Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lá thư của Đức Phật

03 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 14362)
Lá thư của Đức Phật

Ở một trang báo Phật giáo nước ngoài có một bài viết đặt tựa là “Lá thư của Đức Phật”, với những suy nghiệm từ trái tim, nhìn sâu vào đời sống thế gian, người viết đã gửi những chia sẻ, triết lý đậm chất giải thoát, TN dịch và chuyển tải…

Loài người thân mến,

Dạo này người vẫn khỏe không? Ta nghĩ đến người trong buổi thiền định sáng hôm nay. Gương mặt người cứ ẩn hiện trong tâm trí ta. Ta đang nghĩ cách giúp loài người chấm dứt khổ đau, những khổ đau mà ta luôn soi thấy trong từng đời sống con người. Mặc dù tất cả loài người đều giống nhau, nhưng họ lại “đau khổ” một cách khác nhau.

Buddha.jpg

Ảnh minh họa

Loài người dường như vẫn chưa chịu nhìn thấy sự thật. Người có nghe thấy cây cối nói lời chân thật bên làn gió vọng thêm vào? Con mèo cưng nhìn vào mắt người, nó chỉ muốn nói rằng những gì người đang làm chỉ càng khiến cuộc đời thêm khó khăn hơn. Nếu người không nhận thấy vậy, sao người không thể ngủ ngon hằng đêm?

Sự bình an trong đời sống chưa bao giờ bỏ rơi người. Nó chỉ bị che lấp bởi những điều vụn vặt tầm thường. Để tìm lại sự bình an đó, người phải lau rửa, dọn dẹp lại bên trong người. Vì lối sống của người đã trở nên trần tục từ lâu. Nó giống hệt như những show diễn trên truyền hình, ngày nào cũng bấy nhiêu, và không hề cống hiến điều gì tốt hơn, thiện hơn cho đời. Đời người tựa như một cuốn phim và người là một diễn viên trong đó.

Mọi việc có thể khác đi, nếu người có cái nhìn khác hơn. Như ta đã nói trước kia, chính con người tạo ra cuộc đời mình - bằng cái tâm. Ta rất buồn khi nhiều người không thể hiểu được điều này. Đây là điều then chốt, vì nó giúp người hiểu rằng: Đời mình có thể được như ý muốn.

Vậy, trước tiên người phải hiểu được điều này, để áp dụng nó vào lối sống của mình. Nếu mỗi ngày người chỉ tiến mãi về phía trước, thì chẳng bao lâu người sẽ rơi xuống vực. Vực sâu cuộc đời là một cái hố thăm thẳm mà khi sa xuống đó người sẽ bị đau khổ triền miên cho đến chết. Và rồi tất cả sẽ lại bắt đầu. Nếu người hiểu được điều ta muốn nói, tâm trí người sẽ thức tỉnh hơn, người sẽ làm chủ được hạnh phúc của mình. Đời sống không bao giờ là kẻ dẫn đường tốt, ta nên thường xuyên kiểm soát nó.

Nếu người không muốn gặp phải nhiều điều phiền toái trong đời, thì hãy nhận thức rằng: Không có điều phiền toái nào cả, trừ phi người đặt tên cho chúng là “Phiền Toái” mà thôi. “Phiền toái” chỉ là một phần của cuộc sống này, vì người đã đặt tên cho nó như vậy, và nhìn nó theo quan điểm tiêu cực. Có những điều tốt đẹp, bởi vì người thích cái cảm giácmang đến, và gọi tên nó là “Điều Thiện, Điều Lành”, và nhìn nó bằng cái nhìn tích cực. Tuy nhiên, cũng có những điều không đem lại cảm giác tốt đẹp đó, nhưng không có nghĩa là mình phải đặt tên cho nó là “Điều Phiền Toái”.

Hãy thử đặt tên cho nó một cách chính xác hơn, đó là “Trải Nghiệm”. Nó chỉ là một trải nghiệm khác trong đời. Phiền toái cũng như những điều tốt đẹp chỉ có thể trở thành sự thật khi người đặt tên cho chúng. Người phân loại chúng, nhưng thật sự thì chúng giống nhau. Nếu một người quán triệt được ý này trong đời sống, họ sẽ không bao giờ thấy điều gì là tiêu cực cả, mà chỉ thấy đó là một phần thuộc về đời sống mà thôi. Người có thể cho sự chết là một điều xấu, nhưng người chết có đồng ý không? Có lẽ là không, khi nhìn xa hơn, và nhất là khi người chết nghĩ rằng họ đã đau khổ vô cùng trước khi chết.

Loài người thân mến, hãy đừng nhìn mọi thứ trên đời như những cá thể riêng biệt, ảnh hưởng đến người một cách tích cực hoặc tiêu cực. Đó gọi là Si, và lối suy nghĩ này sẽ không bao giờ dẫn đến Tâm Giác Ngộ và cuối cùng là Niết-bàn, nơi ta đang ngự.

Thương yêu,

Đức Phật trong tâm!

Thủy Ngọc lược dịch (Theo examiner.com)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1585)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1761)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1614)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1498)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1267)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(Xem: 1403)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1357)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1397)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1358)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1320)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1538)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1606)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1666)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1542)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1511)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1286)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1442)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1402)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1482)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1520)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1594)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1445)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1569)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1465)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1416)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1506)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1417)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1590)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1871)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1548)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1848)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1425)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1376)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1574)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1429)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1511)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1676)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1874)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1908)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1728)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1908)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1592)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1534)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 2075)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1678)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1600)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1541)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1530)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant