Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thực Tập Hạnh Lắng Nghe Và Thấu Hiểu Theo Bồ Tát Quán Thế Âm

04 Tháng Sáu 202119:32(Xem: 3545)
Thực Tập Hạnh Lắng Nghe Và Thấu Hiểu Theo Bồ Tát Quán Thế Âm
Thực Tập Hạnh Lắng Nghe Và Thấu Hiểu Theo Bồ Tát Quán Thế Âm  

Thích Trung Định


mua xuan cua hien tai
 














Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu vô cùng cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau, nội kết và thù hận, mang lại an lạc hạnh phúc cho mọi người. Nỗi đau khổ của con người cần phải được xoa dịu bằng tình thương, chỉ có chất liệu yêu thương mới xóa hết hận thù. Thiếu tình thương cuộc đời sẽ trở thành bãi sa mạc hoang vu. Tình thương sẽ mở cửa tâm hồn, tưới tẩm làm cho hạt giống thiện lành hé nở. Vì thế, hành giả trên bước đường hành Bồ tát Đạo phải thực tập hạnh lắng nghe và thấu hiểu, phải hội đủ bốn âm thanh và quán sâu năm pháp quán theo kinh Phổ Môn. Bốn âm thanh đó là: Diệu âm, Quán thế âm, Phạm âm, Hải triều âm. Và năm quán:

Chơn quán, Thanh tịnh quán
Quãng đại trí tuệ quán

Bi quánTừ quán
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng.

“Từ” là luôn luôn đem niềm vui đến cho người khác, “bi” là phương châm, là cách thức hành động để cứu khổ. “Từ” là lòng yêu thương, “bi” là ra tay cứu giúp và dấn thân, nỗ lực làm việc để cứu giúp. Từ bi là cho vui và cứu khổ một cách vô tư, bình đẳng, không bị thời gian chi phối, không bị không gian ngăn cách, không phân biệt thân sơ, giàu nghèo, thương người như thương mình, cứu người như cứu mình. Bản chất của từ bi không ẩn lòng ích kỷ, không phải lòng thương hữu hạn của phàm tình, do ân nghĩa, ái kiến phát sinh. Từ bi là hai ý nghĩa khác nhau: “Từ” luôn luôn giữ điều vui, “Bi” luôn luôn làm tan sự khổ. Vì vậy, “Tu “từ quán” dịu dàng bao nhiêu thì phương pháp “Bi quán” mạnh mẽ bấy nhiêu. Từ dịu dàng như những vần mây, bi mạnh bạo như sấm rền, sấm linh động mây mới tan, mới có mưa, mới đượm nhuần cỏ cây, mới tưới mát được cõi trần gian. Cũng vậy, người tu niệm cũng như mây, như sấm. Thực hành phương pháp Bi thiếu Từ không được, thực hành Từ thiếu Bi cũng không được” [1].

Phép quán từ bi thường thực tập theo hai cách: mở rộng tình thương tuần tự đi từ những người thân trong gia đình, cha mẹ, anh em, bạn bè, rồi đến hàng xóm láng giềng, đến những người không thân, cuối cùng đến kẻ thù và tập thế nào cho đến khi mình thấy kẻ thù cũng giống như người thân nhất của mình mới thôi. Hoặc trở ngược lại đi từ kẻ thù dần đến người thân nhất cho đến quán thấy không còn phân biệt giữa kẻ thù và người thân mới thôi. Tình thương ấy cũng không chỉ hạn cuộc trong phạm vi nhân loại mà còn lan đến muôn vật cỏ cây, nghĩa là toàn bộ những gì có sự sống.

Mặc dù người và muôn vật hình thức có khác nhau nhưng sự sống chỉ là một. Sự sống đã là một thì tình thương sao lại phải phân chia. Làm đau khổ một khía cạnh nào của sự sống, cũng là làm đau khổ sự sống chính mình. Vì sự sống của mình và chúng sanh là một. Như vậy, từ bi của Đạo Phật là một tình thương rộng rãi mênh mông, trang trải từ chúng sanh đến muôn vật; có tác dụng quý báu, thiết thực lợi ích cho cuộc đời, có ảnh hưởng tốt đẹp cho sự sống. Nó giúp con người trở nên hiền lành, rộng rãi, thông cảm với đồng loại, biết tôn trọng sự sống với tất cả và không vì lý do gì lại tàn sát đồng loại hay gây chiến tranh.

Khát vọng khẩn thiết của xã hội hôm nay là an lạc, là xóa bỏ khổ đau nên những trái tim của Bồ tát Quán Thế Âm hôm nay cần phải thị hiện. Đây chính là lúc vận dụng mọi hình thái phát triển tình thương. Một khi tình thương đã trở thành sông biển, một khi ý chí thể hiện tình thương đã trở thành gió bão thì mọi thành trì bạo lực sẽ dần dần sụp đổ. Cuộc đời của các vị Bồ tát đã khắc phục khổ đau bằng cách anh dũng đối đầu với nó. Đối với người đang đi trên đường tiến đến quả vị toàn giác, sự đau khổ không còn là sự lo buồn cá nhân và sự trăn trở về hạnh phúc của riêng mình, sự đau khổ của tất cả chúng sanh chính là sự đau khổ của mình. Chính trong tinh thần này mà tất cả những ai muốn đi theo con đường thánh thiện của Đức Phật đều phát lời thệ nguyện Bồ tát.

Trí tuệ quáncon đường giải thoát, là công phu thực tập lời dạy tỉnh thức của các bậc giác ngộ để tìm lại tiềm năng trí tuệ chân thật vốn ngủ say trong tâm. Trí tuệ thật chứng của chư Phật, chư Bồ tát là những soi sáng, là những đối tượng gợi cho sự tỉnh thứcquay về tìm lại giá trị chân tâm đích thực sẵn có của mỗi người. Trong quá trình quay về, chúng ta cần có hai khả năng kết hợp: khả năng tự lực và khả năng tha lực.

Khả năng tự lực là tin mình có đầy đủ trí tuệ và phải nỗ lực thiền định để phát huy trí tuệ ấy. Khả năng tha lựcthể tánh thanh tịnh của muôn pháp, Đức Bồ tát Quán Thế Âm sau khi thành tựu được trí tuệ, hội nhập với thể tánh thanh tịnh của muôn pháp và lòng từ bi cứu khổ chúng sanh của Ngài phát xuất từ thể tánh thanh tịnh ấy! Chính thể tánh thanh tịnh này là khả năng tha lực. Tin lòng từ bi vô biên và tin sự cứu độ bình đẳng của Đức Bồ tát Quán Thế Âm ta tin hai khả năng kết hợp giữa ta và Ngài, giữa sự tiếp xúc bên trong và bên ngoài. Tin tha lực, tin sự cơ cảm, của Bồ tát Quán Thế Âm cũng có nghĩa là ta phải nỗ lực quán chiếu, kiểm soát nội tâm để vun bồi và làm nảy nở hạt giống từ bi cho mỗi ngày thêm lớn. Vì vậy, khi chúng ta tin kính đảnh lễ cầu sự cứu rỗi của Bồ tát Quán Thế Âm là tin trong ta và ngoài ta có một khả năng trí tuệ tuyệt đối, có đủ năng lực mầu nhiệm làm tung vỡ cái ý thuyết sai lạc của ý thức phân biệt. Khi cái thấy sai lạc của ý thức phân biệt không còn nữa thì khổ đau không có nơi chốn để phụ thuộc vào. Thực chứng trí tuệ là đoạn trừ mê lầmdiệt trừ tất cả khổ não từ vô lượng kiếp! Vì vậy trong cuộc tranh chấp với bóng tối, chỉ có ánh sáng mới đóng vai trò quyết định. Muốn giải thoát con người khỏi bóng tối ngu si, nếu khôngtrí tuệ thì không một quyền năng nào có thể tiêu trừ nổi, giống như bấc và dầu giúp cây đèn phát sanh ánh sáng. Cũng vậy, muốn thắp cây đèn trí tuệ trong mỗi người, hẳn phải nhờ một số trợ duyên thích nghi, mà chính là phương pháp tu tập. Nhờ phương pháp tu tập đúng đắn sẽ thắp được cây đèn trí tuệ. Cây đèn trí tuệ khi đã thắp lên, tức những bóng tối vô minh không còn hiện hữu. Vì vậy, hành giả tu tập phải luôn trở về với Phật tâm của chính mình, đi vào thiền quán để thắp ngọn đèn trí tuệ trong tâm sáng mãi không bị lu mờ.

Như đã nói, pháp quán trí tuệ này là pháp quán của hàng Bồ tát, vì có trí tuệ rốt ráo, lòng từ bi mới chan hoà rộng lớn. Tức là có sự hiểu biết đúng đắn, sâu sắc mới có lòng thương yêu bình đẳnghành đạo lợi tha không mỏi mệt. Bằng trí tuệtâm từ bi đức, Bồ tát Quán Thế Âm thệ nguyện đi vào thế gian, vào mọi cảnh giới để cứu khổ chúng sanh không bao giờ cùng tận.

Nếu như kẻ phàm phu mãi sống trong tâm thức tối tăm, lấy dục lạc làm niềm vui, lấy tham ái làm linh hồn, ngược lại, các vị Bồ tát luôn soi sáng đời sống mình bằng trí tuệ vô ngã, bởi vì trí tuệ được xem là sự nghiệp, là linh hồn một vị Bồ tát. Bởi trí tuệ thâm sâu, Bồ tát diệt trừ bản ngã hẹp hòi của mình, hòa vào thực tại rộng lớn, từ đó thấy được mối liên hệ giữa mình và người, giữa một và tất cả. Cũng như trí tuệ ấy, Bồ tát hiểu rằng vạn pháphuyễn hoá, khổ đau cũng như muôn pháp khác đều không thực, trí tuệ luôn luôn gắn liền với đời sống của các vị Bồ tát, trong mọi lúc mọi nơi. Trí tuệ được xem là sự nghiệp là ánh minh quang luôn soi sáng mọi hành vi ý niệm. Khi đã an trú vào trí tuệ vô ngã, hàng Bồ tát thường quán chiếu về sự ảo hoá của vạn pháp theo nguyên lý tánh không và lúc đó mọi sự bám víu vào huyễn tướng của các pháp, mọi ý niệm cho rằng chúng ta thực có sẽ bị tan biến như mây khói. Ngay cả ý niệm về tánh cũng không hề nắm giữ.

Đức Bồ tát Quán Thế Âm trọn ngày ở trong trần lao độ sanhthật không có tướng trần lao. Tâm lợi sanh chẳng phải có mà có, có mà chẳng có. Như trăng dưới nước, hoa đốm giữa hư không, không chấp đắm không an trú vào đâu cả, tuy dấn thân vào đời ngũ trược mà vẫn thanh tịnh không nhơ bẩn. Như hoa sen vượt lên trên bùn. Giống như “Dạo vườn hoa trăm thứ, thân chẳng động một cành” [2].

Trong tất cả các đại nguyện, đại nguyện thanh tịnh là khó nhất, thế nhưng hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm, khi tu là “Quán thanh tịnh không nhơ” khi chứng đắc thì hoà nhập vào cõi thế gian đầy uế trược để độ chúng sanh. Bồ tát Quán Thế Âm hoá hiện thân không phân biệt, khi chúng sanh cần hiện thân rắn để hoá độ, Ngài vẫn hoá hiện thân rắn, mà vẫn không hề ngại tanh hôi. Phàm là đệ tử Phật, phát nguyện thừa hành Bồ tát hạnh, thì sẵn sàng hoan hỷ đi vào các nơi đau khổ, các nơi dơ bẩn, khổ đau, nơi đó cần Từ, cần Bi, cần Trí, cần Tuệ nhất là cần pháp môn “Quán thanh tịnh không nhơ”. Thời kỳ hành giả quán nhập được “Thanh Tịnh” sắp đi vào các pháp vốn chân không thì chẳng dơ sạch, chẳng còn cấu tịnh, chẳng còn nhiễm hay bất nhiễm. Khi đã chứng đắc trình độ nhập vào pháp quán “Thanh Tịnh” và đã đắc ngộ đến trình độ không còn có giữa sự dơ và sạch khác nhau, lúc bấy giờ mới chuyển sang quán “Chơn”, tức là quán chơn không. Các pháp vốn từ chơn không hoà nhập vào các pháp, rồi từ các pháp quay hoàn trả lại chơn không.

Cái nhìn trí tuệ, hay cái nhìn Quán Thế Âm có thể giúp con người nhận ra thực chất của cuộc sống và mọi sự vật với kết quả là tư tưởng, cảm giácgiải thoát sinh khởi, hiện hữu ngay trong đời sống của họ. Vì mọi sự vật đang nói tiếng nói vô thường, khổ và vô ngã, nghĩa là chúng đang nói về ba đặc tính chân thật (tam pháp ấn) của tất cả pháp hữu vi. Do đó, nếu có thể lắng nghe những tiếng nói ấy như thật, chắc chắn chúng ta sẽ đi ra khỏi sự chấp thủ về một cái ngã sai lầm, không có các ý tưởng “về tôi”, “của tôi” và “tự ngã của tôi” trong tâm thức chúng ta. Như vậy khổ đau không có nơi để trú ẩn.

Vì vậy, muốn thành tựu mục tiêu của cuộc sống, thành tựu trí tuệhạnh phúc vĩnh hằng, không còn phương cách nào ngoài sự giác tỉnh của nội tâm, phải giác tỉnh ngay, giác tỉnh đối với ngũ uẩn mới gọi là sống, một lối sống chánh hạnh đối với vô tham, vô sân, vô si, giải quyết mọi chướng duyên trong hành trình đến bờ giải thoát. Cái nhìn đó chính là “tuệ quán” là sự quán xét bằng trí tuệ về ngũ uẩn, về vạn pháp duyên sinh vô ngã ngay chính hiện tại.

Tóm lại, thực tập hạnh lắng nghe và thấu hiểu theo hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm để đi vào cuộc đời làm lợi ích cuộc đời. Muốn thấu hiểu thì phải lắng nghe và ngược lại. Quán Thế Âm là lắng nghe âm thanh của chúng sinh, nơi nào có tiếng kêu khổ đau thì Bồ tát thị hiện để cứu khổ. Cuộc đời còn lắm nỗi khổ đau nên rất cần đến sự lắng nghe và thấu hiểu. Đây cũng là nguyên tắc vàng áp dụng giữa cuộc đời nhằm kiến tạo niềm an lạc, hạnh phúc cho mọi người. Chúng ta hãy chịu khó lắng nghe, vì còn biết bao nhiêu nỗi khổ niềm đau cần ai đó lắng nghe để thấu hiểu. Vợ chồng lắng nghe nhau, anh lắng nghe em, thầy lắng nghe trò… để thấu hiểu nỗi niềm của họ, nhằm xoa dịu nỗi đau trong tâm họ. Có thể từ một cử chỉ nhẹ nhàng này mà làm thay đổi cuộc đời theo hướng tích cực hơn. Như Trịnh Công Sơn nói: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Mọi người đừng nên vô tâm mà hãy thấu hiểu và yêu thương hiến tặng cho đời.

 

Chú thích:

* Đại đức Tiến sĩ Thích Trung Định, Ủy viên Ban văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Chánh Thư ký Phân ban Hoằng pháp Hải ngoại – Ban Hoằng Pháp Trung ương – Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

[1] Thích Thông Bửu, Kinh DPLH phẩm Phổ Môn Quán Thế Âm Bồ tát giảng luận, Nxb Thế giới, tr.147.
[2] Thích Trí Nghiêm dịch, Kinh DPLH phẩm Quán Thế Âm Bồ tát Phổ Môn giảng lục, tr.230.

 
(Văn Hóa Phật Giáo số 364)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4442)
Thế gian ly sanh diệt. Du như hư không hoa. Trí bất đắc hữu vô. Nhi hưng đại bi tâm.
(Xem: 3697)
Khi chúng ta phát triển một ý tưởng thô về ý nghĩa gì là sự lệ thuộc trên tư tưởng, chúng ta nên tự hỏi mình rằng...
(Xem: 3367)
Nguyên bản: View Yourself As Like an Illusion. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 4256)
Vấn đề này tôi nghĩ chư tăng không ai không quan tâm. Tại sao tu Phật lấy giải thoát làm cốt lõi?
(Xem: 4113)
Gần đây, tại Dharamsala (miền Bắc Ấn Độ), Đức Dalai Lama đã có cuộc trò chuyện trực tuyến với TS.Anupam Sibal, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ gốc Ấn Toàn cầu
(Xem: 3658)
Fyodor Dostoevsky sinh ra vào ngày 11 tháng 11 năm 1821 tại Moscow, nước Nga. Ông là người con thứ hai của Bác Sĩ Mikhail Dostoevsky và phu nhân Maria Dostoevskaya.
(Xem: 3578)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học
(Xem: 4008)
Xã hội hiện nay dù con người đến gần với những tiện ích vật chất nhưng mặt trái là phải đối mặt hàng loạt vấn đề xã hội ...
(Xem: 12212)
Theo lời Phật dạy, giữa người với người luôn tồn tại một mối nhân duyên từ kiếp trước, vì vậy, trong cuộc sống này, khi ta gặp và yêu thương...
(Xem: 4032)
Cầu siêu, cầu nguyện cho người chết sinh về cõi lành là một Phật sự phổ biến trong Phật giáo.
(Xem: 4366)
Giống như ảo ảnh của nhà huyển thuật, những giấc mơvà mặt trăng phản chiếu trong nước,
(Xem: 4446)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó...
(Xem: 4590)
Thầy Soṇa (Tôn giả sa-môn Nhị Thập Ức) vốn là một nhạc sĩ. Khi chưa xuất gia, thầy chơi đàn cầm rất giỏi.
(Xem: 4682)
Đúng vậy, cuộc đời không thể yên ổn như mình tưởng, dòng sông nào cũng có lúc dậy sóng, không thể nào bình lặng mãi như mặt nước mùa Thu.
(Xem: 3920)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4179)
Trong cõi ta bà trần lao này, các pháp biến đổi chuyển hóa luôn luôn chứ không phải ở yên hay cố định mãi được.
(Xem: 4044)
Có thể nói rằng, thiền học Việt Nam Khơi nguồn từ Ngài Khương Tăng Hội với cốt tủy là thiền quán niệm hơi thở qua tác phẩm ...
(Xem: 4211)
Bình anhạnh phúc là niềm mong ước của cả nhân loại, không phân biệt màu da, tôn giáo.
(Xem: 4369)
''Mùa mưa ta ở đây, đông, hạ cũng ở đây, người ngu tâm tưởng vậy, không tự giác hiểm nguy.''
(Xem: 3785)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4858)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen
(Xem: 4225)
Thiền sư nói với tên trộm: “Ngươi muốn trộm bát vàng của ta, ta muốn trộm trái tim của ngươi”
(Xem: 3367)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3624)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm...
(Xem: 3692)
Thành Phậtthành tựu đức đại từ đại bi do đã khai mở hoàn toàn Phật tánh:
(Xem: 4207)
Hôm nay con đang ở tại nơi đây và ngay lúc bây giờ, con viết lá thư này thành kính dâng lên đức Thế Tôn.
(Xem: 3754)
Người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 4270)
Chiêm nghiệm thực tế từ những câu chuyện nhỏ được kể trong kinh luận, là việc khá lý thú với tôi.
(Xem: 4326)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra.
(Xem: 3162)
“Vì cái này có nên cái kia có. Vì cái này không nên cái kia không. Vì cái này sinh nên cái kia sinh. Vì cái này diệt nên cái kia diệt.”
(Xem: 4306)
Khi nói đến đạo Phật thì hầu hết mọi người đều nghĩ đến tính từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha… nhưng đạo Phật còn có một tính chất rất tuyệt vời
(Xem: 5067)
thế gian nầy, chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ có từ bi mới trừ được hận thù. Đó là định luật của ngàn xưa
(Xem: 3993)
“Không có tôn giáo nào không có chân lý.” Đó là câu mà nhiều người đề cập tới, khi nói đến chân lý.
(Xem: 4451)
Thế giới trong thế kỷ 21: Nhìn qua lăng kính Phật giáo - Bài giảng của Tiến Sĩ Lancaster tại trường Đại Học University of the West, California vào tháng 10/2020.
(Xem: 4179)
Thời tiết xoay vần xuân lại thu Xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu Giàu sang nhìn lại một trường mộng Năm tháng ôm suông một hộc sầu
(Xem: 4271)
Trong kinh Nikaya, Đức Phật cũng không bao giờ tán thán sự hiện hữu, bởi vì còn hiện hữu, còn tái sinh là còn Khổ
(Xem: 3830)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 5213)
Hầu hết chúng ta là người phàm nên mắt thường không thể nhận biết các bậc Thánh, nhất là bậc Thánh A-la-hán “lậu hoặc đã đoạn tận
(Xem: 4189)
Đạo Phật đồng hành với dân tộc đã hơn hai ngàn năm nay. Người Việt tiếp xúc với đạo Phật hầu như đủ các trường phái, pháp môn
(Xem: 4183)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học...
(Xem: 4007)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 4100)
Khi chúng ta đã hoàn tất sự phân tích với sự quan tâm đến chính mình, tìm kiếm cho một sự tồn tại cố hữu của “cái tôi”,
(Xem: 4353)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu.
(Xem: 4683)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 4273)
Thiền sư thường huấn luyện trò Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng. Có hai thiền viện trong làng Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh
(Xem: 4107)
Từ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn là xấu, dơ dáy không tắm rửa là xấu, viết chữ cẩu thả là xấu, ăn nói thô tục chửi thề là xấu…Và ngược lại là tốt.
(Xem: 4500)
Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin vào thánh giới thì dù thế sự có thế nào thì ...
(Xem: 4636)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde
(Xem: 3942)
Biển là không gian bao la, rộng lớn vô cùng, chiếm đến bảy phần mười của diện tích bề mặt quả đất.
(Xem: 4449)
Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tạilinh hồn người chết sẽ đi về đâu? Đây là một vấn đề rất phức tạp, thật khó chứng minh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant