Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Đức

18 Tháng Chín 201710:28(Xem: 7539)
Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Đức

Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Đức

TK Thích Hạnh Giới

Sứ mệnh của Gia Đình Phật Tử Việt Nam là "đào tạo Thanh, Thiếu, Đồng Niên trở thành Phật tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo". Suốt hơn 70 năm lịch sửchứng minh hơn hết, kể từ biến cố 1975, khi hàng loạt người con Việt phải từ bỏ quê hương ra đi tìm tự do, sinh sống khắp mọi nơi trên thế giới, tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã có mặt để hỗ trợ cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, quý chư Tôn Đức củng cốxây dựng niềm tin của những người con Phật sống trên đất lạ quê người.
khoa-giao-ly-thuong-nien-gdpt-vn-duc-quoc-ky-20-2016-896

“Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Hai câu cuối của bài thơ Nhớ Chùa của Hòa thượng Thích Mãn Giác, bút hiệu Huyền Không, nói lên ý nghĩa thâm sâu, sự tồn tạigắn bó của người con Việt với ngôi Chùa. Nơi nào có Chùa tức nơi đó có ngôi Tam Bảo, có chư tôn đức Tăng Ni hoằng pháp, có truyền thốngvăn hóa Việt. Thật ấm cúngđạo vị khi đến bất cứ nơi nào có sự hiện hữu của  một ngôi Chùa Việt.

Trong chuyến hành hương cùng với 32 em Phật tử trẻ sang các nước Phật Giáo năm nay chúng tôi được duyên lành lần thứ hai đến xứ Hoa Anh Đào, đó là Nhật Bổn. Đến để chiêm bái và viếng thăm các ngôi Chùa Nhật được xây dựng trang nghiêmtráng lệ là điều hiển nhiên, nhưng đến để rồi được tụng kinh lễ Phật, thăm viếngtá túc một đêm tại ngôi Chùa Việt, đó mới là điều khó thể nghĩ bàn. Nhưng than ơi! Chùa còn đó nhưng Thầy đã ra đi! Ngồi trước di ảnh của Cố Hòa Thượng khai sơn Chùa Việt Nam tại Nhật, thượng Minh hạ Tuyền, mà lòng thấy bùi ngùi tưởng nhớ đến Ngài. Hạnh nguyện, hoài bảocông lao của quý Ngài tôn túc khai sơn các Chùa viện  khắp nơi trên thế giới thật là cao cả. 

Hơn 40 năm lịch sử của người Việt tại hải ngoại, không biết bao nhiêu hội đoàn và tổ chức đã được thành lập nhằm trợ giúp người Việt hội nhập và làm quen với đời sống mới trên đất lạ. Tuy nhiên sự tồn tại của những hội đoàn này cũng chỉ giới hạn trong một khoảng thời gian nào đó, trể nhất là khi thế hệ thứ ba và thứ tư của người Việt đã được hoàn toàn hội nhập vào xã hội xứ người. Nhưng Gia Đình Phật Tử có thể nói là một tổ chức đúng đắn nhất trong những tổ chức có mặt trong một xã hội. Vì sao? Vì lý tưởng của mỗi Huynh Trưởng và đoàn sinh là "chỉ hướng cho thuyền đời và nẩy hoa cho cuộc sống". Một tổ chức luôn hướng mỗi cá nhân trên con đường an lạc giải thoát, để lợi mình và lợi người, đúng như lời dạy của Đức Thế Tôn nhằm hướng đến mục đích giác ngộ giải thoát trong tương lai. Đây chính là điểm son mà những tổ chức khác không có được.

Nhìn ngược về quá khứ, 30 năm về trước, từ ngày tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam có mặt tại Đức Quốc qua sự thành lập của hai đơn vị đầu tiên Minh Hải và Tâm Minh, là chốt điểm những mầm giống Bồ Đề đã được lần lượt gieo trồng trên xứ người. Dưới sự cưu mang đùm bọc của Hòa Thượng Phương Trượng Viên Giác, quý chư Tôn Đức, quý phụ huynh, quý Anh Chị Huynh Trưởng và các mạnh thường quân, tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam phát triển theo thời gian năm tháng. 30 năm trôi qua, với bao sự thăng trầm của tổ chức, 7 người con của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Chi Bộ Đức Quốc, vẫn đang đứng vững giữa trời Âu và ngang vai sát cánh cùng với những đơn vị bạn khắp nơi trên thế giới để được dấn thân phụng sự Tam Bảo, đền báo tứ trọng ân và dẫn dắt thế hệ đàn em, duy trì tổ chức.

Theo định luật vô thường, tất cả các pháp đều do nhân duyên sanh và do nhân duyên diệt. Vạn vật biến hóa, thay hình đổi dạng. Quá khứ, hiện tạivị lai là ba điểm mốc của thời gian không thể tách rời, luôn kết nối và chi phối lẫn nhau không ngừng nghỉ. Sự thành tựu kết quả ngày hôm nay là do nhân của quá khứ, đồng thời chính kết quả đó cũng là nhân, nền tảng đưa đến quả vị tương lai. Rõ biết về Đạo lý của nhà Phật không nằm ngoài định lụật nhân quảduyên khởi nầy.

Gần 10 năm qua, với vai tròtrách nhiệmCố Vấn Giáo Hạnh cho GĐPT VN tại Đức Quốc, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Chi Bô Đức Quốc đề cử, cộng thêm sự trải nghiệm sinh hoạt với Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Đức trên 14 năm, bản thân chúng tôi được học hỏi rất nhiều từ các Anh Chị Huynh Trưởng cao niên, gần gủi với các Anh Chị Em Tân Huynh Trưởng và các đoàn sinh các ngành. Đối với bản thân, chúng tôi biết được giá trị thật sự về sự tu tập tự chính bản thân và sự huấn luyện đào tạo, sinh hoạt của tổ chức. Với niềm khao khát đóng góp một phần nhỏ của mình giúp ích làm hành trang vào đời cho các anh Chị Huynh Trưởng và các em đoàn sinh, chúng tôi nghiên cứuthiết lập những chương trình tu học Phật Pháphiệu quả cao để các em dễ tiếp nhận giáo lý nhà Phật. Phương pháp hướng dẫn giáo lý được áp dụng theo dạng work shop, thời gian từ một tiếng đến một tiếng rưỡi. Nội dung bao gồm lý thuyết, thảo luậnthuyết trình, giúp các em tự tin, hoạt bát và phát huy khả năng và sự hiểu biết của mình. Sự học hỏi giáo lý được bổ sung thêm với những sinh họat bổ ích, thể thao, sinh hoạt vòng tròn, trò chơi lớn, v.v… thích hợp cho từng lứa tuổi và hoàn cảnh.

Bắt đầu từ Vu Lan năm này, một khi được nhẹ bớt công việc Phật sự của Chi Bộ và Tổ Đình Viên Giác, chúng tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn để chuyên sâu vào việc dịch thuật, biên soạn những bài pháp căn bản để giúp cho giới trẻ đến với giáo lý nhà Phật. Những tài liệu Phật pháp này cũng sẽ được dịch ra tiếng Đức và Anh nhằm lợi lạc cho thế hệ các con em Việt hiện tại và về sau; vì e rằng đến một thời điểm nào đó các em sẽ kém phần biết đọc, nói và viết tiếng Việt. Tuy nhiên, việc học pháp và sự tu tập hành trì cần phải được triển khai hơn nữa. Do đó, mục đíchchí hướng cho những năm tới đây là xúc tiến tìm những phương pháp tu học hiệu quả hơn, đặc biệt là sự ứng dụng Phật Pháp vào đời sống thường nhật để các Anh Chị Huynh Trưởng và các đoàn sinh có niềm tin vững chắc với đạo Phật của mình một khi giao tiếp với bạn bè, người bản xứ, nơi học đường, sở làm hoặc các tổ chức hội đoàn khác. Làm cách nào để gieo hạt giống Bồ Đề, hạt giống Tình Lam trong các em? Làm sao khơi dậy gương dấn thân phụng sự cho tổ chức từ các em? Làm sao các em có được tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết cho tổ chức? v.v...

Các em Oanh vũ, thiếu và thanh có được duyên lành đến với Gia Đình Phật Tử, là đến với Chùa, đến với Tam Bảo, được cơ hội phát triển Phật tánh của mình. Được học pháp và gần gũi với quý Thầy Cô, được sự tận tình chăm sóc của Bác Gia Trưởng, các anh chị Huynh Trưởng, các bậc Phụ Huynh trong ban bảo trợ, các mạnh thường quân, các ân nhân đóng góp công sức và tịnh tài v.v... Các em đoàn sinh không ai khác chính là những mầm non, những búp măng, những con em của chúng ta, sẽ tiếp gót các anh chị Huynh Trưởng trong nhiệm vụ dẫn dắt thế hệ tiếp nối. Tre già thì măng mọc, đó cũng là một định luật tự nhiên vậy. Tuy nhiên trên phương diện duy trì và phát triển, Gia Đình Phật Tử, nói đúng hơn là càc anh chị Huynh Trưởng phải luôn tích cực học hỏi, phát huy sáng kiến, dựa theo đà phát triển tinh vi của khoa học, con ngườixã hội để cập nhật hóa, đưa tổ chức đến hưng thịnh.

Với ý niệm đó, bắt đầu từ năm 2016, chúng tôi mỗi năm tổ chức một lần Khóa Tu Dưỡng Huynh Trưởng GĐPT, nhắm vào các Anh Chị đang điều hành và nắm đoàn tại các đơn vị GĐPT tại Đức. Khóa đầu tiên được tổ chức tại Chùa Bảo Thành thuộc thành phố Koblenz, nơi Ni Sư Minh Hiếu đang trụ trì và hành hoạt. Năm nay Khóa Tu Dưỡng lần 2 sẽ được tổ chức tại Chùa Linh Thứu tại Bá Linh. Ni Sư Diệu Phước cũng rất hoan hỷ hứa khả hỗ trợ đắc lực. Suốt 2 ngày cuối tuần những đề tài liên quan đến hệ thống hành chánh, điều hành tổ chức GĐPT, nội dung Phật pháp, phương cách sinh hoạt v.v… được đưa ra để thảo luận và cập nhật hóa để mọi nơi đều thống nhất. Tiện đây cũng xin nhắc nhở và kêu gọi tất cả các Anh Chi Huynh Trưởng đang hành hoạt tại các Gia Đình Phật Tử tại các địa phương lưu ý để dành thời gian tham dự các khóa này. Chúng ta ai cũng biết, các pháp đều biến đổi theo không gianthời gian; cũng vậy nội dung sinh hoạt GĐPT cũng phải được cập nhật kịp thời để làm lợi lạc cho mọi người. Mỗi cá nhân Huynh Trưởng, mỗi đơn vị Gia Đình phải tự cầu tiến, học hỏi. Ở ngoài đời, các công ty và hãng xưởng mỗi năm cũng đều gởi nhân viên của họ đi đào tạo, tu dưỡng để làm lợi lạc cho công ty của họ. Một anh Huynh Trưởng, một chị Huynh trưởng cũng vậy. Không thể nào đem những gì học được cách đây hơn 10, 20 năm trước để áp dụng cho đến bây giờ mà không qua một khóa tu dưỡng nào. Nếu vẫn chấp thủ, không cầu tiến, thì sẽ không làm được lợi lạc cho tự chính mình nói gì là cho người khác.  

Sự khác biệt của tổ chức GĐPT đối với những tổ chức khác nằm ở điểm tu và thực hành triệt để giáo lý của Đấng Giác Ngô. Là một Huynh Trưởng, một đoàn sinh của tổ chức nên phải thâm hiểu giáo lý giải thoát này để lợi lạc cho chính mình và các em. Giáo lýthực hành không vững vàng thì sẽ không đạt được sự giải thoát. Mà đã không giải thoát được chính mình thì làm sao giúp giải thoát được cho chúng sanh, các con em, đàn em chúng ta? Thiết nghĩ, hạnh phúc và phước báu thay cho những người con Phật có niềm tin nơi Tam BảoĐại Thừa chánh pháp; Giáo lý nhà Phật là một triết lý, một cách sống tâm linh sống độngtích cực. Một Huynh Trưởng phải nhắm đến mục đích giải thoát, nương vào tổ chức làm phương hướng, phương tiện để đi đến cứu cánh. Sự an lạc giải thoát phải được biểu hiện qua cách sống của mỗi Anh Chị trưởng. Mỗi cử chỉ, mỗi lời nói, mỗi hành động và tác phong của mỗi Anh Chị đều là thay thế cho quý chư Tôn Đức giáo dục các con em Gia Đình Phật Tử. Trên thực tế, không ít Anh Chị Huynh Trưởng trong suốt thời gian sinh hoạt hoặc đến lúc cuối đời không được mấy an lạc, an nhiêntự tại. Có phải rằng sự dấn thân với tổ chức không đạt được đến kết quả viên mãn chăng?

Biết tri ânbáo ân chính là lời Phật dạy, đó cũng là tinh thầnđạo hạnh của một Phật tử chân chánh. Nhằm mục đích cải thiện cuộc sống hiện tại, mỗi Huynh Trưởng và đoàn sinh cần phải tự nỗ lực thực hành các thiện pháp, trau dồi giáo lý Phật Đà, phát Bồ Đề Tâm, tu phước và huệ, cống hiến sức lực của mình cho mọi người và cho tổ chức. Vì vậy, là một Huynh Trưởng và một đoàn sinh GĐPT chân chánh và sáng suốt, phải luôn biết tri ân, học hỏi kinh nghiệm của quá khứ để vươn lên xây dựng cho tương lai. Trong đời sống hiện tại có nhiều điều chúng ta không thể chọn lựa được vì đó là kết quả từ quá khứ. Nhưng để cải thiện cuộc sống hiện tạixây dựng cho tương lai, chúng ta cần phải hành thiện, tu phướctu huệ song song. Pháp thế gian có sanh có diệt, có thiện và bất thiện. Nếu chúng ta chọn con đường hướng thiện, tích cực sống và tu tập vì lợi ích cho chúng sanh, luôn hoan hỷ với mọi người thì chúng ta đang sống an lạcgiải thoát, đúng như lời Phật dạy để đền đáp ân đức từ ngôi Tam Bảo.

Để đền đáp ân đức từ ngôi Tam Bảo, một Huynh Trưởng và một đoàn sinh GĐPT phải thể hiện tinh thần tri ân (biết ơn) qua sự tự nỗ lực tu học, cống hiến sức lực của mình cho mọi người và cho tổ chức. Nhận và Cho cũng là một đức hạnh cao cả của một người Phật tử đang bước trên con đường Bồ Tát Đạo. Niềm tin nơi Ngôi Tam Bảo, sự hướng dẫn tinh thần Hòa Thượng Khai Sơn Viên Giác Tổ Đình, của Quý Thầy Cô cố vấn giáo hạnh, sự thương tưởng và tinh thần trách nhiệm của những Anh Chị Huynh Trưởng với tâm chí vững bền xây dựng và phát triển cho tổ chức đã đưa đến ngày vui hôm nay - Kỷ Niệm Chu Niên lần thứ 30 của GĐPT Đức Quốc là sự đánh dấu cho sự tồn tại và phát triển tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Đức.

Trong suốt 30 năm qua, Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Đức Quốc đã thể hiện sự trung thành đối với Giáo Hội nói chung và Chi Bộ Đức Quốc nói riêng. Các Anh Chị trong Ban Điều Hành, các Huynh Trưởng và đoàn sinh GĐPT Đức Quốc, bao gồm Minh Hải, Tâm Minh, Chánh Niệm, Chánh Dũng, Pháp Quang, Chánh GiácChánh Tín đã đóng góp sức mình vào các Phật sự tại Tổ Đình Viên Giác. Nhiều đoàn sinh đã được huấn luyện qua các Trại chúng trưởng, Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang, v.v... Bản thân chúng tôi cảm nhận được sự hy sinh cao cả và sự gắn bó của các Anh Chị Huynh Trưởng đối với tổ chức. Nhiều Anh Chị có thể nói là từng hơi thở, từng nhịp tim đều hướng đến tổ chức. Sự hồn nhiên sinh hoạt, tinh thần học pháp và cầu tiến của các em đoàn sinh các ngành làm cho cho chúng tôi càng lên tinh thầnphát nguyện dõng mãnh hơn nữa trên con đường hoằng pháp lợi sanh của một Trưởng Tử Như Lai.

Đối với các Anh Chị Huynh Trưởng và toàn thể đoàn sinh GĐPT VN Đức Quốc, được khoác lên mình chiếc áo lam, được đeo hoa Sen trắng là một vinh dự cho một Huynh Trưởng và đoàn viên của tổ chức. Những lúc phiền não, nản chí hay giải đãi, hãy nhớ lại những khoảnh khắc quỳ trước Phật đàiChư Tôn Thiền Đức để phát nguyện thọ cấp làm Huynh Trưởng, chính thức làm đoàn sinh GĐPT, góp phần xây dựng và phát triển cho tổ chức.

Nhân dịp Chu Niên lần thứ 30 của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Đức Quốc, xin thành tâm chúc phước và nguyện cầu cho Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam Đức Quốc, các Anh Chị Huynh Trưởng, quý Bác Gia Trưởng, quý Phụ Huynh, quý mạnh thường quân và các đoàn sinh các Gia Đình có được niềm tin kiên cố và thật nhiều an lạc. Nguyện cầu cho tổ chức càng thêm phát triển, các anh chị em Huynh Trưởng nhiều Bi Trí Dũng để hướng dẫn dìu dắt con em GĐPT dũng bước trên con đường dấn thân phụng sựgiải thoát. Thương chúc các con nhiều niềm vui và sự học hỏi nơi GĐPT.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1389)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1541)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1398)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1250)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1324)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1381)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1358)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1481)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1376)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1442)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1439)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1331)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1396)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1403)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 2105)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1446)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1468)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1332)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1586)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1449)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1298)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1264)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1324)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1298)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1446)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1170)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1161)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1210)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1350)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1374)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1127)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1254)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1181)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1359)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1330)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1481)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1574)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1324)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1278)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1425)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1479)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1388)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1731)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1367)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1345)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1398)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1228)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1267)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1393)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant