của Phật từ bi cứu độ. Và họ đã được độ, họ đã được cứu mạng và sau đó đã xuất gia, và tiến tuchứng quả La Hán, thoát khỏi sinh tử. Bức bích họa này hiện vẵn còn ở động số 285 tại Đôn Hoàng, có niên đại 538-539 thời Tây Ngụy. Qua hành hoạt của các thầy tôi thầy quý thầy thật thông cổ đạt kim. Thật là kỳ diệu!

            Nhắc đến chuyện dám nghĩ lớn và dám làm chuyện đại sự, tôi biết một vài chuyện rất gần gũi với thầy. Có chuyện thầy đã làm xong, nhưng có những sự việc tôi biết chắc đến khi thầy nhẹ gánh ra đi vẫn chưa thực hiện được. Những chuyện thầy đã làm được thì rất vui rất mừng, nhưng những chuyện chưa làm xong biết đâu chừng nhờ anh linh thiêng liêng của thầy phù hộ cho những người có liên hệ với thầy, hoặc những người có tâm huyết có một ngày nào đõ sẽ giúp thầy đạt được sở nguyện.

ht-hanh-tuan-33

            Năm 1996-97 khi tôi đang làm nghiên cứu điền dã và khảo cứu nghệ thuật văn hóa Phật Giáo Việt Nam tại miền Bắc cho luận án tiến sỹ dưới sự tài trợ học bổng Fulbright của Bộ Giáo Dục Mỹ. Mùa hè năm đó thầy đã bay về Hà Nội thăm tôi, và tôi đã đưa thầy đi thăm viếng các ngôi chùa cổ có lịch sử lâu năm và còn lại những công trình về văn hóa và mỹ thuật. Tôi đã giới thiệu cho thầy biết nhiều về tượng Bồ Tát Quán Âm nghìn tay nghìn mắt ở chùa Bút Tháp, là một phần trong luận án của tôi. Thầy cực kỳ có ấn tượng và cảm nhận về tác phẩm tôn giáo nghệ thuật độc đáo của nền nghệ thuật Phật Giáo Việt Nam bán thế kỷ 17. Sau đó tôi cũng đã giới thiệu cho thầy một vài nghệ nhân có tay nghề cao về ngành điêu khắc ở Hà Nội vì thầy nói là thầy muốn “đặt hàng” để họ theo mẫu để làm một số tượng để thỉnh về thờ ở các chùa bên Mỹ. Sau này tôi biết là tại Đại Bi Đường ở tu viện Kim Sơn có một pho, chùa Trúc Lâm của thầy ở Chicago cũng có một pho khác do thầy thỉnh từ Việt Nam qua. Và còn nhiều chùa khác nữa ở một vài tiểu bang trên xứ Mỹ. Thêm vào đó thầy cũng đã lấy tư liệu và viết một bài về pho tượng “masterpiece” kiệt tác nghệ thuật tôn giáo tín ngưỡng thế kỷ 17 này. Chuyện này thầy làm được, thật là “giai đại hoan hỷ.”
ht-hanh-tuan-34
            Cũng mùa hè năm đó tôi cũng đã giới thiệu với thầy một số đề tài chuyên môn mà thầy có thể sau này về nghiên cứu để làm luận án tiến sỹ. Tôi từng nói với thầy là mình học ở ngoài khi về thăm lại đất nước chúng ta thấy được những điều rất quý hiếm mà chúng ta có thể làm được và có thể đóng góp cho nền văn hóa Phật Giáo nước nhà. Tôi nói với thầy là ở bên Hàn Quốc tại chùa Hải Ấn (海印寺, Haeinsa) có 80,000 bản in gỗ của bộ Đại Tạng kinh, theo bản Tống Đại Tạng, và sau này hơn phân nữa bộ Đại Tạng Đại Chính Tân Tu của Nhật Bản đã dựa vào bản của chùa Hải Ấn, Hàn Quốc để khắc in thành ấn bản và trở thành tiêu chuẩn cho giới học Phật. Tôi nói với thầy là ở miền Bắc có rất nhiều chùa còn giữ nhiều bản gỗ về kinh điển Phật Giáo. Thế là thầy rất thích đề tài này. Rồi tôi đã để ra một tuần đèo thầy trên chiếc xe Honda Dream đưa thầy đi thăm các ngôi chùa còn bản kinh khắc trên gỗ. Trong đó có chùa Nga My ở phố Hoàng Mai và chùa Liên Phải ở phố Bạch Mai, cả hai đều tọa lạc tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Các bản gỗ ở chùa Nga Mỹ không còn nhiều vì bị bom B52 đánh phá làm hư hoại, nhưng kho bản gỗ kinh điển ở chùa Liên Phái vẫn còn nguyện vẹn và chất mấy kho trong chùa. Sau đó tôi đã đưa thầy đi thăm chùa Vĩnh Nghiêm ở làng Đức La tỉnh Bắc Giang, là một trong chốn tổ của giòng Trúc Lâm Yên Tử, là tùng lâm xưa và trung tâm Phật Giáo thời Trần của Đệ nhị tổ Pháp Loa. Quan trọng nhất là nơi có hơn 10 gian nhà tràng trữ các bộ ván kinh. Tiếp đó tôi cũng đưa thầy đi thăm thêm một số chùa khác có nhiều bản khắc kinh ở tỉnh Bắc Ninh. Tôi đã bỏ ra một ngày đẻ giúp thầy mua giấy gió, mực ống, và các dụng cụ in bia và dập in bản gỗ. Rồi tôi dẫn thầy đi thực tập và hướng dẫn thầy cách thức và nghệ thuật in lại kinh qua các bản gỗ cũ hoặc dập bia đá để làm tư liệu cho công trình nghiên cứu.

            Thao thức và nguyện vọng của thầy lúc đó rất lớn. Thầy muốn vận động các thầy và Phật tử ở trong nước cũng như hải ngoại lập một viện bảo tàng văn hóa Phật Giáo để sưu tập và trưng bày các bản khắc gỗ kinh sách Phật Giáo ngày trước còn may mắn lưu lại. Thầy và tôi đều đồng ý là đây là một gia tài văn hóa lớn của Phật Giáo Việt Nam cần được bảo tồn và phát huy. Không biết sau đó thầy theo đuổi ý tưởng này được bao lâu và cho đến ngày nay thao thức và nguyện vọng này của thầy vẫn còn chưa thực hiện được. Ôi thật tiếc thay!

            Công việc kế tiếp là thầy thấy bản gỗ kinh sách Phật Giáo Việt Nam là một đề tài luận án tiến sĩ tuyệt vời. Đây là một đề tài chưa có ai làm và cần nhiều thì giờ đi nghiên cứu điền dã, và phải có một cái phong (background) rộng thông hiểu chữ Hán về hiểu biết kinh sách Đại Thừa Phật Giáo theo truyền thống Trung QuốcViệt Nam. Những năm kế tiếp thầy tiếp tục về Việt Nam nghiên cứu sâu về đề tài này và đã dập lại nhiều bản trên giấy gió và chụp lại nhiều tư liệu qúy. Và thầy đã viết vấn đề này cho luận án của thầy. Tiếc rằng có thể vì vấn đề sức khỏe, hoặc Phật sự đa đoan nên thầy chưa bao giờ nộp luận án tiến sĩ cho trường. Không biết khi nhẹ gánh đi về cõi khác, trong mấy anh em thân hoặc đệ tử thân tín có biết công trình nghiên cứu đó thầy còn lưu lại nơi nao không, và có ai đó giúp thầy hoàn thành không.

            Khi hay tin thầy mất tôi thật bàng hoàng xúc động. Thầy chỉ lớn hơn tôi một tuổi mà ra đi vội quá mà không một lời từ giả với anh em. Tôi mới ở Hà Nội về và không thể bỏ dạy nhiều ngày được để bay qua dự tang lễ thầy. Dù tiếc thương thầy nhưng hoàn cảnh không cho phép để đến trước linh cửu đốt cho thầy một nén hương. Ngày mai là ngày trà tỳ xác thân của thầy, tôi viết ba trang này để cảm niệm về thầy và cũng nhớ nhiều năm tháng chúng ta cùng ở chung và làm việc chung. Ôi ngày xưa các vị Thiền sư thời Lý dùng lửa Pháp Hoa Tam muội để tự đốt thần mình và được vua xây tháp phụng thờ. Thời 1963 Hòa Thượng Quảng Đức và nhiều vị tăng ni đã dùng xăng tự đốt thân mình để bảo vệ chánh pháp. Tên tuổi của Hòa Thượng vẫn còn ghi lại trong những trang sử huy hoàng của thời cận đại. Ngày nay trong một cõi vô thức hữu hình, hữu tình và vô tình nào đó, ngọn lửa của khí đốt đã đưa thần thức thầy về cõi an nhiên. Nguyện cầu cho thầy đi nhẹ bước và người ở lại nhẹ lòng.

                                                                        Thích Quảng Chơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17662)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 24507)
13 Vị Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 26032)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 13784)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
(Xem: 13187)
Ngoài những chứng ngộ Mật thừa, rõ ràng ngài là một hành giả Đại thừa, một yogi có chứng ngộ Bồ Đề tâmchứng ngộ không thể sai lầm về tánh Không.
(Xem: 22074)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 19084)
Như là một món quà cho những ai thích thú chuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa.
(Xem: 10010)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
(Xem: 11922)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
(Xem: 13046)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi...
(Xem: 15198)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
(Xem: 10547)
Lochen đã gặp Lạt ma của cô vào mùa hạ. Vào mùa đông, Lạt ma đi từ hang động của ngài tới ni viện nhỏ ở gần đó, tại đó ngài ban các giáo lý rộng lớn.
(Xem: 21837)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 10141)
Đại Đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sáng trong lịch sử Tích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêunhân loại.
(Xem: 9853)
Đại sư Huệ Năng ra đời năm 638, là vị Tổ sư đời thứ sáu (Lục Tổ) của Thiền tông Trung Hoa, và là một trong những vị Tổ sư được nhiều người biết đến nhất.
(Xem: 9755)
Luật sư Christmas Humphreys làm việc không mệt mỏi để mang ánh sáng của chánh pháp tỏa chiếu khắp Anh quốc và các quốc gia ở châu Âu...
(Xem: 10195)
Các tu sĩ Phật giáo không hề bị cám dỗ bởi những sở hữu vật chất cá nhân. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn lặp lại câu nói: “Tôi là một Tăng sĩ rất giản đơn”.
(Xem: 27467)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 17850)
Những câu chuyện về các vị đại sư tái sinh thuộc dòng Karma Kagyu mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây sẽ là một sự minh họa sống động cho truyền thống tái sinh mà không ai có thể phủ nhận được.
(Xem: 13203)
Ngài Quảng Khâm xuất gia tu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó, Ngài đến Đài Loan hoằng phápxây dựng chùa Thừa Thiên Thiền Tự.
(Xem: 25176)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34682)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 26776)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
(Xem: 19077)
Ngay từ khi Ngũ tổ Hoằng Nhẫn còn tại thế, ngài Thần Tú đã là một vị lãnh chúng, lãnh đạo cả một đồ chúng mấy trăm người và làm giáo thọ sư của họ.
(Xem: 9010)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.
(Xem: 13091)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VI là một nhân vật bi thương trong nhiều khía cạnh. Ngài đã chống đối lại chức vụ cao trọng mà Ngài đã được sinh ra ở đó...
(Xem: 9015)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ V chào đời vào năm 1617 tại Chingwoi Taktse thuộc huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Cha của Ngài là một viên quan cao cấp...
(Xem: 9459)
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngài đã duy trì sự quan tâm chủ yếu vào những vấn đề tâm linhthể hiện được là một người có năng lực tâm linh đích thực.
(Xem: 9146)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III là một người có năng lực tâm linh phi thường. Ngài đã lập nên sự nghiệp như một học giả lỗi lạc, một giáo sư, một nhà quản lý đầy tài năng...
(Xem: 11803)
Từ khi còn rất bé, Ngài đã được học hành dưới sự hướng dẫn của vị Lama Kunga Gyaltsen - cha ruột của Ngài. Ông đã trao truyền cho Ngài nhiều dòng truyền thừa quan trọng...
(Xem: 18528)
Đức Đạt-lai-lạt-ma đầu tiên đã thành công rực rỡ trong việc tiếp tục công tác do Ngài Tsongkhapa khởi xướng. Như đã đề cập, Ngài là một Tăng sĩ mẫu mực...
(Xem: 8789)
Visākhā là con gái nhà triệu phú Dhananjaya, rất giàu lòng quảng đại và cũng có tâm đạo nhiệt thành. Khi mới lên bảy, ông ngoại cô là triệu phú Menkada...
(Xem: 10677)
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó.
(Xem: 10966)
Đại sư TÔNG KHÁCH BA (1357-1419)- Dịch giả: Thích Hằng Đạt
(Xem: 28008)
A Dục Vương (Asoka) Cuộc ĐờiSự Nghiệp - Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn - Thích Tâm Minh
(Xem: 17882)
Kalu Rinpoche là một Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng. Trong bài tường thuật về tiểu sử của ngài, Dezhung Rinpoche, một Lạt ma cao cấp của phái Sakya đã viết:...
(Xem: 14418)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
(Xem: 16368)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
(Xem: 13211)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
(Xem: 15553)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14700)
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo và có truyền thống xuất gia tu học.
(Xem: 7604)
Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cưnổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém...
(Xem: 17065)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 8400)
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dungtôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cực bảo vệ...
(Xem: 30741)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant