Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bạn tạo nên sự may rủivận mệnh của bạn

15 Tháng Ba 201100:00(Xem: 14201)
Bạn tạo nên sự may rủi và vận mệnh của bạn

BẠN TẠO NÊN SỰ MAY RỦI

VẬN MỆNH CỦA BẠN

(YOU MAKE YOUR LUCK AND DESTINY)

 

Nguyên tác: Dr. K. Sri Dhammananda

Chuyển ngữ: HT. Thích Trí Chơn

 

Giới thiệu tác giả: Hòa Thượng K. Sri Dhammananda, tốt nghiệp Tiến sĩ, là nhà Sưhọc giả Phật Giáo danh tiếng người Tích Lan (Sri Lanka), hơn 40 năm qua đã góp phần to lớn cho sự phát triển Phật Giáo, không riêng tại Mã Lai (Malaysia), các nước Á Châu mà còn khắp nơi trên thế giới. Năm 1962, Hòa Thượng đứng ra thành lập Hội Truyền Bá Phật Giáo (The Buddhist Missionary) taị Kuala Lumpur (Mã Lai). Hiện nay, Hòa Thượng đang giữ chức Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo tại Mã Lai. Về phương diện hoằng pháp, có thể nói HT. Dhammananda là nhà Sư Nam Tông, hiện đóng góp nhiều nhất cho công cuộc hoằng dương chánh pháp tại Mã Lai, một quốc giađa số dân chúng theo Hồi Giáo.

Để tạo sự đoàn kết, chung sống hòa hợp với các tôn giáo bạn; HT. Dhammananda là một trong những thành viên đã khởi xướng thành lập vào năm 1983 “Hội Đồng Tư vấn của Phật, Thiên Chúa và Ấn Độ Giáo tại Mã Lai” (The Malaysian Consultative Council of Buddhism, Christianity and Hinduism). Hội này được xem như cơ quan liên lạc với chính quyền Hồi Giáo Mã Lai nhằm kết hợp với các tông phái Phật Giáo như Đại Thừa, Nguyên Thuỷ và Kim Cang Thừa của Tây Tạng. Việc làm ý nghĩa nhất của tổ chức này là họ đã hợp tác tổ chức đại lễ Phật Đản chung hằng năm tại Kuala Lumpur, với sự tham dự của hàng chục ngàn Tăng ni, và Phật tử của ba giáo phái Phật Giáo nói trên thuộc nhiều quốc gia: Mã Lai, Ấn Độ, Tích Lan, Nhật Bản, Việt Nam, Đại HànÂu Mỹ v..v.. Về mặt văn hóa, HT. Dhammananda đã viết rất nhiều sách Phật Giáo bằng Anh ngữ. Sau đây là những sách Phật Giáo Anh văn căn bản của Hòa Thượng: 1) What Buddhist Believe? (Người Phật Tử Tin Tưởng Gì?); 2) Religion in a Scientific Age (Phật Giáo trong Thời Đại Khoa Học); 3) The Treasure of the Dhamma (Kho tàng Pháp Bảo); 4) Status of Women in Buddhism (Vai trò của Phụ Nữ trong Phật Giáo); 5) Gems of Buddhist Wisdom (Những Viên Ngọc của Trí Tuệ Phật Giáo) v.v. (Chú thích của người dịch)

 

 

 Thật là hết sức sai lầm khi chúng ta tin tưởng vào sự may mắnrủi ro. Nếu trong đầu óc chúng taý tưởng ấy, chúng ta nên loại bỏ, và đừng bao giờ để cho ý tưởng sai quấy đó ảnh hưởng đến chúng ta.

Đức Phật dạy rằng điều lành, nghĩa là các kết quả thiện phát sinh từ những nguyên nhân tốt; và kết quả xấu chỉ có thể dẫn đến từ các nguyên nhân bất thiện. Một người có ý tưởng không trong sạch và hành động xấu ác không thể nói một cách hợp lý rằng mọi điều xấu xảy ra trong đời anh ta đúng là “vận rủi ro”. Ý nghĩ xấu và cuộc sống ác độc tạo nên đời sống bất hạnh. Trái lại ý nghĩ và hành động tốt tạo ra cuộc sống an vui. Cho nên tin vào “vận số” là một sự mê tín.

Cuộc sống của chúng ta hạnh phúcan lành hay đau khổbất an tùy thuộc vào phương cách sinh sống của chính cá nhân chúng ta. Chúng ta tạo nên điều hạnh phúc hay đau khổ và không có gì gọi là may rủi. Khi một người bảo là anh ta gặp “điều không may”, thực ra y muốn nói rằng y có “NGHIỆP XẤU” (Bad Karma). Bất cứ ai hiểu biết giáo lý về Nghiệp Báo (Karma) sẽ không còn nhầm lẫn để tin vào sự rủi may; bởi vì họ sẽ nhận thấy rằng mọi việc xảy ra trong đời sống chúng ta, chỉ là kết quả của các nguyên nhân do chính chúng ta đã tạo ra ngay trong đời này hay một trong những kiếp trước của chúng ta.

Thật vậy, đức Phật đã không phủ nhận sự ảnh hưởng của một vài ngôi sao và hành tinh đối với con người. Dĩ nhiên ai có tâm hồn nhu nhược sẽ là nạn nhân của các ảnh hưởng đó, và sự tưởng tượng của họ khiến cho tình trạng càng bi đát thêm. Những người có ý lực mạnh mẽ, lòng can đảm và trí hiểu biết, có thể thành công trong sự nghiệp của họ, và khắc phục được những khó khăn mà không cần phải nương vào các quyền năng ngoại giới này. Do đó, con người không nên nhận chịu sự đầu hàng bằng cách từ bỏ các cố gắng để nghĩ rằng mình không gặp được điều may hay tự khiến mình trở thành nạn nhân của mọi nỗi âu lo. Những lo buồn ấy, chỉ làm cản trở sự tiến bộ trong công ăn việc làm của họ mà thôi.

Nếu kẻ nào gặp thất bại trong công việc là do một trong những nghiệp xấu của họ đã gây ra; và họ có thể vượt qua bằng cách cố gắng hành thiện nhiều hơn. Làm việc lành, người ta không cần phải tốn kém gì, mà kẻ ấy có thể thực hiện nhiều việc phước đức bằng tình thương, tánh khoan dung, nhẫn nhục, lòng từ bi và sự thông cảm. Nếu việc thất bại là do sự bất tài, thiếu kinh nghiệm, hay biếng nhác của người ấy thì họ phải cố gắng tự cải tiếnhọc hỏi làm cách nào để khắc phục được những thất bại đó mà không cần trách than gì đến các vì sao xấu.

 

 VẬN MẠNG NẰM TRONG TAY BẠN

Không có lý thuyết tin vào phận số không thể tránh hay vận mệnh không thể cải đổi được trong Phật giáo. Chúng ta thường thấy rõ một vài lỗi lầm chúng ta phạm hôm qua là nguyên nhân cho sự bất hạnh hay ốm đau chúng ta phải gánh chịu ngày hôm nay. Đức Phật dạy: “Chúng ta là kẻ thừa hưởng của những hành động chúng ta đã gây ra. Việc làm của chúng tagia tàidi sản của chúng ta”.

Vận mệnh là điều hoàn toàn do chúng ta tự tạo, tự kiếm được, dù cho đó là việc tốt hay xấu. Luật tự nhiên không bao giờ tha thứ cho sự thiếu sáng suốt (vô minh). Con người là kẻ xây dựng cuộc đời của chính họ, đấng sáng tạo phận số của họ, cả hai mặt nội tâm lẫn ngoại giới.

Vận mệnh không phải là năng lực mù quáng, nó thể hiện sự sáng suốt lớn lao nhằm điều khiển cả vũ trụ. Nó có chủ đích để hoàn thành; và mục tiêu đó, đối với con người, là một ý hướng giáo dục. Vận mệnh không mang ý nghĩa của sự đền đáp. Cũng không có tác dụng của sự trừng phạt trong năng lực vĩ đại ấy. Mà con người tạo nên vận mệnh của mình bằng ý tưởng và hành động của chính họ; con người sẽ nhận lại ở cuộc đời sớm hay muộn một cách chính xác những điều mà họ đã gây ra cho cuộc đời. Điều ấy, không cách gì trốn thoát được.

Chúng ta nên ý thức rõ không có vận mệnh nào là cố định. Nó chỉ có tính cách tương đối tạm thời; cho nên, Phật giáo dạy rằng không có địa ngục cũng như thiên đường vĩnh cửu. Đạo Phật thuyết giảng về luật nhân quả và sự luôn luôn biến đổi vô thường. Do đó, con người có thể tu học để làm chủ bản tínhgiải thoát tâm thức của mình.

 

Vận mệnh không có gì khác hơn là kết quả của những nỗ lực quá khứ của chúng ta. Các thành quả của chúng ta được quyết định bởi những cố gắng của chúng ta. Cho nên, nỗ lực của chúng tavận mệnh của chúng ta. Sự gắng sức trong quá khứhiện tại của chúng ta, ở trường hợp đối nghịch, giống như hai con cừu đực chiến đấu với nhau. Con nào mạnh hơn sẽ đánh bại con kia. Mọi cố gắng (xấu hoặc tốt), dù là quá khứ hay hiện tại, những năng lực mạnh hơn sẽ quyết định số phận của chúng ta. Dù ở trường hợp nào, chính sự tinh tấn của con người sẽ định đoạt vận mạng của mình bằng năng lực cố gắng của nó. Con người quyết định phận số bằng ý tưởng của mình. Nó cũng khiến cho vận mệnh không xảy ra, có thể xảy ra. Chính nỗ lực cá nhân sẽ tạo nên phận số của con ngườithế gian này, chứ không phải do điều gì khác. Cho nên, con người phải khắc phục số mệnh không may của mình (kết quả của mọi cố gắng quá khứ) bằng nỗ lực lớn lao hơn trong hiện tại. Thế giới này không có việc gì không thể thành tựu được bằng chính sức cố gắng của con người.

Con người làm tiêu hao sự sống bằng cách trách than nhìn lui quá khứ, trong sự biếng nhác, không quyết tâm, là chứng tỏ sự bất lực đối với vai trò cao quý mà nó chiếm giữ; và như thế, con người đã tạo ra nghiệp xấu, để dẫn mình vào nơi bất thiện. Bạn nên nhớ kỹ điều này, và cố gắng làm việc lành trong khi cuộc sống của bạn còn tồn tại. Bởi lẽ phí phạm thì giờ của bạn, bạn không những chỉ làm tổn thương chính mình mà còn gây tai hại cho người xung quanh, vì thời gian của bạn cũng quý báu như thì giờ của kẻ khác.

Mong chờ được cứu rỗi qua sự cầu nguyện, lễ bái, giết hại sinh vật, nhân danh thần thánh, để cúng tế thần linhvân vân, là hành động ích kỷ. Con người nên tìm sự giải thoát qua việc thọ trì giới cấm, biết tu sửa, tự giác, sống đời sống chân chính, mang tình thương đến cho mọi người; bằng sự thanh tịnh hóa (bản thân), cùng thể hiện những việc làm cao cả và lợi tha.

 

Luật thiên nhiên rất công bằng. Nó không biết nịnh hót hay ban đặc ân do lời yêu cầu của bất cứ ai. Con người có thể nêu câu hỏi: “Ta chỉ là con tốt trên bàn cờ của những quyền lực vũ trụ mà ta không có cách gì kiểm soát, hay ta có thể quyết định phận số và vận mệnh của mình ít ra, trên một vài phương diện?”.

 

Nhiều tôn giáo đã giải đáp khác nhau về câu hỏi này. Đức Phật dạy rằng con người có khả năng khắc phục được cái luật phổ biến về sự khổ đau và sanh tử, nếu y biết hành động thuận theo cái luật đạo đức của vũ trụ, biết tu niệm, giữ tâm thanh tịnh bằng cách áp dụng trí tuệ của mình; thì con người thể tạo dựng cuộc đời theo ý muốn; và quyết đinh đựợc vận mệnh của mình mà không cần phải dựa vào các quyền lực ngoại giới,

 

Trích dịch tập “Why Worry?” (Tại sao lo âu?) của Dr. K.Dhammananda

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13402)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11885)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13714)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12458)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
(Xem: 11201)
Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Cha mà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ.
(Xem: 13258)
Tự lựcyếu chỉ để mình vượt thoát mọi khổ đau, nó có được khi mình hiểu đến nơi đến chốn, khi mình biết thương mình thật sự.
(Xem: 13427)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
(Xem: 14028)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
(Xem: 13269)
Ngài có công lớn đem Phật giáo vào thế giới phương Tây, mang lại hòa hợp giữa các tôn giáo, trồng cây Bồ Đềvị trí tương xứng với nhân loại ngày nay.
(Xem: 13663)
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.
(Xem: 13310)
Ờ, thì nôn nao, thì nhớ, thì… nôn nao. Nhớ hình bóng quê nhà, là nhớ mẹ. Nhớ lúc mẹ lật đật chạy từ trong nhà ra ngõ đón mình về.
(Xem: 13239)
Một vị Bồ tát đạt được giải thoát như một vị a la hán bồ tát trên con đường trở thành một vị Phật. Nhưng ngài không dừng ở đấy; ngài sẽ hoạt động xa hơn để đạt đến giác ngộ.
(Xem: 13030)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả)...
(Xem: 12553)
Kính đa tạ quý Ôn giảng sư, quý thầy, quý ni sư, quý sư cô luôn hiện diện đầy đủ trong lớp học để thời gian an cư ngắn ngủi tại PHVQT năm 2011
(Xem: 14162)
Đời sống của ngài hàng ngày theo một thời khóa giản dị. Ngài dậy trước khi hừng đông, một thời gian hoàn toàn êm ả và tĩnh lặng thật tuyệt hảo để thiền quán.
(Xem: 12438)
Mỗi ngày được lên trang nhà và đọc một câu chuyện đêm khuya cũng giúp mình tịnh tâm học hỏi được chút ít gì làm hành trang cho chính mình trên con đường tu tập nên mình vui lắm.
(Xem: 13026)
Với dân số khoảng hơn 6 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa cao nhất thế giới so với số dân.
(Xem: 13365)
Phật giáo vượt qua giới hạn của cá nhân-nhận ra sự thật của sự liên kết lẫn nhau có nghĩa là cùng tham gia với mọi người trong một thế giới rộng lớn hơn.
(Xem: 11741)
Giới trí thức Phật giáo luôn quan tâm đến nghiệp vận tôn giáo mình trên quê hương cũng như nơi đất khách. Họ vẫn ngồi lại mỗi khi có dịp, nỗi ưu tư được nêu ra...
(Xem: 12601)
Về phương diện tinh thần, hơi thở còn có khả năng làm lắng dịu và chữa trị những cảm xúc tuyệt vọng, lo âu, sợ hãi, bất an v.v... trong ta được bình phục.
(Xem: 13291)
Con người ta nếu sống chân thành, thật thà với chính mình, với người thì cái tâm ấy như vàng, như kim cương nên không sợ chi lửa.
(Xem: 13150)
Văn học Phật giáo có kể về những kỹ nữ là những Phật tử thuần thành. Trưởng lão ni kệ có kể về hai kỹ nữ, cũng là hai chị em Vimala và Sarama.
(Xem: 19498)
Thủ Dầu Một đầu tiên là địa danh vùng, rồi địa danh các đơn vị hành chính các cấp: hạt TDM (1869), tỉnh TDM (1899), thị xã TDM (1975).
(Xem: 13381)
Dù lý giải như thế nào đi nữa thì cũng dễ dàng nhận thấy là mối quan hệ tình cảm của con người là cái quan trọng nhất vượt lên trên cả tiền bạc, vật chất...
(Xem: 13564)
Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại...
(Xem: 17721)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 14135)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời.
(Xem: 12999)
Một vị thiền sư nọ cất túp lều tranh trong rừng sâu sống ẩn dật tu luyện không tranh đua với đời. Thiền sư tiếp xúc với cỏ cây nhiều hơn con người cho nên tâm hồn ông rất thanh thản vô vi.
(Xem: 14082)
Thanh lọc tâm mình bằng cách thiền tập hoặc niệm Phật để tiếp xúc với năng lượng tĩnh lặng từ bên ngoài lẫn bên trong là cách làm của người tin Phật, có trí.
(Xem: 12172)
Có một thứ mà khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều, đó là lòng tốt. Có một loại năng lượng nào càng sử dụng, thậm chí càng xài phí thì càng có nhiều thêm, đó là lòng tốt.
(Xem: 11901)
Thời giansự thật, nơi bôi xóa, giấu che và hiển lộ tất cả. Trong nghĩa ấy, thời gianlịch sử. Lịch sử được làm nên từ những ánh rực rỡ và những lặng thầm, trên đường đi của nhân loại.
(Xem: 13099)
Một ngày nọ, chàng trai muốn đi xuất gia. Chàng nói ý định này với người bạn thanh mai trúc mã của mình. Nàng thiếu nữ nghe xong thoáng buồn và hỏi lại...
(Xem: 13395)
Sơ suất có thể làm hại mình, hại người, nhất là trong những quyết định quan trọng. Đó là bài học tôi nghe được từ một người thầy.
(Xem: 11954)
Dầu cuộc đời có bận rộn và nhiêu khê đến đâu, hãy nhớ dừng lại để thở, để nhìn nụ cười trong những đóa hoa, mây bay trong tách cà phê thơm...
(Xem: 17147)
Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.
(Xem: 12501)
Đức Phật đã khẳng định rằng nữ giới và nam giới đều bình đẳng trong khả năng chứng ngộ, và vì lý do đó Ngài đã cho phép họ được xuất gia...
(Xem: 12759)
Hè đến, những cánh phượng nhuộm đỏ một góc đường. Ta lại bồi hồi nhớ lại ký ức xưa cũ. Con đường đất, mái nhà xiu vẹo...
(Xem: 12341)
Hành trang đi vào trong vô thường để tìm chân thường, biết huyễn mộng vẫn đi vào huyễn mộng, để tìm lại con người chân thật, con người của thảnh thơi, thanh tịnh, hạnh phúc...
(Xem: 14083)
Mỗi bước chân và mỗi cái nhìn của mình có thể chế tác được năng lượng an lạc. Mình bước tới và mình biết là mình đang chạm vào tịnh độ.
(Xem: 12408)
Hạnh phúc luôn có mặt trên những chặng đường ta đi qua chứ không phải ở cuối con đường. Hạnh phúc có thể được tìm thấy trong từng phút giây ta sống...
(Xem: 11762)
Nếu mọi người, mọi nhà đều thực hành Luật Nhân Quả họăc biết sợ Nhân Quả thì thế giới này biến thành một Cung Trời mà chẳng cần phải bôn ba tìm kiếm Thiên Đường ở đâu khác.
(Xem: 12494)
Chư Phật Bồ tát xuất hiện ở đời vì chúng sinh mà khởi đại bi tâm, khải mê khai ngộ. Các Ngài đã phát đại nguyện ban vui cứu khổ, phụng sự cho chúng sinh mà không quản nại mọi khó khăn...
(Xem: 12990)
Khi bạn đau khổ, có những vấn đề, mắc bệnh ung thư, bệnh aids, rắc rối trong mối quan hệ, bất kỳ điều gì, hãy nghĩ: “Nguyện đại dương khổ đau sinh tử của tất cả chúng sinh khô cạn.”
(Xem: 13083)
Ở đây, mình đi tìm mùa xuân của lòng người, lòng mình, nên chỉ cần ngồi thật im, thật vững chãi và chế tác năng lượng mùa xuân...
(Xem: 12350)
Để có được sự trưởng dưỡng nội tâm, chúng ta cần phải sống chậm lại, chú ý lắng nghe nhiều hơn, nói ít đi, quan tâm nhiều hơn tới tiếng nói của nội tâm mình...
(Xem: 12424)
Trong cuộc sống cần rất nhiều thiện hạnh để nâng đỡ cho tinh thầnđời sống của chúng ta. Nếu không có những thiện hạnh, chúng ta sẽ dễ sao nhãng tinh thần...
(Xem: 11822)
Một phê bình luôn phải đặt vững trên nền tảng thực tại riêng của nó – thực tại mà nhãn quan của nó làm phát lộ, cái thực tại đặc thù bởi trong cách thức đặc thù mà liên hệ đến cái thực tại...
(Xem: 11863)
VNPG không phải là một phong trào hay một giai đoạn làm ăn phát đạt nhờ mua bán giỏi, mà là một nền tảng đạo đức chuyên biệt, dung chứa những tâm nguyện cao cả...
(Xem: 12150)
Chúng ta may mắn có một đạo Phật, dưới ánh sáng của Đấng Giác ngộ với tấm lòng Từ bi và Trí tuệ, xuất hiện trên cuộc đời uế trược nầy vì lợi ích cho trời người.
(Xem: 13217)
Lắng nghe mọi người, để hiểu và thương. Đó cũng là một cách nói rằng: tôi luôn có mặt cho mọi người, nhất là những người đang khổ đau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant