Trong giáo lí nhà Phật, “quy luật nhân quả” là quy luật tồn tại một cách khách quan không phải do phật đà quy định hay tự tạo nên. Đức Phật chỉ đem quy luật ấy nói cho mọi người biết, tức ngay đến phật tử hay đức phật cũng không thoát khỏi quy luật này.
Trong thực tế cuộc sống cũng có vô vàn những điều xảy ra xung quanh chịu sự chi phối của luật nhân quả nhưng đôi khi chúng ta không để ý. Vì vậy, trước hết muốn hiểu về Phật giáo thì cần làm rõ vấn đề nhân quả.
Quy luật nhân quả trong giáo lý
Theo giáo lí nhà Phật, “Nhân quả” hay còn gọi là “nghiệp, nhân, duyên, quả, báo”. Trong đó từ ýnghĩa của từ “nghiệp” có thể hiểu là hoạt động, tạo tác của cơ thể và tâm ý con người, tức tất cả hành vi, lời nói tư tưởng. Theo cơ quan tạo tác, nghiệp được chia thành “thân nghiệp’, “khẩu nghiệp” và “ý nghiệp”, tức hành vi thân thể, lời nói và ý nghĩ.
Về tính chất, nghiệp lại được chia thành ba loại đó là “thiện nghiệp”, “ác nghiệp” và “không thiện không ác”. Tuy “nghiệp” là cái không thể nhìn thấy, không sờ mó thấy nhưng nó lại có sức ảnh hưởng rất lớn, nó chi phối cuộc sống của con người. Nói một cách đơn giản, “nghiệp” chính là nguyên nhân hay còn gọi “nhân nghiệp”. “Quả” là kết quả, “báo” có nghĩa là báo ứng, ứng vào.
“Duyên” là điều kiện, ví dụ, khi gieo hạt tức “nhân” gặp điều kiện không khí, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm tức là “duyên” thì tạo ra “quả”. Nói cách khác, khi nhân và duyên kết hợp với nhau thì mới tạo ra quả báo, hay nguyên nhân trong một điều kiện chín muồi thì sẽ cho ra kết quả tương ứng. Nếu gặp điều kiện tốt thì nhanh ra quả, nếu gặp điều kiện không tốt thì chậm cho ra quả.
Trong cuộc sống thường nhật, khi chúng ta làm một việc gì đó, nói một câu hay thậm chí một ý nghĩa trong đầu thì đó là đang gieo cái nhân tức đang tạo ra nghiệp. Căn cứ vào cái “nhân” đó thiện hay ác thì sẽ tạo thành nghiệp thiện hoặc nghiệp ác không giống nhau.
Khi báo ứng tạo ra kết quả vui buồn sướng khổ cũng khác nhau, đúng như câu khái quát của triết lí này là “thiện có thiện báo, ác có ác báo”. Cụ thể, có cái thiện như thế nào thì sẽ tạo ra cái phúc thế ấy. Có cái ác như thế nào thì sẽ nhận được cái khổ tương ứng.
“Thiện” là làm lợi cho người khác, khi làm điều có lợi cho người khác cũng chính là làm lợi cho mình. “Ác” là làm hại người khác, cũng chính là tự hại mình, khi bắt đầu hại người thì kết thúc sẽ là làm hại mình. Đó là một quy luật khách quan, hay còn gọi là “luật nhân quả” trong cuộc sống con người.
Quy luật này có mối liên hệ mật thiết với sự sống chết luân hồi. Con người có sinh ra thì có chết đi, chết rồi lại được đầu thai để sinh ra, sự sinh tử luân hồi ấy là từ nhân đến quả, từ quả đến nhân, liên tục không ngừng.
Con người khi sinh ra ở chỗ nào, khi chết đi sẽ đi về đâu đều do cái nghiệp tự tạo ra trước đó chi phối. Nghiệp giống như một hạt giống, một tin tức được cất giữ trong kho, nhà phật gọi là thức thứ tám hoặc tàng thức, kho ấy có tác dụng vận chuyển những điều thiện ác từ kiếp trước (quá khứ) của một con người đến kiếp sống hiện tại của người đó.
Sau đó, nó lại vận chuyển những việc thiện ác của cuộc sống hiện tại đến kiếp sống tiếp theo, tức tương lai. Muốn biết kiếp trước của người đó như thế nào, nhìn những điều họ đang phải nhận là có thể biết được. Muốn biết kiếp sau của người đó thế nào thì nhìn vào những việc họ đang làm là có thể biết được.
Vì vậy mới có thể nói, từ nghiệp nhân đến quả báo, từ quả báo đến nghiệp nhân cứ lưu chuyểnluân hồi liên tục không không bao giờ ngừng nghỉ. Những điều vui sướng buồn khổ, thế vận hưng thịnh suy thoái trong cuộc sống mỗi con người hiện tại cũng đều do cái nghiệp của người đó tạo ra từ trước.
Và họ phải tự chịu trách nhiệm với những điều mình đã làm. Vì vậy, phật mới nói “tự làm tự chịu, cùng làm cùng chịu”. Những điều đã làm (nhân) khi chưa nhận được “quả” thì không thể tự mất đi mà nó được ghi lại, được lưu giữ lại, đợi đến khi duyên đến thì mới sinh ra quả.
Ngược lại nếu không tạo tác ra nghiệp nhân thì cũng không nhận được kết quả tương ứng. Nghiệp ấy chính là nghiệp thiện và nghiệp ác.
Thập thiện và thập ác
Trong kinh phật có mười kiểu thiện và mười kiểu ác, mỗi loại lại chia thành ba cấp độ khác nhau là thượng phẩm, trung phẩm và hạ phẩm tức cấp cao, trung bình và thấp. Những người làm mười điều thiện ở cấp độ cao thì sau này sẽ được sinh vào cõi trời. Những người làm mười điều thiện ở cấp trung bình thì sau này được sinh vào cõi người.
Những người làm mười điều thiện ở mức độ thấp thì sau này sẽ được sinh vào cõi a-tu-la (cõi này có phúc báo, có thần thông nhưng hung ác và thích tranh đấu). Những người phạm phải mười điều ác mức độ cao thì bị đày xuống địa ngục.
Người phạm mười điều ác mức độ trung bình thì bị làm quỷ đói. Người phạm phải mười điều ác ở mức độ thấp thì sau này phải chịu làm súc sinh.
Nói rõ hơn những hành vi thuộc ác chủ yếu là “thập ác và ngũ nghịch”. Mỗi hành vi xấu ác đều phải chịu ác báo tương xứng với hành vi đó. Vả lại, căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ mà có quả báo khác nhau.
Làm mười điều ác, sau khi chết chắc chắn phải thọ khổ trong địa ngục, còn tạo ác nhẹ hơn, sau khi chết chuyển sinh thọ khổ trong loài ngạ quỉ, nếu tạo ác nhẹ hơn nữa, thọ khổ trong loài súc sinh. Sau khi thọ hết tất cả thống khổ trong các đường này rồi, sẽ được chuyển sinh trở lại làm người, và tiếp tục bị thọ các quả báo như dưới đây:
Sát sinh sẽ bị quả báo như: nhiều bệnh, tàn tật, chết yểu, nhiều tai họa, cốt nhục chia lìa…Trực tiếp hoặc gián tiếp sát hại, đánh đập, ngược đãi, tổn hại người, động vật, đều thuộc hành vi sát sinh, đều bị những quả báo như trên.
Trộm cắp sẽ bị quả báo nghèo khổ, tài sản bị người khác chiếm đoạt… Hễ tài vật hoặc đồ dùng của người khác,chưa được sự đồng ý của họ mà ta tự lấy dùng hoặc chiếm đoạt, đều thuộc trộm cắp.
Tà dâm bị quả báo gặp những người vợ/chồng hung dữ, không chung thủy, vợ con bị người khác cưỡng hiếp, bà con không vừa lòng. Làm bậy, quan hệ với nam nữ, cho đến làm những việc có liên quan đến sắc tình, đều thuộc tà dâm.
Nói dối sẽ gặp quả báo bị người phỉ báng, khinh khi. Nói không đúng sự thật, làm chứng bậy, không giữ chữ tín, đều phạm vào tội nói dối.
Nói lời trau chuốt bị quả báo nói ra lời nào mọi người đều không tin, không tiếp thu, lời nói không rõ ràng, diễn đạt người ta không hiểu. Nói những lời tà dâm, những lời khiến cho mọi người nghĩ chuyện ái ân, đều gọi là nói lời trau chuốt.
Nói lưỡi đôi chiều bị quả báo quyến thuộc chia lìa, thân tộc xấu ác. Đâm bị thóc, thọc bị gạo, gây chia rẽ, đều phạm tội nói lưỡi đôi chiều.
Nói lời hung ác bị quả báo thường bị người mắng chửi, gặp nhiều chuyện kiện cáo tranh chấp. Dùng lời tàn bạo, độc ác mắng người, đều thuộc nói lời ác.
Tham dục bị quả báo tâm không biết đủ, tham dục không chán. Tham cầu hưởng thụ các loại như tiền tài, sắc đẹp, danh lợi…say mê không có ý niệm xa rời, tất cả những thứ này đều thuộc tham.
Sân nhuế bị quả báo thường bị người dị nghị, nhiễu loạn khiến cho phiền não, hoặc bị hãm hại. Gặp chuyện không vừa lòng liền sinh tức tối oán hận, đây tức là sân.
Nghi bị quả báo sinh vào gia đình tà kiến, sinh ra nơi xa xôi hẻo lánh thiếu Phật pháp và văn minh, tâm nịnh nọt, không ngay thẳng, nhiều mưu mô quỉ kế, thích những người có tâm nịnh hót. (Nghi chỉ cho những người có cái nhìn tà, không tin nhân quả).
2
Những hình thức báo ứng
Nghiệp có ba hình thức báo ứng chính, thứ nhất, báo ứng hiện tại, tức kiếp này làm điều thiện hoặc ác thì được báo ứng vui sướng hay buồn khổ; thứ hai, báo ứng tương lai, tức kiếp trước làm điều thiện, ác thì kiếp này chịu vui sướng hay buồn khổ, hoặc kiếp này làm điều thiện, ác thì kiếp saubáo ứng vui sướng hoặc buồn khổ; thứ ba, báo ứng tức thì, tức vừa tạo ra nghiệp thì cũng lập tứcnhận được quả báo.
Báo ứng hiện tại: kiếp này làm thì kiếp này chịu. Trong hình thức báo ứng này có cả báo ứng điều phúc đức và báo ứng điều tai họa. Kiểu báo ứng này có thể xuất hiện lúc còn trẻ, lúc trung niên hoặc khi về già mới báo ứng.
Về báo ứng điều phúc đức, nhiều khi chúng ta bắt gặp có người cả đời làm việc thiện nhưng toàn gặp chuyện kém may mắn. Điều này được giải thích là do kiếp trước anh ta làm nhiều điều xấu xanên kiếp này phải chịu hậu quả như vậy.
Những điều thiện ấy vẫn chưa đủ xóa đi những nghiệp xấu trước đây. Nếu người ấy hành thiện tích đức nhiều, đã có thể xóa bỏ được tội lỗi trước đây thì đến trung niên và về già được phúc lộc.
Có người lúc trẻ phúc phận rất tốt, đó là do kiếp trước người ấy hành thiện tích đức nhiều, hoặc kiếp trước tội lỗi không nhiều. Hoặc kiếp này người ấy hành thiện tích đức nhiều nên nhanh chóng xóa bỏ được tội lỗi trước kia và nhanh chóng nhận được phúc báo sớm hơn người khác. Báo ứngđiều tai họa cũng có giai đoạn trẻ, trung niên và về già.
Ví dụ, có người vốn dĩ kiếp trước đã có nhiều tội lỗi nhưng kiếp này không hành thiện tích đức mà tiếp tục làm việc xấu như trộm cắp, cướp giật, làm hại người khác, lừa đảo tiền bạc, đố kị, vong ânbội nghĩa…thì kết quả lúc trẻ sẽ gặp quả báo bị pháp luật trừng phạt hoặc bệnh tật, bị thương…
Có người do kiếp trước làm nhiều việc tốt, giống như gửi tiền trong ngân hàng vậy, đến nay chưa dùng hết. Nhưng do hiện tại làm nhiều việc xấu nên dần khấu trừ những việc tốt của kiếp trước, đến trung niên, khi đã khấu trừ hết mà vẫn tiếp tục làm điều ác nên gặp tai họa. Có người thời thanh niên, trung niên đều rất tốt nhưng đến khi về già nếu lại cô khổ, bệnh tật, không người chăm sóc thì cách lí giải cũng giống như trên.
Báo ứng tương lai: kiếp trước làm điều xấu nên báo ứng vào kiếp này hoặc kiếp này làm việc xấu nên báo ứng vào kiếp sau. Kiểu báo ứng nhân quả này cũng chia thành báo ứng phúc đức và báo ứng tai họa.
Có người kiếp trước hành thiện tích đức giống như gửi tiền ở ngân hàng đến kiếp này mới đem ra dùng vì vậy mà hưởng phúc. Nếu người ấy tuy đang được hưởng phúc nhưng vẫn tiếp tục hành thiện tích đức, giống như tiền trong ngân hàng càng nhiều lên, tiền lãi càng ngày càng nhiều thì kiếp sau sẽ vẫn được hưởng phúc, tức phúc báo.
Có người kiếp trước làm điều ác quá nhiều, giống như nợ tiền ngân hàng, kiếp này chưa trả hết nợ nên cuộc sống khổ sở. Nếu người đó không nhận thức được điều này, tiếp tục làm điều ác thì kiếp sau của sẽ tiếp tục chịu khổ nạn.
Báo ứng tức thì: việc báo ứng đến nhanh chóng, hôm qua làm điều ác hôm nay gặp ác báo, buổi trưa làm việc xấu, buổi chiều gặp ác báo hoặc một tiếng trước làm việc xấu, một tiếng sau gặp ác báo. Phúc báo cũng giống như trên, chỉ cần bạn làm việc thiện thì cũng sẽ được nhanh chóng báo đáp.
Báo ứng tức thì có hai trường hợp, trường hợp thứ nhất là người đó kiếp trước làm điều ác, kiếp này chưa trả hết nhưng người ấy tiếp tục làm điều vô nhân đạo, đi ngược lại lí lẽ của trời đất như giết người đốt nhà, trôm cắp cướp của, ám hại người khác, bán đồ giả, buôn thuốc giả, lừa đảo tiền bạc…nên bị pháp luật trừng trị, để tiếng xấu trong lịch sử, bị hành quyết…
Ngoài ra, những người vong ân bội nghĩa, không báo đáp ân đức người khác ban cho mà ngược lại tìm cách hãm hại cũng là những đối tượng của kiểu báo ứng này. Trường hợp thứ hai là, người đó cả đời sống cuộc sống vất vả cô đơn, phải nhặt rác kiếm sống.
Trong một lần đi nhặt rác, phát hiện có người bất tỉnh bên đường nên tận tâm cứu chữa, chăm sóc, đem số tiền tích cóp ít ỏi của mình để trả viện phí. Khi được cứu sống tỉnh dậy, để báo đáp ơn cứu mạng người đó nhận làm con nuôi suốt đời phụng dưỡng nên cuộc sống cuối đời được hạnh phúcno ấm.
Những điều vừa nêu trên chỉ ra cho chúng ta biết, sinh mệnh là do mình tự tạo ra, đồng thời cũng dạy cho chúng ta làm thế nào để làm một người có ích cho xã hội. Tức chỉ ra quy luật báo ứng tuần hoàn nhân quả và chỉ ra con người chỉ cần bỏ điều ác theo điều thiện, hành thiện tích đức thì hoàn toàn có thể thay đổi được vận mệnh.
Phật dạy rằng mỗi người trong chúng ta đều được chuyển từ các cõi khác đến, có người từ giới thần tiên chuyển đến, có người từ giới động vật, có người từ cõi người chuyển đến…Cho dù ở cõi nào chuyển đến đi chăng nữa thì đều không nhớ những chuyện trước đây, vì trước khi chuyển từ các cõi sang cõi người họ đều phải uống một bát canh để quên đi tất cả.
Do mỗi người trong chúng ta khi đến dương gian đều không nhớ những việc trong kiếp trước của mình nên mở đầu “kinh nhân quả ba đời” mới nói muốn biết “nhân” ở kiếp trước của một người thì chỉ cần nhìn vào những điều đang nhận được trong kiếp này. Nếu muốn biết “quả” của kiếp sau của một người thì chỉ cần nhìn vào những điều họ đang làm trong kiếp này.
Vậy nên, chúng ta có thể dùng những điều đang hưởng thụ của ngày hôm nay để kiểm nghiệm những việc làm của mình trong tiền kiếp. Tiền kiếp của bạn hành thiện tích đức thì kiếp này được hưởng phúc. Tiền kiếp của bạn làm việc xấu thì kiếp này phải chịu khổ nạn, ác báo.
Nếu mỗi người đều biết rằng phúc báo mà mình đang hưởng là do tiền kiếp hành thiện tích đức mà có thì sẽ tự nguyện rời xa điều ác, tự nguyện làm việc tốt và tâm hướng về với Phật.
Những câu chuyện nhân quả
“Tôn giả Mục-Kiền-Liên là vị có thần thông đứng đầu trong hàng Đệ tử của đức Phật, nên có khả năng thấy rõ sự báo ứng thiện ác của tất cả chúng sanh trong sáu đường không lẫn lộn. Bấy giờ, ở bờ sông Hằng có một con Quỷ hỏi Tôn giả rằng: Tôi mỗi lần cử động thân thể thì lửa bốc cháy toàn thân, khổ sở vô cùng không thể chịu nổi, là do tội gì gây nên?
Tôn giả đáp: Khi còn làm người, ngươi vui thích giết hại chúng sanh để ăn nhậu nên hiện tại phải chịu khổ sở ấy, nhưng quả báo chính thức thì sẽ chịu ở Địa Ngục.
Một con Quỷ khác thường bị đau đớn do nhức đầu và năm căn lở loét, hỏi Tôn giả do tội gì gây nên?
Tôn giả đáp: Khi còn làm người, ngươi đã tà dâm ở trong khuôn viên thanh tịnh của Tháp, Miếu; nên hiện tại chịu quả báo ấy.
Một con Quỷ khác thường ở những chỗ bất tịnh để ăn uống các đồ dơ bẩn, thân thể bị bám đầy chất ô-uế, hỏi Tôn giả do nguyên nhân gì?
Tôn giả đáp: Đời trước, ngươi là một Bà-la-môn không tin Phật pháp, thường lấy thực phẩm dơ bẩnbố thí cho các Sa-môn trì Giới thanh tịnh; vì nguyên nhân đó, nên bây giờ phải chịu khổ báo ô-uế như vậy.”
Có một cậu bé nhà nghèo tên là Howard Kelly. Quá nghèo nên hàng ngày cậu thường phải đến gõ cửa từng nhà để bán báo trên đường đi tới trường học của mình.
Một hôm cơn đói nổi lên thình lình, cậu thò tay vào túi thì thấy chỉ có một đồng duy nhất cuối cùng. Đồng tiền này cậu định dành lại để mua thức ăn cho mấy đứa em ở nhà. Sau vài giây phút lưỡng lự cậu quyết định đi tới ngôi nhà ở phía trước để xin chút đồ ăn. Nhưng người mở cửa cho cậu lại là một cô bé. Cậu tỏ ra bối rối và ngại ngần, nên cậu chỉ dám mở miệng xin một cốc nước để uống mà thôi.
Cô bé trông thấy cậu có vẻ nghèo nàn và đang mệt lả đi vì đói nên thay vì mang nước cô lại đem cho cậu một cốc sữa lớn. Cậu từ từ uống một cách ngon lành rồi mới rụt rè khẽ hỏi cô gái: “Tôi nợ cô bao nhiêu?” Cô gái trả lời: “Bạn không nợ nần gì tôi cả. Mẹ tôi đã dạy là không bao giờ làm điều tốt mà còn chờ được trả công.” Cậu cảm động nói: “Tôi thành thực biết ơn cô.”
Sau khi rời khỏi ngôi nhà cô bé tốt bụng đó, cậu Howard Kelly không chỉ cảm thấy cơ thể khỏe khoắn trở lại mà cậu còn có lòng tin tưởng hơn vào từ tâm của con người. Điều này giúp ý chí cậu mạnh mẽ thêm lên và không chịu khuất phục số phận hẩm hiu của mình.
Nhiều năm sau đó, cô gái trẻ nói trên mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo. Các bác sỹ tại địa phương đã cố gắng nhưng đành bó tay, không thể làm thuyên giảm bệnh. Cuối cùng họ quyết địnhchuyển cô lên bệnh viện thành phố.
Trong số các bác sỹ được mời tới hội chẩn có một người tên là Howard Kelly. Khi nghe tới cái tên nơi quê quán của cô gái, một tia sáng chợt lóe lên trong ký ức của Kelly. Kelly vội đứng dậy, chạy xuống phòng cô gái. Bước tới gần giường bệnh ngay lập tức Kelly đã nhận ra đó chính là cô gái cho mình sữa ngày xa xưa.
Kelly đã làm hết sức mình với một sự quan tâm đặc biệt để chữa bệnh cho cô gái. Sau một thời gian chống chọi bệnh tình cô thuyên giảm và cuối cùng là khỏi bệnh hoàn toàn. Trước ngày cô gái xuất viện, bác sỹ Kelly đã yêu cầu nhân viên quầy thu ngân chuyển hóa đơn tới bàn giấy của mình. Kelly viết ít chữ lên trên hóa đơn trước khi nó được gởi tới phòng bệnh để trao cho cô gái.
Khi mở ra đọc cô gái thầm nghĩ rằng có lẽ cô sẽ phải ra sức làm việc cả đời mới trả hết món tiền này. Nhưng cô thật sự ngạc nhiên khi đọc thấy trên phần đầu hóa đơn đã ghi sẵn dòng chữ: “Hóa đơn đã được thanh toán bằng một ly sữa”. Và người ký tên là: “Bác Sỹ Howard Kelly.”
3
“Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hìnhhoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có.
Số mệnh do chính mình nắm giữ
Phật dạy: “Muốn biết quá khứ hay tương lai của một người chỉ cần nhìn những điều người đó đang nhận hoặc đang làm ở hiện tại là có thể biết được”. Qua quy luật nhân quả, Phật dạy ta biết rằng, vận mệnh là do tự bản thân mỗi người nắm giữ, quyết định chứ không phải do thế lực nào tạo nên. Mình tự gieo nhân thì tự gặt lấy quả, tùy theo thiện ác nhiều ít nên có khác nhau.
Quan điểm này hoàn toàn khác với bói toán hay tướng số, tức “thuyết định mệnh” hoặc “thuyết túc mệnh” cho rằng vận mệnh là do trời định không thể thay đổi. Từ quan niệm nhân quả của Phật chúng ta có thể thấy, những việc hiện tại chúng ta đang nhận là do “nhân” đã trồng trước đây tạo ra. Nhân muốn hình thành nên quả thì ở giữa phải có duyên tức điều kiện.
“Nhân” đã tạo ra trong quá khứ thì không thể thay đổi được. Cái có thể thay đổi chính là “duyên”, điều kiện để tạo ra kết quả. Nói cách khác, kiếp trước ít nhiều đều làm điều xấu nhưng kiếp này từ bỏ điều xấu làm việc thiện thì ác duyên sẽ đứt. Nhà Phật khuyên người ta cách thay đổi vận mệnhmột cách tích cực và sẽ nhận được phước báo.
Quả báo chia làm hai kiểu, thứ nhất là báo ứng chính và báo ứng phụ thuộc. Một người có tượng mạo đẹp xấu, thọ trường hay đoản mệnh, vận mệnh giàu hay nghèo là thuộc báo ứng chính. Môi trường xã hội tốt hay xấu, hoàn cảnh gia đình tốt hay xấu, con cái người thân tốt hay xấu là báo ứng phụ thuộc.
Về căn bản, Phật pháp nói cho ta biết lí do hình thành nên tướng và mệnh, tức công nhận có tướng và mệnh nhưng không khuyến khích người ta xem tướng, xem bói. Bởi tướng và mệnh ấy ở mỗi con người dù có xem có đoán thì cũng đã như vậy, không xem không đoán thì nó cũng đã như vậy. Chỉ có thay đổi từ gốc rễ, thay đổi nhân duyên thì mới chuyển biến, thay đổi được kết quả.
Việc chuyển biến này lại phải xuất phát từ tâm địa của mỗi người, “tâm địa” là mảnh đất tâm hồn, trong đó gieo những hạt thiện ác, sinh trưởng mầm thiện ác, cuối cùng kết thành quả thiện ác.
Phật dạy rằng tất cả đều do tâm mà sinh tạo ra, nên muốn thay đổi mình thì trước hết phải chú ý đến tâm niệm của bản thân. Vì vậy, tâm có thể tạo ra nghiệp cũng có thể chuyển nghiệp, phúc báohọa báo đều do con người tự tạo ra, đức năng thắng số, tướng tùy tâm chuyển là ý như vậy.
Nếu tâm tốt mệnh cũng tốt thì phú quý đến già, những người này được cho là thiện căn và phúc đức trước đây đều tương đối dày, nay thiện duyên lại gặp nên hưởng thụ đại phú đại quý. Nhưng họ lại tin vào nhân quả nên coi trọng đạo đức, liêm khiết công bằng, thích bố thí cứu bần, tích cựcgieo thiện nhân nên không chỉ phú quý đến già mà con cháu cũng thành đạt, xum vầy êm ấm.
Nếu mệnh tốt mà tâm không tốt thì phúc biến thành tai họa, những người này trước đây có thiện căn phúc đức nay được hưởng phú quý vinh hoa. Nhưng khi được hưởng điều phú quý ấy thì lại tham lam ngũ dục, lợi dụng quyền lực, hại người lợi mình tạo ra nhiều ác nghiệp nên phú quý càng lớn thì ác nghiệp cũng càng nặng.
Nếu phúc ấy báo ứng đã hết luân chuyển đến ác báo thì không chỉ thân bại danh liệt mà gia đạocũng gặp nhiều biến cố, không được êm ấm hòa thuận. Tâm có thể chuyển nghiệp nên mệnh có tốt đến mấy nhưng tâm không tốt thì phúc báo mĩ mãn sẽ chuyển thành tai ương bi thảm.
Nếu tâm tốt mà mệnh không tốt thì họa chuyển thành phúc, những người này trước đây tạo nghiệp ác nay nghiệp ác ấy đã gặp duyên nên bị ác báo. Nhưng do có tâm tốt, làm nhiều điều tốt nên được hạnh phúc vui sướng.
Nếu tâm và mệnh đều không tốt thì tai ương và nghèo đói: những người này trước đây làm nhiều điều xấu, gặp nhiều tai ương nhưng nay không biết hồi tâm chuyển ý phạm nhiều sai lầm nên nghèo khó suốt đời, tai ương không ngớt.
Tâm có thể chuyển được mệnh thì điều quan trọng nhất là phải tích nhân đức, mệnh được tạo ra từ tâm nên những việc tốt xấu đều do con người tự tạo ra, tin vào mệnh mà không tu tâm thì hiểm nguy cũng cận kề. Phật dạy cho người ta sống tốt hơn, cũng dăn dạy để con người tự hoàn thiệnbản thân, làm người có ích cho xã hội, biết quan tâm chia sẻ để xã hội ngày một tốt hơn.
Cúng bái không cải được mệnh
Trước hết, để hiểu rõ hơn về cách cải thiện vận mệnh của Phật giáo, chúng ta cần làm rõ một số thuyết khác như thuyết tử vi, tướng mệnh. Trong những thuyết này thường có câu “nhất triều lạc địa mệnh an bài”, tức khi một đứa trẻ rời khỏi cơ thể mẹ, cất tiếng khóc đầu đời tức là vận mệnh của nó đã được định đoạt sẵn. Nó giống như cuốn sổ được viết từ trước, trong đó có may mắn có bất hạnh, có phú quý nghèo hèn, có sướng vui buồn khổ đều do cuốn sổ vận mệnh đó chi phối thống trị.
Trong tướng mệnh học, người ta căn cứ vào thời khắc sinh ra đứa trẻ, được gọi là “sinh thần bát tự” (tám chữ can chi ghi ngày, giờ, tháng, năm đứa trẻ ấy được sinh ra, từ đó có thể tính ra được số mệnh của người đó) để đưa ra một loạt các dự báo về tính cách và biến cố cuộc đời đứa trẻ sau này.
Thuyết này cũng cho rằng, phẩm cách khí chất và hành vi cử chỉ lời nói của một người quyết địnhvận mệnh của người đó. Những phẩm chất tính cách trên phụ thuộc vào thời khắc sinh, có được giờ sinh tốt thì vận mệnh tốt.
Tuy nhiên, tướng mệnh học không thể lý giải được tại sao đứa trẻ ấy khi sinh ra lại đúng vào thời điểm ấy, gia đình và môi trường sống ấy mà không phải là thời điểm khác, không gian khác. Tướng mệnh học cổ đại quy kết “sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên”, tức sống chết là do mệnh, giàu sangđều do trời định, tức một thế lực siêu nhiên huyền bí, thần linh cai quản.
Vì vậy, trong cuộc sống thường ngày chúng ta vẫn nghe thấy những câu phàn nàn than vãn của những người người kém may mắn: “Tại sao người khác lại may mắn hơn mình, được sinh vào gia đình giàu có, sự nghiệp thành công, còn mình thì gặp nhiều cản trở như vậy?”; “Tại sao người khác được bên nhau đầu bạc răng long còn mình lại bị người khác bỏ rơi”; “Tại sao người ta khỏe mạnh cường tráng còn mình lại bệnh tật đeo bám”…
Người tiêu cực sẽ chấp nhận những điều đã an bài như đã nói trên. Nhưng cũng không ít người suy nghĩ tích cực muốn thay đổi vận mệnh. Từ đó mới sinh ra cúng bái, đặt tên, sửa nhân tướng...theo lí lẽ của các thuyết trên.
Tuy vậy, xét về bản chất, sửa phong thủy, đặt tên, sửa nhân tướng…đều là những tác động hữu hình từ bên ngoài. Tức là dùng cái hữu hình, cái có thể thay đổi hòng cải biến vận mệnh là cái vô hình, cái đã định sẵn thì hiệu quả tuy có thể tạo được ít nhiều ảnh hưởng, có hiệu quả ngay nhưng không lâu bền. Nói cách khác, trong đông y thì đó là chữa bệnh từ ngọn mà không triệt được cái gốc. Thấy cái ung nhọt mọc ra ở đâu thì đắp thuốc ở đó mà không hiểu vì sao lại có cái ung nhọt ấy.