Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cầu An

21 Tháng Mười 201910:13(Xem: 5307)
Cầu An
CẦU AN

Thích Nữ
Hạnh Huệ

Cầu An


* Tại sao chúng ta lại phải cầu an?

Chúng ta luôn bị bất an, lòng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sinh mạng, quyền lợi, địa vị, vợ con, tiếng tăm, của cải… của mình bị thương tổn hay bị đe dọa. Và có lẽ những chùa chiền đền miếu là nơi tạo cảm giác an ổn dù tạm thời cho chúng ta, khi mình đến khấn cầu những đấng linh thiêng ở cõi trên, những đấng mà chúng ta nghĩ rằng có đủ quyền uy ban phướcgiáng họa.

 Chính vì lẽ đó mà chúng ta vẫn thường hay bắt gặp nhiều người đến chùa, ngoài việc tự mình khấn vái kêu cầu, còn cúng tiền rồi gởi kèm theo một danh sách “dài nhằng” trong đó có ghi rõ ràng tên tuổi, địa chỉ của mình, của người thân mình… để xin Phật gia hộ cho được bình an, cho cuộc đời xuôi chèo mát mái. Nhưng dường như kết quả thường không toại nguyện. Vì sao? Lòng không thành nên Phật trời chẳng chứng chăng? Hay Phật trời chẳng linh? Không biết! Nhưng vẫn cứ cầu, chỗ này không được thì cầu nơi khác. Ít khi chúng ta xét xem thế nào là an và những điều kiện cần để an. Chúng ta chỉ nghĩ muốn được an vui hạnh phúc là phải có đủ tiếng tăm danh vọng, đủ tiền tài nhà cửa, đủ vợ đẹp con khôn. Có đơn giản thế không?

Cầu được tiếng tăm. Ai cũng muốn mình nổi tiếng. Nhưng hãy nhìn những vị tổng thống, như những cựu tổng thống Hàn Quốc mới đây, người thì lãnh án chung thân, người lãnh án tử hình, vị cựu tổng thống gần nhất phải gieo mình xuống núi vì không chịu nổi tai tiếng tham nhũng. Những nhà chính trị nổi tiếng khắp thế giới, không ít vị thân bại danh liệt vì những tai tiếng về tình cảm, về tiền bạc… Kế đến là những tài tử, minh tinh màn bạc, những cầu thủ đá bóng với vô số những scandal về tình, về ma túy... Tiếng tăm đi liền với tai tiếng, muốn an chẳng phải chuyện khó sao?

Cầu được tài sản tức là cầu cho tài sản của mình luôn luôn được dồi dào và được bảo toàn. Nhưng Đức Phật đã từng nói:

          Tài sản vốn là của năm nhà chứ không phải của riêng ai.
          Thứ nhất, những người có tài sản có thể bị nạn lụt làm cho tiêu mất.
          Thứ hai, những người có tài sản có thể bị hỏa hoạn làm cho tiêu mất.
          Thứ ba, những người có tài sản có thể bị ăn cướp làm cho tiêu mất.
          Thứ tư, những người có tài sản có thể bị con cái phá hoại mà tiêu mất.
          Thứ năm, những người có tài sản có thể bị sung vào công quỹ mà tiêu mất.

Như vậy, tài sản vốn là những vật không có nền tảng cố định nào nên rất khó giữ gìn. Cho nên, nếu mình cứ muốn giữ hoài những cái mà bản chất của nó vốn là lưu động thì điều đó cũng không thể được.

Cầu an toàn tình cảm, đó là mong ước mang tính bấp bênh nhất. Vô số những người đưa nhau ra tòa ly dị, vô số những người vì ghen tuông thanh toán lẫn nhau, vô số những người mang bệnh trầm cảm vì tình yêu tan vỡ… Trói buộc này thật ghê gớm và vô cùng phiền toái. Có người đã từng giễu rằng:

- Nếu không lấy được em chắc anh chết liền.

Người khác tiếp:

- Nhưng nếu lấy được em, thì anh sẽ chết từ từ.

Sự chiếm hữubảo vệ tình cảm chính là nguyên nhân khiến tình cảm sứt mẻ và triệt tiêu.

Thêm nữa, chồng vợ, con cái, anh em, quyến thuộc hay ngay cả chính thân xác của chúng ta cũng không gì có thể bảo đảm an toàn được. Vì có sinh thì phải có lão, có bệnh, có tử. Điều này không ai tránh khỏi. Bây giờ chúng ta xin cho mình không bao giờ già, không bao giờ bệnh, không bao giờ chết là một điều hoàn toàn vô lý… Nói gì đến những thứ tùy thuộc phước nghiệp từng người!

Tóm lại, chúng ta cầu cho những điều trên được “an” là không thể được.

Vậy thì đành phải bất an mãi sao? Không! Chúng ta chỉ cần nhìn đúng sự thật, hiểu rõchấp nhận tính vô thường của nó. Đừng quá coi trọng những thứ phù phiếm không gốc rễ, đừng dính bám vào nó quá nhiều, đừng cho nó là điều kiện của hạnh phúc, thì tâm chúng ta sẽ an ngay. Phải ý thức rằng dù cho giàu hay nghèo, đau ốm hay mạnh khỏe, có tiếng tăm hay không… thì cái bất an nằm ở tinh thần chứ không thuộc về vật chất. Chẳng hạn như thân chúng ta có thể bệnh, già nhưng những người già vẫn có thể “an” và những người bệnh cũng vẫn có thể “yên”. Tôi đã từng chứng kiến có một người bị mất cả hai tay, hai chân phải ngồi trên chiếc xe lăn nhưng lúc nào anh ta cũng nở nụ cười với mọi người xung quanh một cách đầy hạnh phúc. Còn có những gia đình rất giàu nhưng vẫn đau khổ, bất an.

Tâm an là một tâm không vướng bận, một tâm tự tại thong dong. Vậy thì an được không khi chúng ta còn quá bận tâm về danh lợi, về tài sản, về tình cảm, về đủ mọi thứ cám dỗ phù du bên ngoài? Những thứ phù du đó lại là những thứ được thành tựuđiều kiện. Có nhân thì có quả, không chỉ do cầu mà được. Nó đến do sự tích cực về khả năng và phước đức của con người, nghĩa là hoàn toàn do chính chúng ta tạo ra trước kia hay hiện tại. Vậy thì Phật trời làm gì được với nghiệp chúng ta gây? Huống chi Phật còn khổ công phân tích chúng là những thứ trói buộc chúng ta trong vòng khổ não. Đó là những thứ gây tham, gây sân, gây si và gây nhiều nghiệp tốt hoặc xấu. Cầu những thứ trói buộc để mong được an, thật là oái oăm.

Ở đây, ý tôi muốn nói rằng nếu cái tâm chúng ta còn tham vọng thì chúng ta vẫn không thể nào có được cái “an”. Do vậy, chúng ta cần phải nhận ra cho thật rõ hạnh phúc phát xuất từ đâu để chúng ta cầu xin và được chứng nhận chứ không phải là cầu những thứ hão huyền không mang lại sự bình an cho chúng ta. Tổ Huệ Khả cũng đã từng xin Sơ tổ Đạt-ma chỉ cho phương pháp an tâm.

Hôm nay, chúng ta cũng noi gương Tổ cầu được an, và chúng ta phải cầu an như thế nào?

Dĩ nhiên chúng ta khó có thể như ngài Huệ Khả khi nghe Sơ tổ bảo “Đưa tâm ra ta an cho!” đã trả lời “Con tìm tâm không thể được.” Và khi Tổ dạy “Ta đã an tâm cho ngươi rồi.” thì lãnh ngộ. Chúng ta tạm tìm cách an tâm phổ thông hơn vậy.

Đạo Phật và các vị giáo chủ các tôn giáo khác đã chỉ ra cho chúng ta thấy sự cuồng vọng của mình và bày cho chúng ta cách để chúng ta cầu an một cách hợp lý và có thể “an” được.

Trong kinh Pháp Cú, hai câu đầu tiên của phẩm Song Yếu là:

          Ý dẫn đầu các pháp.
          Ý làm chủ, ý tạo.
          Nếu với ý ô nhiễm,
          Nói lên hay hành động
          Khổ não sẽ theo sau
          Như xe theo chân vật kéo.

Và…

          Nếu với ý thanh tịnh,
          Nói lên hay hành động
          An lạc bước theo sau
          Như bóng không rời hình.

Như vậy, cái “an lạc” của chúng ta tùy thuộc vào ý của chúng ta: ý thanh tịnh hay ý ô nhiễm. Tức là nếu chúng ta nói và làm với tâm thanh tịnh thì an lạc sẽ tới liền chứ không phải ở đời sau, không phải ở một thời gian nào khác. Còn nếu chúng ta khởi một tâm xấu lên thì “quả” sẽ đến với chúng ta như chiếc xe chạy theo sau con vật kéo, chứ không phải chờ đến đời sau hay tương lai nào hết. Phải nhận thức rõ điều này. Khi chúng ta khởi lên một niệm giận dữ đối với người khác thì ngay lúc đó mình sẽ khổ liền, hoặc mình buồn ai thì “quả” cũng đồng thời theo đó mà tới... Còn nếu mình thương ai, ban phát cho ai cái gì đó, khuyên nhủ được người nào cho họ vui lên thì ngay lúc đó tâm mình sẽ rộng rãi, thênh thang, hoan hỉ... Đức Phật đã chỉ cho chúng ta thấy rõ: Hiền thánh do nhận ra được tâm của mình mà thành hiền thánh; phàm phumê tâm mà thành phàm phu. Do vậy chúng ta cần phải chú trọng đến tâm ý của mình chứ không phải là những yếu tố bên ngoài.

Nói thế không có nghĩa là tôi phủ nhận tất cả những tài sản, danh tiếng, gia đình… của thế gian, mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng sự an lạc không hề liên quan gì đến những yếu tố thuộc về vật chất. Muốn có sự an lạc thì chúng ta phải điều phục tâm ý của mình.

Ngài Ma-ha Cun-đa nói với tôn giả Sa-nặc: “Hiền giả Sa-nặc, hiền giả cần phải luôn luôn chú ý đến lời dạy này của Thế Tôn. Ai còn tham luyến thời có dao động. Ai không dao động thời được khinh an. Ai khinh an thời không thiên chấp. Ai không thiên chấp thời không có đến và đi. Ai không có đến và đi thời không có diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh thời không có đời này đời sau, không có giữa hai đời. Đây là sự đoạn tận khổ đau”.

Nếu chúng ta muốn được an tâm, muốn dứt được hết khổ đau thì chỉ có một cách là chúng ta đừng tham luyến để tâm mình không dao động. Nhưng tâm của chúng ta là một tên “láu cá”, là một thứ “bất trị”. Ở trong kinh Pháp Cú câu 36, 37 có ghi rõ:

          Tâm khó thấy, tế nhị
          Theo các dục quay cuồng
          Người trí phòng hộ tâm,
          Tâm mà được bảo hộ
          Thì an lạc sẽ đến.

          Chạy xa, sống một mình,
          Không thân ẩn hang sâu.
          Ai điều phục được tâm
          Thoát khỏi ma trói buộc.

câu chuyện như sau nói về tâm chạy:

Ngày xưa, có một cô gái rất đẹp người, đẹp nết luôn được mọi người yêu mến. Lớn lên, đến tuổi lấy chồng, cô gặp được một chàng trai khôi ngô, tuấn tú và rất tài giỏi. Sau khi cưới nhau xong, hai vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc, hết mực yêu thương nhau. Thế nhưng chưa được bao lâu, người chồng chẳng may bị bệnh qua đời. Biến cố này khiến cho người vợ suy sụp nặng nề, cứ ôm xác chồng than khóc suốt mấy ngày đêm.

Lúc đó, có một viên sĩ quan dẫn một tên tử tội ra pháp trường treo cổ. Tình cờ đi ngang qua nhà người thiếu phụ nọ, nghe tiếng khóc ai oán, não nùng bên trong, ông cầm lòng không được mới bước vào xem sự tình thế nào. Trước tình cảnh đau thương ấy, viên sĩ quan đã ra sức khuyên ngăn:

- Xin bà hãy bớt cơn xúc động. Ông nhà đã ra đi thì dù cho bà có khóc than cách mấy, ông ấy cũng không thể nào sống lại được. Mong bà hãy dằn cơn bi lụy để lo chôn cất ông nhà. Và bà cũng phải cố gắng ăn uống một chút gì, nếu không sẽ ngã bệnh.

Nghe lời an ủi của viên sĩ quan, người thiếu phụ ngẩng mặt nhìn lên. Vừa trông thấy gương mặt xinh đẹp của người thiếu phụ, viên sĩ quan cảm thấy xúc động trong lòng, bèn rót nước cho người thiếu phụ uống và lựa lời khuyên nhủ thêm. Người thiếu phụ cảm thấy nỗi đau đớn của mình nguôi ngoai được phần nào nhờ những lời lẽ chí tình của viên sĩ quan, nên cố gượng dậy đi ăn uống một chút gì. Và trong lúc hai người đang trò chuyện với nhau thì tên tử tội đã lợi dụng thời cơ để bỏ trốn. Khi phát hiện ra tên tử tội đã trốn mất, viên sĩ quan kinh hãi đến rụng rời. Ông biết tội mình gánh chịu sẽ rất nặng nề, có thể mất luôn tính mạng.

Trong lúc viên sĩ quan đang lo sợ, bối rối, người thiếu phụ liền đề nghị với ông, lấy xác chồng mình treo lên nọc để thế chỗ cho tên tử tội và để cho viên sĩ quan thoát khỏi những hình phạt nặng nề…

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy, rõ ràng tâm lý con người chuyển biến rất đột ngột mà chúng ta không thể nào lường trước được. Nếu như chúng ta đứng xa mà nhìn nhận vấn đề từ câu chuyện trên, có thể chúng ta sẽ cho rằng việc làm của người thiếu phụ là hết sức phi lý, không thể chấp nhận được. Vì một người đang yêu chồng hết mực như thế mà chỉ trong “tích tắc” lại có thể mang xác chồng mình treo lên như vậy thì liệu có thể xem đây là một người phụ nữ đức hạnh hay không? Tuy nhiên, nếu như chúng ta theo dõi câu chuyện từ đầu đến cuối thì lại thấy d

iễn tiến ấy của câu chuyện hoàn toàn hợp lý vì không còn cách giải quyết nào khác tốt hơn. Hằng ngày chúng ta sống với nhau, chúng ta thường dùng lý trí lạnh lùng để phán đoán mọi chuyện. Chúng ta dễ dàng kết tội người khác chứ không đi sâu sát vào để thông cảm cho nhau. Chẳng hạn như chúng ta đang phê bình một người nào đó có những hành vi xấu, chúng ta sẽ bảo rằng: “Không có lửa làm sao có khói”. Còn nếu mình là nạn nhân bị người khác nói xấu thì lại bảo: “Ôi! Cái miệng thế gian như ghế bán hàng”. Lúc nào, ở đâu, mình cũng là quan tòa đối với người khác và luật sư đối với chính mình.

Nhìn lại tâm của chính mình, chúng ta sẽ thấy nó luồn lách rất khéo léo, nó đi từ thái cực này sang thái cực khác một cách rất mau chóng và chúng ta dễ dàng chấp nhận như đã từng chấp nhận bất cứ gì xảy ra trong giấc mộng. Chính vì lẽ đó cho nên điều phục được tâm của mình không phải là chuyện dễ dàng. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cứ “xông” tới trước, mở cửa năm giác quan của chúng ta ra và bắt chụp tất cả những hình ảnh, những đối tượng của chúng để rồi bị điều khiển, bị lôi đi, không một chút tỉnh giác. Rồi, chúng ta mới cầu an, cầu đủ mọi thứ để gom về cho mình càng nhiều càng tốt, càng bảo đảm càng hay. Đó là một cách nghĩ, một quan niệm hết sức sai lầm.

Chính vì thế mà các vị giáo chủ các tôn giáo bắt chúng ta ý thức lại tâm của mình, tập làm chủ tâm mình để biến sự cầu an của mình qua một mục tiêu khác hay hơn. Nếu để ý lắng nghe kỹ những lời phục nguyện cầu an, chúng ta sẽ thấy chư Tổ muốn chúng ta cầu cho hoặc chướng tiêu trừ, bồ đề tâm tăng trưởng... Bài kệ trong kinh Lăng-nghiêm mà Ngài A-nan khi nhận ra bản tâm của mình đã tán thánphát nguyện với Phật:

          Diệu trạm tổng trì Bất động tôn,
          Thủ Lăng Nghiêm Vương thế hy hữu
          Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng,
          Bất lịch tăng kỳ hoạch pháp thân.
          Nguyện kim đắc quả thành Bảo vương
          Hoàn độ như thị hằng sa chúng
          Tương thử thâm tâm phụng trần sát
          Thị tắc danh vi báo Phật ân
          Phụng thỉnh Thế Tôn vị chứng minh
          Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập
          Như nhất chúng sanh vị thành Phật
          Chung bất ư thử thủ nê hoàn...

Tạm hiểu là: Nhờ có đức Phật dạy cho con biết được bổn tâm của mình rất là hy hữu, không cần trải qua vô số kiếp mà nhận được Pháp thân. Cho nên bây giờ con xin đem thâm tâmphụng sự chúng sanh nhiều như cát sông Hằng. Như vậy mới thật là báo Phật ân. Nguyện con hôm nay được lên quả Chánh giác, sẽ trở lại độ chúng sanh nhiều như thế. Cõi đời này đầy những ô trọc, xấu xa, tàn ác, con xin vào trước hết. Nếu mà một chúng sanh chưa giác ngộ, chưa được chứng quả thì con thề không nhập vào Niết-bàn.

Tinh thần như thế mới gọi là cầu an. Vì chỉ khi chúng ta nhận ra bản tâm của mình, không để chạy theo cảnh bên ngoài thì đó mới là cái an đích thực. Không phải chỉ trong kinh Phật mà kinh Cầu an của đạo Thiên Chúa cũng không cách xa gì với tinh thần này:

Lạy Chúa khoan nhân, xin dạy chúng con biết yêu thươngphụng sự Chúa trong tất cả mọi người chẳng trừ ai. Xin dùng con làm khí cụ bình an để con đem thương yêu vào nơi thù oán, đem tha thứ vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi bất thuận, đem chân lý vào chốn lỗi lầm, đem niềm tin vào nơi nghi hoặc, đem cậy trông vào nơi tuyệt vọng, đem ánh sáng vào chốn tối tăm, đem tin vui vào nơi sầu não.

Lạy Chúa xin dạy con, tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người tìm hiểu, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Vì chính lúc hiến thân là lúc được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, chính lúc tha thứ là lúc được thứ tha và chính lúc chết đi là lúc sống lại cuộc đời bất diệt.

Có một giai thoại về đức Phật như sau:

Một hôm trời đang mưa, đức Phật gặp một mục đồng. Mục đồng có một túp lều để chui vào, cài cửa lại, đốt lửa lên sưởi, rất ấm cúng. Trong khi đó đức Phật lại không có một mái nhà, không có gì để sưởi ấm. Cuộc đối thoại giữa hai người như sau:

Mục đồng:

- Thức ăn đã dọn xong, tôi đã vắt sữa bầy cừu. Cửa lều đã cài then, lửa đã nhúm. Và mi, mi muốn mưa đến chừng nào cũng được, trời ạ!

Đức Phật:

- Ta không cần thực phẩm, cũng chẳng cần sữa. Gió là lều của ta, lửa ta đã tàn lạnh. Và mi, mi muốn mưa đến chừng nào cũng được, trời ạ!

Mục đồng:

- Tôi có bò đực, bò cái, một cánh đồng của cha tôi để lại và một con bò mộng để phủ những con bò cái. Và mi, mi muốn mưa đến chừng nào cũng được, trời ạ!

Đức Phật:

- Ta không có bò đực cũng không có bò cái. Ta không có đồng cỏ, ta không có gì hết. Và mi, mi muốn mưa đến chừng nào cũng được, trời ạ!

Mục đồng:

- Tôi có một cô mục tử ngoan ngoãntrung thành. Từ nhiều năm nay nàng là vợ tôi. Tôi sung sướng chơi đùa với nàng. Và mi, mi muốn mưa đến chừng nào cũng được, trời ạ!

Đức Phật:

- Ta có một tâm hồn ngoan ngoãntự do. Từ nhiều năm nay ta tinh tấn luyện tập nó và ta dạy nó chơi đùa với ta. Và mi, mi muốn mưa đến chừng nào cũng được, trời ạ!

Để kết thúc, đây là bài thơ ngắn của Thiền sư Takuan dạy cho một vị lãnh chúa khi ông tới than thở với Thiền sư về sự buồn nản của mình đối với cuộc đời:

          Ngày này không đến hai lần
          Một phân thời khắc ngàn phân ngọc ngà
          Ngày này không đến nữa đâu,
          Một giây thời khắc ngọc châu một nhà.

Có nghĩa là trong khi chúng ta tiêu phí thời giờ mà không biết rằng mỗi giờ đã qua thì không thể nào níu lại được. Do vậy chúng ta phải thương tiếc thời giờ, không phải dùng thời giờ đó để theo ngũ dục thế gian mà phải dùng mỗi một sát na, mỗi một giây, một phút để kiện toàn bản tâm, để trở về với bản tâm bất sanh, bất diệt của mình.

Chúng ta chỉ cần nhìn đúng sự thật, hiểu rõchấp nhận tính vô thường. Đừng quá coi trọng những thứ phù phiếm không gốc rễ, đừng dính bám vào nó quá nhiều, đừng cho nó là điều kiện của hạnh phúc, thì tâm chúng ta sẽ an ngay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10582)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10048)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11380)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10165)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11053)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12641)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 10943)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 11872)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 11922)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10415)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10857)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10489)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13445)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11163)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10529)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10314)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12654)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11588)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15000)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16246)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11714)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11564)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 13945)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12056)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13606)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12016)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11501)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13079)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14192)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11728)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12397)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12044)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 11922)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11473)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11353)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11365)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11234)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13171)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11528)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13274)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11772)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13583)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12316)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
(Xem: 11058)
Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Cha mà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ.
(Xem: 13152)
Tự lựcyếu chỉ để mình vượt thoát mọi khổ đau, nó có được khi mình hiểu đến nơi đến chốn, khi mình biết thương mình thật sự.
(Xem: 13233)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
(Xem: 13916)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
(Xem: 13094)
Ngài có công lớn đem Phật giáo vào thế giới phương Tây, mang lại hòa hợp giữa các tôn giáo, trồng cây Bồ Đềvị trí tương xứng với nhân loại ngày nay.
(Xem: 13561)
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.
(Xem: 13213)
Ờ, thì nôn nao, thì nhớ, thì… nôn nao. Nhớ hình bóng quê nhà, là nhớ mẹ. Nhớ lúc mẹ lật đật chạy từ trong nhà ra ngõ đón mình về.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant