Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tuyển tập 25

25 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 10179)
Tuyển tập 25


Tuyển tập 10 bài – Tình Tự Quê Hương 25

Thơ Mặc Giang

macgiang@y7mail.com; thnhattan@yahoo.com.au


01. Nếu không người thì cũng không ta

02. Những em bé cơ cùng

03. Bốn mùa quốc quốc gia gia

04. Tôi muốn nói

05. Đừng đòi hỏi các em nhiều quá

06. Là của Việt Nam

07. Quê hương tồn sinh bất diệt

08. Nhiều khung chưa đóng

09. Khứ - lai đáp khẽ thế à

10. Trường ca viễn xứ

 

Nếu không người thì cũng không ta !

 Thơ nhạc * Tháng 8—2005

 

Một trăm năm quê hương nghiêng ngửa

Chín năm trường máu nhuộm thành sông

Hăm mốt năm xương chồng thành núi

Ba mươi năm nát ruột tơ lòng

 

Nhớ trăm con một bọc năm xưa

Năm ngàn năm lịch sử có thừa

Nước muôn sông ra khơi gặp biển

Chuyện của mình như thế, đủ chưa

 

Bọt sóng nào không có lao chao

Từ trùng dương cuồn cuộn đưa vào

Dù cuốn xoáy, lăn quay, đảo lộn

Đẩy vào bờ, sóng cũng hư hao

 

Đường trường xa dù nhiều ngõ, lối

Cũng dẫm qua từng một bước chân

Biết bao đường khi đi chưa tới

Đã vỡ toang, đắp vá bao lần

 

Một trăm năm, điêu tàn đổ nát

Lại chín năm, từng mảnh xác xơ

Hăm mốt năm, tơi bời khói lửa

Ba mươi lăm, lại tấp đôi bờ

 

Đừng nói nữa, ngày mai lại sáng

Đừng nói hoài, đêm tối sẽ qua

Sông nước kia, bao lần khô cạn

Núi non kia, biết mấy sơn hà

 

Một trăm năm nước chảy qua cầu

Chín năm dài cũng đã chìm sâu

Hăm mốt năm bụi tro tàn tích

Ba mươi năm, tại người tại ta !!!

 

Bởi tại người, hay bởi tại ta

Bởi vì ai để nước non nhà

Kéo từng cơn xoay vần cuốn xoáy

Nếu không người thì cũng không ta.

 

Những em bé cơ cùng !

  Tháng 8—2005

 

Có những em bé,

Không bao giờ được mặc quần áo mới

Có những em bé,

Không bao giờ, ngậm cục kẹo, cắn cà rem

Chỉ đứng nhìn, rồi lấm lét phát thèm

Nuốt nước bọt, rồi quay đi chỗ khác

 

Thân xương xẩu, bọc làn da tái mét

Mũi thò lò, thụt thịt, có tội không

Giương mắt nhìn, chờ đợi những ngóng trông

Trông những gì, hỡi những em khốn khổ ???

 

Học là cái gì ! Nói làm chi sách vở !

Chưa ra khỏi nhà, làm sao biết mái trường !

Chỉ lâu lâu, mới có người mở rộng tình thương

Tẩm một chút như sương sa mỏng mảnh

 

Em chưa từng biết, cái gì là quà bánh

Em chưa từng nhìn, đủ mọi thứ đồ chơi

Vọc đất, bụi bay, ruồi muỗi, bu đầy !!!

Thống khổ, cơ cùng, ai thương, ai xót !!!

 

Chỉ mong sao, được ít nhiều chia sớt

Bớt tiêu pha, bớt chi phí những dư thừa

Thì các em, cũng sẽ được móc mưa

Đã chịu đựng quãng đường dài nắng hạn

 

Cá không nước, thì làm sao không chết cạn

Cái tuổi thơ, em biết khóc, không biết cười

Lòng vàng trang trải, ai người ?

Tình thương che chở, ai người thương em

Ai người thao thức từng đêm

Làm sao cứu hết những em cơ cùng

Xin người mở rộng bao dung

Xin người giải cứu cơ cùng cho em !!!

 

 Bài thơ 36 :

Bốn mùa quốc quốc gia gia

 Tháng 8 * 2005

 

Tiếng kêu con quốc những đêm đông

Tuế nguyệt phong sương vẫn lạnh lùng

Năm tháng bọt bèo trêu sóng nước

Đêm ngày lau sậy cợt non sông

 

Tiếng kêu con quốc những đêm hè

Rỉ rả canh trường ai có nghe

Khuya khoắc tàn hơi còn réo gọi

Suối nguồn ủ dột động lòng khe

 

Con quốc buồn trông hỏi tiếng thu

Lam chiều mờ khói tỏa âm u

Im lìm cây cỏ buồn man mác

Trải mấy mùa thu vẫn mịt mù

 

Chạnh lòng con quốc gọi sang xuân

Xuân khứ xuân lai đã mấy tuần

Hoa lá khô tàn khem khép nụ

Sắc màu gờn gợn nét bâng khuâng

 

Những trải một năm đến bốn mùa

Nhiều năm đếm thử biết hay chưa

Thời gian kéo mãi mòn rơ cốt

Cỗ máy rịch tang chậm quá rùa

 

Cho nên con quốc nặng can qua

Hết tiếng nhưng lòng vẫn xót xa

Còn nước là còn con quốc quốc

Còn nhà còn gọi cái gia gia.

 

Tôi muốn nói ...

 Tháng 8 * 2005

 

Tôi muốn nói

Nỗi khổ đau của những con người trầm thống

Vốn sinh ra trên những vùng đất cơ cùng

Lực và tâm, hai cái chẳng tương dung

Nên lăn lóc phải trải dài thân phận

 

Tôi muốn nói

Nỗi khổ đau của những con người uất hận

Vốn thấp cổ, thanh quảng chẳng giương cao

Vốn bé miệng, lời nói gió đưa vèo

Đành giậm chân đếm dày vò ức hiếp

 

Tôi muốn nói

Nỗi đắng cay của những con người tội nghiệp

Luôn thiệt thòi trong mọi ngõ ngách trần gian

thứ dân nên đón nhận bẽ bàng

Cái lọc lừa của thế nhân lợi dụng

 

Tôi muốn nói

Nỗi trầm kha của những con người nghèo túng

Trải truân chuyên vắt kiệt sức cần lao

Cái khổ nghèo vẫn đùn đống dâng cao

Bỡi vật chất đu dây không mực thước

 

Tôi muốn nói

Nỗi hẩm hiu của những con người bạc phước

“Cho thật nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu”

Lại còn mang những ai oán đủ điều

Sự công tâm vẫn làm ngơ vỗ cánh

 

Tôi muốn nói

Sương sa xuống, thấm đêm dài lành lạnh

Động lòng ai thương cảm đến cho ai

Đường nhân gian khúc khuỷu hãy còn dài

Đừng đợi đến một ngày kia ân hận !!!

 

Đừng đòi hỏi các em nhiều quá !

 Tháng 9 – 2005

 

Đừng đặt lên vai các em quá nặng

Thế hệ chúng ta, đã gánh vác bao nhiêu

Non một thế kỷ, còn đổ nát tiêu điều

Lại phải trả bằng máu xương, da thịt

 

Đừng trùm phủ, thời các em xa tít

Chính chúng ta, chưa rõ thấu nguồn cơn

Khói lửa tan, mà lòng dạ căm hờn

Thù, không thù, bàn cân mòn trí não

 

Đừng bắt buộc các em đường độc đạo

Chính chúng ta, nhiều ngõ ngách tối tăm

Cả thế kỷ, còn nát ruột tơ tằm

Thời gian tới, mà cứ ôm dĩ vãng

 

Đừng đòi hỏi các em phải xứng đáng

Chính chúng ta còn hổ mặt Tổ Tông

Nhuộm sắc màu tàn tạ khắp non sông

Của tiền nhân đã dày công xây dựng

 

Đừng đè lên các em luôn đứng vững

Chính chúng ta biết bao lúc ngửa nghiêng

Gió xoay chiều, bão táp cuốn triền miên

Biển nào yên khi triều dâng dậy sóng

 

Chỉ mong các em ươm mơ hy vọng

Học quá khứ để xây dựng tương lai

Học ngày nay để xây dựng ngày mai

Nếu có thương chúng tôi, đừng quá nhiều trách cứ

 

Chỉ mong các em ươm mơ tình tự

Biết noi gương những cái đáng noi gương

Biết nâng niu và gìn giữ quê hương

Vết xe đổ đi qua, đừng xéo dày tiếp tục

 

Thời đại chúng tôi, quá nhiều uẩn khúc

Chỉ mong sao thời đại của các em

Trong sáng hơn trên đường rộng thênh thênh

Để đừng trả những gì như chúng tôi đã trả !

 

Là của Việt Nam

 Thơ nhạc * Tháng 10 - 2005

 

Ta đi tới Nam Quan

Ta đi tới Cà Mau

Đi trên mọi con tàu

Thăm những nẻo đường đất nước quê hương

Ta đi vào Sài Gòn

Ta đi ra Hà Nội

Đi và đi cho tới

Thăm mọi mến yêu của phố của phường

Việt Nam ơi, quê hương ta đó

Việt Nam ơi, non nước Ba Miền

Thuở chào đời, trong ta đã có

Da thịt nầy giòng giống Rồng Tiên

Thăm Đền Hùng, ngàn năm văn hiến

Thăm Thăng Long, vật đổi sao dời

Thăm Cố Đô, kinh kỳ khói quyện

Thăm Sài Gòn, nét ngọc minh châu

Ta sẽ ghé Trường Sơn, nghe rừng reo gió núi

Ta sẽ ghé Biển Đông, nghe sóng vỗ triều dâng

Ta sẽ ghé miền quê, nghe hương thơm đồng nội

Ta sẽ ghé châu thành, nghe đô hội theo chân

Kia Hồng Hà, vùng phôi sinh mở nước

Nọ Thái Bình, nhớ bao thuở hùng anh

Kia Cửu Long, hàm rồng giao chín khúc

Nọ Đồng Nai, bồng mây nước xanh xanh

Ta đi vào cuối Nam

Ta đi ra đỉnh Bắc

Nhìn quê hương gấm vóc

Lòng nhắn gởi lòng tình tự yêu thương

Ta đi ra Hà Nội

Ta đi vào Sài Gòn

Nghe tiếng quốc gọi hồn

Đất nước nầy,

Non sông nầy,

Là của Việt Nam.

 

Quê hương, tồn sinh bất diệt

 Tháng 02-2006

 

Vừa sinh ra, mới có mặt trong đời

Bật tiếng khóc, thay tiếng cười

Mắt nhắm nghiền, chứ không thốt ra lời

Ta đã mang huyết thống Việt Nam từ đó

Ngay ngày đầu còn trẻ thơ bé nhỏ

Nói bập bẹ đầu đời, đã tiếng Việt Nam

Vùng đất sinh ta, là của cha ông

Dòng sống nuôi ta, thơm thơm sữa mẹ

Thước bảng phấn bay, Thầy làng gõ trẻ

Dẫm bước sân trường, con cháu Rồng Tiên

Tự thuở Văn Lang, nay kết Ba Miền

Chữ S cong cong, non sông một dãi

Nam Quan phía Bắc, địa đầu quan ải

Cà Mau phía Nam, giáp vịnh Thái Lan

Khắp nẻo quê hương, lẫm liệt hiên ngang

Tổ quốc kiêu hùng, ngàn năm văn hiến

Càng lớn lên, trong ta càng lưu luyến

Bước vào đời, bao tình tự ta mang

Của người Việt Nam, máu đỏ da vàng

Của nước Việt Nam, lịch sử huy hoàng

Sông núi hồn thiêng, ngàn xưa để lại

Một, nguyện ước quê cha còn mãi mãi

Hai, vẹn thề đất mẹ trọn ngàn sau

Dù biển dâu có biến đổi sắc màu

Nhưng nòi giống, ngàn đời không thay đổi

Chân có mỏi trên đường dài muôn lối

Sức không tàn trên vạn nẻo đắp xây

Tay đan tay, tiếp nối mọi bàn tay

Tâm đan tâm, mọi tấm lòng trao chuyển

Cờ bay khói quyện

Đất nước non này

Từ ngàn xưa cho đến tận hôm nay

Từ hôm nay cho đến tận ngàn sau

Vẫn ngước mặt, ngẩng đầu

Đất nước nầy, dân tộc nầy, tồn sinh, bất diệt !

 

Nhiều khung chưa đóng

 Tháng 3-2006

 

Nếu một mai có đi về một chuyến

Một chuyến về, cũng phải một chuyến đi

Thử nhìn xem trong đó sẽ được gì

Hay để thấm thêm một lần tan hợp

 

Nếu một mai, có đi về một chuyến

Tháng năm dài cũng đã lắng chìm sâu

Những xa xưa như nước chảy qua cầu

Cuốn hun hút bềnh bồng ra biển cả

 

Cánh đồng xanh mởn mơ màu lá mạ

Lúa đòng đòng trĩu hạt ngậm sữa non

Và còn kia trái chín ánh mộng vàng

Từng mùa mới thơm thơm lòng đất mẹ

 

Núi vọng đồi nghiêng bờ rừng nói khẽ

Quá, đi rồi, khép cánh, gởi thiên thu

Hiện, là đây, từng bước dẫu cho dù

Tương, sẽ biến, không bao giờ đứng lại

 

Lịch là sử, đi và đi mãi mãi

Phiêu là hành nào có nghĩa từ ly

Theo thời gian, khi đến nghĩa là đi

Thì một chuyến, cũng đều như thế cả

 

Nếu có về thì cũng cây rung lá

Nếu không về thì cũng lá rung cây

Như đất trời còn có gió heo may

Như con người có niềm tây cho thõa

 

Rồi tơi tấp vào bụi mờ bôi xóa

Cho cuộc đời thêm những nét rong rêu

Và thầm nghe trong khe khẽ tiếng kêu

Vũng tiếc nuối còn nhiều khung chưa đóng.

 

Khứ-Lai đáp khẽ, thế à !

 Tháng 3-2006

 

 Một mai về lại thăm quê

Đã lâu biết nhớ lối về hay không

 Lần mò, dọ dẫm, ngóng trông

Sao dời vật đổi trôi dòng thời gian

 Đổi thay cả phố cả làng

Đổi thay rào dậu đến hàng tre xanh

 Thành Hoàng lên núi xem thành

Cột Đình xuống biển ngắm vành trăng soi

 Sông xưa, nay khác nhiều rồi

Bến xưa, nay khác đến người lại qua

 Biết rằng dĩ vãng là xa

Tìm trong dĩ vãng càng xa mịt mùng

 Như con sóng vỗ điệp trùng

Như con đóm nhỏ đường cùng khuất nhanh

 Trăng vàng cũng ánh trăng thanh

Sao đêm cũng ánh mong manh trên ngàn

 Tâm tư rụng ý mênh mang

Mùi cơm gạo mới bay ngang thơm lừng

 Bước chân dừng lại ngập ngừng

Cõi lòng chùn xuống nửa chừng nghe đau

 Thời gian, quả thật qua mau

Ngày mai cũng hết ngày sau có còn

 Đường làng đứng đợi cuối thôn

Đèn khuya đứng đợi dấu mòn phố xa

 Khứ-Lai đáp khẽ, thế à !

 

Trường ca viễn xứ !

 Tháng 3-2006

 

Những ngày xưa, mẹ thường hay hỏi

Đến bao giờ, trở lại thăm quê

Những ngày nay, em thường hay nói

Đến bao giờ, thì anh mới về

Thời gian trôi, cứ kéo lê thê

Mây lang thang, cứ dạt bốn bề

Thuyền xa bờ, vỗ sóng đê mê

Không nói trước nhưng dài ra đằng đẵng

Tôi ra đi, mẹ tôi chưa tóc trắng

Tôi chưa về, mẹ đã phủ cỏ xanh

Lá rung cây, đã bao lúc xa cành

Thời rung nhịp, đã bao lần cúng kỵ

Nhớ về mẹ, gởi phương trời mộng mị

Nhớ về em, gom một khoảnh mến thương

Xếp vành khô thắm đượm mấy lần sương

Đêm chưa xuống mà nhìn cây ướt lá

Tôi chưa về, quê xưa cũng sỏi đá

Tôi có về, sỏi đá cũng quê xưa

Khi nhớ nhung, như những ánh sao thưa

Khi quên nhớ, cũng sao mờ nhấp nháy

Thuyền ai đưa đẩy

Bóng nước lung linh

Bến sông xưa không nhòa nhạt bóng hình

Quê làng cũ không phai mờ dấu tích

Để ta nghe những đêm dài cô tịch

Nhìn đêm khuya gõ nhẹ tiếng canh trường

Trông xa vời cho thấm nghĩa nhớ thương

Để hát khúc trường ca người viễn xứ !

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11086)
Thơ ca trong nền văn học Việt Nam là nét đẹp trong nếp sống của người dân.Thơ ca dong ruỗi cùng người trong suốt chặng đường đời vui buồn.
(Xem: 8595)
Lời xưa thánh triết, Minh sư trao truyền, Thành tâm tự ngộ, Xa dần đảo điên.
(Xem: 8387)
Em về Bát Nhã tinh khôi, Đêm xanh diệu pháp trăng đồi thúy hoan, Gió ru bướm mộng phương ngàn, Rừng cây cỏ thức giăng hàng đuốc hoa.
(Xem: 22452)
Trần gian quán trọ đời mình Đến chơi một chút thình lình rồi đi Trăm năm tay giữ được gì Có mang xuống dưới âm ty bạc vàng?
(Xem: 14382)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi, Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa, Múc bình nước mát về qua, Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa”
(Xem: 8849)
Khi cho ra đời thi phẩm Đoạn Trường Vô Thanh, có thể Phạm Thiên Thư cũng ngầm tự ví mình như là một Nguyễn Du thời đại...
(Xem: 9821)
Vâng lời Thầy con đi quét lá, Lá vàng rơi lả tả khắp nơi. Lá khô rơi như kiếp một con người, Giờ phút cuối là về cùng cát bụi...
(Xem: 7948)
Chiều nay nắng ghé sân chùa, Đậu lung linh đủ để vừa đề thơ, Nắng vờn vạt áo thiền sư, Hình như nắng thích phù du đường trần.
(Xem: 12112)
Nét cong tuyệt mỹ cỗi rồi, Lá vàng mới khóc tiễn đời lá xanh, Tượng vàng chùa đất tâm thanh, Hào quang vần vũ tỏa quanh gốc tùng...
(Xem: 17258)
Nhón chân trong cõi hư vô, Vời trông quê mẹ mấy bờ ruộng thưa? Cúi nhìn ngọn cỏ đong đưa, Chắp tay xin một hạt mưa giữa trời.
(Xem: 8225)
Nếu ngày sẽ trôi qua, Thì kiếp người ngắn ngủi, Có đôi lúc hờn tủi, Phải buông xả, bao dung...
(Xem: 8474)
Nhìn vô tác, Thấy tỏ tường, Vọng tưởng hóa Chân Như, Cực lạc quyện từ bi, Ánh Viên Giác hốt nhiên trùm khắp chốn, Giữa vầng trăng, Một niệm vô ngôn.
(Xem: 10673)
Miền Nam Ấn Độ trước đây, Có gia đình hào phú đầy uy danh, Hai con tư chất thông minh, Ca Chiên Diên với người anh của chàng...
(Xem: 10438)
Bảy vương tử dòng Thích Ca, Đợt đầu quyết chí xuất gia lần này, A Nan có mặt trong đây, Tuổi thời nhỏ nhất nhưng đầy tương lai...
(Xem: 10116)
A Na Luật được sinh ra, Ở trong vương tộc rất là nổi danh, Thật thà, hoạt bát, thông minh, Múa ca, âm nhạc quả tình tinh thông...
(Xem: 10593)
Không làm chẳng nói, Có nói chăng chỉ nói với mình, Bình sinh một đời Tri Âm mấy kẻ, Tri Kỷ mấy người chia xẻ tâm tư!
(Xem: 7774)
Nguồn sức mạnh của trẻ thơ, Chính là tiếng khóc bất ngờ kêu la. Nguồn sức mạnh của đàn bà, Là cơn phẫn nộ bùng ra tức thời.
(Xem: 7234)
Nắng hồng rực rỡ trời mây, Chim muông ríu rít, cỏ cây rộn ràng, Hào quang chói lọi ánh vàng, Theo chân Đức Phật lên đàng sáng nay
(Xem: 11338)
Chiều tối, trời vào thu; Con về đây thăm Mẹ, Mẹ nằm đó, xác thân chừ biến đổi, bao người nằm bên Mẹ cũng thay đổi sắc màu theo định luật diệt sinh.
(Xem: 6909)
Thuở xưa ở dãy Tuyết Sơn, Có chim oanh vũ dễ thương, hiền hòa, Vì cha mẹ bị mù lòa, Một mình chim phải bay ra khu rừng
(Xem: 7673)
Thuở xưa có một nhà buôn, Nghe lời biển gọi, căng buồm ra khơi, Nổi trôi buôn bán khắp nơi, Ghé bờ xa lạ, sống đời lênh đênh.
(Xem: 22685)
Đôi khi đời đau khổ, Tập thở nhẹ và cười, Nếu không làm như thế, Chỉ thiệt mình mình thôi...
(Xem: 20227)
Ta bước xuống trần gian tìm đâu đó, Những ưu tư những ước nguyện thật gần...
(Xem: 9783)
Sáng nay hoa sen thắm nở, Nâng chân Bồ Tát vào đời, Một vầng thái dương rạng rỡ, Bao trùm vạn vật nơi nơi.
(Xem: 8158)
Cách nay trên hai ngàn năm, Là ngày thế giới hân hoan chào mừng, Một bậc mãn phúc kinh luân, Đoạn trừ kiết trược giáng trần độ sinh...
(Xem: 11286)
"Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã, Thị nhân hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai"
(Xem: 8452)
Ai Tư Vãn là bài văn tế của Ngọc Hân công chúa bày tỏ nỗi lòng đau khổ và tiếc thương chồng là Vua Quang Trung.
(Xem: 8444)
Đêm chưa ngủ nghe dòng thác đổ, Nghiêng bờ vai nghe tiếng muôn trùng, Nghe tiếng khóc của bầy con trẻ, Nghe bình minh tràn ngập mùa xuân
(Xem: 9543)
Me suối mát thiên thu đời con tắm, Mẹ hoa thơm tươi thắm cả vườn xuân, Mẹ trăng thanh huyền diệu khắp trần gian, Mẹ gió thoảng giữa vô vàn oi bức...
(Xem: 7909)
Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca tập hợp những dòng thơ của Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 11357)
Nửa khuya đức Phật vào đời, Trong đôi cánh hạc tuyệt vời lên trăng, Cành hoa muộn nở ngoài sân, Thoảng hương xa, Phật đến gần trong hương... Trụ Vũ
(Xem: 9568)
Ngày rằm tháng bốn vô vi, Con về trước mẹ mà quỳ lệ rơi, Trên cao Phật đản hoa trời, Dưới chân có kẻ lặng rơi nỗi niềm… Nguyễn văn Nhị
(Xem: 10023)
Khi Ta thành đạo Bồ đề, Băm hai tướng tốt đề huề tụ thân, Hào quang vô lượng sáng ngần, Chúng sanh ai cũng được phần như Ta... Vi Tâm
(Xem: 7298)
Sáng nay sương động trên cành, Mà như nước mắt lanh đanh phương nào, Tuổi thơ chưa biết ước ao, Mà nay nỗi khổ ba đào ập lên... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9382)
Tuyển tập gồm Thơ, Truyện ngắn, tản bút, Tư tưởng, kinh nghiệm Thiền… Viết từ 1989 đến 2005... Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
(Xem: 19286)
Hiệu danh Tự Tại là tôi, Bồ Tát là vị, Như Lai là lòng, Tu hành đã được viên thông, Nguyện đi quảng pháp khắp vùng thế gian... Vi Tâm
(Xem: 8184)
Hôm nay Phật Đản trở về, Ta Bà hiện cảnh hoàng quê năm nào, Từ trời Đâu Xuất trên cao, Hộ Minh Bồ Tát nguyện vào Phật (ứng) thân... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9529)
Bạn hiền ơi, nhớ nhé! Sống hãy mở lòng ra, Nhận chân lời Phật dạy, Hạnh phúc sẽ nở hoa... Hàn Long Ẩn
(Xem: 29072)
Cuộc đời sắc sắc không không, Chỉ xin ta sống thật lòng với nhau, Sống cho có trước có sau, Cõi âm ta lại gặp nhau thôi mà!... Nguyễn Thành Dũng
(Xem: 19709)
Một thường lễ kính chư Phật, Lễ Phật, tâm Phật dung Phật tuệ sanh, Kính Phật phước đức an lành, Nguyện làm Bồ Tát dưới chân Phật đài... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 7529)
Biền biệt đường bay, Mịt mờ dấu lặng, Tiếng ai gào thống thiết giữa đau thương... Hàn Long Ẩn
(Xem: 8837)
Phật tử cầu Sư, hỏi đạo Thiền, Sư ngồi tịnh tọa cười an nhiên, Chưa hiểu Phật tử liền gặng hỏi, Sư đứng dậy đi với ý Thiền... Liễu Nguyên
(Xem: 12990)
Muôn đời chánh pháp rạng ngời, Phật Phật hạo hạo, vạn đời truyền trao, Pháp luân thường chuyển đẹp sao, Đương lai Di Lạc tiếp trao Pháp thiền... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9287)
Ta nhốt ta trong lâu đài trú ẩn, Bởi ngôn từ và kiến thức đoanh vây, Những kinh nghiệm chập chờn bao phủ, Ánh mặt trời không lọt nổi kẽ tay... Hàn Long Ẩn
(Xem: 11171)
Ngày xưa nước bồ kết gội, Chiều về buông xõa tóc hương, Sáng nay cam lồ tịnh thủy, Tâm bồ đề lộ kiên cường... Thơ: Nhất Hạnh; Nhạc: Tịnh Thủy; Thiền ca: Chân Pháp Khôi
(Xem: 8047)
Bốn chị em lâm cảnh đời bất hạnh Linh, Huyền, Trang, Thu bé bỏng Quảng Bình Con nhà nghèo lâm nghiệt ngã điêu linh...
(Xem: 11226)
Tập thơ Thanh Âm Cuộc Lữ của Hàn Long Ẩn
(Xem: 7773)
Xuân về đất khách đẹp bao la, Toàn thể bà con người Việt ta, Buồn tiễn Rắn đi, lời tạm biệt, Vui chào Ngựa đến, tiếng hoan ca... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 7964)
Ngựa nòi giống tốt và thông minh là tiền thân Đức Phật. Vị quốc vương là ngài Ananda. Người cưỡi ngựa là ngài Xá Lợi Phất...
(Xem: 8919)
Thầy là một bậc chân tu, một cao tăng thạc đức. Thầy dày công đóng góp sâu rộng cho Phật Giáo... Tâm Thường Định
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant