Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lòng Tin Quyết Định Vào Nền Tảng Phật Tánh

20 Tháng Tư 202119:14(Xem: 3265)
Lòng Tin Quyết Định Vào Nền Tảng Phật Tánh

Lòng Tin Quyết Định Vào Nền Tảng Phật Tánh

Nguyễn Thế Đăng

chu tieu 5

 

Kinh Đại Bát Niết Bàn nói:

Phật tánh gọi là đại tín tâm. Vì do tín tâmĐại Bồ tát được đầy đủ Bố thí ba la mật cho đến Bát nhã ba la mật. Tất cả chúng sanh quyết định sẽ được đại tín tâm, do vậy nên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Đại tín tâm chính là Phật tánh. Phật tánh chính là Như Lai” (phẩm Bồ tát Sư Tử Hống).

Lòng tin làm xóa tan sự phân cách giữa chủ thể và đối tượng và hòa nhập chủ thể vào đối tượng. Lòng tin làm chúng ta vượt khỏi những phiền não che chướng để tiếp xúc và hòa nhập với Phật tánh như là đại tín tâm. Lòng tin giúp chúng ta vượt khỏi những giới hạn không gian thời gian để hòa nhập vào “biển cả Phật tánh”.

Phật tánh là nền tảng thường trụ của lòng tin, cho nên kinh gọi là Đại tín tâm. Chính trên nền tảng Phật tánh đại tín tâm này mà tất cả các hạnh Bồ tát được triển khai. Tất cả các hạnh Bồ tát chính là sự triển khai của nền tảng Phật tánh này và sự triển khai các hạnh Bồ tát giúp cho Bồ tát “nhập pháp giới Phật tánh”. Đây chính là đại tín tâm.

Lòng tin là tin vào nền tảng Pháp thân vô biên vô ngại và các phẩm tính trong nền tảng ấy. Cũng đoạn kinh này nói:

Thiện nam tử! Như Lai thường trụ gọi là Ngã. Pháp thân Như Laivô biên vô ngại, là chẳng sanh chẳng diệt, được đủ tám tự tại nên gọi là Ngã. Ngã ấy chính là Đệ nhất nghĩa Không.

Đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả chính là Phật tánh. Phật tánh chính là Như Lai.

Nhất tử địa chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai.

Trí lực thứ tư, mười hai nhân duyên, bốn trí vô ngại, Đảnh tam muội chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai” (phẩm Bồ tát Sư Tử Hống).

Lòng tin là tin vào Phật tánh Pháp thân Như Lai vô biên vô ngại, chẳng sanh chẳng diệt, có đủ tám tự tại, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, nhất tử địa, trí lực thứ tư, đảnh tam muội. Và tất cả các hạnh Bồ tát, trí huệ, thiền định… đều không thể ra ngoài Phật tánh Pháp thân vô biên vô ngại này. Lòng tin là tin vào Phật tánh Pháp thân là nền tảng thường trụ cho mọi sự tu hành. Lòng tin là tin rằng chúng sanh chúng ta chẳng bao giờ có thể lìa ngoài Phật tánh vô biên vô ngại này, dù có đang sống theo cách thế nào. Nói cách khác, chúng ta dù có thế nào, vẫn đang sống trong Phật tánh, chẳng qua vì vô minh che chướng cho nên Phật tánh chưa hiện tiền mà thôi.

Lòng tin là tin rằng Phật tánh tổng nhiếp tất cả Phật pháp, và tất cả mọi pháp môn đều lưu xuất từ nền tảng Phật tánh.

Phật tánh gọi là Đảnh tam muội. Vì do tu hành Đảnh tam muội này nên có thể tổng nhiếp tất cả Phật pháp, do đây nên nói Đảnh tam muộiPhật tánh. Thập trụ Bồ tát tu tam muội này chưa được đầy đủ, nên tuy thấy Phật tánh mà chẳng rõ ràng. Vì tất cả chúng sanh quyết định được, nên nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”.

Tóm lại, lòng tin là tin rằng tất cả chúng sanh đều vốn có Phật tánh và đang sống trong Phật tánh. Con đường đi đến Phật tánh trọn vẹn cũng và luôn luôn nằm trong Nền tảng Phật tánh vốn có sẳn này.

 

Tin vào nền tảng Phật tánhlòng tin quyết định:

Lại có Tỳ kheo nói kinh điển tạng bí mật rất sâu của Phật, “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, vì tánh này đoạn dứt vô lượng ức phiền não trói buộc bèn được thành Vô thượng Chánh giác, trừ hạng nhất xiển đề”. Nếu có vua hoặc đại thần thưa hỏi rằng: ‘Tỳ kheo, ông sẽ thành Phật hay chẳng thành Phật? Ông có Phật tánh chăng?’ Vị Tỳ kheo ấy đáp, ‘Trong thân đây của tôi quyết địnhPhật tánh, còn thành Phật hay chẳng thành thì chưa có thể xác định rõ. Vua lại nói, ‘Đại đức không phải hạng nhất xiển đề ắt sẽ thành Phật, không nghi ngờ gì’. Tỳ kheo đáp rằng, ‘Quả thật như lời vua nói’. Dầu Tỳ kheo nói quyết địnhPhật tánh, nhưng cũng không phạm tội Ba la di.

Lại có Tỳ kheo lúc xuất gia suy nghĩ rằng, ‘Nay tôi quyết định sẽ thành Vô thượng Chánh giác’. Người như vậy tuy chưa được thành đạo quả vô thượng, nhưng đã được vô lượng vô biên phước đức chẳng thể tính đếm. Giả sử có người nói người ấy phạm tội ba la di thì tất cả Tỳ kheo không có ai chẳng phạm.

Vì sao thế? Xưa kia trong tám mươi ức kiếp, ta thường giữ giới trong sạch, ít muốn biết đủ, thành tựu oai nghi, khéo tu vô lượng pháp tạng của chư Phật, thưở ấy ta cũng tự biết một cách quyết định rằng mình có Phật tánh. Thế nên nay ta thành Vô thượng Chánh giác, được gọi là Phật, có đại từ bi” (phẩm Tà Chánh).

Lòng tin quyết định là tin nơi mình và nơi mỗi người khác vốn có sẳn Phật tánh, và đưa lòng tin ấy thành hiện thực bằng những phương tiện tu hành, xóa bỏ những phiền não ngã, nhân, chúng sanh, thọ mạng, ngăn cách che chướng để tất cả cùng sống trong Phật tánh, tức là đại tín tâm. Niềm tin quyết định vào nền tảng Phật tánhbước đầu tiên cũng là bước cuối cùng, bởi vì Phật tánh chính là Như Lai.

Phật tánh có những phẩm tính để lòng tin thêm sùng tín, ngưỡng mộ, khát khao:

Phật tánh có sáu điều: Một là thường, hai là tịnh, ba là thật, bốn là thiện, năm là thấy trực tiếp (đương kiến), sáu là chân. Điều thứ bảy là có thể chứng. Đây gọi là Bồ tát biết Phật tánh” (phẩm Bồ tát Quang Minh Biến Chiếu).

Phật tánh có một an lạc là thấy hiện tiền (đương kiến)

Đức Phật chỉ bày thực tại Phật tánh khiến cho chúng ta có thể thấy được Phật tánh vốn có nơi mình:

Như Lai tức là tướng giác, tướng thiện, thường, lạc, ngã, tịnh, giải thoát, chân, thật, chỉ bày đạo (Phật tánh) để có thể thấy được (thị đạo khả kiến)” (phẩm Bồ tát Quang Minh Biến Chiếu).

Phật tánh vốn có nơi mỗi chúng sanh là có thể thấy được, thấy trực tiếp, thấy hiện tiền, ngay trước mắt. Chính từ lòng tin Phật tánh đang hiện diện ngay trước mắt khiến chúng tađộng lực lớn để thực hành các pháp môn, và pháp môn nào cũng đặt nền trên Phật tánh và không ra ngoài Phật tánh. Đó là đức tin quyết định lấy Phật tánh làm nền tảng.

 

Lòng tin khiến cho chúng sanh nổi lên mà không chìm khi vượt sông sanh tử, ở đây được ví với việc băng qua dòng sông Hằng.

Phật nói: Sông lớn sanh tử cũng như vậy, có bảy hạng người vì sợ giặc phiền não mà khởi ý muốn vượt qua sông lớn sanh tử.

Thiện nam tử! Hạng nhất xiển đề dứt mất tất cả căn lành nên chìm hẳn xuống dòng sông sanh tử không thể nổi lên. Vì sao thế? Vì nghiệp xấu ác nặng và không có sức mạnh của lòng tin.

Hạng thứ nhì là những người khởi ý muốn vượt qua sông lớn sanh tử, nhưng vì dứt mất căn lành nên chìm không thoát được. Nói thoát được nghĩa là gần gũi bạn lành (thiện tri thức) bèn được lòng tin. Lòng tin là tin bố thí và quả bố thí, tin nghiệp thiện và quả thiện, tin nghiệp ác và quả ác, tin sanh tử là khổ, vô thường, hư hoại. Do được lòng tin nên tu tập tịnh giới, thọ trì, đọc tụng, giảng nói, thường thích bố thí, khéo tu trí huệ. Nhưng vì độn căn lại gặp bạn xấu nên chẳng thể tu thân, giới, tâm, huệ, nghe nhận pháp tà, hoặc gặp thời xấu ác ở nơi cõi nước xấu ác nên dứt mất những căn lành mà thường chìm trong sanh tử, như hạng người thứ hai bên sông Hằng.

Hạng người thứ ba khởi ý muốn qua sông sanh tử, vì dứt mất căn lành nên chìm đắm trong sông. Gần gũi thiện tri thức thì gọi là thoát khỏi. Tin Như Lai là bậc Nhất thiết trí, thường hằng không biến đổi, vì chúng sanh mà nói đạo vô thượng, tất cả chúng sanh đều có trọn vẹn Phật tánh, Như Lai chẳng phải diệt độ, Pháp và Tăng cũng không hoại diệt. Nhất xiển đề nếu chẳng dứt pháp xấu ác tà kiến thì không bao giờ đạt được Giác ngộ vô thượng, phải xa lìa các pháp xấu ác rồi sau mới đạt được. Do lòng tin nên tu tịnh giới rồi liền thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng nói Mười hai bộ kinh, truyền rộng cho chúng sanh, thích bố thí, tu tập trí huệ, nhờ lợi căn trụ vững nơi tin và huệ, tâm không thối chuyển, như hạng người thứ ba bên sông Hằng (chìm rồi được nổi lên).

Hạng thứ tư muốn qua sông sanh tử, vì dứt căn lành nên bị chìm. Nhờ gần gũi bạn lành thiện tri thức nên được lòng tin, gọi là được nổi lên. Có được lòng tin bèn thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng nói Mười hai bộ kinh, rồi vì chúng sanh mà truyền rộng, thích bố thí, tu tập trí huệ, do lợi căn nên an trụ vững vàng trong tin và huệ, tâm không thối chuyển, quan sát khắp bốn phương. Bốn phương này là bốn quả Sa môn, như hạng người thứ tư bên sông Hằng.

Hạng thứ năm muốn vượt qua sông sanh tử, vì dứt mất căn lành nên bị chìm trong đó. Nhờ gần gũi bạn lành nên chuyển đổi có được lòng tin, gọi là được nổi lên. Do lòng tin nên thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng nói Mười hai bộ kinh, rồi vì chúng sanh mà truyền rộng, thích bố thí, tu tập trí huệ. Nhờ lợi căn nên an trụ vững vàng trong tin và huệ, tâm không thối chuyển. Do không thối chuyển bèn tiến tới trước. Tiến tới trước là nói quả Phật Bích Chi, dầu có thể tự độ nhưng chẳng độ đến chúng sanh, đây gọi là đi, như hạng người thứ năm bên sông Hằng.

Hạng thứ sáu muốn qua sông sanh tử, vì dứt mất căn lành nên chìm trong sông. Nhờ gần gũi bạn lành mà được lòng tin, đây gọi là nổi lên. Do có lòng tin nên thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng nói Mười hai bộ kinh, rồi vì chúng sanh mà truyền rộng, vui thích bố thí bằng trí huệ, tu tập trí huệ. Nhờ lợi căn nên an trụ vững chắc trong tin và huệ, không thối chuyển bèn tiến tới trước. Cho đến chỗ cạn thì đứng lại chẳng đi nữa. Đứng lại chẳng đi là nói Bồ tát vì muốn độ chúng sanh nên trụ lại quán sát phiền não, như người thứ sáu bên sông Hằng.

Hạng thứ bảy muốn vượt sông lớn sanh tử, vì dứt mất căn lành nên chìm trong đó. Nhờ gần gũi bạn lành, có được lòng tin. Được lòng tin gọi là nổi lên. Do lòng tin nên thọ trì, đọc tụng, biên chép giảng nói Mười hai bộ kinh, rồi vì chúng sanh mà truyền rộng, vui thích bố thí bằng trí huệ, tu tập trí huệ. Nhờ lợi căn nên an trụ vững chắc lòng tin, trí huệ, tâm không thối chuyển. Không thối chuyển liền tiến lên trước. Đã tiến lên thì được đến bờ kia, trèo lên núi cao, lìa hết những sợ hãi, thọ hưởng nhiều an lạc.

Thiện nam tử! Núi bên bờ kia ví dụ Như Lai, thọ hưởng an lạc ví dụ Phật thường trụ, núi cao lớn ví dụ Đại Niết bàn” (phẩm Bồ tát Sư Tử Hống).

Bảy loại người là bảy cấp độ giải thoátgiác ngộ. Tất cả khởi đầu bằng lòng tin do gần gũi thiện tri thức. Trên nền tảng lòng tin này mới tu tập thiền định, thiền quán, vui thích bố thí, giảng nói cho nhiều người, tức là làm hạnh Bồ tát. Căn lành là thiện căn, được mọc lên và nuôi dưỡng trong nền tảng lòng tin. Khi lòng tin yếu đi, nếu “gặp bạn xấu và hoàn cảnh thời kỳ xấu ác nên dứt mất căn lành mà chìm trong sanh tử”. Lòng tin làm cho người ta không bị chìm mà nổi lên mới hy vọng vượt sông.

Những người vượt được qua dòng sông sanh tử là “nhờ trụ vững nơi tin và huệ, tâm không thối chuyển”, rồi cứ thế mà nương vào các Phật pháp tiến tới cho đến mục đích cuối cùng. Thế nên lòng tin là bước căn bản đầu tiên cho đến cuối cùng là “Phật tánh đại tín tâm”.

Lòng tin quyết địnhPhật tánh vốn sẳn đủ nơi mỗi người là nền tảng trên đó con đường thực hành trải dài cho đến cuối cùngđạt đến Giác Ngộ vô thượng. Thế nên Đức Phật nói về sự quý báu của Kinh Đại Bát Niết Bàn này, ở đây chỉ trích ra một số câu:

Thiện nam tử! Kinh Đại Niết Bàn vi diệu này là bảo tạng trong tất cả pháp.

Như biển cả là kho tàng chứa những châu báu, Kinh Đại Niết Bàn này cũng vậy, chính là bí tạng của tất cả chữ nghĩa.

Như núi Tu Di là nguồn gốc của các vị thuốc, kinh này cũng vậy, là căn bản của giới Bồ tát.

Như hư không là chỗ ở của tất cả vật, kinh này cũng vậy, chính là chỗ ở của tất cả pháp thiện.

Như gió mạnh không gì trói buộc được, tất cả Bồ tát thực hành kinh này cũng vậy, chẳng bị tất cả phiền não ác pháp trói buộc.

Như kim cương không gì phá hoại được, kinh này cũng vậy, tuy có ngoại đạo ác tà cũng không thể phá hoại.

Như cát sông Hằng không ai đếm được, nghĩa của kinh này cũng không thể tính đếm.

Kinh này có thể làm ánh sáng pháp trên tất cả Bồ tát như mặt trời mặt trăngthế gian có thể phá tan mọi tối tăm.

Kinh này có thể làm vị thuốc tốt lớn lao cho chúng sanhbệnh khổ, như trong núi Tuyết có cây thuốc vua vi diệu có thể trị các bệnh.

Kinh này có thể làm bóng mát cho những ai bị nóng phiền não khi lang thang trong hai mươi lăm cõi hữu, như cây lọng ở thế gian che nắng nóng.

Kinh này là vua đại vô uý có thể phá tan tất cả phiền não ác ma, như vua sư tử hàng phục các thú.

Kinh này là đại thần chú có thể phá tan tất cả phiền não ác quỷ, như chú sưthế gian có thể đuổi dẹp quỷ võng lượng.

Kinh này là mưa đá vô lượng có thể phá hoại tất cả quả báo của sanh tử, như mưa đá ở thế gian phá hoại các thứ cây trái.

Kinh này là tấm gương sáng cho những chúng sanh phá giới, như gương sángthế gian soi thấy các hình dạng của vật.

Kinh này hay vì Bồ tát Sơ địa cho đến Bồ tát Thập địa mà làm thừa (cổ xe) chủng tánh thanh tịnh đầy đủ các thứ chuỗi ngọc, các thứ hương, hơn tất cả sự vui vi diệu của sáu môn Ba la mật, như cây Ba lợi chất đa la trên cõi trời Đao lợi” (phẩm Bồ tát Ca Diếp).

Sở dĩ tán dương sự quý báu, đa dạng của Kinh vì Kinh này giảng sâu và rộng về Phật tánh vốn sẳn đủ nơi mỗi người. Phật tánh này vừa là Nền tảng của tất cả chúng sanhthế giới, đồng thờiCon đường để thể hiện Nền tảng ấy và cũng là Quả của Con đường.

Tóm lại, Phật tánh là Nền tảng, vừa là Con đường, vừa là Quả, và cả ba đều nằm trong lòng tin xuyên suốt từ nhất xiển đề, đến bốn quả của Thanh Văn thừa, đến Bồ tát, cho đến Phật quả.

 

Lòng tin là tin vào Phật tánh vốn thường trụ, nên có thể “thấy trực tiếp, hiện tiền”. Tin là tin vào những phẩm tính chẳng thể nghĩ bàn của Phật tánh được nói trong Kinh. Chính lòng tin này khiến chúng ta có thể thấy ít phần Phật tánh để hòa nhập và sống hẳn trong đó.

Thiện nam tử! Kinh Đại Niết Bàn cũng lại như vậy, chẳng thể nghĩ bàn.

Thiện nam tử! như biển cả có tám điều chẳng thể nghĩ bàn: Một là lần lần càng sâu, hai là sâu khó đến đáy, ba là đồng một vị mặn, bốn là thủy triều chẳng quá giới hạn, năm là có nhiều thứ kho tàng báu, sáu là những chúng sanh thân to lớn ở trong đó, bảy là chẳng chứa xác chết, tám là tất cả các dòng đều đổ về và mưa lớn đổ xuống mà biển vẫn chẳng thêm chẳng bớt” (phẩm Bồ tát Sư Tử Hống).

Ở đây chỉ trích ra phẩm tính thứ tám của Kinh Đại Niết Bàn và cũng là phẩm tính thứ tám của Phật tánh:

Thứ tám là chẳng tăng chẳng giảm, vì không biên bờ, vì không bắt đầu không chấm dứt, vì chẳng phải sắc, vì chẳng phải làm ra, vì chẳng sanh chẳng diệt, vì đều bình đẳng với tất cả chúng sanh, vì tất cả đồng một Phật tánh. Đó gọi là chẳng tăng chẳng giảm.

Thế nên kinh này như biển cả kia, có tám điều chẳng thể nghĩ bàn” (phẩm Bồ tát Sư Tử Hống).

Khi tin rằng Phật tánh là chẳng tăng chẳng giảm, không bắt đầu không chấm dứt, không biên bờ, không sanh không diệt, bình đẳng với tất cả chúng sanh vì tất cả đồng một Phật tánh, người ta bắt đầu thấy Phật tánh và hòa nhập với nó.

Pháp giới bình đẳng và đồng nhất này không gì khác hơn là sự biểu lộ của Phật tánh tự tâm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4442)
Thế gian ly sanh diệt. Du như hư không hoa. Trí bất đắc hữu vô. Nhi hưng đại bi tâm.
(Xem: 3697)
Khi chúng ta phát triển một ý tưởng thô về ý nghĩa gì là sự lệ thuộc trên tư tưởng, chúng ta nên tự hỏi mình rằng...
(Xem: 3367)
Nguyên bản: View Yourself As Like an Illusion. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 4256)
Vấn đề này tôi nghĩ chư tăng không ai không quan tâm. Tại sao tu Phật lấy giải thoát làm cốt lõi?
(Xem: 4113)
Gần đây, tại Dharamsala (miền Bắc Ấn Độ), Đức Dalai Lama đã có cuộc trò chuyện trực tuyến với TS.Anupam Sibal, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ gốc Ấn Toàn cầu
(Xem: 3657)
Fyodor Dostoevsky sinh ra vào ngày 11 tháng 11 năm 1821 tại Moscow, nước Nga. Ông là người con thứ hai của Bác Sĩ Mikhail Dostoevsky và phu nhân Maria Dostoevskaya.
(Xem: 3578)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học
(Xem: 4007)
Xã hội hiện nay dù con người đến gần với những tiện ích vật chất nhưng mặt trái là phải đối mặt hàng loạt vấn đề xã hội ...
(Xem: 12208)
Theo lời Phật dạy, giữa người với người luôn tồn tại một mối nhân duyên từ kiếp trước, vì vậy, trong cuộc sống này, khi ta gặp và yêu thương...
(Xem: 4032)
Cầu siêu, cầu nguyện cho người chết sinh về cõi lành là một Phật sự phổ biến trong Phật giáo.
(Xem: 4366)
Giống như ảo ảnh của nhà huyển thuật, những giấc mơvà mặt trăng phản chiếu trong nước,
(Xem: 4446)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó...
(Xem: 4590)
Thầy Soṇa (Tôn giả sa-môn Nhị Thập Ức) vốn là một nhạc sĩ. Khi chưa xuất gia, thầy chơi đàn cầm rất giỏi.
(Xem: 4681)
Đúng vậy, cuộc đời không thể yên ổn như mình tưởng, dòng sông nào cũng có lúc dậy sóng, không thể nào bình lặng mãi như mặt nước mùa Thu.
(Xem: 3919)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4175)
Trong cõi ta bà trần lao này, các pháp biến đổi chuyển hóa luôn luôn chứ không phải ở yên hay cố định mãi được.
(Xem: 4043)
Có thể nói rằng, thiền học Việt Nam Khơi nguồn từ Ngài Khương Tăng Hội với cốt tủy là thiền quán niệm hơi thở qua tác phẩm ...
(Xem: 4210)
Bình anhạnh phúc là niềm mong ước của cả nhân loại, không phân biệt màu da, tôn giáo.
(Xem: 4367)
''Mùa mưa ta ở đây, đông, hạ cũng ở đây, người ngu tâm tưởng vậy, không tự giác hiểm nguy.''
(Xem: 3785)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4858)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen
(Xem: 4224)
Thiền sư nói với tên trộm: “Ngươi muốn trộm bát vàng của ta, ta muốn trộm trái tim của ngươi”
(Xem: 3365)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3624)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm...
(Xem: 3688)
Thành Phậtthành tựu đức đại từ đại bi do đã khai mở hoàn toàn Phật tánh:
(Xem: 4206)
Hôm nay con đang ở tại nơi đây và ngay lúc bây giờ, con viết lá thư này thành kính dâng lên đức Thế Tôn.
(Xem: 3754)
Người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 4269)
Chiêm nghiệm thực tế từ những câu chuyện nhỏ được kể trong kinh luận, là việc khá lý thú với tôi.
(Xem: 4326)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra.
(Xem: 3162)
“Vì cái này có nên cái kia có. Vì cái này không nên cái kia không. Vì cái này sinh nên cái kia sinh. Vì cái này diệt nên cái kia diệt.”
(Xem: 4304)
Khi nói đến đạo Phật thì hầu hết mọi người đều nghĩ đến tính từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha… nhưng đạo Phật còn có một tính chất rất tuyệt vời
(Xem: 5066)
thế gian nầy, chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ có từ bi mới trừ được hận thù. Đó là định luật của ngàn xưa
(Xem: 3993)
“Không có tôn giáo nào không có chân lý.” Đó là câu mà nhiều người đề cập tới, khi nói đến chân lý.
(Xem: 4450)
Thế giới trong thế kỷ 21: Nhìn qua lăng kính Phật giáo - Bài giảng của Tiến Sĩ Lancaster tại trường Đại Học University of the West, California vào tháng 10/2020.
(Xem: 4177)
Thời tiết xoay vần xuân lại thu Xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu Giàu sang nhìn lại một trường mộng Năm tháng ôm suông một hộc sầu
(Xem: 4271)
Trong kinh Nikaya, Đức Phật cũng không bao giờ tán thán sự hiện hữu, bởi vì còn hiện hữu, còn tái sinh là còn Khổ
(Xem: 3830)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 5211)
Hầu hết chúng ta là người phàm nên mắt thường không thể nhận biết các bậc Thánh, nhất là bậc Thánh A-la-hán “lậu hoặc đã đoạn tận
(Xem: 4189)
Đạo Phật đồng hành với dân tộc đã hơn hai ngàn năm nay. Người Việt tiếp xúc với đạo Phật hầu như đủ các trường phái, pháp môn
(Xem: 4183)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học...
(Xem: 4006)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 4100)
Khi chúng ta đã hoàn tất sự phân tích với sự quan tâm đến chính mình, tìm kiếm cho một sự tồn tại cố hữu của “cái tôi”,
(Xem: 4352)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu.
(Xem: 4682)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 4271)
Thiền sư thường huấn luyện trò Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng. Có hai thiền viện trong làng Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh
(Xem: 4107)
Từ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn là xấu, dơ dáy không tắm rửa là xấu, viết chữ cẩu thả là xấu, ăn nói thô tục chửi thề là xấu…Và ngược lại là tốt.
(Xem: 4500)
Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin vào thánh giới thì dù thế sự có thế nào thì ...
(Xem: 4636)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde
(Xem: 3942)
Biển là không gian bao la, rộng lớn vô cùng, chiếm đến bảy phần mười của diện tích bề mặt quả đất.
(Xem: 4449)
Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tạilinh hồn người chết sẽ đi về đâu? Đây là một vấn đề rất phức tạp, thật khó chứng minh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant