Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Niềm Tin Lý Trí: Sự Tương Đồng Giữa Đạo Đức Học Phật Giáo Và I. Kant

Friday, November 17, 202316:54(View: 1627)
Niềm Tin Lý Trí: Sự Tương Đồng Giữa Đạo Đức Học Phật Giáo Và I. Kant
Niềm Tin Lý Trí:
 Sự Tương Đồng Giữa Đạo Đức Học Phật Giáo Và I. Kant

Thích Duy Tuệ


phat giao

Tóm tắt
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức. Những tư tưởng triết học của ông giống như mạch nước ngầm nuôi dưỡng triết học phương Tây hơn hai thế kỷ qua. Trong đó, vấn đề “lý trí” và “niềm tin lý trí” là một phạm trù quan trọng và nổi bậtnhất trong lĩnh vực đạo đức tôn giáo của I. Kant. Với ông, niềm tin vào một tôn giáo phải được thiết lập trên cơ sở của lý trí chứ không phải là niềm tin mù quángChính quan điểm này đã vô hình trung đưa triết học của I. Kant đến gần với Phật giáo. Bài viết này sẽ từng bước chỉ ra những điểm tương đồng đó.

VAI TRÒ CỦA LÝ TRÍ TRONG NHẬN THỨC ĐẠO ĐỨC
Lý trí (G. vernunft, E. reason) là khả năng suy luận và phán đoán của con người. Trong triết học I. Kant, lý trí được chứng minh là một khả năng đặc biệt chỉ có ở con người, là cái giúp phân biệt giữa con người với các loài động vật khác. Ông viết: “Tất cả nhận thức của chúng ta khởi đầu từ các giác quan, rồi tiến lên giác tính và kết thúc ở lý tính. Ngoài lý tính ra không gì cao hơn nữa trong tinh thầncon người để xử lý chất liệu của trực quan và đưa chúng vào sự thống nhất tối cao của tư duy” [1].

I. Kant cho rằng, cơ sở xác lập nhận thức về hành vi đạo đức nhất thiết phải đến từ lý trí, không thể phát xuất từ ý định khách quan của một nhận thức thường nghiệm, bởi “nếu con người là loài vật duy nhất có lý trí, thì sinh hoạt đạo đức, tức sinh hoạt đặc biệt của con người phải được xác định hoàn toàn do lý trí, không được dựa dẫm vào những cái gọi là thường nghiệm. Mà những nguyên tắc thường nghiệm đây là gì? Là tự ái, là tình cảm và tư lợi” [2]. Bằng cách này, I. Kant muốn phân biệt hai loại động cơ có thể tác động đến nhận thức con người: loại thứ nhất thuộc cảm tính và loại thứ hai thuộc lĩnh vực lý trí. Cảm tính thường mang tính riêng tư, vị kỷ và chủ quan, còn lý trí thì ngay thẳng và chuẩn mực. Vì thế, “nếu chúng ta muốn khám phá sự thậtchúng ta phải để cảm xúccủa mình được hướng dẫn càng nhiều càng tốt bởi lý trí” [3].

Trong tác phẩm Đặt cơ sở cho siêu hình học về đức lý, I. Kant giải thích lý trí là cái sẵn có trong tất cả mọi người, một người bình thường nhất vẫn có thể phân biệt được cái gì là điều thiện, điều ác, điều hợp nghĩa vụ hay trái nghĩa vụ. Vì thế, những điều đó không cần dạy bảo thêm, mà điều mới mẻ là làm thế nào để đánh thức lý trí ở bên trong mỗi người, giúp họ lưu tâm đến các nguyên tắc đạo đức của chính bản thân [4]. Trên cơ sở nhận thức đó, I. Kant khẳng định lý trí chính là cái làm nên phẩm giá con người, nó đặt con người lên trên toàn thể vạn vật trong thế giới tự nhiên.

Tương tựPhật giáo cũng là một tôn giáo đề cao lý trínhấn mạnh đến khả năng vận dụng lý trí của con người trong việc suy xét mọi sự vật hiện tượng để phân biệt cái gì là thiện và bất thiện, giữa điều được làm và không nên làm nhằm nêu ra các nguyên tắc tổng thể trong việc phân loại và đánh giá đạo đức. Vì thế, vai trò của lý trí luôn chiếm một vị trí then chốt trong tất cả lời Phật dạy“Này các Tỳ kheo, Ta giảng sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết và thấy, không phải cho người không biết, cho người không thấy” [5]. Trong đó, cái “thấy và biết” là tượng trưng cho lý trí hay khả năng suy xét của con người. Bởi muốn đạt được sự giác ngộ giải thoát thì trước tiên con người phải có nhận thức đúng về nó. Tất nhiên, lý trí chưa phải là cấp độ nhận thức cao nhất trong Phật giáo, nhưng nó là nhân tố không thể thiếu trong quá trình vươn tới nhận thức cao nhất đó. Một đặc điểmdễ thấy trong Phật giáo đó là, giữa lý trí và con đường giải thoát có sự gắn kết với nhauĐức Phậttuyên bố Ngài chỉ là “người chỉ đường” (maggakkhāyī) để giảng dạy con đường giải thoát, theo hay không theo con đường đó là tùy thuộc vào sự suy xét của lý trí mỗi người. Nói cách khác, “người có đạo đức phải thực hiện sự giải thoát của mình dựa vào lý trí đạo đức của chính mình” [6].

QUAN ĐIỂM CỦA I. KANT VÀ PHẬT GIÁO VỀ NIỀM TIN LÝ TRÍ
Trong một tác phẩm có nội dung viết về tôn giáo được xuất bản năm 1793 là Die Religion innerhalb der Grenzen der bloßen Vernunft (bản dịch tiếng Anh là Religion within the Boundaries of Mere Reason, tạm dịch: Tôn giáo trong ranh giới của lý trí đơn thuần), I. Kant đã triển khai nhiều vấn đềcủa lý trí liên hệ đến triết học tôn giáo và phương pháp tiếp cận của một tôn giáo mang tính chấtđạo đức thực tiễn. Ông cho rằng: “Lòng tin vào một tôn giáo của sự phục vụ là một lòng tin nô lệ và hám lợi, không thể được coi là cứu rỗi, bởi vì nó không có đạo đức. Vì lòng tin đạo đức phải là một lòng tin tự do, được đặt trên những khuynh hướng thuần túy của con tim” [7].

Từ quan điểm của I. Kant, có hai vấn đề cần nhận thức như sau: Thứ nhấtniềm tin là cơ sở để con người đến với tôn giáo, nhưng niềm tin đó phải được thiết lập trên nền tảng của lý trí chứ không phải từ lòng tin khổ sai, thưởng phạt. Thứ hai, tôn giáo được chọn phải là một tôn giáo giúp mang lại cho con người các giá trị đạo đứcTrái lại, nếu con người theo tôn giáo với niềm tin mù quáng và không đạt được các giá trị đạo đức cho bản thân mình thì I. Kant gọi đó là “những hành động chỉ xuất phát từ nỗi sợ hãi hoặc hy vọng, cái mà một con người ác cũng có thể thực hiện” [8].

Điểm tương đồng về niềm tin lý trí (G. vernünftiges Glauben, P. ākāravatī saddhā) trong triết học I. Kant với Phật giáo là nằm ở sự nhận thức qua các hệ giá trị đạo đức của một người thực hành đức tin tôn giáo mang lại. Có nhiều cách giải thích khác nhau về niềm tin trong kinh điển Phật giáoTuy nhiên, theo cách cô đọng nhất thì niềm tin được xem là căn lành lớn (saddhindriyatín căn) giúp người tu học Phật đạt được sự tiến bộ trên con đường thực hành tâm linh.

Điều cốt lõi của niềm tin Phật giáo là nó được thiết lập trên nền tảng lý trí qua hai phạm trù chính: nhận thức chân chánh (sammā-diṭṭhi) và tư duy chân chánh (sammā-saṅkappa). Như trong bài Kinh Tư sát (Vīmaṃsaka Sutta) thuộc Kinh Trung bộ (Majjhima Nikāya)Đức Phật đã khuyến khích các đệ tử của mình nên dùng lý trí để thẩm tra giáo pháp và về bản thân Ngài để tìm hiểu xem những điều do Ngài thuyết giảng có hợp với lý trí hay không, trước khi chấp nhận để tin hiểu và thực hành[9].


Một luận giải sâu sắc khác về cơ sở thiết lập niềm tin lý trí trong Phật giáo được tìm thấy ở bài Kinh Kālāma như sau: “Này các Kālāma, chớ có tin vì nghe báo cáo; chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sưcủa mình” [10].

Nội dung của đoạn kinh trên nêu lên sáu vấn đề liên quan đến mặc khải và tính thẩm quyền, bốn vấn đề liên quan đến suy luận tư biện. Ở đây, bản kinh bác bỏ tính thẩm quyền, mặc khải và các suy luận như những phương tiện tri thức thích hợp. Nghĩa là, Đức Phật xem mười vấn đề trên là các phương tiện đạt được tri thức “không thỏa đáng”, vì chúng không đáng tin cậy để cung cấp sự giải thoát cho tất cả mọi người. Do đó, Đức Phật khuyến cáo con người không nên vội tin trước bất cứ điều gì, tất cả đều phải dựa trên sự kiểm nghiệm và phân tích của lý trí. Khi nào tự mình biết rõ: “Các pháp này là thiện, các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người có trí chỉ trích, các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc” [11] thì lúc đó con người hãy chấp nhận và thực hành theo những điều đó.

KẾT LUẬN
Mặc dù I. Kant chưa từng tiếp xúc với hệ thống kinh điển Phật giáo, nhưng điều trùng hợp là các quan điểm của ông về vấn đề lý trí và niềm tin lý trí lại rất tương đồng với những kiến giải của Đạo Phật. Theo đó, I. Kant xem lý trí là điểm khởi đầu cho mọi quan niệm đạo đức, vì thế con người ta không thể rút ra bất kỳ quan niệm đạo đức nào từ các tri thức cảm tính thường nghiệm hay niềm tin mù quángTương tự như vậy, Phật giáo cũng xem tất cả các loại chủ nghĩa giáo điều và các thẩm quyền đạo đức nếu không được chứng minh hợp lý bằng lý trí thì chúng không thể được chấp nhận. Qua đó cho thấy, dù có sự khác nhau trong cách diễn đạt, nhưng điểm chung ở cả hai trường phái triết học là đều xem lý trí như một phương tiện chân chánh giúp cho con người có được đời sống đạo đức và tâm tính tốt đẹp.

Nghiên cứu này còn nêu lên ý nghĩa rằng, con người với lý trí sẵn có của mình hãy luôn cảnh giácđể không rơi vào những “ảo giác”, mà hãy luôn sống với nhận thức chân chánh để sinh hoạt tôn giáo lành mạnh và tránh xa các tệ nạn mê tín dị đoan.

Chú thích:
Đại đức Thích Duy Tuệ – Học viên Cao học khóa V tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh.
[1] Kant, Immanuel (2004), Phê phán lý tính thuần túy, tr.593.
[2] Trần Thái Đỉnh (2018), Triết học I. Kant, tr.194.
[3] Rachels, James & Rachels, Stuart (2012), The Elements of Moral Philosophy, p. 11.
[4] Kant, Immanuel (2021), Đặt cơ sở cho siêu hình học về đức lý, tr.82.
[5] Kinh Trung bộ, tập 1, tr.25.
[6] Thích Nhật Từ (2022), Bản chất đạo đức học Phật giáo, tr.106.
[7] Kant, Immanuel (1998), Religion within the Boundaries of Mere Reason, p. 122.
[8] Ibid., pp.122-23
[9] Kinh Trung bộ, tập 1, tr.389-92.
[10] Kinh Tăng chi bộ, tập 1, tr.219.
[11] Sđd, tr.221.

Tài liệu tham khảo:
1. Kinh Tăng chi bộ, tập 1, Thích Minh Châu dịch (2015), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
2. Kinh Trung bộ, tập 1, Thích Minh Châu dịch (2016), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
3. Kant, Immanuel (1998), Religion within the Boundaries of Mere Reason, edited by Allen Wood & George di Giovanni, Cambridge University Press, Cambridge.
4. Kant, Immanuel (2004), Phê phán lý tính thuần túy (Kritik der reinen Vernunft), Bùi Văn Nam Sơndịch và chú, Nxb. Văn học, Hà Nội.
5. Kant, Immanuel (2021), Đặt cơ sở cho siêu hình học về đức lý (Grundlegung zur Metaphysik der Sitten), Bùi Văn Nam Sơn & Nguyễn Trung Hậu dịch, NXB. Hồng Đức, Hà Nội.
6. Rachels, James & Rachels, Stuart (2012), The Elements of Moral Philosophy, McGraw-Hill, New York.
7. Thích Nhật Từ (2022), Bản chất đạo đức học Phật giáo (A Study of Buddhist Ethics)Thích NữDiệu Nghiêm dịch, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
8. Trần Thái Đỉnh (2018), Triết học I. Kant, Nxb. Văn học, Hà Nội.
(Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo Số 414)

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1613)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(View: 1597)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(View: 1706)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(View: 1752)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(View: 1486)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(View: 1844)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
(View: 1732)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(View: 1584)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(View: 1796)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(View: 1636)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(View: 1788)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(View: 1655)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(View: 1577)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(View: 1757)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(View: 1640)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(View: 1587)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(View: 1621)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(View: 1545)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(View: 1911)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(View: 1544)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(View: 1770)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(View: 1911)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(View: 2325)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(View: 1995)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(View: 2083)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(View: 1817)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(View: 1641)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(View: 1705)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(View: 1512)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(View: 2323)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(View: 2150)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(View: 2078)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(View: 1947)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(View: 2077)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(View: 2164)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(View: 2263)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(View: 2021)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(View: 1939)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(View: 2026)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(View: 2096)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(View: 2042)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(View: 2212)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(View: 2110)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(View: 2104)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(View: 2250)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(View: 2040)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(View: 2066)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(View: 2182)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(View: 3180)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant