Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vấn Đề Nam TôngBắc Tông

15 Tháng Ba 202119:57(Xem: 4366)
Vấn Đề Nam Tông Và Bắc Tông

VẤN ĐỀ NAM TÔNGBẮC TÔNG

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm

Theo Dấu Chân Phật

 

Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đây là một vấn nạn đã từng được lập đi lập lại như một dấu xe lăn trên con đường mòn, nhưng tiếc thay, con đường mòn đó không phải là Đường Đạo (The Way of Enlightenment). Nếu đã không phải là con đường dẫn đến giải thoát thì đó không còn là vấn đề lớn trong đại đa số Phật tử chúng ta; mà trái lại, đó chính là một chướng ngại lớn đến từ một cảnh giới của thức, hoặc có thể gọi là từ một trình độ trí thức của cái gọi là “sở tri chướng sở tri” theo lối nhìn của Thiên Thai Trí Giả (538-597).

Một khi đây là một vấn đề quá cũ kỹ thì câu hỏi và câu trả lời hẳn nhiên cũng không phải là mới, nghĩa là cả hai Vấn và Đáp đều lập lại từ trăm năm này qua trăm năm khác. Như vậy thì không phải là vấn đề “lớn” này cần đến lúc phải chấm dứt ư?.

Trước khi nói về cái hiểu biết chưa đạt đến cái gọi là Diệu Trí của chúng ta đã chướng ngại chúng ta như thế nào, người viết xin nói qua một vài dòng (với phạm vi giới hạn của một email) về Pháp Môn, Phật Lý, Chân Lý, Sở Tri Chướng; là một vài đề mục liên quan đến việc “khai tử” cho vấn đề lớn này, mà nơi đó, ông cha chúng ta, chính bản thân chúng ta, và có thể con cháu chúng ta đã, đang, và sẽ thảo luận, cũng như tranh cãi.

1.   Pháp Môn (Dharmaparyàya):

 Pháp tức là những lời dạy của Đức Phật. Pháp này là cửa ngõ cho các cõi trong 9 pháp giới Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh, Người, Trời, A tu la, Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát tháo mở tập khí, thấy, hiểu, và vào được chân lý thì gọi là Môn. Khi đã nói đến 9 pháp giới thì dân cư trong 9 pháp giới này hẳn là có căn tánh khác nhau từ những chủng tử khác nhau mang theo từ Tạng thức A lại da luân chuyển, thay hình đổi dạng qua nhiều kiếp. Một khi Phật nói pháp cho 9 căn tánh khác nhau thì pháp Phật nói ra đương nhiên không phải là pháp cố định. Một khi không phải là pháp cố định thì pháp đó trở thành phương tiện tùy nghi, khế hợp với từng căn cơ sai biệt. Trong Tứ Tất Đàn gọi là Thế tục tất đàn, Vị nhân tất đàn, và Đối trị tất đàn, tức không phải là Đệ nhất nghĩa nhưng bao quát hết 12 bộ kinh, tám vạn bốn ngàn pháp tạng, hiển dương Thực Tướng; theo Đại Trí Độ Luận. Một khi pháp môn trở thành phương tiện khế hợp căn cơ thì Phật tử chúng ta có cần nhất quyết phải tranh cãi (đến 1.500 năm), để cho rằng pháp môn mình chọn là pháp môn hạng nhất không? Có cần phải xác quyết bài pháp Phật dạy ngày đó, tháng đó, giờ đó… mới là bài pháp tối thượng không?. Thật sự, bài pháp nào Đức Phật dạy cũng là bài pháp tối thượng, nhưng tối thượng cho một căn tánh nào đó khế hợp được với lời Ngài dạy vào thời điểm đó mà thôi. Câu trả lời này của quý Phật tử cũng là đã trả lời luôn cho câu hỏi về giáo pháp Tiểu thừa, Đại thừa, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông v.v… pháp nào phải là pháp hạng nhất.

2.  Phật lý:

Viết đến đây khiến tôi nhớ lại những ngày còn cắp sách đến Đại học Văn Khoa những năm 1971-1975. Quy chế thi cử của Văn Khoa là một thí sinh thi đậu phần Thi Viết thì còn phải đậu cả phần Vấn Đáp nữa mới được cấp chứng chỉ cho năm học đó (còn gọi là Tín chỉ). Lúc tôi vào thi Vấn Đáp cho Tín Chỉ “Lịch sử Triết học Đông Phương”, ông Giáo Sư với cặp kính dầy cộm, rất khó tính, ngay giây phút hồi hộp đó lại viết đề thi rõ ràng lên bảng đen. Đây là một điều kỳ lạ, bỡi vì thi Vấn Đáp thì từng thí sinh lần lượt lên bục trả lời, nếu đề thi đã được công khai thì trong khi chờ đợi đến phiên mình, thí sinh có thể tha hồ mở sách tìm câu trả lời, đúng không?. Mặc dù Văn Khoa là một đại họctruyền thống đánh rớt 70% thí sinh Thi Viết, nhưng con số thí sinh còn lại không phải là ít.

Đề thi được công khai viết lên bảng là: “Thế nào là một quyển sách hay?”. Với đề thi này thì câu trả lời không có trong các tập sách thí sinh mang theo trong cặp, cũng không có trong đống sách ở nhà hoặc trong thư viện.

Sau cả tiếng đồng hồ bối rối, tên tôi cũng đến lượt lên trả lời. Thôi thì tôi liệt kê hết tất cả danh từ nào mà mình biết và nhớ được, nào là nhân bản, nhân sinh, nhân vị, chuyển tải được đạo đức, công bằng v.v… ông Thầy đều lắc đầu thất vọng. Sau cùng Thầy tôi nói: “Là một quyển sách hay nếu quyển sách đó có thể mang lại hạnh phúc cho con người”.

Trở lại với Vấn Đề Lớn của chúng ta, nếu bất cứ hệ thống truyền thừa nào của Đức Phật khế hợp được với căn tánh người nghe, mang lại hạnh phúc cho người nghe thì đối với người đó, hệ thống truyền thừa đó hay, và là hay nhất. Điều này áp dụng vào cả các thể chế chính trị, giáo dục, xã hội…

3.   Chân lý:

Khi nói đến hai chữ Chân Lý ở đây, tôi muốn nói đến Chân Kinh (do Phật thuyết), và Kinh Ngụy Tác (không phải do Phật thuyết).

Về Chân Kinh thì tất cả Phật tử không xa lạ gì với các phương pháp phân định thời kỳ Phật thuyết kinh của các tông phái nổi tiếng như Hoa Nghiêm Tông, Thiên Thai Tông … mỗi tông mỗi vẻ; thiết nghĩ không cần phải nhắc lại.

Về Kinh  được cho là Ngụy Tác, theo Giáo Sư Paul L. Swanson trong quyển “Nền tảng Phật học Thiên Thai Tông” (Foundations of T’ien T’ai Philosophy), tôi xin chép lại một đoạn trong bản dịch của tôi xuất bản tại Saigon năm 2010:

“Một bảng liệt kê các bản văn được tin hoặc nghi ngờ là các bản kinh ngụy tác tại Trung Hoa gồm những kinh và luận quan trọng và có ảnh hưởng trong Sino-Japanese Buddhism. Bảng kể tên này có những tên quan trọng như: kinh Phạm Vương (còn được gọi là Mahayana Bharmajala), kinh Quán Vô Lượng Thọ, luận Khởi Tín, kinh Vô Lượng Nghĩa, và một số kinh khác. Những bản văn này không những gây được ảnh hưởng trong dân chúng mà còn tạo tiếng vang trong giới học giả Phật giáo. Tôi (Paul Swanson) đã chọn chữ “ngụy tác” (apocryphal) thay vì dùng chữ “bịa đặt” (forgery) hoặc “giả mạo” (pseudepigrapha), hoặc những việc giả dối (spurious works), vì tôi muốn tránh đưa ra cái nhìn phủ định đến từ những danh từ này. Những bản văn này “giả” với nghĩa không phải là nguyên văn của ứng thân Phật Thích Ca Mâu Ni, chắc chắn như vậy, nhưng không phải là “giả” với ý nghĩa các bản văn này mang một nội dung sai lầm, hoặc dạy người những việc phỉnh phờ. Sau cùng, Đại Trí Độ Luận nói: “Phật pháp không chỉ là những Chữ và Lời được nói ra từ Đức Phật, mà tất cả những ngôn từ chân thực, thiện lành, sâu xa, và an lạc trong thế giới này đều nằm trong Phật pháp”.

Huống chi chữ và lời chỉ là những phương tiện giả lập, tạo tác. Tùy căn cơ chúng sinh khác nhau mà việc hóa độ của chư Phật có khác nhau. Kinh Lăng Già A Bạt Đa La đã từng nói rất rõ rằng có cõi Phật tạo hình tướng để thuyết pháp, có cõi không cần hình tướng. Có cõi không dùng ngôn ngữ trừ khi tùy duyên tạo tác, làm như không làm thì chỗ nào gọi là có tánh cố đinh?. Không phải chỉ có ngôn từ, âm thanh, mà hương vị xúc pháp đều là kinh giáo, đều có thể hiển bày Phật lý. Pháp do nhân duyên hòa hợp thì giáo pháp cũng do nhân duyên hòa hợphiển hiện trong từng thời điểm khác nhau, cho từng đối tượng khác nhau, đối trị từng căn tánh khác nhau của chúng sinh.

4.  Sở Tri Chướng:

Về Sở Tri Chướng (Jneyavarana), Giáo sư Paul Swanson, trong quyển “Thiền và Chỉ Quán” (Ghi chú: Chỉ Quán ở đây chỉ cho phương pháp Chỉ và Quán của Thiên Thai Trí Giả. Về thứ bậc cao thấp thì có quyển “Chỉ Quán tọa thiền pháp pháp yếu” còn gọi là Đồng Mông Chỉ Quán dành cho người sơ cơ; và 9 quyển Maha Chỉ Quán dành cho các hành giảcăn tánh cao hơn), viết như sau. Tôi cũng xin chép lại một đoạn ngắn trong bản dịch của tôi xuất bản tại Saigon, năm 2011. Sở Tri Chướng được Paul Swanson gọi là Wisdom-Obstacle qua Anh ngữ:

“Chúng ta thấy ngay rằng Thiên Thai Trí Giả đã giải thích Sở Tri Chướng (Jneyavarana) là chướng ngại ĐỐI VỚI trí tuệ, và cũng là Chướng Ngại TỪ trí tuệ (sinh ra). Thí dụ, giống như 62 loại biên kiến. Những biên kiến này mặc dù mang theo sự khôn ngoan và thông minh, nhưng đây cũng chỉ là trí thế gian. Nếu hành giả mong cầu trí vô lậu, thì chính sự khôn ngoan, kèm theo hí luận này, cùng với những cái thấy sai lệch, trở thành chướng ngại cái thấy chân thực. Cũng như vậy, trí tuệ về Nhị Đế, cùng với vô minh trở thành chướng ngại Trung Đạo. Đây gọi là Trí Chướng, vì chỉ cho cả hai: cái gây chướng ngại và cái bị chướng ngại.”

Tóm lại, một hành giả không nên trở thành nạn nhân của chính mình trên con đường tu tậpbiên kiếnthành kiến tự mình tạo ra. Thêm vào đó, tôi nghĩ rằng chữ Hành này có thể đọc là Hạnh; và nên được hiểu là Hạnh; tức Đức Hạnh của người học và tu tập theo Phật pháp. Muốn tăng trưởng Trí Tuệ thì điều cần yếu là phải kiểm điểm Đức Hạnh. Cái Trí không phát sinh từ Đức Hạnh thì đó cái trí đó không phải là Trí Tuệ. Nói về điều này tôi cũng có ý nói đối với một số nơi, các thời khóa (hành) đã trở nên máy móc như một việc phải làm trong một ngày; khiến việc tư duy trở nên giới hạn và sai lệch.

Để kết luận, và cũng để tính cách luận lý giảm bớt cường độ khô khan, tôi xin tặng quý Phật tử 8 câu thơ cuối trích trong bài Thủy Chung tôi gởi cho tangthuphathoc.net nhiều năm trước.

“Trang kinh cuộn giấu thầm tâm kiêu mạn,
Mỏ chuông khua xé rạn cõi tịch hư.
Chia đôi bờ bỉ thử, gắng công dư
Khắc đạo lý lên màu tâm hồng, tía.
Câu huyền ca ẩn tàng kinh huyền nghĩa,
Huyền lại huyền, biết mấy kẻ tri âm.
Thấy kệ kinh, chẳng thấy tánh tức tâm,
Dùng thế trí vẽ vời lời chư Phật.”

 

Trân trọng,

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
Tháng Hai năm 2021

 
___________________________________
Bài đọc thêm:
Thế Nào Là Kinh Điển Ngụy Tạo Trong Phật Giáo (Thích Lệ Thọ)
Kinh Ngụy Tạo (Apocrypha) (BS. Phạm Doãn dịch)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5452)
Triết Học Phật Giáo và Những Luận Đề -
(Xem: 7067)
Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn - Viết về tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương” của thi sĩ Tâm Tấn
(Xem: 6707)
Người đệ tử Phật chân chính, ngoài việc tu tập giới định tuệ để hướng đến viên mãn phước và trí, thành tựu giác ngộ giải thoát cho tự thân,
(Xem: 4163)
Đạo Phật ra đời và phát triển đến nay cũng đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, ban đầu từ miền bắc Ấn Độ, sau đó lan truyền toàn xứ Ấn và phát triển sang các nước Trung Á, Nam Á, Bắc Á… và đến Âu, Mỹ hôm nay.
(Xem: 3638)
“Tôi được sinh ra đời là nhờ vào một ân sủng đầy sự thương yêu của con người và tạo vật. Sự thương yêu ấy có cả chính bản thân tôi..."
(Xem: 3891)
Chúng ta thường nghe tới nhóm chữ “tri kiến như thật.” Tức là biết và thấy như thật. Câu hỏi là: Đức Phật dạy gì về biết và thấy như thật?
(Xem: 3525)
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh ngắt sương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau khóm bạc lá ngô đồng vàng
(Xem: 3653)
Chúng ta đã biết phải làm gì đối với cha mẹ, dù có hay không có sự yêu cầu: hãy thương kính và làm gì đó để biểu hiện niềm thương kính ấy khi cha mẹ còn sống
(Xem: 4466)
Ngày xửa ngày xưa, dưới chân Hy Mã Lạp Sơn có một vương quốc trù phú tên gọi Thắng Man. Dù là một vương quốc giàu mạnh nhưng...
(Xem: 4554)
Trong Kinh Pháp Cú có một số bài khá phong phú đề cao chánh phápchánh pháp đóng một vai trò rất quan trọng...
(Xem: 5534)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng, đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ năm 1959 khi chế độ Cộng Sản tại Trung Quốc xua quân xâm chiếm Tây Tạng...
(Xem: 6156)
Thuở xưa, có một đạo sư tên là Araka, người đã thoát ly sự thèm khát dục vọng. Đạo sư này có hàng trăm đệ tử.
(Xem: 3915)
Chúng ta thường nghe “tạo nhân nào hưởng quả nấy”, mà kỳ thật, đời sống của cộng đồng người trên thế giới hôm nay, được xem nhưthành quả của một đời sống mang tính tương tác tương thọ liên hệ từ quá khứ đến hiện tại.
(Xem: 4963)
Ảnh hưởng của Phật giáo ở Châu Á nói riêng, toàn thế giới nói chung là đậm nét và sâu sắc.
(Xem: 5270)
Quả vị Sa-môn hay bốn quả Sa-môn, bốn quả Thanh văn, bốn quả Thánh gồm Sơ quả Tu-đà-hoàn (Dự lưu, Thất lai)
(Xem: 4611)
Này A Nan, cũng như một cái cây, nếu nghiêng về phía nào, thì khi người ta đốn ngã nó sẽ đỗ về phía đó (trọng lực), một chúng sanh sau khi chết cũng sẽ theo nghiệp mà đi như thế ấy.
(Xem: 4906)
Giáo pháp hay kinh điển là lời dạy của Đức Phật, đó là chân lý, là sự thật, là những gì Đức Phật chứng ngộ, khám phátuyên thuyết, mang lại sự an lạc giải thoát cho người hành trì.
(Xem: 3521)
Theo tác giả, nước là trung tâm của mọi nguyên tố (element) trên trái đất. Không có nước là không có sự sống. Cho đến nay không có bất cứ vật thể gì tồn tại được nếu thiếu nước.
(Xem: 4035)
Khúc đàn Khổng-Vọng-Vi là tiếng khóc của Đức Khổng Tử, tiếc thương người đệ tử thân yêu Nhan Hồi, mệnh yểu mà chết sớm khi tuổi còn thanh xuân.
(Xem: 4117)
Đó là bài học đầu tiên đại-sư Zuigan Goto dạy cho người đệ tử ông vừa thâu nhận, sau này chính là thiền-sư Soko Morinaga, nổi tiếng của xứ Phù Tang.
(Xem: 4551)
Trọn câu mở đầu là: “Nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật thì không phải là sự thật !”
(Xem: 3167)
Bài tán dạy rằng, với công đức đầy đủ, Ngài nhìn khắp chúng sanh bằng đôi mắt từ ái, sẵn sàng đáp lại tiếng kêu thương. Trước biển phước vô lượng như thế, chúng con đều cung kính đảnh lễ.
(Xem: 3659)
... những hành giả sơ phát tâm nên học theo gương tu học của người xưa là lập chí kiên định, đức tin mạnh mẽ không lui sụt, và hành trì liên tục không xao lãng trong tứ oai nghi: Đi - Đứng - Nằm - Ngồi.
(Xem: 3243)
Đại dịch coronavirus bùng phát lần nữa tại Việt Nam, Hoa Kỳ và hầu hết các nước trên thế giới. Tính tới tuần lễ đầu tháng 8/2020, thế giới có gần 700,000 người chết vì đại dịch
(Xem: 4342)
Trong kinh có ghi lại lời cảnh giác của Đức Phật, Ngài đã từng nói rằng: “Phàm tất cả chúng sinh còn lên xuống trong ba cõi, lăn lộn trong sáu đường thì...
(Xem: 3759)
Khổ đau bao trùm cả nhân loại, cả thế giới. Đó là một sự thật, không ai có thể chối cãi.
(Xem: 5297)
Chúng ta đơn thuần cứ nghĩ bệnh là do thể trạng sức khỏe không thuận không tốt, do đề kháng yếu nên vi khuẩn vi rút từ môi trường tác động vào cơ thể mà sinh bệnh.
(Xem: 5162)
Phái đoàn các vị Lệ-xa ở Tỳ-xá-ly khi đi đến Đức Phật đang ngự trong vườn xoài Am-bà-bà-lê được xem như biểu tượng của sự xa hoa, sang trọng, quý phái bậc nhất đương thời.
(Xem: 5501)
Trong cuộc sống đời thường có nhiều người vì phải đối diện với những bế tắc, khổ đau cùng cực không thể vượt qua được để rồi tìm đến cái chết
(Xem: 4933)
Chưa có khi nào Phật cười to như thế, cười sảng khoái, “cười hùng mạnh như vua sư tử…”
(Xem: 4999)
Hỏi “đi tu là đi đâu?” nghe có vẻ dư thừa. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này.
(Xem: 4238)
Trong thuật ngữ nhà Phật, không có từ tiêu diệt, triệt tiêu, loạt trừ, khống chế, áp đặt, cấm đoán…
(Xem: 4246)
“Sống” và “chết” với giáo lý vô ngã
(Xem: 4328)
Đại lâm, Mahā-vana, là khu rừng phụ cận thành Tỳ-xá-li, Trung Ấn, còn gọi Kūṭāgara-śalā, tức Trùng-các giảng đường, hay ...
(Xem: 4385)
Đức Phật khi tuổi đã 80, sắp nhập Niết-bàn mà vẫn thực hành an cư là một trong những tấm gương sáng ngời cho người xuất gia hậu thế.
(Xem: 4516)
Sống trong cuộc đời cũng thế. Từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành, chúng ta luôn chịu ảnh hưởng bởi "hiệu ứng đám đông".
(Xem: 5463)
Vạn pháp do tâm tạo, cũng do tâm mà có khởi có diệt. Ví như nỗi buồn phiền sinh khởi là do tâm chấp vào sự vật, sự việc xảy ra
(Xem: 4574)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Gyatso, là lãnh tụ tinh thần và thế quyền của dân tộc Tây Tạng.
(Xem: 4451)
Lòng bi mẫn toàn cầu có nghĩa là mở rộng phạm vi quan tâm của chúng ta vượt ra ngoài ...
(Xem: 5581)
Trong kinh điển có rất nhiều bộ kinh quý, kinh nào cũng là tối thắng thừa, là vua của các kinh vì nương theo
(Xem: 5947)
“Vô niệm" là không vọng niệm. Hãy để cho những tư tưởng, tình cảm của bạn tự nhiên đến và đi; đừng gắn cho chúng bất kỳ ý nghĩa nào
(Xem: 4704)
Trước khi diệt độ, Đức Phật đã ban bố những di huấn quan trọng cho các đệ tử về sau nương tựa tu hành.
(Xem: 9080)
Trong cuộc sống vô thường của kiếp sống nhân sinh thì nghiệp quả luôn đi đôi song hành với kiếp sống của con người.
(Xem: 5408)
Tâm là vô hình, không thể dùng ngôn ngữ mà biết được, tâm liên kết với thân xuất xa bảy cửa ngõ là
(Xem: 4935)
Mùa mưa là mùa chư Tăng Ni bắt đầu thực hiện phận sự an cư.
(Xem: 4315)
Thuở ấy nơi thành Ca Tỳ La Vệ của xứ Ấn Độ nhiều tín ngưỡng, nhiều giai cấp và nhiều bất công, đấy là nơi lý tưởng cho họ sinh ra và gặp nhau để nối mối lương duyên kết thành vợ chồng trong kiếp cuối cùng
(Xem: 3550)
Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng
(Xem: 4740)
Âm thanh tụng Tâm Kinh thì thầm lan toả trong trời đất, làn sóng âm nhè nhẹ xao xuyến xuyên thấm vào lòng người và cả phi nhân.
(Xem: 6401)
Ngàn năm, Giọt nước có buồn không Sao vẫn long lanh Dưới ánh hồng
(Xem: 5573)
Chúng ta cần biết mục đích thật sự của Đạo Phật là gì, Đạo Phật không như những Tôn giáo khác hay...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant