Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Hạnh Hay Công Danh Và Tiền Bạc Cao Hơn?

14 Tháng Tư 202318:40(Xem: 1548)
Đức Hạnh Hay Công Danh Và Tiền Bạc Cao Hơn?
Đức Hạnh Hay Công Danh Và Tiền Bạc Cao Hơn?

Thích Trung Hữu

Buông Xả Hơn Thua Nhưng Không Im Lặng

quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn? Có thể là như vậy nhưng cũng có thể không như vậy.

Bởi giữa công danh, tiền bạc, tài năng, phước báo, đức hạnh có khi liên quan với nhau, làm nhân quả cho nhau nhưng cũng có khi chỉ liên quan rời rạc hoặc không liên quanvới nhau. Vì thế, Đức Phật đã xác định nhân quảphạm trù mà không thể hiểu trọn vẹn đối với người phàm.

Thật ra, nếu chỉ nhìn bề ngoài thì chúng ta không thể nào biết được người đó có phước hay không, phước nhiều hay ít, như dân gian thường nói “thấy đỏ chưa hẳn là chín”, “thấy lấp lánh chưa chắc là vàng”. Có phải giàu là do phước và ngược lại nghèo do vô phước? Không hẳn là vậy! Có phước thì được giàu nhưng không phải cái giàu nào cũng do phước. Có cái giàu do phước đã tạo từ quá khứ, có cái giàu do tài năng nhưng cũng có cái giàu do lừa gạt, làm ăn bất chính. Nếu nói giàu nào cũng do phước thì những người giàu do tham ô, buôn gian bán lận cũng là phước sao? Nếu là phước thì tại sao sau đó họ lại bị bắt, bị ngồi tù?

Nếu giàu không hẳn là do phước nhưng nghèo thì chắc chắn là do thiếu phước rồi? Cũng không hẳn là vậy! Người thiếu phước, phước ít thì không thể giàu, như người xưa đã nói “tiểu phú do cần, đại phú do phước”. Có một số vị quan chức thì rất giàu nhưng cũng có những vị không giàu như thế. Cho nên giàu hay không còn do cách sống của người đó nữa. Nhiều người có khả năng kiếm được nhiều tiền nhưng người ta không thèm kiếm vì họ chỉ thích cuộc sống an yên. Cái giàu của những người như thế là giàu về tinh thần.

Ngay cả cái gọi là tài năng và mối liên hệ giữa tài năngthành công, giàu có cũng có năm bảy kiểu khác nhau. Có người dùng tài năng của mình để kiếm tiền nhưng cũng có người dùng tài năng của mình để cống hiến, giúp đỡ người khác một cách vô tư, không điều kiện. Ví như những bác sĩ hay thầy giáo đều là người có trình độ, tài năng nhưng họ tình nguyện đi lên miền núi, vùng sâu vùng xa để giúp đỡ đồng bào thì làm sao mà giàu được!

Gian dối, lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người khác có lẽ cũng là một loại tài năng, vì không tài thì không thể nghĩ ra những chiêu trò để qua mặt được người khác, nhưng đó là cái tài đáng khinh chứ không phải cái tài đáng trọng. Cho nên có phước hay thiếu phước không thể nhìn vẻ bề ngoàiđánh giá được. Có người hôm nay có vẻ rất “có phước” nhưng hôm sau lại bị bắt giam hoặc mất trắng cơ nghiệp chẳng còn gì.

Trong lĩnh vực tôn giáo cũng như vậy. Không phải thấy vị nào làm chức lớn, có chùa to, nhiều tiền, nhiều tín đồ là có phước. Ngược lại những vị không có công danh, tài sản thì cho là kém phước. Đức Phật là người có phước báo vô lượng nhưng mà Ngài có công danh, có tài sản nào đâu? Người chỉ lo tu thôi, tránh duyên thanh tịnh thì làm sao có tiền tài và danh phận được, nhưng không phải là họ không có phước.

Đức Phật dạy rằng: “Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn. Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người giữ Ngũ giới ăn. Cho một vạn người giữ Ngũ giới ăn không bằng cúng dường một vị Tu-đà-hoàn. Cúng dường một trăm vạn vị Tu-đà-hoàn không bằng cúng dường một vị Tư-đà-hàm. Cúng dường một ngàn vạn vị Tư-đà-hàm không bằng cúng dường một vị A-na-hàm. Cúng dường một ức vị A-na-hàm không bằng cúng dường một vị A-la-hán…”.

Ta thấy Đức Phật không hề nói cúng dường cho người có phước thì được phước mà Ngài xác quyết rằng cúng dường cho người thiện, người lành, người biết tu và người chứng đạo mới được phước. Mà người thiện, người lành, người biết tu và người chứng đạo tức là những người có phẩm hạnh, đạo đức và làm lợi ích cho người khác. Chúng ta đừng thấy người thiện, người giữ năm giới hay các bậc chân tu chứng Thánh không trực tiếp làm lợi ích cho ai theo kiểu làm từ thiện, bố thí vật chất mà cho rằng họ không có phước. Bản thân việc không làm ác đã là một hành vi bố thí, giúp đời rất lớn rồi. Nếu xã hội mà ai ai cũng không làm ác thì xã hội đó sẽ không có tệ nạn, tốt đẹp biết bao.

Đơn cử như giới không sát sinh chẳng hạn. Ta không cần phải phóng sinh nhưng chỉ cần không sát sinh thôi thì cũng đã đem đến sự an ổn, an lạc, an vui cho muôn loài rồi. Còn việc phóng sinh chưa chắc đã được như vậy, có khi tác hạihệ lụy còn nhiều hơn. Việc bắt rồi thả, thả rồi bắt… làm cho môi trường sinh thái không lúc nào được yên. Bao nhiêu tệ nạn, biến tướng cũng từ đó mà phát sinh.

Cho nên việc giữ giới không sát sinh coi có vẻ như không làm gì cả mà thật sự đã làm rất nhiều, nhìn như không có phước mà phước đức lại tròn đầy. Ngoài ra, người không sát sinh hay những người giữ giới nói chung, tâm tư lúc nào cũng hiền lành, trong sáng khiến cho người xung quanh luôn cảm thấy bình yên. Chúng ta chỉ giữ giới thôi mà còn được phước như thế thì các bậc Thánh chứng đạo phước đức sẽ sung mãn biết dường nào.

Nếu cho rằng cúng dường người có phước thì được phước nhiều sao Đức Phật không dạy hàng Phật tử cúng dường cho cư sĩ Cấp Cô Độc mà lại dạy Phật tử cúng dường cho chư Tăng? Chư Tăng là những người không có tài sản gì cả, có thể nói là rất nghèo nhưng Đức Phật lại hết lời ca ngợi và còn nói rằng chính họ mới là phước điền vô thượng: “Chúng đệ tử Như Lai là bậc phạm hạnh, bậc diệu hạnh, bậc trực hạnh, bậc ứng lý hạnh, bậc chánh hạnh, đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được chắp tay, đáng được cúng dường, là vô thượng phước điền ở đời”. Rõ ràng không phải cung kính, cúng dường người có phước thì được phước mà là cung kính, cúng dường người giữ giới thanh tịnh, có trí tuệ sáng suốt và làm lợi ích chúng sinh thì mới có phước vậy.

Điều quan trọng mà chúng ta nên biết rằng, trong Phật pháp và cả ở thế gian, phước báo không phải là điều quan trọng nhất, quý giá nhất và đáng kính nhất. Điều mà tất cả mọi người đều kính trọng là đức chứ không phải phước. Một người giàu sang, danh phận có thể được rất nhiều người vây quanh, nhưng họ vây quanh để tìm kiếm lợi ích chứ không phải vì kính trọng. Thậm chí bề ngoài họ tâng bốc nhưng trong lòng có khi còn khinh khi và nói xấu sau lưng. Và khi lợi ích không còn nữa thì họ liền bỏ đi. Cho nên mới có chuyện “Còn tiền còn bạc còn đệ tử/ Hết cơm hết rượu hết ông tôi”.

Nhưng người có đức thì lại khác. Những người vây quanh người có đức không phải để tìm kiếm quyền lợi mà là do lòng kính ngưỡng. Họ đến để học hỏi và mặc dù người có đức có thể rất nghèo, không danh phận nhưng trong thâm tâm họ luôn luôn kính trọng, dù là ở trước mặt hay sau lưng. Người có đức không chỉ được bạn bè thân hữu kính trọng mà ngay cả kẻ thù, nếu có, cũng phải kính trọng cái nhân cách và đức độ của họ. Ngay cả quỷ thần cũng phải nể nang, kính sợ người có đức, “đức trọng quỷ thần kinh”.

Có một sự thật đáng buồn là ngày nay một số người không còn coi trọng đức độ cũng như kính trọng người có đức như ngày xưa. Vật chất càng phát triển thì lòng tham, dục vọng của con người càng lớn. Người ta mê đắm, say sưa vào vật chất và lấy nó làm thước do giá trị con người với nhau. Trong xã hội, người giàu, người có quyền thì được đề cao, được tuyên dương. Quyền lợi lấn át cả đạo đức, nhân nghĩa, tình người, và tình thân. Vì “có tiền là có tất cả”. “Lúc nghèo thì chẳng ai nhìn/ Đến khi đỗ trạng trăm nghìn nhân duyên”. “Vai mang túi bạc kè kè/ Nói quấy, nói quá người nghe rần rần”. Vật chất nó đem lại cho con người nhiều lợi ích đến nỗi mà ngay cả một số người tu cũng bị lệ thuộc. Một số trường hợp tiếng nói của người nhiều tiền có sức nặng hơn tiếng nói của người có giới hạnh. Đây thật sự là dấu hiệu không tốt trong đạo pháp vậy.

Có người nói xã hội giàu lên thì tốt chứ có gì xấu mà phàn nàn? Thì đúng là tốt nhưng không phải là không có cái xấu kèm theo. Điển hình là xã hội giàu lên, con người hưởng thụ nhiều nhưng họ thực sự có hạnh phúc chưa hay còn đau khổ nhiều hơn? Rồi sự khai thác quá mức của con người làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. Những điều này gây ra biết bao thiên tai nhân họa. Nói một cách không quá đáng rằng, con người càng hưởng thụ vật chất nhiều thì càng tự tiêu diệt mình nhanh hơn mà thôi.

Trên đời này hễ người ta trọng cái gì thì cái đó trở nên quan trọng, được đề cao và thống trị xã hội. Nếu người ta trọng đồng tiền thì đồng tiền sẽ thống trị xã hội. Nếu người ta trọng đức hạnh thì đức hạnh sẽ thống trị xã hội. Cho nên chúng ta cần tôn trọng đức hạnh hơn công danh, tiền bạc để cho đức hạnh ngày càng được đề cao trong xã hội.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2892)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2677)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3181)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3666)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3269)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3345)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2945)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3422)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3770)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3594)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3585)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2930)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3589)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3101)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3618)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3420)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3416)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3852)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3924)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3294)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3630)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3330)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3150)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3194)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4591)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3568)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3120)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4462)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3382)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3978)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4536)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3807)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3270)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3528)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3098)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3303)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3798)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3784)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3341)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3235)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3204)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3139)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3568)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3388)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3392)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3464)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3948)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
(Xem: 3423)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3778)
Thật là một thảm họa khi tôi dự khóa tu thiền lần đầu tiên. Lưng tôi yếu sau nhiều năm ngồi gù lưng trước máy tính và ...
(Xem: 3444)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant