Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đào giếng giữa sa mạc

14 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 15263)
Đào giếng giữa sa mạc


Trong khi trú tại thành Xá-vệ (Sāvatthi), đức Thế Tôn đã kể câu chuyện về một thầy Tỳ-kheo thối chí.

Chuyện kể rằng, trong khi đức Thế Tôn đang trú tại thành Xá-vệ, có một thiện nam thuộc gia đình quý tộc sống ở thành Xá-vệ đã đến tinh xá Kỳ Viên để nghe đức Thế Tôn thuyết giảng. Sau khi nhận thấy rằng chính các dục là nguyên nhân của khổ đau, vị này đã phát tâm xuất gia. Sau năm năm sống đời xuất gia, khi đã học xong hai điển mục thiết yếu và tu tập những pháp môn thiền quán, thầy nhận lấy nơi đức Thế Tôn một đề tại Thiền quán thích hợp với bản thân mình rồi đi vào một khu rừng và trải qua kỳ an cư mùa mưa ở đó.

Mặc dù nỗ lực hết mình trong suốt ba tháng, thầy cũng không thể hiển bày được một chút Tuệ quán nào. Vì thế thầy nghĩ, “đức Thế Tôn nói có bốn hạng người, ta chắc chắn thuộc hạng người thấp kém nhất. Ta nghĩ rằng, trong kiếp này không có Đạo hay Quả nào dành cho ta. Vậy ta sống ở rừng làm gì nữa? Ta sẽ trở lại sống với đức Thế Tôn, chiêm ngưỡng vẻ đẹp sáng ngời của thân Phật và lắng nghe pháp ngữ cam lồ của Ngài.”

 

Nghĩ thế, thầy đã quay trở lại tinh xá Kỳ Viên. Thấy vậy, các pháp hữu của thầy nói:

- Pháp hữu, chính thầy đã nhận được đề tài Thiền quán từ nơi đức Thế Tôn và đã ra đi sống đời độc cư của một Sa-môn. Vậy sao thầy lại có mặt nơi đây, vui thích sống với hội chúng? Có thể nào thầy đã đạt được sở nguyện tối hậu của một Tỳ-kheo, và rằng thầy sẽ không bao giờ biết đến tái sinh nữa?

- Thưa các pháp hữu, tôi không đạt được Đạo cũng không đạt được Quả, cảm thấy mình không có khả năng nên thối thất và quay trở lại đây.

- Pháp hữu, thầy đã hành động sai trái, đã thể hiện một tâm tính bạc nhược khi đã phát nguyện đi theo giáo pháp của bậc Đạo sư hùng lực. Hãy đi với chúng tôi, chúng tôi sẽ đưa thầy đến bạch với đức Thế Tôn.

Và rồi họ đưa thầy cùng đi đến gặp đức Thế Tôn.

Khi đức Thế Tôn biết họ đến, Ngài nói:

- Này các Tỳ-kheo, các thầy đã đưa thầy Tỳ-kheo này đến đây trái với ý muốn của thầy này. Thầy này đã làm gì?

- Bạch đức Thế Tôn, sau khi đã phát nguyện đi theo giáo pháp chân thật tuyệt đối, thầy Tỳ-kheo này đã thối thất, từ bỏ đời sống độc cư của một Sa-môn và đã quay trở lại đây.

Nghe thế, đức Thế Tôn nói với thầy:

- Này Tỳ-kheo, như họ nói đấy, có thực là thầy đã thối thất tinh tấn không?

- Bạch đức Thế Tôn, thực đúng như vậy.

- Này Tỳ-kheo, tại sao như vậy khi chính thầy đã phát nguyện đi theo giáo pháp này? Tại sao thầy không thể hiện được một người ít muốn, biết đủ, độc cưkiên định, mà tự biểu hiện một người thiếu hẳn chí nguyện như vậy? Không phải vào đời quá khứ chính thầy là người đã từng tinh tấn, kiên định sao? Không phải chỉ một mình thầy, nhờ kiên gan bền chí mà khi ở trong sa mạc đã giúp cho người và bò của một đoàn lữ hành năm trăm cỗ xe kiếm được nước và được vui sướng sao? Bây giờ tại sao thầy lại thối thất?

Nghe những lời như vậy, thầy Tỳ-kheo này cảm thấy được khích lệ sách tấn. Còn các Tỳ-kheo, khi nghe nói vậy, đã thỉnh cầu đức Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, hiện giờ thầy Tỳ-kheo này từ bỏ tinh tấn thì chúng con biết rõ. Nhưng chúng con không biết được tại sao, chỉ bằng sự kiên gan bền chí của một người này mà người và bò kiếm được nước uống trong sa mạc và có được an lạc. Chỉ Thế Tôn là bậc Toàn trí biết được việc này. Xin kể cho chúng con việc đó.

- Này các Tỳ-kheo, hãy lắng nghe. Đức Thế Tôn nói.

Sau khi gợi sự chú tâm của các Tỳ-kheo, đức Thế Tôn trình bày rõ ràng câu chuyện quá khứ mà do vì tái sanh họ không thể nhận biết được.

* * *

Thuở xưa, khi Phạm Dự (Brahmadatta) là vua của kinh thành Ba-la-nại (Benares), thuộc vương quốc Ca-thi (Kāsi), Bồ-tát thọ sanh vào một gia đình thương nhân. Khi đến tuổi trưởng thành, cùng với năm trăm cỗ xe, Ngài thường đi buôn bán khắp nơi. Một lần nọ, Ngài băng qua một sa mạc rộng sáu mươi dặm. Cát của sa mạc rất mịn, nắm vào là tuột khỏi tay. Khi mặt trời mọc, cát trở nên nóng như một cái giường than hồng và không một ai có thể đi được trên đó. Do đó, những người vượt qua sa mạc thường mang củi, nước, dầu, gạo… theo trên xe và chỉ đi vào ban đêm. Vào lúc bình minh, họ thường sắp những cỗ xe lại thành một vòng tròn để tạo thành một trại phòng ngự, với một tấm vải bạt căng rộng phía trên. Rồi sau bữa ăn sớm, họ thường ngồi suốt ngày trong bóng râm. Đến khi mặt trời lặn, họ dùng buổi tối. Rồi đến lúc cát đã nguội, họ thắng ách xe và lại tiếp tục hành trình. Đi trên sa mạc này thì giống như đi trên biển cả vậy. Người được gọi là “Người dẫn đường sa mạc” phải dẫn dắt đoàn người đi qua sa mạc bằng việc chiêm tinh của mình. Và đây là phương cách mà bấy giờ Bồ-tát đang sử dụng để đi qua sa mạc đó.

Khi đoạn đường phía trước chỉ còn khoảng bảy dặm nữa, Bồ-tát nghĩ: “Tối hôm nay chúng ta sẽ ra khỏi sa mạc này.” Vì thế, sau khi cho đoàn người ăn buổi tối xong, Bồ-tát bảo vứt bỏ hết củi, nước, rồi thắng xe và lên đường. Người dẫn đường ngồi trên một chiếc ghế ở cỗ xe đi đầu để chiêm tinh và bằng cách đó định hướng đi. Nhưng do quá lâu không ngủ nên Ngài bị kiệt sức và ngủ thiếp đi, với hậu quả mà Ngài không để ý đến là đàn bò đã quay đầu và đang đi trở lại con đường cũ. Đàn bò cứ đi suốt cả đêm như vậy. Cho đến khi rạng đông, người dẫn đường thức dậy, chiêm tinh và hét lớn:

- Hãy quay các cỗ xe trở lại gấp! Hãy quay các cỗ xe trở lại gấp!

Nhưng khi đoàn xe đã quay trở lại và xếp thành hàng thì trời bắt đầu hé sáng. Đoàn người kêu lên:

- Đây chính là nơi chúng ta đã cắm trại ngày hôm qua. Chúng ta đã bỏ hết củi và nước. Chúng ta nguy khốn đến nơi rồi.

Nói vậy rồi, họ tháo ách xe, xếp thành một vòng tròn và căng một tấm bạt ở phía trên, sau đó mỗi người tự nằm xuống dưới xe của mình trong nỗi tuyệt vọng. Bồ-tát nghĩ, “Nếu ta thoái chí chịu thua, mọi người sẽ chết.” Vì thế khi trời còn sớm và mát, Bồ-tát đi lui đi tới tìm cách, mãi cho đến khi nhìn thấy một lùm cỏ kusa. Ngài nghĩ, “Chắc ở dưới này có nước nên loại cỏ này mới mọc được”. Vì thế, Ngài bảo đem đến một cái thuổng và cho đào một cái hố ngay tại chỗ đó. Những thương nhân đào sâu xuống sáu mươi khuỷu tay, cho đến khi thuổng đụng phải một tảng đá. Khi ấy mọi người trở nên thối chí và không đào nữa. Nhưng Bồ-tát nghĩ rằng dưới tảng đá đó chắc chắn có nước, nên Ngài nhảy vào trong hố và đứng trên tảng đá. Cúi người xuống, áp tai vào tảng đá, Bồ-tát nghe thấy tiếng nước đang chảy bên dưới. Ngài leo lên và nói với một người hầu việc:

- Này bạn, nếu bạn thoái chí, tất cả chúng ta sẽ bị nguy hại. Bạn hãy cố gắngcan đảm lên. Hãy cầm lấy cái búa tạ bằng sắt này, nhảy vào hố và đập vỡ tảng đá đó ra.

Vâng theo lời chủ, người này leo xuống hố và đập vỡ tảng đá, trong khi tất cả những người khác đều chán nản thối thất. Tảng đá chặn dòng nước vỡ nát ra và rơi sụp xuống. Dòng nước phun thẳng lên cao bằng cây cọ dừa. Mọi người uống nước và tắm. Sau đó họ chẻ những trục xe, ách xe và những thiết bị dư thừa khác để nấu cơm. Rồi sau khi ăn xong, họ cho đàn bò ăn. Đến lúc mặt trời lặn, họ cắm một cây cờ bên bờ giếng và đi đến nơi đã định. Ở đấy, họ đổi hàng hóa của mình để lấy những mặt hàng có giá trị gấp hai, gấp bốn lần, và sau đó quay trở lại nhà. Ở đấy, họ sống trọn đời, và đến khi mạng chung đã tái sanh theo hành nghiệp của mình. Còn Bồ-tát, sau khi trải qua một đời làm việc bố thíthực hành các thiện nghiệp, đến khi mạng chung cũng đã thọ sanh theo hành nghiệp của mình.

* * *

Khi thuyết xong pháp ngữ này, đức Phật Chánh Đẳng Giác, bậc Toàn Trí đã đọc lên bài kệ này:

Không thoái chí, đào sâu con đường cát
Cho đến khi tìm thấy nước trên đường.
Cũng như thế Tỳ-kheo nên tinh tấn
Tìm tịnh tâm, không thoái chí chán chường.

Kết thúc pháp ngữ này, đức Thế Tôn tuyên thuyết Tứ thánh đế. Vào lúc kết thúc các Thánh đế, thầy Tỳ-kheo thối thất tinh tấn này đắc được Thánh quả A-la-hán.

Sau khi kể xong hai câu chuyện và nối kết cả hai lại với nhau, đức Thế Tôn nhận diện Tiền thân:

– Vào thuở đó, Tỳ-kheo thối thất tinh tấn này là chàng trai giúp việc, kiên nhẫn đập vỡ tảng đá và lấy nước cho tất cả mọi người; đệ tử của Phật là đoàn người lái buôn còn lại, còn ta chính là người trưởng đoàn.

Lời bàn:

Siêng năng, bền chí, kiên định là những điều kiện không thể thiếu đối với những người mong muốn đạt đến thành công. Trong học tập cũng như trong công việc, lười biếng, thiếu ý chí, thiếu kiên định là những nguyên nhân đưa đến sự thất bại. Khó tìm đâu trên cõi đời này một người có được thành công mà người đó là một kẻ lười biếng, thiếu ý chí.

Trong đường đạo cũng thế, sẽ không có giác ngộ giải thoát dành cho những người giải đãi, thiếu tinh tấn dù người đó là một người có đủ tài trí. Tinh tấnyếu tố quan trọng như vậy nên nó được coi là một Đại thiện địa pháp trong số 75 pháp của Nam truyền, là một Thiện tâm sở trong số một trăm pháp của Đại thừa.

Trong cuộc sống, người ta thường thối chí vì do thiếu tự tin vào bản thân mình, hoặc do gặp phải những chướng ngại, hoặc do không có niềm tin vào công việc mà mình đang làm. Mỗi khi ta thấy mình không đủ khả năng để thực hiện một công việc nào đó, và nghĩ rằng công việc mà ta đang làm không mang lại một kết quả tốt đẹp, ta sẽ dễ dàng sinh tâm thối thất.

câu chuyện này, phần duyên khởi, thầy Tỳ-kheo kia đã thối chí, không tinh tấn tu tập nữa vì nhận thấy mình không đủ khả năng đạt đến Đạo và Quả, là những mục đích mà người xuất gia hướng đến. Bởi vì tự ti, không tin vào năng lực bản thân nên thầy đã chán nản và quay trở lại với đức Thế Tôn, từ bỏ chí nguyện ban đầu là vào rừng sống đời độc cư, tìm cầu giải thoát.

Ở phần chuyện quá khứ, nguyên nhân của sự thối chí lại do những chướng ngại ở bên ngoài gây ra, và cũng do thiếu niềm tin vào công việc mà mình đang làm. Những thương nhân này đã chán nản, mất hết nghị lực trong việc đào giếng tìm nước khi gặp phải một tảng đá lớn. Họ không đủ sức để vượt qua chướng ngại đó một phần do thiếu kiên định, một phần vì không thấy được công việc mà họ đang làm sẽ đưa đến đâu. Người thương nhân trưởng đoàn không nản chí bởi vì Ngài thấy được công việc mình đang làm, bởi vì Ngài nhận thức được rằng sự nản chí của mình sẽ đưa đến sự diệt vong của đoàn người, và bởi vì Ngài cũng nhận biết rằng dưới tảng đá kia chắc chắn sẽ có nước. Bởi vậy, biết rõ công việc, có niềm tin vào công việc là yếu tố giúp cho người ta có được sự tinh tấn trong khi thực hiện công việc của mình. Và sự tinh tấnyếu tố giúp người ta thành công trong cuộc sống. ☸

Dịch và lời bàn: Quang Sơn

* Tiền thân Vaṇṇpatha, số 2, bản Anh ngữ.

Nguồn: Tập san Pháp luân số 07


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11882)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13713)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12454)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
(Xem: 11196)
Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Cha mà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ.
(Xem: 13255)
Tự lựcyếu chỉ để mình vượt thoát mọi khổ đau, nó có được khi mình hiểu đến nơi đến chốn, khi mình biết thương mình thật sự.
(Xem: 13420)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
(Xem: 14012)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
(Xem: 13261)
Ngài có công lớn đem Phật giáo vào thế giới phương Tây, mang lại hòa hợp giữa các tôn giáo, trồng cây Bồ Đềvị trí tương xứng với nhân loại ngày nay.
(Xem: 13658)
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.
(Xem: 13307)
Ờ, thì nôn nao, thì nhớ, thì… nôn nao. Nhớ hình bóng quê nhà, là nhớ mẹ. Nhớ lúc mẹ lật đật chạy từ trong nhà ra ngõ đón mình về.
(Xem: 13235)
Một vị Bồ tát đạt được giải thoát như một vị a la hán bồ tát trên con đường trở thành một vị Phật. Nhưng ngài không dừng ở đấy; ngài sẽ hoạt động xa hơn để đạt đến giác ngộ.
(Xem: 13028)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả)...
(Xem: 12544)
Kính đa tạ quý Ôn giảng sư, quý thầy, quý ni sư, quý sư cô luôn hiện diện đầy đủ trong lớp học để thời gian an cư ngắn ngủi tại PHVQT năm 2011
(Xem: 14157)
Đời sống của ngài hàng ngày theo một thời khóa giản dị. Ngài dậy trước khi hừng đông, một thời gian hoàn toàn êm ả và tĩnh lặng thật tuyệt hảo để thiền quán.
(Xem: 12433)
Mỗi ngày được lên trang nhà và đọc một câu chuyện đêm khuya cũng giúp mình tịnh tâm học hỏi được chút ít gì làm hành trang cho chính mình trên con đường tu tập nên mình vui lắm.
(Xem: 13024)
Với dân số khoảng hơn 6 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa cao nhất thế giới so với số dân.
(Xem: 13364)
Phật giáo vượt qua giới hạn của cá nhân-nhận ra sự thật của sự liên kết lẫn nhau có nghĩa là cùng tham gia với mọi người trong một thế giới rộng lớn hơn.
(Xem: 11740)
Giới trí thức Phật giáo luôn quan tâm đến nghiệp vận tôn giáo mình trên quê hương cũng như nơi đất khách. Họ vẫn ngồi lại mỗi khi có dịp, nỗi ưu tư được nêu ra...
(Xem: 12595)
Về phương diện tinh thần, hơi thở còn có khả năng làm lắng dịu và chữa trị những cảm xúc tuyệt vọng, lo âu, sợ hãi, bất an v.v... trong ta được bình phục.
(Xem: 13287)
Con người ta nếu sống chân thành, thật thà với chính mình, với người thì cái tâm ấy như vàng, như kim cương nên không sợ chi lửa.
(Xem: 13142)
Văn học Phật giáo có kể về những kỹ nữ là những Phật tử thuần thành. Trưởng lão ni kệ có kể về hai kỹ nữ, cũng là hai chị em Vimala và Sarama.
(Xem: 19493)
Thủ Dầu Một đầu tiên là địa danh vùng, rồi địa danh các đơn vị hành chính các cấp: hạt TDM (1869), tỉnh TDM (1899), thị xã TDM (1975).
(Xem: 13373)
Dù lý giải như thế nào đi nữa thì cũng dễ dàng nhận thấy là mối quan hệ tình cảm của con người là cái quan trọng nhất vượt lên trên cả tiền bạc, vật chất...
(Xem: 13555)
Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại...
(Xem: 17719)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 14131)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời.
(Xem: 12995)
Một vị thiền sư nọ cất túp lều tranh trong rừng sâu sống ẩn dật tu luyện không tranh đua với đời. Thiền sư tiếp xúc với cỏ cây nhiều hơn con người cho nên tâm hồn ông rất thanh thản vô vi.
(Xem: 14070)
Thanh lọc tâm mình bằng cách thiền tập hoặc niệm Phật để tiếp xúc với năng lượng tĩnh lặng từ bên ngoài lẫn bên trong là cách làm của người tin Phật, có trí.
(Xem: 12171)
Có một thứ mà khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều, đó là lòng tốt. Có một loại năng lượng nào càng sử dụng, thậm chí càng xài phí thì càng có nhiều thêm, đó là lòng tốt.
(Xem: 11900)
Thời giansự thật, nơi bôi xóa, giấu che và hiển lộ tất cả. Trong nghĩa ấy, thời gianlịch sử. Lịch sử được làm nên từ những ánh rực rỡ và những lặng thầm, trên đường đi của nhân loại.
(Xem: 13098)
Một ngày nọ, chàng trai muốn đi xuất gia. Chàng nói ý định này với người bạn thanh mai trúc mã của mình. Nàng thiếu nữ nghe xong thoáng buồn và hỏi lại...
(Xem: 13388)
Sơ suất có thể làm hại mình, hại người, nhất là trong những quyết định quan trọng. Đó là bài học tôi nghe được từ một người thầy.
(Xem: 11946)
Dầu cuộc đời có bận rộn và nhiêu khê đến đâu, hãy nhớ dừng lại để thở, để nhìn nụ cười trong những đóa hoa, mây bay trong tách cà phê thơm...
(Xem: 17144)
Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.
(Xem: 12500)
Đức Phật đã khẳng định rằng nữ giới và nam giới đều bình đẳng trong khả năng chứng ngộ, và vì lý do đó Ngài đã cho phép họ được xuất gia...
(Xem: 12752)
Hè đến, những cánh phượng nhuộm đỏ một góc đường. Ta lại bồi hồi nhớ lại ký ức xưa cũ. Con đường đất, mái nhà xiu vẹo...
(Xem: 12335)
Hành trang đi vào trong vô thường để tìm chân thường, biết huyễn mộng vẫn đi vào huyễn mộng, để tìm lại con người chân thật, con người của thảnh thơi, thanh tịnh, hạnh phúc...
(Xem: 14077)
Mỗi bước chân và mỗi cái nhìn của mình có thể chế tác được năng lượng an lạc. Mình bước tới và mình biết là mình đang chạm vào tịnh độ.
(Xem: 12400)
Hạnh phúc luôn có mặt trên những chặng đường ta đi qua chứ không phải ở cuối con đường. Hạnh phúc có thể được tìm thấy trong từng phút giây ta sống...
(Xem: 11759)
Nếu mọi người, mọi nhà đều thực hành Luật Nhân Quả họăc biết sợ Nhân Quả thì thế giới này biến thành một Cung Trời mà chẳng cần phải bôn ba tìm kiếm Thiên Đường ở đâu khác.
(Xem: 12493)
Chư Phật Bồ tát xuất hiện ở đời vì chúng sinh mà khởi đại bi tâm, khải mê khai ngộ. Các Ngài đã phát đại nguyện ban vui cứu khổ, phụng sự cho chúng sinh mà không quản nại mọi khó khăn...
(Xem: 12988)
Khi bạn đau khổ, có những vấn đề, mắc bệnh ung thư, bệnh aids, rắc rối trong mối quan hệ, bất kỳ điều gì, hãy nghĩ: “Nguyện đại dương khổ đau sinh tử của tất cả chúng sinh khô cạn.”
(Xem: 13075)
Ở đây, mình đi tìm mùa xuân của lòng người, lòng mình, nên chỉ cần ngồi thật im, thật vững chãi và chế tác năng lượng mùa xuân...
(Xem: 12346)
Để có được sự trưởng dưỡng nội tâm, chúng ta cần phải sống chậm lại, chú ý lắng nghe nhiều hơn, nói ít đi, quan tâm nhiều hơn tới tiếng nói của nội tâm mình...
(Xem: 12421)
Trong cuộc sống cần rất nhiều thiện hạnh để nâng đỡ cho tinh thầnđời sống của chúng ta. Nếu không có những thiện hạnh, chúng ta sẽ dễ sao nhãng tinh thần...
(Xem: 11811)
Một phê bình luôn phải đặt vững trên nền tảng thực tại riêng của nó – thực tại mà nhãn quan của nó làm phát lộ, cái thực tại đặc thù bởi trong cách thức đặc thù mà liên hệ đến cái thực tại...
(Xem: 11854)
VNPG không phải là một phong trào hay một giai đoạn làm ăn phát đạt nhờ mua bán giỏi, mà là một nền tảng đạo đức chuyên biệt, dung chứa những tâm nguyện cao cả...
(Xem: 12146)
Chúng ta may mắn có một đạo Phật, dưới ánh sáng của Đấng Giác ngộ với tấm lòng Từ bi và Trí tuệ, xuất hiện trên cuộc đời uế trược nầy vì lợi ích cho trời người.
(Xem: 13209)
Lắng nghe mọi người, để hiểu và thương. Đó cũng là một cách nói rằng: tôi luôn có mặt cho mọi người, nhất là những người đang khổ đau.
(Xem: 12740)
Khi mình niệm hơi thở, nụ cười, là khi mình làm cho tâm mình lắng dịu, như hồ nước không gợn sóng, có nghĩa là mình có định.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant