Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

"Tình dữ vô tình"

02 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 15864)
"Tình dữ vô tình"

Chùa có bốn con chó và một con mèo mù. Mỗi con xuất thân mỗi khác, cũng không ai cần truy tìm nguồn gốc; “cửa chùa rộng mở”, sự hiện diện của chúng sinh nào cũng được xem là hiển nhiên, bình thường. Có duyên thì đến, hết duyên thì đi. Vạn vật vô thường, muôn loài bình đẳng.

Bốn con chó mỗi con mỗi tính. Chúng không có tên nên mình tạm gọi (khi viết những dòng này) theo đặc tính cho dễ phân biệt. Con Khó Tính, con Thờ Ơ, con Vui Vẻ và con Bị Cắn.

dog-cat-wallpaper_1024x768-300x225.jpg

Ảnh minh họa

Con Khó Tính thấp đậm, có bộ lông xấu hoắc, lem luốc, đã vậy mà còn thường xuyên bị xà mâu. Chắc vì vậy mà nó đâm khó tính! Tính tình nó “xà mâu” lắm! Hầu như nó chẳng thích ai, nếu thấy nó lẽo đẽo chạy theo một người quen nào đó, thì chắc chỉ là nó tăm thấy trong giỏ người đó có mang thức ăn thôi. Bực mình nhất là nó luôn cắn, bắt nạt các con khác một cách không thương tiếc - dù đó là một bé mèo-chó “nhi đồng” nhỏ xíu. Những lúc nhìn nó thê thảm (vì bị xà mâu), cô độc, mình thấy ngậm ngùi, nghĩ: chắc vì nó sinh ra đã không có ai thương, nên nó hổng biết thương ai! Nó quen với sự đuổi xua, la mắng, nên khi mình cố gắng dịu dàng, cẩn thận thử vuốt ve nó một cái, nó lừ lừ thủ thế, lãng đi… Trời, hổng lẽ sự đời ghét dễ hơn thương?!

Con Thờ Ơ lểu khểu, có bộ lông lốm đốm trắng đen, phối màu, bố cục lãng nhách! Nhìn không thân thiện! Không như những con chó khác, thường chạy khắp quanh chùa, con này thường xuyên nằm ngay giữa bậc cầu thang lên chánh điện, hầu như lúc nào cũng thấy nó nằm ở vị trí quen thuộc đó. Nó ít giỡn với chúng bạn, chẳng đếm xỉa đến những người quen, chỉ “công chức” làm đủ nhiệm vụ là đứng lên sủa vài phát khi có kẻ lạ, chạy theo vài bước báo động cho đàn, rồi lại trở ra nằm xuống trấn giữ chỗ của mình.

Con Bị Cắn đẹt ngắt, có bộ lông vàng lợt nhợt, nhìn không bắt mắt, vậy mà nó đứng đâu cũng lọt vào tầm ngắm của con Khó Tính, bị nó cắn ghiền! Địa phận của nó là nhà bếp, quanh mấy cái chân bàn để dễ tránh đòn, né các cú táp của con Khó Tính. Bị cắn miết nên nó nhát hít, luôn biết thân biết phận. Phản ứng tự nhiên của nó là né, đôi khi mình đưa tay vuốt nó, nó cũng giật thột, kêu ẳng! Thấy tội gì đâu!

Con mèo mù nhìn là động lòng thương tâm, trắc ẩn! Gương mặt non nớt yếu ớt với hai hốc mắt dính lại, đi đứng liêu xiêu. Mỗi lần cho ăn, mình phải bế nó để lên bàn, riêng một mình. Nó bé bỏng yếu ớt thế, nhưng con Khó Tính vẫn không tha. Mình chưa nhìn thấy nó bị cắn, nhưng đã hết hồn khi con Khó Tính táp hụt nó. Cú táp ấy mà trúng, e rằng nó phải văng ra từng miếng! 

Lần đó, mình giận con Khó Tính quá, gào vô mặt nó: “Mầy… chó!!!”. Con Khó Tính già đời, cũng biết chuyện, nó thụt lùi cụp đuôi ngó mình. “Con ác quá đi!” – Mình nén lòng xuống giọng, nó là chó mà, biết gì đâu. Mỗi lần vô chùa, chưa thấy con mèo mù chạy ra là mình hồi hộp, lo sợ rằng nó đã chết bởi bị con Khó Tính cắn hay những tai nạn vô tình mà nó không thấy để tránh được!!!

Con Vui Vẻ mập múp, lông mượt, đen tuyền. Chắc nhờ tham ăn nhất đám, nhiệt thành tích cóp dinh dưỡng mà nó có bộ lông mướt rượt, đẹp trai “hót cẩu” nhất sân! (hot dog ha..ha..). Ngày con Vui Vẻ xuất hiện ở chùa, cả bầy chó mới được mọi người chú ý nhiều hơn. Ai cũng nhìn theo cái dáng lăng xăng vui nhộn nghịch ngợm của nó. Nó chạy loắng ngoắn khắp nơi, làm quen hết thảy, quấn quít dưới chân mọi người; chồm lên ngậm bám vạt áo tràng của mấy cô chú Phật tử lên chùa tụng kinh; chạy theo bánh xe quý thầy cô bên lớp Phật học

Nó háu ăn kinh khủng, ăn lẹ hơn chớp, bộ phận tiêu hóa của nó chắc vất vả vô cùng, hàm răng của nó thì rỗi nhàn nguyên nếp, bởi có sử dụng để nhai đâu, thức ăn chạm đến mỏ nó là lao vào bụng với vận tốc hỏa tiển! Nhìn nó ăn mà chết sặc cười! Nó ít khi bị cắn nhờ tinh ranh lanh lẹ. Thỉnh thoảng né không kịp, bị cắn, nó cũng kêu một tiếng qua loa rồi tranh thủ nhanh nhanh ăn hoặc chơi tiếp. Vui Vẻ rất khôn, hồn nhiên, láu táu; nó dễ làm quen và rất tình cảm. 

Mỗi khi mình đến, bao giờ nó cũng chạy ùa ra trước tiên, quấn quít đeo mừng, nũng nịu đủ kiểu. Bao giờ nó cũng tiễn mình ra đến khỏi cổng chùa, mình vờ mắng yêu, giậm chân đuổi nó trở vào, nó chạy thì thụt giỡn mặt, đến khi mình về khuất thì nó mới cong đuôi chạy nhỏng vô chùa. Mình yêu Vui Vẻ nhất đám, có lúc muốn xin thầy mang nó về nhà nuôi, nhưng lại thôi, vì muốn nó được ở chùa cho có phước, kiếp sau khỏi làm súc sinh nữa, tái sanh lên hình tướng tốt hơn.

Ở chùa, coi vậy mà lũ chó mèo khá sướng, bởi Phật tử đi chùa ai cũng nghĩ chúng không có chủ chăm sóc, chắc đói khát, nên thường mang thức ăn lên cho. Không biết những người khác thì sao, chớ mình mỗi lần cho chúng ăn là phải vất vả đau đầu với những kế hoạch biến hóa, chiến thuật phân phối v.v… để giữ được hòa khí cho mỗi bữa ăn. Vậy mà nhiều khi giữ không xuể, tức phát khóc! Nếu mắng chúng là lũ súc sinh ngu si thì cũng thấy nhục mình, bởi con người cao cấp dường kia mà cũng vậy, khác gì đâu mấy! Thậm chí còn khủng khiếp hơn! Riết rồi quen, mỗi lần cho chó mèo ăn, như tự chích cho mình liều vắc-xin chịu đựng bất công, chấp nhận nghịch cảnh để tồn tại. Mỗi lần mình đến, “kịch bản” thường xuyên diễn ra như vầy:

Hồi thứ I: Cả đám chạy ra mừng, mỗi con một cách nhưng tinh thần chung là vui vẻ.

Hồi thứ II: Mình sẽ “giao lưu” với cả đám, nhưng ưu ái quan tâm tới con Vui Vẻ nhiều hơn. (Riêng con Thờ Ơ thì đã trở về vị trí cầu thang của nó ngay sau vài giây chạy ra mừng hùa cho có phong trào). Sau đó, cả đám sẽ lãng đi, để mặc mình và Vui Vẻ chơi với nhau, tuy nhiên mắt chúng vẫn canh chừng động thái, hễ có dấu hiệu mình lấy thức ăn ra là cả bọn ùa ngay lại.

Hồi thứ III: Cuộc tâm lý chiến diễn ra. Mình ước lượng và ra phương án chia thức ăn như thế nào tùy vào vị trí đang đứng của từng “em” mà áp dụng chiến lược. Em mèo mù là dễ nhất, chỉ cần bế em lên bàn, em đứng riêng một cõi, không ai xâm phạm được. Ba em còn lại là mệt nhất. Con Thờ Ơ hầu như không bao giờ tham gia cuộc ăn chơi, nó nằm thõng chân trên bậc thang, bỏ ngoài tai hết thảy. Con Khó Tính quan sát rất sắc. Con Bị Cắn lon ton chạy qua chạy lại. Con Vui Vẻ tự tin với vị trí thân cận của mình.

Hồi thứ IV: Con Khó Tính cắn. Con Bị Cắn kêu!… Mình năn nỉ con Khó Tính, bấm bụng dụ dỗđể yên cho hai con kia ăn (thường là không mấy thành công!!!).

Hồi thứ V:  Mình dắt xe đạp ra về. Con Vui Vẻ và Bị Cắn chạy theo ra cổng. Con Khó Tính không chạy theo, nhưng mắt nó vẫn dõi theo, hễ thấy mình có biểu hiện lén lút cho hai con kia ăn tiếp là nó phi ra “xử đẹp” liền! (Con Khó Tính rất khôn lỏi, già đời, đừng tưởng nó là chó thì dễ đối phó!) Mình đành chịu phép! Ra về. Cả đám lại quây quần, vui vẻ như chưa hề có cuộc chiến giành ăn vừa mới xảy ra. (Giá mà con người cũng học được cách quên phắt hận thù, không truy tưởng niềm đau, nhanh chóng thiết lập bình yên nhẹ nhàng được như thế nhỉ!)

1024x768_03564436.jpg

*

Bẵng một dạo, mình đi nước ngoài, rồi bận công việc, không ghé qua chùa. Vậy rồi hôm trở lại, thấy cả đám chạy xô ra mừng, mỗi con đều khác.

Vui Vẻ lớn phổng, to cao mập chắc. Nó vẫn mừng mình nhưng thái độ rất chững chạc, điềm nhiên, không lăng xăng láu táu như lúc trước. Ánh mắt nó có vẻ xa xăm… Mình rải thức ăn, nó thờ ơ không đếm xỉa, bỏ đó, cứ quấn theo chân mình. Mình rất lấy làm lạ; chú ý kỹ thì thấy chân nó hơi bị cà nhắc, có vẻ như vừa qua một trận chấn thương. Nó không tiễn mình ra cổng như hồi trước, mà chỉ đến chân cầu thang chánh điện là nó quay vào. Dáng nó dàu dàu, chậm chạp. Trời! Không lẽ khi trưởng thành, không chỉ con người mà cả chó cũng bớt vui đi?!

Con Khó Tính đã chiến thắng được lũ xà mâu, khỏe mạnh mập ra, bộ lông dù xấu nhưng mọc lên đều dòm coi cũng ra dáng. Con Thờ Ơ có vẻ bớt thờ ơ, chịu chạy loanh quanh khu vực sân chùa, nhưng vẫn không đi xa các bậc cầu thang của nó. Con Bị Cắn hết chui rúc trốn tránh, nó gầy nhẵng nhưng có vẻ hoắng lắm, cái mồm mũi có khoảnh đen, dòm tếu tếu mắc cười. Nó chạy tung tăng như một con hươu nhỏ. Có lẽ nó rèn được kỹ năng lanh lẹ nhờ trưởng thành từ những cú né liên miên. Con mèo mù cũng lớn dài ra, giờ mà bị cắn chắc cũng văng được nguyên con chớ không rơi ra từng mảnh nữa.

Mình trở lại cái lịch hàng ngày: mỗi sáng lên chùa gởi xe đạp rồi leo lên xe buýt đi làm, chiều tan sở ghé chùa lấy xe đạp về nhà. Mỗi ngày hai lần gặp lại đàn chó mèo quen thuộc. Những con khác thì tính cách hầu như vẫn như xưa, duy chỉ con Vui Vẻ không hiểu sao tính tình đổi thay quá khác. Điều gì đã tác động lên nó? Hay chính vì bản chất thông minh, tính tình nhạy cảm nên khi va đập vào đời, nó dễ dàng “ngộ” ra và bước qua chính nó.

Ước gì con Khó Tính rồi cũng sẽ khác đi, Con Thờ Ơ, con Bị Cắn và con mèo mù cũng sẽ đổi thay chuyển nghiệp… để có một ngày “đồng thành Phật đạo”(1) như lời tụng đêm đêm vẫn vọng xuống từ chánh điện chùa mà chúng hằng nghe.

 Nam mô Thường Bất Khinh Bồ tát…

 Truyện ngắn của Thu Nguyệt

 ____________

(1): Tình dữ vô tình

 đồng viên chủng trí

 (Kinh Hoa Nghiêm)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2904)
Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau.
(Xem: 2424)
Phật tánhchủ đề của Kinh Đại Bát Niết Bàn và được luận giảng trong Phật tánh luận.
(Xem: 2437)
Phàm làm việc gì muốn được thành công, trước tiên đòi hỏi người ta phải siêng năng.
(Xem: 1548)
Chữ Tánh, Bản tánh, Tự tánh được nói đến trong rất nhiều kinh, luận Đại thừa. Đó cũng chính là mục đích rốt ráo cần tu chứng.
(Xem: 2402)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới
(Xem: 2086)
Hãy quán niệm thật sâu. Một khi có sinh, phải có khổ. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng theo cách đó.
(Xem: 2743)
Khát khao là một cảm xúc tự nhiên của con người, biểu hiện qua mong muốn đạt được điều mà mình cho là quan trọng hoặc cần thiết.
(Xem: 1893)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(Xem: 3063)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
(Xem: 2220)
Nguyện là lý tưởng, là mục đích, là định hướng cho cuộc hành trình.
(Xem: 3552)
Một trong những đóng góp to lớn của Hoà thượng Thích Minh Châu là sự nghiệpphiên dịch kinh điển.
(Xem: 2110)
Trong kinh Hoa nghiêm Đức Phật có dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”
(Xem: 1915)
Chúng ta có cuộc sống khác nhau trên những giai tầng xã hội, cung bậc tình cảm, cảnh giới tâm linh.
(Xem: 2951)
Khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, ngài đứng trước một lựa chọn trọng đại:
(Xem: 2610)
Ngày xưa, đa phần chùa ở Á Châu được xây dựng trên núi, nên vị Thầy đến đó dựng chùa gọi là Thầy Khai sơn, Trụ trì.
(Xem: 2121)
Sống trong một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến trạng thái tâm của bạn và những quyết định bạn đưa ra.
(Xem: 2980)
Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời.
(Xem: 2878)
Khi nói đến thiền Quán là nói đến Tứ Niệm Xứ. Quán Tứ Niệm Xứthiết lập Chánh niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
(Xem: 2811)
Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóa nhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm.
(Xem: 1953)
Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha).
(Xem: 2475)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau
(Xem: 2425)
Từ xưa đến nay, chánh ngữ vẫn là yếu tố cần thiết để khẳng định “tính người” trong mỗi cá nhân,
(Xem: 1830)
Sinh, lão, bệnh và tử: những điều này là bình thường. Sinh là bản chất bình thường của sự vật
(Xem: 2073)
Thay đổi, biến động, dịch chuyển vốn là tính chất thường hằngcủa vạn hữu: có sinh ắt có diệt.
(Xem: 2766)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi ngày chúng ta phải quyết định hàng trăm, hàng ngàn lần.
(Xem: 1598)
“Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” Đó là câu nói của cổ nhân, cũng có thể nói: “ Tâm sanh tướng”.
(Xem: 2152)
Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành.
(Xem: 2496)
Người xuất gia mang trên mình một hoài bão lớn là hướng tâm đến giải thoát tự thân và giúp người khác giải thoát.
(Xem: 3268)
Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người...
(Xem: 2250)
Nghe nói đến người tu, tưởng chừng như người ấy làm cái gì to lớn, đội đá vá trời, dời non, lấp biển;
(Xem: 3142)
Ngũ cănngũ lực tiếng Phạn là Pancindriya và Pancabala. Indriya có nghĩa là nguồn gốc, khả năng để tất cả các thiện pháp sinh khởi.
(Xem: 2910)
Nếu người nam hay người nữ nào, hành pháp ác bất thiện, phạm giới; thân thành tựu ác hạnh; khẩu, ý thành tựu ác hạnh;
(Xem: 2317)
Tu theo Giáo môn hoặc Thiền môn, họ tuân theo lời dạy của Phật hoặc Tổ sư, bám chặt vào lời nói của Phật hay Tổ ghi chép
(Xem: 2698)
Ăn chay, không ăn thịt, là một truyền thống cao đẹp hơn ngàn năm nay ở nước ta, phù hợp một cách sâu xa với tinh thần sùng cao của Phật giáo.
(Xem: 1735)
Chuyện người tu hành bị ma quỷ nhiễu hại xưa nay không phải là hiếm. Những bậc Thánh tăng còn bị làm hại huống gì phàm tăng.
(Xem: 3042)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?
(Xem: 2992)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm.
(Xem: 3194)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 2716)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất giadu hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(Xem: 2800)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da ThứcMạt Na Thức,) được xem là
(Xem: 2938)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(Xem: 2384)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(Xem: 2433)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
(Xem: 2045)
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.
(Xem: 2278)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh
(Xem: 2300)
Pháp thoại dưới đây Đức Phật dùng hình ảnh gương Pháp (Pháp kính) để khi soi vào vị đệ tử Phật biết chỗ thọ sinh.
(Xem: 2383)
Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục.
(Xem: 2462)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ.
(Xem: 1933)
Người học Phật rất quen thuộc với ảnh dụ qua sông rồi thì bỏ ngay chiếc bè.
(Xem: 2263)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
Quảng Cáo Bảo Trợ
free website cloud based tv menu online azimenu
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant