Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Giáo Và Môi Trường

28 Tháng Bảy 202216:16(Xem: 2285)
Phật Giáo Và Môi Trường

Phật Giáo Và Môi Trường


Tiểu Lục Thần Phong

 Phật Giáo Và Môi Trường



Mọi người
 ai cũng biết đạo Phật là đạo trí huệ, từ bitôn trọng sự sống của muôn loài. Thế giới cũng công nhận đạo Phật là tôn giáo hòa bình, ôn hòa nhất. Lịch sử hơn hai mươi lăm thế kỷ đã chứng minh như thế.

Đạo Phật ngày nay không còn hạn hẹp ở châu Á nữa mà đã lan tỏa khắp mọi nơi trên thế gian này. Đạo Phật dạy con người sống tỉnh thứctừ bi, khuyến khích con người kiểm nghiệm và thực hành chứ không phải ép buộc bằng giáo điềukhông chấp nhận sự tin tưởng mù quángĐạo Phật có tính khế cơ khế lý, nói theo ngôn ngữ ngày nay là tính thực tiễnthích hợp với điều kiện của xã hội và đời sốngBan đầu đạo Phật chỉ ở vùng bắc Ấn cổ đại, sau đó phát triển toàn lục địa Ấn và lan tỏa sang các nước khác. Đạo Phật truyền đến địa phương nào thì kết hợp với đặc tính văn hóa, tập quán, truyền thống và trình độ căn cơ của dân chúng ở vùng ấy, vì thế mà có nhiều dòng truyền thừa với truyền thống khác nhau.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, đạo Phật đã chứng minh cho loài người thấy được sự ưu việt của mình. Đạo Phật không chỉ từ bi mà còn rất khoa học. Đạo Phật yêu chuộng hòa bình, tôn trọng sự sống muôn loài, không đe dọa hay làm hại ai, ngay cả với động vật và cỏ cây cũng thếAn cư kiết hạ ngoài ý nghĩ tu họcsám hối, thựcc hiện lục hòa còn có mục đích khác nữa là an cư để không làm hại đến côn trùng sâu bọ và cây cỏ trong ba tháng mùa mưa.

Vấn đề môi trường hôm nay là một vấn đề có tầm vóc toàn cầu, sự nóng lên của trái đất và bầu khí quyển, băng tan ở hai cực đe dọa đời sốmg tự nhiên, biển dâng nhấn chìm những vùng đất thấp, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất đai, sa mạc hóa, rác thải nhựa ngập trong các đại dương...Môi trường tự nhiên ô nhiễm không còn là chuyện của bất cứ quốc gia hay dân tộc nào, tất cả cộng sinh với nhauliên đới nhau cùng chịu trách nhiệm và hậu quảGiáo lý nhà Phật dạy:” cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”  điều này ứng vào vấn đề môi trường hiện nay, sự tồn vong của con người và đời sống tự nhiên cũng thế, khi tự nhiên bị hoại thì con người không thể tồn tại độc lập được. Sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi sự khai tác tàn bạo của con người, bởi sự vô trách nhiệm của con ngườiCon người khai thác đến độ tận diệt, xả thải vô tội vạ. Con người làm hại môi trường thiên nhiên cũng chính là đang tự hại mình.

Bấy lâu nay truyền thông và các mạng xã hội liên tục đưa tinhình ảnh những con cá voi khổng lồ bị chết vì nuốt quá nhiều rác thải nhựa, những con rùa biển cũng bị chết oan vì nuốt những bao nylon mà chúng lầm tưởng là sứa biển. Các nhà khoa học và các tổ chức bảo vệ môi trường khảo sát, ước tính khối lượng rác thải nhựa, cao su, rác thải vô cơ… ở trong các đại dương bằng diện tích nước Pháp và ngày càng tăng thêm nhanh chóng. Các nhà khoa học, các nhà môi trường khẩn thiết kêu gọi liên hiệp quốc sớm đề ra luật và các biện pháp để cứu lấy đại dương. Các tổ chức bảo vệ mội trường cũng hoạt động hết mình để bảo vệ và cứu lấy hành tinh xanh.

Cộng đồng quốc tế cũng đang tích cực hành động, vậy còn Phật giáo nói chung, cộng động Phật giáo Việt chúng ta thì sao? Hình như chưa quan tâm đến, chưa thấy có bất cứ ý tưởng hay hành động gì, lẽ nào một tôn giáo từ bitrí huệtôn trọng sự sống muôn loài mà lại im lặng trước vấn đề sinh tồn của con người và muôn loài?  Tôi thiết nghĩ các cấp lãnh đạo Phật giáo của chúng ta nên đề ra chương trình hành động cụ thể, hãy kêu gọi và đánh thức ý thức trách nhiệm của Phật tử chúng ta, hãy cùng hành động vì môi trường.

Đời sống hiện đại cho chúng ta rất nhiều những phương tiện dễ dàng, những sản phẩm vật chất rất tiện lợi cho sinh hoạt hàng ngày. Một trong những món ấy là túi nylon, túi nhựa, hộp xốp (foam), chai nhựa PE, PP, những món đồ xài một lần như đũa, chén, dĩa bằng plastic… Những món đồ này vô cùng phổ biến và vô cùng tiện lợi nhưng mặc khác cũng chính những món đồ này là nguồn rác thải gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất đối với biển cả và đất liền. Những món đồ xốp, nhựa, cao su… này được sử dụng tràn lan và xả vô tội vạ. Đại dương ngập ngụa rác gây nên thảm họa cho đời sống hoang dã tự nhiênĐất liền thì những khu vực thải rác nhựa này thì không thể trồng trọt gì được, ngay cả cây dại cũng không thể phát triển. Các cấp lãnh đạo Phật giáo chúng ta nên hưởng ứng lời kêu gọi bảo vệ môi trường của liên hiệp quốc, của những tổ chức bảo vệ mội trường tiêu biểu như: Green Peace. Hãy kêu gọi Phật tử chúng ta nên giảm bớt và tiến tới không dùng những món đồ xài một lần, những món đồ bằng xốp, nhựa như đĩa, chén, hộp, túi nylon… Chúng ta quay lại xài đồ bằng sành, sứ, thủy tinh chịu khó một tí để lau rửa những món đồ ấy sau khi sử dụng, điều này vừa tiết kiệm được nhiều tiền, vừa góp phần bảo vệ mội trường, vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho Phật tử và đồng hương. Tôi thấy có một trung tâm Phật giáo Việt ở Pháp có cách hành hoạt vô cùng hay, không chỉ độ người Việt mà còn có độ được rất nhiều người phương tây, người các chủng tộc Âu, Á, Phi… Một trong những cách hành hoạt ấy là trong bữa ăn, mỗi người chỉ dùng một cái dĩa sứ để lấy thức ăn ( kiểu buffet), mọi người ăn trong chánh niệm và sau khi ăn xong thì mọi người tự đi rửa dĩa và muổng của mình. Tất cả cùng vui vẻan lạc và hòa đồng. Việc này tiết kiệm tiền trong việc mua chén, dĩa, hộp xốp, vừa giảm đi áp lực công việc cho nhóm thiện nguyện và nhà bếp, vừa thực hiện được chữ “Hòa” ( thân hào đồng trụ, lợi hòa đồng quân) trong Phật giáo. Những bữa ăn ở trung tâm Phật giáo này rất yên lặng, an lạc tràn đầy năng lượng tích cực, khác xa với những bữa ăn sau lễ hội của các chùa ở Mỹ, rất lăng xăng, bận rộn, ồn ào và thậm chí như quán chợ. Tôi ước ao các chùa Việt, trung tâm phật giáo Việt áp dụng cái mô hình của trung tâm Phật giáo ở bên Pháp, từ bây giờ chỉ dùng dĩa hay các món đồ sành sứ, không dùng đồ nhựa, xốp nữa. Cộng đồng Phật giáo Việt của chúng ta tuy nhỏ, việc làm này có thể không ảnh hưởng lớn nhưng rõ ràng giáo lý nhà Phật đã dạy:’ Việc ác dù nhỏ cũng phải tránh, việc thiện dù nhỏ cũng cố làm” hay “ Không làm các việc ác, hãy làm các điều lành”… Vậy thì việc góp phần bảo vệ môi trường không còn là việc nhỏ nữa, nó ảnh hưởng đến sự sinh tồn của con người và muôn loài. Lý thuyết đã thuộc lòng, nếu chỉ tụng đọc suông thì chẳng có ích gì, phải hành động ngay thôi! Giả sử các chùa cùng hành động, tất phật tử cùng hưởng ứng thì việc này ắt sẽ có tiếng vang tốt, sẽ có ảnh hưởng tốt đến địa phương nơi ta sinh sống và sẽ còn lan tỏa xa hơn dù ít dù nhiều.

Nhân đây tôi cũng xin mở rộng thêm một chút, với các địa phương khác thì tôi không nói đến, tôi chỉ đề cập đến địa phương nơi tôi sống vì tôi thấy và biết rất rõ ràng. Người Việt và các chùa Việt khi mới tậu mãi, việc đầu tiên là mướn ngườt cắt hết các cây to lớn ở phần đất của mình. Có những khu vực với vườn thông xanh ngát đẹp như mơ,  cây cao bóng cả mát rượi rất thanh bình ấy vậy mà khi người Việt làm chủ là cắt hết ráo, cắt cây xanh như là một đặc điểm chung của ngườui Việt ở đây. Điều này thật khó hiểu nhưng lại là sự thật, Tôi nhớ đâu đó đức Phật từng cấm các tỳ kheo không tự tiện vô ý chặt hạ cây xanh, chỉ cắt bỏ khi có lý do chính đáng. Việc cắt cây xanh cũng là một việc ảnh hưởng xấu đến môi trường, việc cắt cây xanh cũng gây khó chịu cho láng giềng, nhất là cư dân da trắng. Bởi vậy mà những khu vực có nhiều người Việt và chùa Việt thì người da trắng bán nhà bỏ đi hết ráo, ( tất nhiên còn nhiều nguyên nhân khác chứ không chỉ mỗi nguyên nhân cắt cây)

Ô nhiễm mội trường hiện nay rất nghiêm trọngtuy nhiên mỗi người chúng ta còn sống yên ổn trong những khu vực an toàn nên chưa cảm nhận được sự nguy hại, vì thế cái ý thức bảo vệ môi trường xem nhẹ hoặc chưa ý thức được. Hy vọng sao mỗi phật tử chúng ta, mỗi chùa Việt cùng tham gia hành động vì môi trường. Việc bảo vệ môi trường là một việc thiện, việc có ích cho chúng sanh.

Sử dụng túi nylon, bao nhựa, chai nhựa, hộp xốp, chén đũa xài một lần… quá tiện lợi, dễ dàng và đã trở thành thói quen, bây giờ kêu gọi từ bỏ quả thật là khó, tuy nhiên chúng ta là Phật tử, hãy nghĩ đến chữ từ bi, nghĩ đến môi trường sống của con người và muôn loài vạn vật thì chúng ta sẽ làm được thôi. Từ bỏ những vật dụng xài một lần ấy có thể làm chúng ta thấy mất đi một chút tiện lợi nhưng sẽ đem lại lợi ích lớn cho môi trường, điều này cũng có  nghĩa là lợi cho muôn loài, lợi cho thến hệ con cháu sau này.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3758)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2895)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2679)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3185)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3670)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3271)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3346)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2948)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3424)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3772)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3599)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3590)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2941)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3591)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3106)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3620)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3430)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3417)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3856)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3929)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3300)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3632)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3333)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3150)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3197)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4595)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3570)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3124)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4463)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3386)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3985)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4545)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3808)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3271)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3529)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3100)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3304)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3799)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3786)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3345)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3236)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3209)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3139)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3573)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3396)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3394)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3466)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3950)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
(Xem: 3424)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3778)
Thật là một thảm họa khi tôi dự khóa tu thiền lần đầu tiên. Lưng tôi yếu sau nhiều năm ngồi gù lưng trước máy tính và ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant