Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vọng Tưởng

05 Tháng Sáu 202006:33(Xem: 5014)
Vọng Tưởng

VỌNG TƯỞNG

Vĩnh Hảo

Đời Là Huyễn Mộng

 

Đàn chim bay ngang phố. Xao xác tiếng cánh vỗ. Con quạ già trên nhánh cây hè phố ngước nhìn một lúc, rồi im lặng sà xuống đất, nhảy lò cò vài bước với một chân bị què, tiếp tục kiếm ăn.

Phố im lạ thường. Những con đường vắng xe đã vơi mùi khói xăng từ những ngày trước. Lan tỏa đâu đây hương bạch đàn hòa lẫn với mùi nước cống vẫn ngày đêm chảy ngầm dưới lòng đất. Thỉnh thoảng có tiếng còi hụ của xe cứu thương băng ngang góc phố xa. Khách bộ hành mang khẩu trang chỉ chừa lại hai mắt ngầu đục sau gọng kiếng râm, không sao nhìn ra được vẻ đẹp tráng lệ của một bình minh tràn ngập nắng tàn xuân.

Gió mai lành lạnh trong công viên thành phố. Ông già ngồi phơi nắng trên chiếc ghế gấp mang theo từ nhà. Hai vợ chồng trẻ khoác áo gió dắt chó đi bộ quanh bãi cỏ xanh. Một cơn gió mạnh thổi qua làm cho những hàng cây rùng mình buông lá úa. Giờ không phải mùa thu, cũng chưa vào hạ, mà lá vàng vẫn rơi lác đác, trông như những cánh bướm cải nhởn nhơ trong gió. Nhưng không, chỉ trong thoáng chốc, những cánh bướm đã nằm im trên lá cỏ. Những đợt gió tiếp theo không còn kéo theo lá. Chỉ có hơi lạnh phả trên da ông già mặc áo ngắn tay vì đinh ninh hôm nay trời nóng.

 Vài con quạ tưởng rằng có thể làm tan tác một đàn chim.

Anh nài nhỏ bé vẫn luôn tin rằng có thể chế ngự con voi suốt đời.

Cáo mượn oai hùm, qua năm tháng, quên mất cái oai của mình chỉ là vay mượn dựa dẫm mà có; cứ đinh ninh như thật rằng muôn loài đều ngưỡng mộ và tuân phục phong độ của chính mình.

Những con người, chỉ với vẻ ngoài của làn da, mặc nhiên tự nhận mình như là hàng thượng đẳng của nhân loại, vênh vênh tự đắc ngay cả khi phải sống trong nghèo cùng vật chất, và rỗng tuếch tri thức; xua đuổi, tấn công, mạt sát kẻ khác bằng hành vingôn ngữ thiếu học.

Những người sai lầm, bày vẽ con đường sai lầm, tiếp tục uốn nắn, bẻ cong lịch sử để giành phần chính nghĩa cho sai lầm phe phái của mình; và vẫn ngoan cố ngụy tạo những âm mưu, gán ghép sai lầm cho những ai đối nghịch.

Những người u mê, nhắm mắt giương cờ, trương biểu ngữ, bày tỏ sự sùng bái của mình với biểu tượng ngoa ngụy, xấu-ác; tưởng rằng biểu tượng này sẽ mãi đi vào tâm tưởngsự nghiệp đời đời của muôn dân.

con người, với trí thông minh, sáng tạo, như là đặc quyền tối ưu trong muôn loài, vẫn luôn tự mãn kiến thứckinh nghiệm của mình có thể chinh phục thiên nhiên, khám phá vũ trụ, chế ngự không gian (thật và ảo)...

Nhưng không, tất cả đều là vọng tưởng, là những giấc mơ hão huyền, dù rằng hệ quả thực tế của chúng có khi kéo dài mười năm, năm mươi năm, trăm năm, thậm chí một nghìn năm. Vọng tưởng vẫn cứ là vọng tưởng, không thể vượt qua được tính chất bất định, giả huyễn của cuộc đời.

Sóng vô thường sẽ cuốn phăng đi tất cả, bất kể địa vị, màu da, chủng tộc, bần cùng hay phú quý, trí thức hay không trí thức, phẩm hạnh hay vô đạo đức.

Cuộc sống của mỗi cá thể, hay tập thể, là nguyên nhân và cũng là kết quả của từ một võng lưới trùng trùng vọng tưởng, chẳng biết đâu là mắc xích khởi đầu hay kết thúc. Chỉ khi nào ngồi trong tịch lặng, bốn mươi chín ngày đêm thiền quán thâm sâu như một lần đạo sĩ Gotama bên sông Ni-liên (1), mới bẻ gãy được đầu mối của mê vọng, tham ái (2); hay như một lần hốt nhiên bừng sáng trí tuệ khi trực nhận nguyên lý vô thường duyên sinh qua mất mát, đớn đau tận cùng từ sinh, già, bệnh, chết.

Không tỉnh thức được như thế thì con người hôm nay hay ngày mai, vẫn tiếp tục thả trôi cuộc sống của mình trong dòng mộng tưởng, vô minh.

Còn vô minh, ái ngã là còn vọng động, tàn phá, hủy diệt.

Sự vọng động của những ai đó trong quá khứ hãy còn lưu đậm dấu tích trong tâm tưởng người nay. Hãy chiêm nghiệm và học bài học từ những đổ nát ấy. Hãy ngưng lại mọi thứ manh động, tham lam và tật đố, oán hậntranh chấp (3). Hãy ngưng lại những toan tính, âm mưu, sục tìm bả danh lợi rơi rớt lại trong tàn tích hoang phế.

Niềm bình an chỉ có được khi mọi thứ vọng tưởng lắng xuống, lắng xuống.

Con quạ già lủi thủi đi về hướng bãi tha ma khi đàn chim vỗ cánh trên trời cao, bay về nơi yên tĩnh.

Chó dạo công viên chỉ gầm gừ một chút với người ngược hướng, rồi cũng theo chủ về nhà.

Đâu đó trên non cao, nước từ nguồn xa vẫn tiếp tục róc rách chảy ra sông, đổ về biển lớn.

Lão già thiếp đi trong giấc ngủ ngắn. Trở mình tỉnh giấc thì mặt trời đã lên cao.

 

California, ngày 25 tháng 5 năm 2020

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

 

____________

 

(1)  Cội cây bồ-đề bên sông Ni-liên-thuyền (Nairanjana) là nơi đức Phật thành đạo.

(2)  Đạo sĩ (họ) Gotama là cách của những người đương thời gọi đức Phật. Khi chứng được thánh trí dưới cội bồ-đề sau 49 ngày đêm đi vào đại định, đức Phật đã thốt lên rằng: “Ta lang thang trong vòng luân hồi qua bao kiếp sống, tìm mãi mà không gặp kẻ làm nhà. Đau khổ thay kiếp sống cứ tái diễn mãi! Hỡi kẻ làm nhà! Nay ta gặp được ngươi rồi. Ngươi không thể làm nhà nữa. Cột và đòn tay của ngươi đều gãy cả, nóc và xà nhà của ngươi đã tan vụn rồi. Ta đã chứng đắc Niết bàn, bao nhiêu dục ái đều dứt sạch” (Kinh Pháp Cú, câu 153-154, HT. Thích Thiện Siêu dịch). Kẻ làm nhà ở đây được hiểu là vô minh, tham ái, khởi nguyên cho sự vận hành của sinh-tử luân-hồi.

(3)  “Những ai bị chế ngự bởi phẫn nộoán hận, ngụy thiện và não hại, tham lam và tật đố, giảo hoạt và man trá, ác dụctà kiến; những người ấy không tôn kính Phật, không tôn kính Pháp, không tôn kính Tăng, không nỗ lực hoàn thiện các học giới. Những người như vậy thường xuyên gây tranh chấp, tranh luận trong Tăng; gây bất ổn và khiến nhiều người không được an lạc.” (Pháp Diệt Tránh, Thích Nguyên Chứng biên tập, Như Như xuất bản năm 2008, trang 15)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3756)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2892)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2677)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3183)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3668)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3270)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3345)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2947)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3422)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3770)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3595)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3588)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2937)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3591)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3101)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3618)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3421)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3416)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3854)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3925)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3295)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3631)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3330)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3150)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3196)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4591)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3570)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3123)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4462)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3384)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3979)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4539)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3807)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3270)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3528)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3099)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3303)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3798)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3784)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3341)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3236)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3204)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3139)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3571)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3391)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3393)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3464)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3949)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
(Xem: 3423)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3778)
Thật là một thảm họa khi tôi dự khóa tu thiền lần đầu tiên. Lưng tôi yếu sau nhiều năm ngồi gù lưng trước máy tính và ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant