Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tết Trung Thu

16 Tháng Mười 201000:00(Xem: 5789)
Tết Trung Thu

Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền, thiện tiện phế lậpcuối cùng cướp được ngôi vua, đặt quốc hiệu là Tân.
 Bấy giờ có người tông thất về chi xa của nhà Hán là Lưu Tú nổi lên chống lại Vương Mãng, chiếm được thành trì. Nhưng thế lực Mãng còn thời mạnh mẽ, nên Lưu Tú bị bao vây, phải chờ binh cứu viện.
Trong thời gian chờ đợi, trong thành đã hết lương thực. Quân sĩ phải đào củ chuối mà ăn. Rốt cuộc củ chuối, củ vỏ cũng không còn nữa. Và, binh cứu viện cũng chưa thấy đến. Lưu Tú lấy làm lo lắng, mới đặt bàn hương án cầu trời: "Nếu có thể khôi phục được Hán triều, dòng Hán chưa tuyệt thì xin Thượng Đế ban phép mầu cho mọc vật chi để cầm cự đỡ lòng mà chờ viện binh đến".
Lời của Lưu Tú động đến thiên đình.
Sáng hôm sau, giữa lúc quân lịnh đào đất để tìm vật ăn thì bỗng đào được một thứ khoai. Họ mừng rỡ, đem về nấu ăn. Đó là một thứ khoai môn, vị rất bùi, ăn rất ngon. Nhưng quân lính ăn nhiều quá mang chứng sình bụng, không tiêu được. Lưu Tú đâm hốt hoảng, lại đặt bàn hương án cầu trời.
Ba hôm sau, quân lính trong thành đi tìm thức ăn bỗng bắt gặp một thứ cây bưởi có trái. Họ hái trái ấy ăn thấy ngon nên ăn nhiều quá; và cũng nhờ đó mà đi tiêu được, không còn mắc phải chứng bịnh sình bụng nữa. Cầm cự một thời gian như thế, viện binh đến, dùng cách ngoại công nội ứng nên giải được vây.
Ngày mà Lưu Tú cầu trời nhằm ngày rằm tháng 8.
Truyền thuyết như thế.
Sau Vương Mãng bị giết. Hai năm sau, Lưu Tú bình định được toàn quốc, lên ngôi vua tức là Quang Võ Đế nhà Hậu Hán. Nhân Quang Võ đóng đô ở Lạc Dương thuộc về miền đông nước Tàu nên gọi là Đông Hán.
Vì muốn kỷ niệm lại những vật nuôi sống trong thời kỳ bị vây là khoai môn và bưởi, nên đến ngày rằm tháng 8, nhà vua làm lễ tạ trời đất, lại thưởng trăng bằng hai vật là bưởi và khoai môn. Rồi được truyền khắp dân gian.
Hai vật này là hai vật chính mà người Tàu dùng để cúng trăng. Sau lần lần, người ta mới bày thêm bánh in, có đề chữ "Trung thu nguyệt bỉnh", tổ chức thành một ngày lễ long trọng gọi là Tết Trung Thu.
Vì ngày rằm 8 tháng 8 đúng vào giữa mùa Thu, theo luật âm dương tuần hoàn, trong một năm được phân định bốn kỳ: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân và Đông chí. Rằm tháng 8 vào thời kỳ Thu phân (giữa mùa thu) lại giữa tháng 8 nên gọi là tiết Trung Thu.
Tiết Trung Thu đọc trại là Tết Trung Thu.
Khi nói đến Tết Trung Thu là nói đến trăng tròn, trăng sáng, trăng đẹp. Thế nên người Tàu còn kêu tết Trung Thu là "Lễ trông trăng".
Lễ này có mục đích là trông mặt trăng để đoán định vận mạng quốc gia, tiên liệu mùa màng... và trông trăng để gợi nguồn cảm hứng cho thi tứ của tao nhân mặc khách.
Theo cổ học Đông phương thì trăng thuộc về Thủy trong 5 ngũ hành (Kim, Một, Thủy, Hỏa, Thổ) mà Thủy (nước) là một yếu tố quyết định nghề nông... Cho nên, vào đêm rằm Trung Thu, nhân dân kéo ra sân mà quan sát mặt trăng. Nếu trăng vàng thì năm tới sẽ trúng mùa tằm tợ Nếu trăng có màu xanh, màu lục thì thiên hạ sẽ lâm cảnh thất mùa cơ hàn do thiên tai: hạn hán, lụt lội. Nếu trăng trong sáng màu cam la, biểu lộ một cảnh thạnh trị thái bình...
Ấy là ngắm trăng thu để tiên tri thời cuộc, mùa màng, còn tao nhân mặc khách ngắm trăng thu để gợi nguồn cảm hứng. Những nhà thơ VN cũng như những nhà thơ Trung Hoa có rất nhiều thơ về trăng thu và về mùa thụ Nhưng mỗi người có một tính cáh; cũng như thơ có nhiều sắc thái do tình cảm buồn sầu vì thu hay vui vẻ vì thu chẳng hạn.
Đỗ Phủ, một thi hào danh tiếng thời thịnh Đường (715-766), nhân lênh đênh phiêu bạt đất khách có 2 năm trời, lòng hoài vọng cố hương nên gởi lòng trong một bài "Thu hứng" rất lâm ly, áo não:

Ngọc lộ điêu thương phong thụy lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai; tha nhật lệ,
Cô chu nhất lệ: cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
Dưới đây là hai bản dịch: một của cụ Nguyễn Công Trứ và một của ông Ngô Tất Tố:
Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn lau hiu hắt khí thu mờ.
Ngút trời sóng dậy lòng sông thẳm,
Rợp đất mây ùn mặt ải xa.
Khóm trúc tuôn hai hàng lệ cũ
Con thuyền buộc một mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,
Thành quạnh dồn chân buổi ác tà.

(Nguyễn Công Trứ)
Vàng úa rừng phong, hạt móc bay,
Non Vu hiu hắt phủ hơi may.
Dòng sông cồn cộn, trời tung sóng,
Ngọn ải mờ mờ, đấy rợp mây,
Lệ tủi: sợ coi chòm cúc nở,
Lòng quê: mong buộc chiếc thuyền đầy.
Giục ai kéo thước lo đồ lạnh,
Đập vải trời hôm rộn tiếng chày.

(Ngô Tất Tố)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5610)
Có lần, bố đi chợ phiên hỏi hai con vợ kế muốn xin quà gì. Một cô xin quần áo đẹp, một cô xin ngọc.
(Xem: 5700)
Xưa có một bác nông dân nghèo. Buổi tối, bác thường ngồi bên bếp lửa, nói với bác gái đang xe chỉ...
(Xem: 5765)
Ngày xưa có một cô bé thùy mị, ai thấy cũng yêu. Yêu nhất vẫn là bà, có gì bà cũng đem cho cháu.
(Xem: 5904)
Một bác thợ xay có ba con trai, một nhà xay lúa, một con lừa và một con mèo. Các con trai xay bột...
(Xem: 5564)
Ngày xưa có một bà già nua, sống cùng đàn ngỗng tại một nơi hẻo lánh giữa núi rừng. Bà ở trong một căn nhà nhỏ. Chung quanh có một khu rừng lớn.
(Xem: 6196)
Ngày xưa có một cô ả nấu bếp tên là Grêten. Ả thường đi giày gót đỏ khi dạo chơi. Ả ngó đông ngó tây...
(Xem: 5951)
Ngày xưa xảy ra một cuộc chiến tranh lớn. Nhà vua có rất nhiều lính, trả lương cho họ quá ít, không đủ để sống.
(Xem: 5437)
Hanh tính lười biếng. Chú chẳng phải làm gì khác ngoài việc hàng ngày chăn một con dê ở ngoài cánh đồng.
(Xem: 5850)
Ngày xưa có hai vợ chồng một bác tiều phu nghèo khó, sống ở ven một khu rừng lớn. Gia đình có hai con.
(Xem: 5508)
Ngày xưa, có một bà già sống một mình trong một tòa lâu đài cổ giữa một khu rừng bao la, rậm rạp. Đó là một mụ phù thủy cừ khôi.
(Xem: 5963)
Ngày xưa có hai anh em đều đi lính. Anh thì giàu, em thì nghèo. Người em không muốn sống nghèo khổ mãi, bỏ lính về làm nông dân.
(Xem: 7998)
Ngày xưa có một bà hoàng hậu tuổi đã cao. Đức vua chết đã Lâu. Bà có một cô con gái rất xinh đẹp.
(Xem: 7269)
Âu Dã Tử là một kiếm sư đại tài thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ông ta đúc ra những thanh gươm rất tốt, chém sắt như chém bùn. Vua nước Việt là Doãn Thường bèn triệu tới...
(Xem: 6455)
Ninh Thích, người nước Vệ đời Xuân Thu. Người có tài kinh bang tế thế. Lúc còn hàn vi, chưa gặp thời, mình mặc áo cộc, đầu đội nón rách, đi chân không...
(Xem: 14498)
Nguyên Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bịnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn...
(Xem: 6990)
Thắng trận, Sở Trang vương đời Xuân Thu truyền bày tiệc liên hoan, gọi là "Thái bình yến". Phàm các quan văn võ bất cứ cấp nào đều được tham dự.
(Xem: 12852)
Tây Thi là một giai nhân tuyệt sắc ở nước Việt đời Chiến Quốc, có tiếng là "Lạc nhạn" trong "tứ đại mỹ nhân" ở cổ Trung Hoa.
(Xem: 12041)
Ngũ Kinh (năm quyển sách) cũng như Tứ Thư là những sách làm nền tảng của Nho giáo. Nguyên trước có sáu kinh nhưng vì sự đốt sách của Tần Thủy Hoàng...
(Xem: 8783)
Tứ ThưNgũ Kinh là những bộ sách làm nền tảng cho Nho giáo. Sách này vừa là kinh điển của các môn đồ đạo Nho, vừa là những tác phẩm văn chương tối cổ của nước Tàu.
(Xem: 14365)
Giả Đảo là một nhà sư giỏi thơ đời Đường. Một hôm trăng sáng, sư cưỡi lừa thong thả trên con độc đạo, định đến thăm nhà một người bạn.
(Xem: 8530)
Lễ tang là lễ đặt ra để tỏ lòng thương trọng và kính thờ người chết. Theo Khổng Tử thì trị thiên hạ "trọng nhứt là ba việc: ăn, tang và tế" (Sở trọng giả, thực tang tế).
(Xem: 6790)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
(Xem: 10509)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
(Xem: 5957)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
(Xem: 10019)
Đuốc hoa do chữ "hoa chúc" là đèn cầy, nến đốt trong phòng của vợ chồng đêm tân hôn. Tiếng "chúc" thời cổ là "đuốc" tức bó đóm to. Ngày nay gọi là "Hỏa bả".
(Xem: 7129)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ảibiên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
(Xem: 6921)
Hàn Tín người đất Hoài Âm nước Sở đời Tây Hán, thuở hàn vi thường câu cá ở sông Hoài. Có khi cả ngày tìm không được một bữa cơm. Phiếu mẫu thương thình thường cho cơm ăn.
(Xem: 6079)
Tướng nước Yên là nhạc Nghị đem quân đánh nước Tề. Trong vòng 6 tháng mà hạ được 70 thành của Tề. Chỉ còn hai thành thôi là Cử Châu và Tức Mặc đương hấp hối trước lực lượng của Yên.
(Xem: 6156)
Việt Nam, những nghi lễ về cưới gả vốn của Trung Hoa truyền sang từ thời Bắc thuộc (111 trước D.L.) do hai quan thái thú Tích Quang và Nhâm Diên.
(Xem: 6096)
Nước Nam vào thời kỳ Nam Bắc phân tranh (1528-1788). Từ Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê đến nhà Lê trung hưng, nước Nam lại chia làm hai miền: Bắc thuộc họ Trịnh, Nam thuộc họ Nguyễn.
(Xem: 8318)
Bình Nguyên Quân tên Thắng, người nước Triệu đời Chiến Quốc. Được vua Huệ vương cử làm Tướng quốc phong cho đất Bình Nguyên nên gọi là Bình Nguyên Quân.
(Xem: 8790)
Hậu Nghệ có công bắn 9 mặt trời cứu bá tính khỏi chết trong biển lửa nên được nhân dân kính mến, suy tôn làm hoàng đế. Lên làm vua, Nghệ lại cướp giựt của cải của nhân dân.
(Xem: 8196)
Hán đánh triệu. Tướng Hán là Hàn Tín bảo các tướng sĩ của mình: - Hôm nay phá Triệu ắt thành công. Vậy ba quân chỉ ăn cơm sơ qua đỡ lòng...
(Xem: 5824)
Tề là nước tiếp giáp của Lỗ. Trước sự cường thịnh của Lỗ, Tề hầu là Tề Cảnh Công lo sợ bị Lỗ thôn tính. Quan đại phu nước Tề là Lê Di hiến kế...
(Xem: 5775)
Sô Kỵ là một người hiền lại có tài chính trị đời Chiến Quốc, làm Tướng quốc nước Tề dưới triều Tề Uy Vương. Ông hết lòng lo chính sự, thường lưu ý dò xét trong bọn các quan ấp để xem ai hiền, ai không hiền.
(Xem: 5835)
Nguyên nhà Đường từ đời vua Đại Tông (763-765) đến Hy Tông (874-888) thì quốc thế càng suy vi. Phiên trấn hoành bạo ở ngoài, hoạn quan chuyên chính bên trong.
(Xem: 5873)
Đời Xuân Thu, Sái Hầu và Tức Hầu cùng lấy gái nước Trần làm phu nhân. Tức phu nhân là nàng Tức Vĩ nhan sắc tuyệt vời. Nhân khi về thăm cố quốc, ngang qua nước Sái, Sái Hầu mời vào cung thết đãi.
(Xem: 5490)
Trong kho tàng dân ca Việt Nam, trống quân là một loại hát rất bình dânphổ biến tại miền Bắc; và đặc biệt hát trong các dịp hội hè mùa thu...
(Xem: 5964)
Điêu Thuyền là một giai nhân tuyệt sắc đời mạt Hán. Cũng như Tây Thi, Chiêu Quân, Dương Ngọc Hoàn, Điêu Thuyền có tiếng là "bế nguyệt" trong "tứ đại mỹ nhân" ở cổ Trung Hoa.
(Xem: 5290)
Đất Bắc Ninh xưa gọi là đạo Bắc Giang, rồi đổi ra trấn Kinh Bắc, một miền phong phú về mặt dân ca, cũng là một vùng nổi tiếng về phong quang cẩm tú, về điền địa phì nhiêu...
(Xem: 6440)
Đời Tam Quốc, em trai của Ngô chúa Tôn Quyền là Tôn Dực làm Thái thú quận Đan Dương. Dực vốn tính cương cường, nóng nảy lại hay rượu.
(Xem: 6394)
Hội đồng Trạch có cả chục ngàn mẫu ruộng. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu bấy giờ có 13 lô ruộng thì hết 11 lô là của ông Trạch.
(Xem: 6214)
Điển tích "Ba đào"- sóng lớn - trong sách Dị Văn lục: Triều Huệ Đế đời nhà Minh, tại huyện Tề Hàng, tỉnh Sơn Nam, có hai vợ chồng Trần Hoá Chiêu, Lương Tiểu Nga.
(Xem: 7702)
"Tung hoành gia" là một học phái trong Cửu Lưu, tức là chín học phái lớn nhứt hay là chín dòng tư tưởng đời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Hoa...
(Xem: 9403)
Đời Tam Quốc, nhà Thục đến hồi suy mạt. Thục chúa là Lưu Thiện, con của Lưu Bị, sau khi Khổng Minh chết, nghe lời gian thần là Hoàng Hạo đắm mê tửu sắc, không nối được chí lớn của cha...
(Xem: 8734)
Chu Công tên Đán, người đời nhà Chu (1135-221 trước D.L.), có tài trị nước. "Thổ bộ" do nguyên câu: "Nhất phạn tam thổ bộ" nghĩa là "Một bữa ăn phải nhả cơm ba lần".
(Xem: 6842)
Tư Mã Thiên tự Tử Thường (145-87 trước D.L.), người huyện Long Môn (nay thuộc huyện Hán Thành, tỉnh Thiểm Tây) đời Hán Vũ đế. Cha của ông là Tư Mã Đàm, một nhà văn học danh tiếng làm chức thái sử tại triều.
(Xem: 5579)
"Mây Tần" nghĩa bóng chỉ nhớ nhà, nhớ quê hương, cha mẹ. Còn những tiếng "Mây trắng", "Mây Hàng", "Mây bạc", "Mây vàng" cũng để nói ý nhớ gia đình, nhớ cha mẹ, quê hương.
(Xem: 6484)
"Tiền Xích Bích phú " là một áng văn chương kiệt tác của Tô Đông Pha (1036-1101), một văn hào đời nhà Tống (950-1275). Đông Pha tên là Thức, tự Tử Chiêm...
(Xem: 8558)
Nước Việt, năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lên làm vua. Vua Lê Chiêu Tông bị họ Mạc bắt nhốt định giết chết.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant