Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lời Kết

26 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 5330)
Lời Kết

DIPA MA

Cuộc Ðời Và Di Huấn

DIPA MA -- The Life and Legacy of A Buddhist Master

 

AMY SCHMIDT

Thiện Nhựt dịch

Những người đã cộng tác

* Dipa Barua là con gái của Dipa Ma. Bà giúp việc trong Chánh Phủ Trung Ương ở Kolkata (Calcutta) và thường tham gia công tác trong các tổ chức xã hộitôn giáo.

* Jyotishmoyee Barua là nội trợ ở Kolka và có năm con.

* Pritimoyee Barua là nội trợ ở Kolkata, và có hai con trai.

* Rishi Barua là cháu ngoại trai của Dipa Ma. Ông có bằng bằng Cử nhơn, trường cao đẳng St Xavier ở Kolkata và đang theo ban Cao học về Thương mại ở viện đại học Kolkata.

* Sudipti Barua được Dipa Ma hướng dẫn làm phụ giáo tại các khoá thiền ở Bồ đề đạo tràng (Bodh Gaya) và Kolkata. Bà có sáu con, nội trợ trong gia đình và chủ cửa tiệm bánh mì ở Kolkata.

* Roy Booney là nhiếp ảnh gia,(...) kiêm luật sư thuộc vùng Vịnh San Francisco. Ông gặp Dipa Ma vào năm 1974.

* Sylvia Boorstein là một trong các sáng lập viên của Thạch Linh Thiền viện (Spirit Rock Meditation Center) và là tác giả quyển sách Dễ Hơn Bạn Tưởng: Con Ðường Ði Ðến An Lạc của Phật Giáo (It"s Easier Than You Thinhk: The Buddhist Way to Happiness)và các quyển sách khác về sự thực tập đạo pháp.

* Daniel Boutemy tu tập theo phái Thiền thuộc Phật Giáo Nguyên thủy (Theravada) trong hai mươi bảy năm.(...) Ông tu theo với một số khá nhiều thiền sưTây phương cũng như ở Ðông phương, cả về Thiền Minh sát (Vipassana) và Thiền na (Jhana).

* Robert Bussewitz, pháp danh Buzz Ananda, theo học tập Thiền Minh sát từ năm 1978 và dự nhiều cuộc hành hương viếng thăm các thánh tích ở Á châu, kể cả Tây tạng. Hiện cư trú ở Jamaica Plain, tiểu bang Massachusetts, Hoa kỳ.

* Sukomal Chowdhury, giám đốc hồi hưu và giáo sư tại trường Cao đẳng Phạn ngữ ở Kolkata, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các tổ chức xã hộitôn giáo. Giúp vào quyển sách nầy, ông đã dịch từ tiếng Bengali sang Anh- ngữ một tác phẩm nói về đời của Dipa Ma.

* Dipak Chowdhury là một nhân viên ngân hàng ở Kolkata, có hai con. Ông tham gia vào nhiều tổ chức xã hộitôn giáo điạ phương, hoạt động hăng say trong công cuộc cứu giúp người nghèo.

* Howard Cohn tập luyện về thiền quán hơn hai mươi lăm năm. Ông là một nhơn viên giảng huấn đầu tiên của Thạch Linh Thiền viện (Spirit Rock Center), đã hướng dẫn nhiều khoá an cư khắp nơi trên thế giới, từ năm 1985. Giảng pháp của ông bao quát nhiều truyền thống từ Phật giáo Nguyên thủy (Theravada), Zen, Dzogchen, và Advaita Vedanta.

* Matthew Daniell là một thiền giả về Thiền Minh sát đã lâu năm. Hiện ông dạy thiền quán Phật giáo và du gìa tại viện Ðại học Tufts.

* Jack Engler là một nhà tâm lý học giảng dạy và giám sát khoa tâm lý trị liệu tại Nha Phân tâm học của Bịnh viện Cambridge và của Trường Y khoa Harvard. Ông là nhân viên trong Chủ tịch đoàn của Trung Tâm Phật học Barre, ông từng theo học với thiền sư Munindra, Hoà thượng Mahasi và Thomas Merton. Hiện sống với vợ và con gái ở tiểu bang Massachusetts, Hoa kỳ.

* Lesley Fowler là một học giả nhiều năm về Thiền Minh sát và là tác giả nhiều tập thơ và sách giả tưởng. Bà sống ở Úc đại lợi.

* Andrew Getz đã tu tập thiền quán từ năm mười ba tuổi kể cả một thời gian xuất gia trong một tự viện ở Á châu. Ông quan tâm đặc biệt về việc giảng dạy Trí huệ Bát nhã cho các thanh thiếu niên "bụi đời" trong một tổ chức mà ông cộng tác để thành lập, Hội Chơn Trời Mới Cho Thanh Thiếu Niên (Youth Horizons).

* Joseph Goldstein là một trong các sáng lập viên và giảng viên của Hội Thiền Minh Sát (Insight Meditation Society). Ông thường giảng pháp về thiền Minh sát tại các khoá an cư khắp nơi từ năm 1974. Tác giả nhiều sách, như quyển Pháp Nhứt Thừa (One Dharma) và quyển Thể nghiệm về Thiền Minh sát (The Experience of Insight), ông cộng tác thành lập Tùng lâm Forest Refuge, một tịnh xá để ẩn cư tu tập dài hạn.

* David Grant là giáo sư Trung học ở Portland, tiểu bang Maine, Hoa kỳ, nơi Ông đang sống cùng vợ và con gái.

* Asha Greer là một nữ nghệ sĩ, y tá, giáo sĩ cao cấp của truyền thống Sufi (một phái mật tông khổ hạnh của Hồi giáo). Bà là một trong các sáng lập viên của Cơ Sở Lạt Ma (Lama Foundation) ở tiểu bang New Mexico, Hoa kỳ và của Phong trào Cứu tế ở Charlottesville, tiểu bang Virginia. Bà sống ở Batesville, tiểu bang Virginia, Hoa kỳ.

* Pamela Kirby là một nhà xuất bản độc lập ở tiểu bang South Carolina, Bà sống ở Woodacre, tiểu bang California, Hoa kỳ.

* Sayadaw (Hoà thượng) Khippapanno (Kim Triệu) là một tu sĩ Việt Nam đã thọ giới tỳ kheo từ hơn năm mươi hai năm. Hiện Ngài đang trụ trì tại Thích ca Thiền viện gần Los Angeles và Kỳ viên Thiền viện (Jetavana Vihara) ở thủ đô Washington. Ngài dạy Thiền Minh sát từ năm 1982.

* Eric Kolvig hướng dẫn các khoá an cư thiền tậpgiảng pháp khắp nơi ở Hoa kỳ. Ông hiện sống ở tiểu bang New Mexico.

* Jack Kornfield có xuất gia làm tỳ kheo ở Á châu. Ông là sáng lập viên của Hội Thiền Minh sát (Insight Meditation Society) và của Thạch Linh Thiền Viện (Spirit Rock Meditation Center). Ông giảng dạy thiền quán khắp nơi từ năm 1974. Ông trước tác nhiều sách về Phật pháp, như quyển A Path with Heart (Ðạo với Tâm) và quyển After the Ecstasy, the Laundry (Sau cơn xuất thần, là sự giặt gỵa).

* Sharon Kreider, vợ và mẹ của hai người con, bắt đầu thực tập thiền Minh sátẤn độ từ năm 1977. Trị liệu viên có cấp bằng hoạt động với lứa tuổi thanh thiếu niêngia đình họ, bà còn giảng dạy về khoa tâm lý và cách điều quản áp lực (stress management) tại trường Cao đẳng Cộng đồng Front Range ở Fort Collins, tiểu bang Colorado.

* Carol Constantian Lazell bắt đầu thực tập thiền Minh sát ở Hội Thiền Minh sát từ năm 1978 và ở trong ban nhơn viên từ năm 1981 đến 1983. Mẹ của một bé gái mười một tuổi, bà sống ở San Francisco và làm việc trong thư viện một trường tiểu học.

* Michelle và Joel Levey là tác giả của nhiều quyển sách, như Sống Quân bình (Living in Balance), Thiền quán Giản dị và Thư giản (Simple Meditation and Relaxation), Trí Huệ và Công tác (Wisdom at Work), và các sách khác (xin xem thêm www.wisdomwork.com) Hai người đã thực tập với nhiều vị thiền sư theo truyền thống khác nhau, và cả hai đều rộng giảng Phật pháp, đưa các nguyên lý đạo pháp vào dòng chánh lưu (dịch gượng đoạn: taking principles of the dharma into the mainstream) xuyên qua công tác của họ với cấp lãnh đạo và tổ chức hội đoàn văn hoá.

* Michael Liebenson Grady là thiền sư hướng dẫn tại Trung tâm Thiền Minh sát Cambridge. Ông tập thiền từ 1973.

* Ann Lowe là nghệ sĩ vẽ kiểu cho bìa bao sách. Bà sống ở San Lorenzo, tiểu bang New Mexico, cùng với chồng và hai con chó.

* Jacqueline Mandell là một thiền sư Phật giáo, mẹ của hai người con gái sanh đôi, và Chủ tịch của Hội Chỉ đạo từ Tâm thanh tịnh (Leadership From a Pure Heart). Michele McDonald Smith thực tập thiền Minh sát kể từ năm 1973 và giảng dạy khắp nơi kể từ năm 1982. Bà rất quan tâm đến việc bảo tồn giáo lý cổ điển và tìm phương cách trình bày lại dưới hình thứcđại chúng có thể hiểu được dễ dàng.

* Maria Monroe bắt đầu thực tập Thiền Minh sát với thiền sư Munindra tại Bồ đề đạo tràng (Bodh Gaya) từ năm 1968 và thăm viếng Dipa Ma vào năm 1979. Bà dạy Thiền Minh sát trong khoảng thời gian 1979 1984. Bà hiện sống ở vùng Portland, tiểu bang Oregon, Hoa kỳ.

* Anagarika Munindra là vị thiền sưdanh tiếng quốc tế. Thọ giới tỳ kheo với Hoà thượng Mahasi, ông hiện trú tại Hàn lâm viện Quốc tế Thiền Minh sát (S.N. Goenka"s Vipassana International Academy) ở Igatburi, Ấn độ.

* Sandip Mutsuddi là một công chức của Chánh phủ tiểu bang ở Ấn độ. Ông là cha trong gia đình và sống ở Kolkata, Ấn độ.

* Daw Than Myint là cháu gọi Dipa Ma bằng dì. Bà hiện là giáo sư Cao đẳng ở Myanmar (Miến điện)

* Susan O"Brien sang Ấn độ năm 1979 cùng với Joseph, Sharon và các người khác, khi họ viếng Dipa Ma ở Bồ đề đạo tràng (Bodh Gaya) và tại nhà bà ở Calcutta. Bà Susan bắt đầu giảng thiền quán từ năm 1996 và là phối hợp viên của chương trình học khoá hàm thụ tại Hội thiền Minh sát (Insight Meditation Society).

* Ðại đức Rastrapala Mahathera là chủ tịch của Trung Tâm Quốc tế Thiền Minh sát tại Bồ đề đạo tràng (Bodh Gaya). Nơi đây, ông đã lấy tên của Dipa Ma để đặt tên cho đại giảng đường. Ông là một văn sĩ và giáo sư dạy thiền Minh sát.

* Bob Ray và vợ là Dixie, cùng là sáng lập viên của Trung tâm Tây Nam Ðời Sống Tâm Linh (Southwest Center For Spiritual Living). Bob hướng dẫn một nhóm ngồi Thiền hàng tuần tại Las Vegas, tiểu bang New Mexico, Hoa kỳ.

* Sharda Rogell thực tập thiền theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) từ năm 1979 và giảng dạy khắp nơi từ năm 1985. Chịu ảnh hưởng của các phái Advaita và Dzogchen, bà nhấn mạnh đến sự thức tỉnh tâm thức.

* Janice Rubin là nhiếp ảnh viên chuyên nghiệp, trụ sở ở Houston. Nhiều tác phẩm được xuất bản và tham dự các cuộc triển lãm quốc tế từ năm 1976, như cuộc triển lãm năm 2001 của bà và quyển sách Dự án Mikvah (The Mikvah Project) nghiên cứu về nghi thức cổ điểnbí ẩn của (...)phụ nữ Do thái.

* Sharon Salzberg là một trong các sáng lập viên của Hội Thiền Minh sát (Insigt Meditation Society) và một trong các giảng viên hướng dẫn. Bà thực tập thiền từ năm 1970 và giảng dạy khắp nơi từ năm 1974. Bà sáng tác nhiều quyển sách như: Niềm tin: Tin cậy vào Kinh nghiệm Sâu xa nhứt của Bạn (Faith: Trust Your Own Deepest Experience), Từ bi: Nghệ thuật cách mạng của An lạc (Lovingkindness: The Revolutionary Art of Happiness).

* Katrina Schneider đã thực tập ráo riết trong một tu viện giữa rừng sâu ở Miến điện, dưới sự hướng dẫn của Hoà thượng Taungpulu. Bà hiện sống tại Mỹ và áp dụng thiền quán vào công tác cứu giúp bịnh nhơn và dân chúng đau khổ vì bịnh trầm kha.

* Steven Schwartz thực tập thiền Minh sát hơn ba mươi năm và là một trong các sáng lập viên của Hội Tiền Minh sát (Insight Meditation Society). Ông là học viên của Dipa Ma suốt trong thời kỳ nầy và đứng ra bảo trợ chuyến du hành sang Mỹ quốc đầu tiên của bà.

* Steven Smith là một trong các sáng lập viên của Thiền Minh sát Hạ uy di (Vipassana Hawaii) và là giáo sư hướng dẫn tại Hội Thiền Minh sát (Insight Meditation Society). Ông lãnh đạo nhiều khoá an cư khắp nơi.

* Janne Stark vừa là mẹ, săn sóc gia đình, vừa là điều dưỡng trẻ con đi lẫm đẫm, vừa là quản lý viên các Phiên chợ Nông trại (Farmers" Market). Bà lãnh đạo một nhóm hành Thiền ở Portland, tiểu bang Oregon, Mỹ quốc.

* Ajahn Thanasanti được biết đến thiền quán Phật giáo năm 1979 khi tham dự một lớp do Jack Engler giảng pháp. Mười năm sau, bà đến Tu viện Amaravati bên Anh quốc và thọ giới Sa di ni. Năm 1991, bà thọ giới tỳ kheo ni do bổn sư của bà là Ajahn Sumedho truyền thọ. Bà hiện sống ở Úc đại lợi.

* Cha Theophane là tu sĩ thuộc dòng Trappist (tu khổ hạnh cấm khẩu) tại Tu viện Snowmass, ở tiểu bang Colorado. Cha là tác giả quyển Truyện về một Tu viện Thần bí (Tales of a Magic Monastery).

* Kate ("Lila") Wheeler dự khoá an cư Phật giáo lần đầu vào năm 1977. Bà có viết một cuốn đoản thiên tiểu thuyết nhan đề là "Khi Núi Biết Ði" (When Mountains Walked)và một Tập Truyện Ngắn, nhan đề "Chẳng Phải Từ Nơi Tôi Ðã Khởi Hành" (Not Where I Started From). Bà cũng viết nhiều bài đăng trong các báo New York Times và tạp chí khác, như "Tam Luân: Tạp chí Phật học" (Tricycle: The Buddhist Review). Bà hiện sống ở tiểu bang Massachusetts, Mỹ quốc.

 

Vài nét về nữ tác giả

Amy Schmidt giảng sư thường trú của Hội Thiền Minh sát (Insight Meditation Society) ở Barre, tiểu bang Massachusetts, Hoa kỳ và là đồng sáng lập viên của tu viện Tăng Gìa Tây Nam (Southwest Sangha), một tịnh xá ẩn cư ở miền Nam tiểu bang New Mexico, Mỹ quốc. Là một cán bộ hợp lệ của ngành y tế xã hội, Amy Schmidt là đồng tác giả của quyển khảo luận "Undrestanding Alzheimer"s: A Guide for Families, Friends, and Health Care Providers " (Hiểu biết về bịnh lão nhược: Cẩm nang cho gia đình, bằng hữu và các nhà điều dưỡng y tế), ấn phẩm của Ðại học Washingtom, năm 1993. Các hình vẽ hí hoạ của bà được tìm thấy trong Budddha Laughing, (Ðức Phật Cười), Bell Tower, 1999.

Các nhà biên tập:

* Don Morreale là biên tập viên của tạp chí The Complete Guide to Buddhist America (Cẩm nang đầy đủ cho Phật tử Mỹ châu). Là một học giả lâu năm về Phật pháp, và một văn sĩ độc lập, ông hiện sống ở Denver, tiểu bang Colorado, Mỹ quốc.

* Madelaine Fahrenwald là một biên tập viên độc lập, và học giả lâu năm về Phật pháp.

(Muốn có thêm chi tiết về Dipa Ma, xin xem trên mạng lưới thông tin: www.dipama.com.)

 

Thiện Nhựt xin thưa vài lời...

Sau hơn ba tuần lễ vừa phỏng dịch vừa đánh máy, Thiện Nhựt đã làm xong nhiệm vụ của đạo hữu Diệu Nhẫn bên Washington gọi điện thoại qua giao phó: chuyển dịch quyển sách Knee Deep In Grace của Amy Schmidt. Kể như đã tạm xong phần vụ của Thiện Nhựt, còn việc xin phép tác giả và trao đến bạn đọc Việt nam, xin để đạo hữu Diệu Nhẫn lo chu tất.

Như bạn đọc đã xem qua nguyên tác, nội dung của quyển sách gồm có ba phần, mà phần Thiện Nhứt thích nhứt chính là phần đầu, thuật lại cuộc đời thật đơn sơ mà rất ly kỳ của Dipa Ma: một người nội trợ ốm yếu, bận rộn, chịu nhiều khổ sở, đã vượt qua tất cả để tu tập Thiền, chứng đắc giác ngộgiải thoát ngay trong cuộc đời nầy. Chẳng cần phải dùng lời lẽ cao xa, dao to búa lớn, để ca tụng bà -- bà đâu có cần ta ca tụng bà -- chỉ cần khi đọc xong, cứ quay lại nhìn chính mình, mình nhìn vào lòng mình, và... thấy gì? có thấy muốn noi gương bà hay không, hay là vẫn cứ than thân trách phận, sao tôi khổ quá, chẳng có rảnh rang được một chốc để... tu. Bà có dạy, nên tu ngay trong lúc mình đang bận đấy!

Thiện Nhựt rất ngại ngùng khi nhận được sách từ nhà xuất bản gởi tới, quà tặng của Ðạo hữu Diệu Nhẫn, hàng chữ nhan đề Knee Deep In Grace. Chữ Grace là chữ mà Thiện Nhựt đã rất khổ tâm, một là nếu dịch là Hồng ân thì trùng với Hồng Ân của Ðức Phật; hai là Ðạo Phật rất công bằng, chẳng có đối xử riêng với Phật tử, chẳng phải là có ơn huệ riêng gì cho ai cả. Duyên may biết đến Phật, biết đến Pháp, đang đến và sẽ đến với tất cả mọi người chẳng phân biệt chủng tôc, tôn giáo chi cả, miễn là ta có sẵn sàng trong tâm để thừa tiếp duyên may.

Tôi chẳng hoàn toàn đồng ý với tác giả, với các người đã cộng tác với tác giả, về những cảm nghĩ của họ đối với các "kinh nghiệm" tâm linh, các "cảm giác" mà họ nhận thấy trong tâm họ về sự hiện diện của Dipa Ma ngay trong những ngày, tháng, năm mà bà đã lìa cõi đời nầy. Ðấy chẳng phải là tôi chối bỏ sự hiển linh của bực đã giác ngộ, nhưng tôi nghĩ rằng sự linh ứng còn tùy vào sức cảm thông của chính người đương sự. Mà sức cảm thông ấy, phải chăng đã dựa trên nghiệp duyên của từng người, mặc dầu việc hiển linh kia của bực đã giác ngộgiải thoát đã rưới bủa xuống chung cho mọi sanh linh, tựa như cơn mưa rào thấm nhuần muôn vật. Một trong những "ân sủng" mà Ðức Phật đã ban cho mọi người Phật tử là bảo cho ai nấy đều rõ biết rằng: "Mình làm chủ nghiệp duyên của mình"; vận mạng mình nằm trong tay mình, ai biết thừa hưởng ơn huệ đó thì lo tu tập để cải thiện nghiệp, dầu đang ở trong hoàn cảnh khó khăn đến mức nào đi nữa.

Tôi rất hổ thẹnmặc dầu đã sống hơn hai mươi năm trên miền Bắc Mỹ châu nầy, tôi còn chưa quen rành với lối nói đặc thù, với nền văn hoá thực tiễn của người Mỹ, khiến cho việc phỏng dịch quyển sách quí báu nầy chưa được trôi chảy như ý muốn. Nhiều từ ngữ, nhiều ý văn đã "bị" tôi lướt bỏ qua, lại còn ở vài đoạn tôi "lén thêm" vào ít hình dung từ, đôi ba thành ngữ, cho "ra vẻ" Việt nam một chút. Tôi xin cáo lỗi với các tác giả, và xin sám hối trước với các đọc giả Việt nam, nếu có, khi đọc đến bản dịch nầy.

Sau cùng, tôi xin tán thán công phu nhiều năm trời của tác giả Amy Schmidt, người chỉ nghe đến Dipa Ma sau khi bà đã chết, sưu tập tài liệu, phỏng vấn thật nhiều người, để viết lại cuộc đời ly kỳ của một bà nội trợ Ấn độ, tranh đấu với hoàn cảnh khổ sở để tu tập chứng đắc giác ngộgiải thoát rồi đem kinh nghiệm đó chỉ lại cho hàng xóm, cho bằng hữu cả Ðông và Tây phương. Nếu được phép tóm tắt lại quyển sách, tôi xin nói thêm: "Một người nội trợ ít học, khổ sở như bà đã làm được, sao ta lại chẳng làm được?"

Nguyện cầu mọi người thấm nhuần "ân sủng" của Dipa Ma trong hồng ân của Ðức Phật!

 

Montreal, 2003-01-01,
Thiện Nhựt




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17662)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 24500)
13 Vị Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 26025)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 13780)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
(Xem: 13185)
Ngoài những chứng ngộ Mật thừa, rõ ràng ngài là một hành giả Đại thừa, một yogi có chứng ngộ Bồ Đề tâmchứng ngộ không thể sai lầm về tánh Không.
(Xem: 22069)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 19078)
Như là một món quà cho những ai thích thú chuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa.
(Xem: 10006)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
(Xem: 11918)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
(Xem: 13045)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi...
(Xem: 15197)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
(Xem: 10543)
Lochen đã gặp Lạt ma của cô vào mùa hạ. Vào mùa đông, Lạt ma đi từ hang động của ngài tới ni viện nhỏ ở gần đó, tại đó ngài ban các giáo lý rộng lớn.
(Xem: 21833)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 10137)
Đại Đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sáng trong lịch sử Tích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêunhân loại.
(Xem: 9851)
Đại sư Huệ Năng ra đời năm 638, là vị Tổ sư đời thứ sáu (Lục Tổ) của Thiền tông Trung Hoa, và là một trong những vị Tổ sư được nhiều người biết đến nhất.
(Xem: 9752)
Luật sư Christmas Humphreys làm việc không mệt mỏi để mang ánh sáng của chánh pháp tỏa chiếu khắp Anh quốc và các quốc gia ở châu Âu...
(Xem: 10194)
Các tu sĩ Phật giáo không hề bị cám dỗ bởi những sở hữu vật chất cá nhân. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn lặp lại câu nói: “Tôi là một Tăng sĩ rất giản đơn”.
(Xem: 27450)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 17847)
Những câu chuyện về các vị đại sư tái sinh thuộc dòng Karma Kagyu mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây sẽ là một sự minh họa sống động cho truyền thống tái sinh mà không ai có thể phủ nhận được.
(Xem: 13199)
Ngài Quảng Khâm xuất gia tu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó, Ngài đến Đài Loan hoằng phápxây dựng chùa Thừa Thiên Thiền Tự.
(Xem: 25168)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34680)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 26770)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
(Xem: 19075)
Ngay từ khi Ngũ tổ Hoằng Nhẫn còn tại thế, ngài Thần Tú đã là một vị lãnh chúng, lãnh đạo cả một đồ chúng mấy trăm người và làm giáo thọ sư của họ.
(Xem: 9010)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.
(Xem: 13090)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VI là một nhân vật bi thương trong nhiều khía cạnh. Ngài đã chống đối lại chức vụ cao trọng mà Ngài đã được sinh ra ở đó...
(Xem: 9012)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ V chào đời vào năm 1617 tại Chingwoi Taktse thuộc huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Cha của Ngài là một viên quan cao cấp...
(Xem: 9457)
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngài đã duy trì sự quan tâm chủ yếu vào những vấn đề tâm linhthể hiện được là một người có năng lực tâm linh đích thực.
(Xem: 9143)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III là một người có năng lực tâm linh phi thường. Ngài đã lập nên sự nghiệp như một học giả lỗi lạc, một giáo sư, một nhà quản lý đầy tài năng...
(Xem: 11799)
Từ khi còn rất bé, Ngài đã được học hành dưới sự hướng dẫn của vị Lama Kunga Gyaltsen - cha ruột của Ngài. Ông đã trao truyền cho Ngài nhiều dòng truyền thừa quan trọng...
(Xem: 18527)
Đức Đạt-lai-lạt-ma đầu tiên đã thành công rực rỡ trong việc tiếp tục công tác do Ngài Tsongkhapa khởi xướng. Như đã đề cập, Ngài là một Tăng sĩ mẫu mực...
(Xem: 8787)
Visākhā là con gái nhà triệu phú Dhananjaya, rất giàu lòng quảng đại và cũng có tâm đạo nhiệt thành. Khi mới lên bảy, ông ngoại cô là triệu phú Menkada...
(Xem: 10672)
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó.
(Xem: 10961)
Đại sư TÔNG KHÁCH BA (1357-1419)- Dịch giả: Thích Hằng Đạt
(Xem: 28006)
A Dục Vương (Asoka) Cuộc ĐờiSự Nghiệp - Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn - Thích Tâm Minh
(Xem: 17880)
Kalu Rinpoche là một Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng. Trong bài tường thuật về tiểu sử của ngài, Dezhung Rinpoche, một Lạt ma cao cấp của phái Sakya đã viết:...
(Xem: 14415)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
(Xem: 16366)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
(Xem: 13210)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
(Xem: 15543)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14699)
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo và có truyền thống xuất gia tu học.
(Xem: 7603)
Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cưnổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém...
(Xem: 17056)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 8398)
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dungtôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cực bảo vệ...
(Xem: 30727)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant