Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nhân Vật Phật Giáo Việt Nam

28 Tháng Mười Một 201910:11(Xem: 4030)
Nhân Vật Phật Giáo Việt Nam

NHÂN VẬT 

PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 (PHẬT GIÁO NHÂN VẬT CHÍ)

  

thực hiện:

 TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHẬT GIÁO VIỆT NAM

  

chủ biên

 TK THÍCH ĐỒNG BỔN

 

ban biên soạn:

THÍCH ĐỒNG BỔN, THÍCH NHƯ TỊNH, 

THÍCH VÂN PHONG, VU GIA, NGUYỄN ĐẠI ĐỒNG

------
viet-nam-phat-giao-nhan-vat-chi-thich-dong-bon

LỜI NÓI ĐẦU 

 

            Nhận thấy nhu cầu tìm hiểu những nhân vật, con người, đã và đang đóng góp công sức cho Phật giáo Việt Nam ngày nay, dù chỉ một thoáng để lại dấu ấn trên cuộc đời rồi đi vào quên lãng, ít ai còn nhắc tới. Chúng tôi, những người viết lại lịch sử Phật giáo cảm thấy áy náy khi chưa nêu được những danh tính nhân vật tiền nhân và đương đại, để những nhà nghiên cứu tìm biết về sự góp mặt của họ trong dòng chảy lịch sử Phật giáo, để lớp bụi thời gian đừng xóa nhòa đi tất cả.

 

            Chính vì thế, sau khi ra mắt các quyển Danh Tăng Việt Nam 1,2,3, trong hồ sơ sưu khảo của mình còn biết bao nhiêu nhân vật, có rất nhiều vị chưa hội đủ yếu tố tiêu chuẩn là một danh tăng. Chúng tôi nghĩ chỉ còn một cách giới thiệu sơ nét tất cả nhân vật Phật giáotên tuổi để lại cho đời qua hình thức thứ tự để dễ dàng tra cứu, dẫu biết rằng không bao giờ làm được trọn vẹn, nhưng phải bắt tay làm trước đã, rồi những bản in lần sau sẽ cập nhật những thiếu sótchúng tôi chưa có tư liệu hoặc chưa biết tới.

           

            Rất mong nhận được mọi góp ý bổ sung cho những gì mà chúng tôi chưa làm được trong tập đầu tiên này. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã xảy ra rất dài, có thể nói là không có điểm dừng cho những tìm tòi về quá khứ, cho nên trong sách này, chúng tôi xin được phép giới hạn phạm vi là nhân vật từ đầu thế kỷ XIX (1800) cho đến nhân vật đương đại hiện nay.

 

            Xin phép thứ hai, là hạn chế nhân vật PG tuổi đời còn trẻ, (Sa di, Đại đức) sự nghiệp còn dài, nên sẽ cập nhật cho lần tới khi tuổi đời tuổi đạo xứng tầm (trừ những vị đã nổi danh và thánh tử đạo) đó là cách để tôn trọng những bậc thành tựu đi trước vậy.

 

            Như thế thôi mà đã cảm thấyquá sức mình rồi, rất mong sự tiếp nối cộng tác của chư vị thức giả quan tâm và có hiểu biết hơn những gì chúng tôi đã biết và đã viết, để bộ sách Nhân vật Phật giáo này mỗi lần in là mỗi lần được cập nhật bổ sung đầy đủ hơn.

 

            Xin trân trọng sám hối những điều còn sai sót trong quyển sách này, mong chư tôn đức các thức giả niệm tình bổ chính cho, để bản in lần tới được hoàn chỉnh hơn.

 

Mùa Thu năm 2017 - PL 2561
Tm. Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Giáo Việt Nam
Tỳ kheo Thích Đồng Bổn

---------

QUI CÁCH BIÊN SOẠN

   

            - Soạn theo thứ tự mẫu tự Alphabet chữ Cái tiếng Việt.

            - Nhân vật viên tịch đứng trước nhân vật hiện hữu.

            - Nhân vật có năm viên tịch cao hơn đứng trước vị thấp hơn.

            - Nhân vật hiện hữu có năm sinh lớn hơn đứng trước nhân vật năm sinh nhỏ hơn.  

            - Nhân vật đã viên tịch phải có dấu ấn để lại (công trình, tác phẩm, chức vụ...)

            - Nhân vật hiện hữu, phải có phong cách ấn tượng mọi người đều công nhận.

            - Không phân biệt Tăng , Ni, Cư sĩ, Tri thức hữu công hoặc tán trợ Phật giáo.

            - Không phân biệt nhân vật đi trọn con đường tu học hay một phần con đường.

            - Không phân biệt hệ phái, sơn môn, giáo hội, miễn nhân vật là người Việt Nam.

            - Không phân biệt nhân vật là người theo chính kiến nào, trong hay ngoài nước. (bỏ)

            - Không bình luận, phê phán về quan điểm nhân vật hiện diện trong sách này.

            - Chấp nhận sửa chữa, bổ sung những điều ban biên soạn chưa có tư liệu.

            - Mong nhận được thêm nhiều tư liệu, nhân vật mà ban biên soạn chưa có tư liệu.

            - Công trình sẽ được cập nhật bổ sung nhân vật và dữ liệu hàng năm.

            - Công trình xuất bản theo định kỳ, ghi nhận mọi góp ý để hoàn thiện hơn.

  

A

 

Thích Bảo An (1914 2011), Hòa thượng trưởng lão, dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời 42, thế danh Lê Bảo An, xuất gia năm 1926 với HT Như Hòa Tâm Ấn- chùa Hưng Khánh- Tuy Phước- Bình Định, pháp danh Thị Huệ, pháp tự Hạnh Giải, pháp hiệu Bảo An. Năm 1932, ngài theo bổn sư về tu học tại chùa Phổ Bảo. Năm 1938, ngài được theo học tại PHĐ chùa Long Khánh- Quy Nhơn. Năm 1940, ngài ra Huế theo học tại trường An Nam Phật học- chùa Trúc Lâm- Huế. Năm 1942, ngài thọ Cụ túc giới tại giới đàn chùa Hưng Khánh- Quy Nhơn do tổ Chơn Hương Chí Bảo làm Đàn đầu truyền giới. Năm 1947, ngài tham gia Đoàn Thanh niên Tăng sĩ Bình Định, làm Phó chủ tịch tổ chức này. Năm 1948, ngài kế thế trụ trì tổ đình Phổ Bảo. Năm 1949, ngài làm Hội trưởng hội PG huyện Tuy Phước và Chúng trưởng Chúng Lục Hòa Tuy Phước. Năm 1958, ngài cùng chư Tôn đức sáng lập tu viện Nguyên Thiều để đào tạo tăng tài Phật giáo, ngài được cử làm Phó ban Quản trị tu viện. Năm 1963, ngài kiêm nhiệm trụ trì hai ngôi tổ đình Phổ Bảo và Hưng Khánh. Năm 1964, chiến tranh ác liệt, ngài dẫn Tăng sinh PHV Nguyên Thiều vào Sài Gòn lánh nạn, được tín đồ cung thỉnh trụ trì ngôi Niệm Phật Đường ở Phú Nhuận, ngài nhận lãnh và cải hiệu thành chùa Giác Uyển. Cùng năm, ngài được mời làm Đặc ủy Nghi lễ GHPGVNTN tỉnh Bình Định. Năm 1965, ngài làm Chánh đại diện GHPGVNTN huyện Tuy Phước. Năm 1973, ngài giữ chức Đặc ủy Cư sĩ GHPGVNTN tỉnh Bình Định. Năm 1985, ngài là Thành viên BTS GHPGVN kiêm Trưởng ban Nghi lễ và Kiểm Tăng tỉnh Nghĩa Bình. Năm 1999, ngài được cung thỉnh Trưởng môn phái Chúc Thánh 3 tỉnh Bình Định-Phú Yên-Quảng Ngãi. Ngài xả báo thân ngày 22 tháng Giêng năm Tân Mão (24-02-2011) thọ 98 năm, 70 hạ lạp, nguyên quán trú quán Bình Định - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 3


Chơn An (1893 -1980), Cư sĩ, Bồ tát giới, tên thật Lê Văn Định, tự Nguyên Tịnh, hiệu Vĩnh Xuyên. Năm 1944, ông là Tuần vũ tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1930-1940, có nhiều sự việc xảy ra làm thay đổi quan niệm sống của ông, nhờ nhiều nhân duyên, ông quay đầu về Phật pháp. Năm 1945, Cư sĩ về hưu đến năm 1948, ông được mời làm Chánh hội trưởng hội Việt Nam Phật học ở Trung phầnNăm 1950, Cư sĩ được Giáo hội mời đứng ra tục bản báo Viên Âm và làm chủ nhiệm báođồng thời ông làm Hội trưởng Tổng hội Phật giáo Trung phần. Năm 1955, Cư sĩ vào Sài Gòn tham dự đại hội kỳ II của Tổng hội PGVN và được bầu làm Phó hội chủ Tổng hội PGVN, nguyên quán Thừa Thiên Huế, trú quán Sài Gòn - xem thêm ở Chư tôn Thiền đức&Cư sĩ Phật giáo Thuận Hóa 


Thích Giác An (1928 -2017), Hòa thượng, dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 43, pháp danh Tâm An, pháp tự Châu Long, xuất gia năm 12 tuổi với Hòa thượng Từ Hóa, chùa Bửu Thành- Bến Tre. Năm 22 tuổi thọ cụ túc giới và nhập chúng tu học tại Phật học đường Linh Phước- chùa Phật Đá- Mỹ Tho. Ngài là Giáo thọ sư các trường hạ PG cổ truyền. Năm 2000, ngài được suy cử làm trưởng Ban thừa kế tổ đình Thiên Thai Bà Rịa, trụ trì chùa Hưng Thạnh, Phú Nhuận. Hòa thượng xả báo an tường ngày 11 tháng 11 năm Đinh Dậu 2017 tại chùa Hưng Thạnh, bảo tháp lập tại tổ đình Thiên Thai Bà Rịa, nguyên quán Bến Tre, trú quán TP Hồ Chí Minh.  (thêm)


Giác An, Cư sĩ, nhạc sĩ PG, tên thật là Nguyễn Quốc Thái, sinh năm 1957, thuở nhỏ xuất gia với HT Thích Tâm Châu- chùa Từ Quang- quận 10. Sau năm 1975, về cư sĩ tại gia, sáng tác ca khúc PG và hòa âm phối khí nhạc PG. Nhạc sĩ là thành viên sáng lập Ban văn nghệ Thành hội PG TP Hồ Chí Minh năm 1984. Nhạc sĩ đã có 55 ca khúc tự sáng tác nhạc và lời, có trên 350 ca khúc nhạc PG phổ thơ, nguyên quán Hải Phòng, trú quán TP Hồ Chí Minh.   (sửa chữa bổ sung)


Thích Giải An (1914 2003), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời 41, thế danh Nguyễn Hòa, đệ tử tổ Khánh Tín- chùa Thọ Sơn, pháp danh Như Bình, pháp tự Giải An, pháp hiệu Huyền Tịnh. Năm 1944, trụ trì Thiên Bút cổ tự, năm 1945, tham gia PG Cứu quốc liên khu 5. Năm 1950, học tăng PHĐ Báo Quốc rồi ra miền Bắc tham cứu Luật học. Năm 1953 trở về Quảng Ngãi khai sơn các chùa Linh Sơn và Phú Long. Sang năm 1954, ngài được Giáo hội gbổ nhiệm trụ trì chùa Tỉnh hội PG Quảng Nam Đà Nẵng. Năm 1955-1957, ngài cùng HT Huyền Quang thành lập Giáo hội Tăng già và hội Phật học Quảng Ngãi, ngài làm Trị sự trưởng kiêm Hội trưởng hội PG Quảng Ngãi. Năm 1967, ngài khai sơn chùa Từ Quanghành đạo tại đây đến cuối đời. Ngài viên tịch ngày 20 tháng Giêng năm Quý Mùi (20-02-2003) thọ 90 năm, 70 hạ lạp, nguyên quán trú quán Quảng Ngãi - theo Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam tập 3


Thích Phước An, Hòa thượng, sinh năm 1949 tại Bình Định, Ấu niên xuất gia,  hiện trú xứ Phật học viện Hải Đức- Nha Trang- Khánh Hòa. Học giả nghiên cứu Phật học, viết rất nhiều bài biên khảo giá trị: : Đường về Núi cũ Chùa xưa ; Từ Nguyễn Trãi đến Ngô Thì Nhậm và con đường đi lên đỉnh núi Yên Tử Thiền sư Chân Nguyên, người muốn gởi những ước mơ đến cho dân tộc Việt Ngày Xuân đọc thơ Trần Minh Tông và suy nghĩ về sự ân hận của một Hoàng đế Phật tử Toàn Nhật thiền sư người muốn đưa tinh thần Phật giáo đời nhà Trần xuống cho triều đại Tây Sơn ; Toàn Nhật thiền sư với những nẻo đường cát bụi của quê hương ; Tuệ Trung Thượng Sĩ kẻ rong chơi giữa sống và chết ; Lục tổ Huệ Nănghình ảnh thi ca ; Núi Hồng Lĩnh nơi nuôi dưỡng lòng từ bi của thi hào Nguyễn Du theo Thích Vân Phong biên khảo .


Thích Tâm An (1892 -1982), Hòa thượng, xuất gia năm 22 tuổi với HT Thích Khai Quyền- chùa Vân Mai- Nam Hà. Năm 1915, lúc 24 tuổi, thọ cụ túc giới tại tổ đình Tế Xuyên-Bảo Khám do tổ Phổ Tụ làm Đường đầu truyền giới. Năm 1920, ngài đến chốn tổ Vĩnh Nghiêm- Bắc Giang chép bộ Hoa Nghiêm Sớ Kinh để khắc ván ấn hành và cầu thụ Bồ tát giới nơi tổ Thích Thanh Hanh. Năm 1924, ngài trụ trì chùa Quốc Sư ở Phố Hiến- Hưng Yên. Năm 1958 về sau, ngài được cung thỉnh làm Phó hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam và trụ trì chùa Quán Sứ. Năm 1969, ngài là Phó hiệu trưởng trường Tu học Phật pháp Trung ương-chùa Quảng Bá- Hà Nội và Đại biểu Quốc hội các khóa 2,3,4 và 5. Năm 1974, ngài làm hiệu trưởng trường Trung tiểu học Phật giáo. Ngài xả báo thân ngày 13 tháng 9 năm Nhâm Tuất (29-10-1982) thọ 91 năm, 66 mùa an cư, nguyên quán Nam Định, trú quán Hà Nội - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2 


- Thích Thanh An 
(1937-2014), Hòa thượng, thế danh Nguyễn Văn Nho. Năm 1958, xuất gia với HT Trí Hữu tại chùa Linh Ứng, pháp danh Đồng Đạt, tự Thông Đạt, hiệu Thanh An, đời 43 tông Lâm Tế, thế hệ thứ 10 pháp phái Chúc Thánh. Năm 1960, Ngài vào chùa Linh Sơn- Vạn Ninh- Khánh Hòa y chỉ Hòa thượng Thích Tịch Tràng để tu học. Năm 1963 thọ Tỳ kheo tại chùa Giác Nguyên và được ban pháp hiệu Thanh An. Ngài chuyên tu Tịnh Độ, từng chích máu chép kinh Phổ Hiềnkinh A Di Đà. Đốt ngón tay út sau khi thọ trì kinh Pháp Hoa v.v...Năm 1976 nhận trụ trì chùa Long Hòa tại Vạn Giã. Năm 1990 định cư Mỹ quốc. Ngài cùng với Thượng tọa Thích Thiện Tường là pháp đệ cũng là bào đệ, lập An Tường Tự Viện tại thành phố Oakland, tiểu bang California. Đồng thời, Ngài vận động tài chánh lo trùng tu ngôi chùa Mỹ Phước tại quê nhà. Hòa thượng được cung thỉnh làm Đàn Đầu giới đàn Quang Nghiêm năm 2005, Chứng minh đạo sư, y chỉ sư cho chư Tăng Ni miền Bắc Cali. Năm 2014, Hòa thượng về lại quê nhàviên tịch vào ngày 20 tháng 11 năm Giáp Ngọ, thọ 78 tuổi. Sau khi trà tỳ, linh cốt được phụng thờ tại chùa Mỹ Phước. Ngài nguyên quán Đà Nẵng, trú quán Mỹ quốc - theo Thích Như Tịnh sưu khảo


-
 Hồng Từ Thiện An ( ? - ? ), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 40, pháp danh Hồng Từ, pháp hiệu Thiện An, xuất gia năm 17 tuổi. Năm 1868, ngài khai sơn chùa Long Hòa- thị trấn Trà Cú- tỉnh Trà Vinh, trên mảnh đất do bà Lương Thị Xuyến hiến cúng, ngài xuất thân trong gia đình có 4 anh em, ngài là người con thứ tư. Ngài thọ 86 năm, không rõ năm sinh năm mất, nguyên quán trú quán Trà Cú- Trà Vinh - theo tư liệu Thích Như Đạo sưu khảo


-
 Thích Thiện An ( ? - ? ), Hòa thượng, pháp sư, giảng sư, pháp danh Thiện An, pháp tự Hiển Tánh, năm 1957 là học tăng khóa Như Lai Sứ Giả tại chùa Ấn Quang, Giảng sư các trường hạ Lục Hòa các tỉnh Tây Nam Bộ, được cung thỉnh làm Đốc học trường PHV Lục Hòa-chùa Giác Lâm, khai sơn chùa Long Đức-Ba Tri, trú xứ chùa Vạn Hạnh-Phú Lâm, nguyên quán Ba Tri-Bến Tre, trú quán TP Hồ Chí Minh.


Thích Thiện An (1918 -1998), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Chánh Tông đời 41, thế danh Trần Văn Mạnh, xuất gia năm 15 tuổi với HT Từ Chí- chùa Bửu Phước- Tân Uyên, pháp danh Nhật Phước, pháp hiệu Thiện An. Năm 1939, ngài thọ đại giới tại trường Kỳ giới đàn chùa Long Thiền- Biên Hòa. Năm 1947, ngài làm Giám tự chùa Bửu Phước Là một nhà sưtinh thần yêu nước, ngài cùng huynh đệ trong chùa mời lính Pháp vào chùa ăn Giỗ và làm mật hiệu cho cách mạng vào tước vũ khí của chúng. Vì thế, giặc Pháp đã kéo đến tàn phá và đốt chùa tiêu tan. HT bổn sư và ngài cùng chư Tăng phải lánh vào vùng tự do của cách mạng. Vì lo lắng, bổn sư ngài lâm trọng bệnh và viên tịch. Sau khi an táng bổn sư, ngài nhận rõ con đường cứu nước. Năm 1948, ngài xếp áo cà sa, tham gia cách mạng, làm cán bộ công an xã An Linh và làm Trưởng ban kinh tài xã Tam Lập. Sau đó, được kết nạp vào đảng Cộng sản, làm Phó chủ tịch UB Kháng chiến Hành chánh xã Sông Lô. Năm 1954, đất nước đình chiến, ngài trở về nếp sống tu hành, đứng ra vận động xây dựng lại ngôi Tam bảo Bửu Phước- xã Phước Hòa- huyện Tân Uyên. Ngài mở nhiều lớp giáo lý, thành lập hội Bảo trợ tang sự cho các gia đình PT nghèo khó. Năm 1957, trong đại giới đàn chùa Long Thiền, ngài được tấn phong Giáo thọ. Năm 1961, ngài được tấn phong Yết ma trong đại giới đàn trường Hương chùa Bửu Phong- Biên Hòa. Năm 1972, ngài được tấn phong ngôi Hòa thượng trong đại giới đàn chùa Bửu Phong và được cử làm Tăng giám quận hội PG Lục Hòa Tăng. Năm 1974, ngài được cử làm Ủy viên Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Lục Hòa Tăng Việt Nam. Năm 1982, ngài được cung thỉnh Chứng minh đại giới đàn chùa Long Thiền. Năm 1990, ngài được mời làm Cố vấn Chứng minh Ban đại diện PG huyện Tân Uyên. Ngài đã được Nhà nước tặng thưởng 02 Huân chương kháng chiến và nhiều bằng khen, giấy khen khác... Ngài xả báo thân ngày 11 tháng 10 năm Mậu Dần (1998) thọ 80 năm, 59 giới lạp, nguyên quán trú quán Tân Uyên- Biên Hòa - theo Thích Đồng Bổn biên khảo  


-
 Thích Thới An (1912 -1986), Hòa thượng, dòng Lâm Tế Chánh Tông đời 40, pháp danh Hồng Thọ, pháp tự Thới An, pháp hiệu Chơn Tánh, thế danh Nguyễn Văn Quang, là đệ tử HT Như Nhãn-Từ Phong-chùa Giác Hải-Chợ Lớn. Năm 1944, ngài trụ trì chùa Long An-Sa Đéc, nhân duyên gặp gỡ HT Hành Trụ trên đường hoằng hóa trú tại chùa Long An, ngài cùng 2 huynh đệ là Khánh Phước và Thiện Tường hợp duyên kết nghĩa huynh đệ với HT Hành Trụ mở lớp Gia giáo dạy Tăng ni tu học. Sau đó, 4 huynh đệ đồng tâm hiệp lực lên đất Sài Gòn mở trường Phật học Tăng Già (nay là Kim Liên) ở Xóm Chiếu, là trường Phật học đầu tiên trong phong trào chấn hưng tại đất Sài Gòn, trường do 4 huynh đệ thay nhau giảng dạy và quản lý. Năm 1945, ngài trụ trì chùa Phổ Hiền-Bà Chiểu, từ đó ngài gia công trùng tu mở rộng thành ngôi già lam tốt đẹp, HT nguyên quán Hóc Môn-Gia Định, trú quán TP Hồ Chí Minh.


Mai Tuyết An, nữ sinh, 18 tuổi, ngụ tại đường Hùng Vương-Thị Nghè, ngày 12-8-1963 trong lễ cầu siêu cho cố Đại đức Thích Nguyên Hương được tổ chức tại chùa Xá Lợi-Sài Gòn, cô đã dùng dao tự chặt bàn tay trái để cúng dường mười phương chư Phật hộ trì cho các nguyện vọng của PG chóng đạt thành. Nữ sinh Mai Tuyết An cũng phản đối bà Ngô Đình Nhu đã xúc phạm đối với các vị tu hành. Tuy nhiên , tay không đứt, máu ra nhiều phải đưa vào bệnh viện - theo Biên niên sử PG Sài Gòn Gia Định 


-
 Đào Duy Anh (1904 -1988), Nhà nghiên cứu. Bút danh: Vệ Thạch, Nhà sử học, nhà nghiên cứu, hiệu là Vệ Thạch. Quê Khúc Thủy, Tả Thanh Oai, Thanh Oai, Hà Tây (nay là huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội). Ông là nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Ông được xem là người mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội Việt Nam. Đóng góp vào nghiên cứu Phật giáo của Đào Duy Anh là một thiên khảo luận về thiền học Lý Trần. Xuất phát từ một nghịch lý là: “Thời Lý Trần, nhất là thời Trần, từ vua quan quý tộc đến nhân dân đều say mê đạo Phật, một thứ tôn giáo yếm thếxuất thế, đến như vậy mà tổ tiên ta bấy giờ lại đánh giặc giỏi như vậy?”. Hẳn đạo Phật thời ấy phải có một cái gì đấy đặc biệt. Đào Duy Anh thấy điều đặc biệt ấy là ở chỗ Thiền tônggiáo phái nhấn mạnh “Phật tức tâm” và chủ trương “đốn ngộ”, một chủ trương đặt niềm tin vào con người, tin vào sức mạnh của tâm người. Cái lòng tin ấy gây cho con người một sức năng động mạnh mẽ, và sức năng động này đến lượt nó, lại tạo ra sức năng động của xã hội, của tính anh hùng của dân tộc ta thời bấy giờ. Đó chính là tính tích cực của Thiền tông Việt Nam. Tác phẩm Phật giáo, Dịch  Khóa hư lục (1974) - Theo Thích Vân Phong biên khảo


Ngài Khánh Anh (1895 -1961), Hòa thượng, pháp sư, thế danh Võ Hóa, xuất gia tại chùa Cảnh Tiên, tu học tại chùa Quang Lộc- Quảng Ngãi, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh. Năm 1927, ngài vào Nam làm Pháp sư chùa Hiền Long- Vĩnh Long. Năm 1931, ngài trụ trì  chùa Long An- Cần Thơ. Năm 1935, hợp tác với chư tôn đức Hòa thượng thành lập hội Lưỡng Xuyên Phật học- chùa Long Phước- Trà Vinh. Năm 1942, trường Lưỡng Xuyên Phật học tạm nghĩ, ngài về trụ trì chùa Phước Hậu- Trà Ôn. Năm 1945, ngài được HT Huệ Quang mời về dạy trường Gia giáo chùa Long Hòa- Tiểu Cần- Trà Vinh. Sau 1945, ngài trở về chùa Phước Hậu- Trà Ôn- Vĩnh Long, nhập thấtbiên soạn, phiên dịch kinh sách. Năm 1955, hội Phật học Nam Việt thỉnh ngài vào Ban Chứng minh đạo sư của hội. Năm 1957, ngài được cung thỉnh làm Pháp chủ Giáo hội Tăng già Nam Việt. Năm 1959, đại hội Giáo hội Tăng già Toàn quốc kỳ II đã suy tôn ngài lên ngôi Thượng thủ Giáo hội Tăng Già toàn quốc, tác phẩmHoa Nghiêm nguyên nhân luận ; Nhị khóa hiệp giải ; 25 bài thuyết pháp của Thái Hư Đại Sư ; Tại gia Cư sĩ luật ; Duy thức Triết học ; Qui nguyên Trực chỉ ; Khánh Anh văn sao (3 tập), nguyên quán Mộ Đức Quảng Ngãi, trú quán Trà Ôn Vĩnh Long - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 1


Xem bản PDF


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24499)
13 Vị Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 26025)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 13780)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
(Xem: 13185)
Ngoài những chứng ngộ Mật thừa, rõ ràng ngài là một hành giả Đại thừa, một yogi có chứng ngộ Bồ Đề tâmchứng ngộ không thể sai lầm về tánh Không.
(Xem: 22069)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 19078)
Như là một món quà cho những ai thích thú chuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa.
(Xem: 10005)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
(Xem: 11917)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
(Xem: 13045)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi...
(Xem: 15196)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
(Xem: 10542)
Lochen đã gặp Lạt ma của cô vào mùa hạ. Vào mùa đông, Lạt ma đi từ hang động của ngài tới ni viện nhỏ ở gần đó, tại đó ngài ban các giáo lý rộng lớn.
(Xem: 21830)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 10136)
Đại Đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sáng trong lịch sử Tích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêunhân loại.
(Xem: 9851)
Đại sư Huệ Năng ra đời năm 638, là vị Tổ sư đời thứ sáu (Lục Tổ) của Thiền tông Trung Hoa, và là một trong những vị Tổ sư được nhiều người biết đến nhất.
(Xem: 9752)
Luật sư Christmas Humphreys làm việc không mệt mỏi để mang ánh sáng của chánh pháp tỏa chiếu khắp Anh quốc và các quốc gia ở châu Âu...
(Xem: 10194)
Các tu sĩ Phật giáo không hề bị cám dỗ bởi những sở hữu vật chất cá nhân. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn lặp lại câu nói: “Tôi là một Tăng sĩ rất giản đơn”.
(Xem: 27450)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 17846)
Những câu chuyện về các vị đại sư tái sinh thuộc dòng Karma Kagyu mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây sẽ là một sự minh họa sống động cho truyền thống tái sinh mà không ai có thể phủ nhận được.
(Xem: 13198)
Ngài Quảng Khâm xuất gia tu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó, Ngài đến Đài Loan hoằng phápxây dựng chùa Thừa Thiên Thiền Tự.
(Xem: 25168)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34679)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 26770)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
(Xem: 19074)
Ngay từ khi Ngũ tổ Hoằng Nhẫn còn tại thế, ngài Thần Tú đã là một vị lãnh chúng, lãnh đạo cả một đồ chúng mấy trăm người và làm giáo thọ sư của họ.
(Xem: 9008)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.
(Xem: 13090)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VI là một nhân vật bi thương trong nhiều khía cạnh. Ngài đã chống đối lại chức vụ cao trọng mà Ngài đã được sinh ra ở đó...
(Xem: 9012)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ V chào đời vào năm 1617 tại Chingwoi Taktse thuộc huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Cha của Ngài là một viên quan cao cấp...
(Xem: 9457)
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngài đã duy trì sự quan tâm chủ yếu vào những vấn đề tâm linhthể hiện được là một người có năng lực tâm linh đích thực.
(Xem: 9142)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III là một người có năng lực tâm linh phi thường. Ngài đã lập nên sự nghiệp như một học giả lỗi lạc, một giáo sư, một nhà quản lý đầy tài năng...
(Xem: 11799)
Từ khi còn rất bé, Ngài đã được học hành dưới sự hướng dẫn của vị Lama Kunga Gyaltsen - cha ruột của Ngài. Ông đã trao truyền cho Ngài nhiều dòng truyền thừa quan trọng...
(Xem: 18527)
Đức Đạt-lai-lạt-ma đầu tiên đã thành công rực rỡ trong việc tiếp tục công tác do Ngài Tsongkhapa khởi xướng. Như đã đề cập, Ngài là một Tăng sĩ mẫu mực...
(Xem: 8787)
Visākhā là con gái nhà triệu phú Dhananjaya, rất giàu lòng quảng đại và cũng có tâm đạo nhiệt thành. Khi mới lên bảy, ông ngoại cô là triệu phú Menkada...
(Xem: 10672)
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó.
(Xem: 10960)
Đại sư TÔNG KHÁCH BA (1357-1419)- Dịch giả: Thích Hằng Đạt
(Xem: 28006)
A Dục Vương (Asoka) Cuộc ĐờiSự Nghiệp - Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn - Thích Tâm Minh
(Xem: 17880)
Kalu Rinpoche là một Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng. Trong bài tường thuật về tiểu sử của ngài, Dezhung Rinpoche, một Lạt ma cao cấp của phái Sakya đã viết:...
(Xem: 14415)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
(Xem: 16366)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
(Xem: 13210)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
(Xem: 15543)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14699)
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo và có truyền thống xuất gia tu học.
(Xem: 7603)
Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cưnổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém...
(Xem: 17055)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 8398)
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dungtôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cực bảo vệ...
(Xem: 30726)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant