Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cầu An Có Được An Chăng

Monday, February 22, 201616:39(View: 12267)
Cầu An Có Được An Chăng

CẦU AN CÓ ĐƯỢC AN CHĂNG

Minh Kiến – Dhammaghosa

Cầu An Có Được An Chăng

 

Đầu năm mới, xin thành tâm chúc mọi người an vui, sức khoẻ và thuận lợi trong mọi công việc.

Nhân có nhiều Phật tử hỏi về việc “cầu an đầu năm”, lại gần đến ngày Rằm tháng Giêng mà hầu hết các chùa đều tổ chức lễ cầu an đầu năm nên tranh thủ có vài lời cho nóng. Sự thật thì chưa trả lời gì về câu hỏi “cầu an” mà thay vào đó, thầy đã cầu an đến mọi người bằng một sắc màu khác của nó là “chúc Tết” rồi đó!

1. CẦU AN CÓ NGHĨA LÀ GÌ?

Đó là câu hỏi mà có lẽ không phải mình chị hỏi mà còn rất nhiều người chưa hiểu và không biết nguồn gốc từ đâu. Trước hết xin nhắc đến ý nghĩa được mọi người hiểu về cầu an đó là “cầu xin được sự an vui”. Ở một cấp độ hiểu biết, một nhóm người, hay một tông phái tôn giáo nào đó, nghĩa của từ cầu an đúng là được hiểu và sử dụng như vậy thật. Và đó cũng chính là nguyên nhân tạo nên một phong trào, tín ngưỡng, lễ hội…mà có số lượng người làm theo không hề ít.

Chẳng hạn như việc cúng sao giải hạn ở một số nơi mà số lượng người tham gia nối đuôi nhau dâng sớ dài hàng ki-lô-mét; hái lộc trẩy hội ở các đình đền miếu mão, thánh mẫu cô cậu…một cách hối hả, chen lấn, lo sợ kèm theo sự chặt chém hương hoa dịch vụ ngay nơi được coi là cửa thánh. Đến nỗi có người còn phán cho một câu xanh rờn rằng “Thất bại khi một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi[1], hệ quả của các lễ hội không chỉ dừng lại ở sự nhốn nháo mà còn có nguy cơ đẩy dân tộc đến chỗ yếu đuối, tự ti và bạc nhược. Nếu “cầu an” với ý nghĩa và thực trạng như hiện tại thì quả thật không những là đã đi quá xa ý nghĩa gốc của nó mà còn gây ra một tổn hại tâm linh vô cùng to lớn.

2. NGUỒN GỐC VÀ SỰ BIẾN HÌNH CỦA “CẦU AN”.

Ngôn ngữ quả thậtgiới hạn, không những không thể chuyển tải hết nguyên nghĩa chân lý mà còn méo mó khi chuyển dịch giữa các ngôn ngữ. Từ ngàn xưa, con người cũng đã cầu khấn van xin rồi chứ không phải bây giờ mới có. Cũng chỉ xuất phát từ sự lo lắng sợ hãi, người ta lễ bái cầu xin từ các đấng thần linh ban ơn ban phúc hay giúp đỡ độ trì cho mình được thoát khỏi hoang mang sợ sệt. Để việc cầu khấn được chắc chắn, con người đã tăng sự lễ bái lạy lục lên sự đổi chát, hối lộ thần linh từ hương hoa lễ phẩm, bằng cúng tiền vàng mã, bằng nhang đèn nghi ngút, bằng giết mổ sinh vật, mà lạnh gáy hơn là dâng hiến bằng nam nữ đồng trinh hay chính mạng sống của người khác để đổi lấy những tham lam mong muốn vô cùng dung tục. Vâng, đó là những gì mà con người hiểu từ cái chữ “cầu an” một cách méo mó.

2.1. Giai đoạn thứ nhất - Nguyện lực tự thân:

Có lẽ thời đức Phật còn tại thếthời gian mà một phần giới trí thức được chỉnh đốn suy nghĩ, hiểu đúng về “cầu an” sớm nhất. Thời đó, không có “cầu” mà là dùng từ “nguyện”(Panidhāna, Adiṭṭhāna)! Nhưng ngay từ “nguyện” này, khi mang vào dùng trong tiếng Việt, nó cũng sớm bị vặt vẹo thành ra chữ “nguyện cầu”, phải có cầu vào mới ưng, mới thoả lòng.

Nguyện là Chí Nguyện Ba La Mật mà cũng chính là từ gốc của chữ cầu an ngày nay. Đụng đến Kinh điển nữa rồi! Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharmapuṇḍarīkasūtra) của Phật giáo Bắc Tông chỉ nói đến Lục Độ hay Sáu Ba La Mật[2]nghiễm nhiên là không có Nguyện Ba La Mật. Về sau, Kinh Thập Địa (Dasabhūmikasūtra) mới liệt kê thêm bốn Ba La Mật[3] nữa để đủ số lượng Mười Ba La Mật[4] như của Phật giáo Nam Tông Nguyên Thuỷ.

Cầu an với nghĩa là “nguyện” này, tức là sự nổ lực, hạ quyết tâm, nguyện trong tâm, thệ nguyện, hứa với chính mình…để thực hiện một mục tiêu gì đó cho đến khi thành tựu. Hoàn toàn không có chút gì dựa dẫm vào sự ban ơn cứu rỗi. Chẳng hạn như đức Bồ Tát của chúng ta đã phát nguyện một cách dũng mãnh trước khi thành Đạo rằng: “Dù cho thịt và máu trong thân ta khô cạn hết, dù sắc thân này chỉ còn da bọc xương đi nữa, nếu ta chưa chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, ta quyết không bao giờ rời khỏi Bồ đoàn này.”

Bất cứ ai, muốn thành tựu điều gì hay vượt qua được khổ đau đều phải có chí hướngnỗ lực tự thân để thực hiện nó. Đức Phật cũng chứng nhận sự nỗ lực này rằng “Viriyena dukkhamacceti – Người thoát ra khỏi khổ đau là nhờ có chí nguyện cố gắng”. Dĩ nhiên đằng sau sự thành tựu cũng phải tuỳ thuộc vào độ sâu dày của phước báu công đức mà người đó đã vun bồi – gọi là Ba La Mật. Đâu phải dễ gì mà “cầu là được” chứ! Huống hồ là những ước mong thô tháo, dung tục!

Nhưng để từ “nguyện” thành “cầu an” thì khoảng giữa này là cả một hành trình chuyển đổi, lồng ghép, di căn và biến tướng đủ thứ. Từ chính mình ban cho mình bằng nguyện lực quyết tâm (giai đoạn một); trở thành người khác hoặc vật khác ban cho mình (giai đoạn hai); rồi thành thần linh ban cho mình (giai đoạn ba).

2.2. Giai đoạn thứ hai – Tha lực:

Giai đoạn thứ hai sau “nguyện” chính là người khác ban cho mình hay dựa vào năng lực của người khác, vật ngoại thân để bổ sung năng lượng cho chính mình. Thể hiện qua nhiều phương pháp khác nhau, rất phong phú và đa dạng như rải tâm từ, tụng kinh an lành hay những cách chúc tụng, bùa chú, ứng dụng phong thuỷ... Ở gian đoạn này thì năng lựclàm cho an lành” còn tuỳ thuộc vào người hay vật ấy có “nội công” thật sự hay không. Mặc dù loại năng lực này có thật nhưng đức Phật không khuyến khích chúng sinh tin tưởng và nương tựa, vì các pháp này cũng chịu sự vô thường biến đổi. Dù bài Kinh câu kệ có oai lực đi nữa nhưng người trì chú đọc tụng cũng phải sinh già, bệnh tật rồi chết đi trong tay của Diêm chúa Vô thường.

Rải tâm từ” là các vị sư, thiền sưthiền định, các bậc thánh nhân, các bậc đạo cao đức trọng hướng tâm nguyện mong sự an lành đến các chúng sanh thì từ trường ấy sẽ tác động đến tâm thức cũng như thân thể tứ đại của mình. Điều này rất dễ cảm nhận được nếu chúng ta thường xuyên tiếp cận các vị thiền sư, nhất là các vị hành thiền tâm từ hoặc các vị chứng đắc thiền rồi nguyện rải tâm từ. Ví như ánh mặt trời chiếu soi ánh sáng để tiếp năng lượng sống cho tất cả muôn loài, cây cỏ mà không thiên vị một ai. Như lời một bài Kinh rải tâm từ rằng:

“Sabbe sattā averā hontu, sukhitā hontu, niddukkhā hontu, abyāpajjhā hontu, ānīghā hontu, dīghā yukā hontu, arogā hontu, sampattīhi samijjhantu sukhī attānam pariharantu, dukkhappattā ca niddukkhā, bhayappattā ca nibbhayā, sokappattā ca nissokā hontu sabbe pi pānino.

Nguyện cho tất cả chúng sanh, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui, đừng có khổ, đừng làm lại lẫn nhau, đừng hẹp lượng, hãy cho được sống lâu, đừng có bệnh hoạn, hãy cho được thành tựu đầy đủ, hãy giữ mình cho được sự yên vui. Tất cả chúng sanh đến khổ rồi, xin đừng cho có khổ, đến sự kinh sợ rồi, xin đừng cho có kinh sợ, đến sự thương tiếc rồi xin đừng cho thương tiếc.”

Hay lúc mình ở trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, tình yêu thương ấy làm mình cảm thấy an toàn nhất vì đó là tình thương không toan tính, không mảy may đòi hỏi! Tuy nhiên, cũng không ít các cô cậu tuổi mới lớn, ảo tưởng một vòng tay yêu thương của người xa lạ, gởi trái tim và cuộc sống của mình cho người ta, rồi khi thất vọng tràn trề, nước mắt lại vào vòng tay của mình, lúc ngồi ôm gối trong góc nhà. Ở phương diện chế định của thế gian, hạnh phúc gia đình cũng là một cách “làm cho an lành” có giá trị và đáng tôn trọng. Như Kinh Tâm Từ (Karanīyamettasutta, Suttanipāta, Khuddakanikāya) dạy:

“…Mātā yathā niyaṃ puttaṃ                          Hy sinh như từ mẫu
āyusā ekaputtam anurakkhe                         Suốt đời lo che chỡ
Evam pi sabbabhūtesu                                 Đứa con một của mình
mānasam bhāvaye aparimāṇaṃ                    Hãy phát tâm vô lượng
                                                                 Đến tất cả sinh linh…”

 “Tụng Kinh an lành” là sử dụng một số câu kinh lời kệ để tụng đọc, kèm theo rải tâm từ bi đến người nghe. Năng lực của kinh kệ còn phụ thuộc vào nội lực của người tụng đọc nữa. Việc sử dụng kinh kệ tụng đọc để mang lại an lành, khắc chế một số điều xấu ác, đức Phật cũng từng sử dụng và dạy cho người khác thực hành. Điển hình là bài Kinh Tâm Từ (Karanīyamettasutta) được đức Phật chỉ bày cho các vị tỳ kheo tụng niệm để rải tâm từ cho các hạng chư thiên, thọ thần mát mẻ hoan hỷ mà không quấy rầy nữa: 

“…Na ca khuddaṃ samācare kiñci                 Không làm việc ác nhỏ
yena viññū pare upavadeyyuṃ                     Mà bậc trí hiền chê.
Sukhino vā khemino hontu                           Nguyện thái bình an lạc,
sabbe sattā bhavantu sukhitattā…                Nguyện tất cả sinh linh 
                                                                Tràn đầy muôn hạnh phúc...”

Một dịp khác, Ngài truyền dạy cho Tôn giả A Nan Đa tụng Kinh Linh Bảo (Ratanasutta, Suttanipāta, Khuddakanikāya) suốt đêm, nhờ năng lực Tam Bảo làm cho ba điều bất lành là bệnh tật, phi nhân và sự đói khát của dân chúng trong thành Vesāli thoát nạn:

“…Tasmā hi bhūtā nisāmetha sabbe                      Hãy chú tâm suy niệm, Khởi lên long từ mẫn
Mettam karotha mānusiyā pajāya                        Đối với những người nào, Ban ngày và ban đêm
Divā ca ratto ca haranti ye balim                         Thường bố thí cúng dường, Hãy phát tâm ân cần
Tasmā hi ne rakkhatha appamattā                      Hộ trì những người ấy…”


Ở các nước Phật giáo Nam Tông Nguyên Thuỷ, việc Rải tâm từ, tụng Kinh an lành đã trở thành tục lệ khoá lễ được tổ chức tại chùa chiền hoặc tư gia mỗi dịp đầu năm Tết đến, cưới hỏi, sinh nhật, mừng thọ, khai trương, xây nhà dựng cửa, tất niên, thu hoạch…hoặc chỉ đơn giản là muốn thỉnh các sư về nhà trai Tăng làm phước gọi chung là “Tụng kinh hỷ sự” để hoan hỷ với phước báu có được hoặc tuỳ hỷ với người khác; đồng thời, cũng để nhắc nhở sự tỉnh thức trong việc vun bồi phước báu thiện nghiệp tiếp tục. Và khi có chuyện buồn, tang tóc, kỵ giỗ thì gọi là “Tụng kinh ưu sự” để quán niệm, suy niệm về sự thật chân lý trên thân qua những lời dạy mộc mạc thẳng thắng của Phật để xả ly buông bỏ, bớt ưu sầu.

Tụng kinh hỷ sự” là vậy mà tiếng Việt mình gọi là “Tụng kinh cầu an”, chỉ khác biệt ở chỗ chữ “cầu an” mà chúng ta đã chuyển hẳn sang con đường cầu khấn van xin, dựa dẫm thần linh ban ơn giáng phúc thì mới thấy “tam sao thất bổn” nó tai hại đến dường nào! Nhưng biết làm sao được khi nó đã ăn sâu vào phế phủ. Tốt nhất là hãy hiểu ý nghĩa trước đã rồi chuyển tư tưởng dần dần sau.

2.3. Giai đoạn thứ ba – Dựa dẫm thần linh:

Quả đúng như câu ẩn dụ trên, “tam sao thất bổn” là qua ba lần sao chép thì đã mất bản gốc rồi, chứ không phải là “sao ba bản mà được bảy bản” đâu nhé! Đừng có lạm dụng phương tiện quá trớn mà mất luôn cả bản gốc, bản sao; mất luôn cả chì lẫn chài bây giờ.

Không biết con người mình dựa dẫm vào thần linh và các năng lực siêu nhiên từ bao giờ nhưng chắc chắn một điều rằng nó là sự chuyển tiếp từ giai đoạn thứ hai ở trên. Một khi con người bị kích thích bởi những tham vọng và bị chi phối bởi sợ hãi; họ sẽ vội vã vội vàng, mất định tĩnh để kiểm soát chính mình, họ quên đi năng lực vốn có của bản thân, họ không tin vào bản thân mình (giai đoạn một). Rồi họ không tìm gặp các bậc có khả năng giải phẩu tâm lý hoặc không tìm thấy giáo lý chân thật để trấn an tinh thần (giai đoạn hai). Họ bắt đầu hoang mang chạy theo ảo tưởng, bị cuốn vào vòng trào lưu cúng bái van xin; gởi thân thần này, khoán vía thánh kia; dâng sao đền này, giải hạn miếu nọ (giai đoạn ba).

Chưa đủ, họ còn phải nhốn nháo xô bồ, vất va vất vưởn với kết quả bất toại nguyện sau đó. Họ lại phải chạy chọt, hối hộ thần linh từ đền này sang miếu khác, mở đường cho các chính sách ngu dân lợi dụng thâu tóm quần chúng bằng những ngôi chùa quốc doanh qui mô tráng lệ, những đình đền miếu mão nghi ngút hương khói hàng mã, tấu sớ khẩn cầu; hoặc tạo cơ hội cho tư nhân thông đồng, bắt tay chặt chém những niềm tin đang thoi thóp một cách man rợ.

Sự dựa dẫm thần linh không chỉ nói đến các phong tục mê tín mà nó đã biến chứng thành khối u nhứt nhối, thối dần trong từng thớ thịt nghi lễ Phật giáo Đại thừa như cúng sao giải hạn; bói toán, xem ngày; cắt duyên âm, nối duyên dương; trai đàn chẩn tế; hầu đồng, nhập bóng… Mà không chừng, có thể lây nhiễm sang cả Phật giáo Nam Tông Nguyên Thuỷ trong một ngày không xa như bốc xăm giải quẻ; cầu an, cầu siêu; bắt ma trừ tà; bùa chú rải nước thánh…

Có một số hình thức thanh cao khác như thờ cúng Xá lợi, tạc tượng in hình Phật hay các bậc thánh Tăng…nếu không cẩn thận cũng sẽ biến thành nơi dựa dẫm không khác. Ví dụ, Xá lợi Phật và chư Thánh Tăng thường xây cất bảo tháp để tôn thờ cho mọi người cùng chiêm bái. Nếu thỉnh về thờ tại tư gia là đã không hợp, nếu với mong muốn là để tăng thêm năng lực hộ trì cho gia đình thì việc này chính là một sự dựa dẫm tinh tế rồi. Hình ảnh, tượng Phật cũng vậy. Thờ là để tưởng nhớ đến ân đức của ngài, học hỏi và noi gương ngài trong cuộc sống tu tập. Nếu cũng có mong muốn tương tự thờ Xá lợi trong nhà thì cũng không có tên gọi gì khác ngoài từ “dựa dẫm” Phật thánh.           
          

3. KẾT LUẬN

Nội dung của “cầu an” là vậy không có gì sai trái. Nó sai ở chỗ dùng từ và hiểu hời hợt trên mặt chữ. Hãy có chánh niệm hiểu cầu an là “nguyện an lành” cho chính mình và mọi người xung quanh; làm cho sự quyết tâmý chí của mình càng thêm mạnh mẽ. Cầu an là làm cho câu kinh lời kệ trở nên linh thiêng khi áp dụng, phát ra năng lực qua hành động, lời nóisuy nghĩ của chính mình, đó là sự linh nghiệm của giáo Pháp Phật. Cầu an là nguyện cho Phật thánh, thần linh, chư thiên hộ pháp, các sao tinh tú, cầm tinh con giáp, ngày tháng mùa màn, ngũ hành tứ đại…được thuận hoà dung hợp, để chân lý hiển bày, chúng sanh đoàn kết, thương yêu đùm bọc, bớt oan trái khổ đau, giúp nhau tu học…như vậy có phải là thiết thực hơn nhiều không!

Đức Từ phụ của chúng ta phải mất 4 A Tăng Kỳ và 100 ngàn Đại kiếp để chứng đạt đạo quả Phật. Cuối đời, ngài cũng chỉ nhắn nhủ chúng ta rằng: "Này A Nan Đa, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình (attadipā vihāratha), hãy tự mình y tựa chính mình (attāsaranā) chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác ...”[5] hoặc như câu thơ Pháp cú số 160 là:

“Tự mình là vị cứu tinh
Tự mình nương tựa vào mình tốt thay
Nào ai cứu được mình đây?
Tự mình điều phục hàng ngày cho chuyên.”

cuối cùng, nhân danh một con người đầu đội trời chân đạp đất, thầy van xin các đấng thần linh Phật thánh…đừng nên phù hộ độ trì những người cầu xin ngài nữa. Vì nếu các ngài làm vậy, chúng sanh sẽ cho rằng các ngài “thiên vị” đấy ạ!                        

 

Rằm tháng Giêng sắp đến,
Minh Kiến – Dhammaghosa


[1] Tiến sĩ Nguyễn Minh Hoà, ĐH KHXH&NV TP.HCM, “Thất bại khi một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi”, Báo Pháp Luật, 2015.

[2] Lục Độ hay Sáu Ba La Mật: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nại, Tinh Tấn, Thiền Định, và Trí Tuệ.

[3] Thêm 4 Ba La Mật nữa là: Phương Tiện, Chí Nguyện, Nỗ Lực, và Trí Lực.

[4] Thập Độ Ba La Mật: Bố Thí, Trì Giới, Xuất Gia, Trí Tuệ, Tinh Tấn, Nhẫn Nại, Chân Thật, Chí Nguyện, Tâm Từ, Tâm Xả.

[5] Trích dẫn: Trường Bộ Kinh III, tr101; Tương Ưng Bộ Kinh V, tr170; Trường A Hàm tập I, 806...

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 684)
Nhân duyên đưa đến lời dạy này của Đức Phật bắt nguồn từ sự cầu thỉnh chân thành của trưởng giả tên là Kiên Cố(Kevadha)
(View: 672)
Thực ra, chúng ta không cần tới “một Phật Giáo” nào khác cho thế gian hay cho xuất thế gian,
(View: 598)
Thực hành Chánh Phápvì lợi ích chúng sinh, muốn chúng sinh được thoát khổ, an vui.
(View: 697)
Ngay cả vũ trụ cũng không thoát được luật nhân quả, luân hồi (tái sinh.)
(View: 699)
Con người hơn loài thú vật nhờ ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp con người thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, thậm chí giúp cho ý nghĩ sáng tạo - vì tư duytư duy trên và bằng ngôn ngữ.
(View: 796)
Ngày từng ngày vơi đi như cát biển khô chảy qua kẽ ngón tay Đời từng đời nối tiếp như nước sông chảy ra biển
(View: 979)
Gấn một tháng nay, hiện tượng thầy Minh Tuệ gây xôn xao trên mạng xã hội, trong và ngoài nước;
(View: 1408)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ.
(View: 1118)
Hình ảnh đôi chân trần, y áo vá, 1 cái nồi cơm điện, ăn ngày một bữa, xin ăn qua ngày, không cầm tiền, không tích trữ thức ăn… Thầy mang lại thiện cảm lớn, xúc động mạnh cho nhiều người.
(View: 732)
Chúng ta, những người học Phật, chẳng thể không có tổ quốc, chẳng thể khônggia đình, và cũng chẳng thể không có “tự thân”.
(View: 886)
Sống ở trên đời, ai trong chúng ta chắc cũng có mang trong lòng bốn chữ “nhớ ơn, đền ơn”.
(View: 803)
Khi tôi mới đi học lớp vỡ lòng về Phật học, tôi còn nhớ như in một trong những vị Thầy đầu tiên của tôi có nói về ước nguyện của Thầy
(View: 811)
Trước đây những người theo Đại thừa thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy, là giáo lý Tiểu thừa, không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật,
(View: 1011)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnhmà thành tựu đạo quả.
(View: 825)
Trên báo chí thường thuật nhiều tai nạn thảm khốc xẩy ra nhưng vẫn có người sống sót hay không hề hấn gì trong khi tất cả những người chung quanh chết hay bị thương nặng..
(View: 864)
Phật giáo đề cao sự tự giác, tự thực hành tu tập để đem lại sự thấy biết chân thật, mở lòng yêu thươngđến khắp muôn loài và an lạc cho tự thân.
(View: 930)
Chúng ta có thể xem xét bản chất của Đức Phật qua hai lăng kính: Đức Phật của lịch sửĐức Phật của đức tin (saddhā).
(View: 917)
Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợnhất trên cõi đời này?”
(View: 873)
Người sống trên đời nhờ có ngôn ngữ mà giao tiếp được.
(View: 808)
Đức Phật ngài chỉ gia hộ, chỉ dẫn cho chúng sanh cách sống An và phương pháp Tự An, chứ Ngài không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc,
(View: 928)
Không làm các điều ác Thực hành các điều thiện
(View: 907)
Thông điệp của Đức Phật bao gồm giáo lý(dhamma) và giới luật (vinaya).
(View: 908)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 926)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(View: 861)
Bất cứ chuyến đi nào cũng giữ lại trong tôi nhiều kỷ niệm.
(View: 941)
Bệnh tật và thống khổ không thể tách rời nhau, cho nên gọi là “Bệnh thống” [病痛], “Bệnh khổ” [病苦], “Tật khổ” [疾苦].
(View: 1001)
Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển.
(View: 1588)
Một ngày nọ, Phật thấy một vị tăng khóc bên ngoài lối vào Tịnh xá Jetavana Vihara (Kỳ đà tinh xá).
(View: 1171)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(View: 1054)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(View: 913)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(View: 1080)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lựclo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(View: 1109)
Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(View: 1258)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(View: 975)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 947)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(View: 1132)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(View: 951)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(View: 1129)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(View: 1010)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(View: 1122)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(View: 1181)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(View: 1039)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(View: 808)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 1049)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(View: 1048)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(View: 1076)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(View: 1131)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(View: 1373)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(View: 1245)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant