Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cô bé đi giày đỏ

11 Tháng Năm 201100:00(Xem: 10684)
Cô bé đi giày đỏ

Xưa có một cô bé, người cô bé tí teo, bé và xinh như một con búp bê. Nhà cô nghèo, không sắm nổi cho cô đôi giày. Mùa hè, cô phải đi chân đất; mùa đông cô được một đôi guốc mộc nặng kệch, làm chân cô thường sưng tấy lên.
Một bà cụ đóng giày tốt bụng ở trong làng làm cho cô một đôi giày nhỏ bằng những mảnh vụn màu đỏ. Đôi giày trông có vẻ thô thiển, nhưng bà cụ già ngồi may nó với lòng chân tình thương yêu đối với cô bé.
Bé Karen - tên của cô - mang đôi giày lần đầu tiên vào đúng ngày mẹ cô qua đời. Cô chẳng còn ai thân thích trên cõi đời. Ngày đưa đám mẹ ra nghĩa trang, chỉ có mình cô đi lẽo đẽo theo sau quan tài. Đáng lẽ người ta không mang y phục hay giày vớ màu mè trong dịp lễ tang buồn bã, nhưng cô chỉ có đôi giày độc nhất này, cô mang chúng mà chẳng có vớ kèm theo.
Chợt có một bà quý tộc già đi qua trên chiếc xe ngựa sang trọng; bà trông thấy em và động lòng thương hại một đứa trẻ mồ côi. Bà xin với vị tu sĩ: "Hãy cho tôi đứa bé này, tôi đêm về nuôi nấng đùm bọc nó trong tình yêu thương."
Karen nghĩ có lẽ bà chú ý đến đôi giày đỏ của mình, nhưng bà quý phái giải thích cho em hay là đôi giày xấu xí đáng đem đốt đi thôi. Em được bà đưa về, may sắm quần áo đẹp và được cho học hành, biết đọc, biết viết, và biết may vá. Bé lớn dần, trở nên xinh đẹp, ai cũng khen em. Em thường soi gương và được gương bỏa: "Em còn đẹp hơn lời tán dương của họ nhiều. Em là một cô gái đáng yêu."
Lúc đó, bà hoàng hậu cùng cô công chúa cưng đang ngự giá đi thăm dân tình. Họ đi qua thành phố nơi Karen ở. Dân chúng trong thành chen chúc nhau để được chiêm ngưỡng hoàng hậu và công chúa. Cô công chúa nhỏ đứng ở lan can tòa lâu đài để cho dân chúng được thất mặt. Cô ăn mặc giản dị. Không mang vương miện, nữ trang, mà chỉ có một bộ váy lụa màu trắng tinh và đôi giày đỏ kiểu ma-rốc-cô.
Đôi giày của công chúa hoàn toàn khác xa đôi mà bà cụ thợ giày may cho Karen. Đó là một tuyệt tác của người thợ nghệ sĩ có một không hai trên thế gian.
Karen trưởng thành, nàng được may sắm nhiều áo quần mới sang trọng và được một đôi giày mới trong ngày lễ báp têm của mình tại nhà thờ. Bà mẹ nuôi cho mời người thợ giày nổi tiếng đến lâu đài đo chân nàng. Ông đem theo những chiếc hộp thủy tinh chứa những mẩu giày đẹp và bóng lộn. Bà quý tộc chẳng chọn được mẫu nào. Trong những đôi giày mẫu đó, có một đôi màu đỏ trông giống đôi giày của nàng công chúa. Đôi giày xinh xắn làm sao. Ông thợ giải thích: "Đôi giày này làm cho công nương, con của vị bá tước, nhưng cô ta không mang vừa chân." Bà quý tộc thích thú hỏi: "Chắc nó làm bằng da dê? Trông nó bóng quá!" "Vâng, nó bóng thật!" Karen nói và ướm thử đôi giày. Ồ, thật là vừa khít làm sao! Bà quý tộc mắt đã mờ không nhìn thấy màu đỏ của đôi giầy nên bằng lòng mua cho cô. Nếu không, chẳng đời nào bà chịu để cho nàng mang đôi giày đỏ đi chịu lễ báp têm. Thế là Karen hớn hở diện áo quần và mang đôi giày đỏ đến nhà thờ.
Khi Karen bước vào thánh đường, mọi người trố mắt nhìn vào đôi giày của nàng. Ngay cả những bức tượng thánh, những nhân vật trong các bức tranh dọc theo hai bên tường cũng chằm chằm vào đôi giày đỏ.
Karen kiêu hãnh, chẳng để tâm đến thánh lễ ngay cả khi vị Giám Mục để tay lên đầu nàng đọc kinh chúc phúcban hành lễ báp têm cho nàng, nhắc nàng những bổn phận thiên liêng đối với Thiên Chúa. Nhạc thánh du dương vang lên, dàn đồng ca thiếu nhi ngân lên những bài hát ca ngợi Chúa. Nhưng trong lòng Karen, nàng chỉ nghĩ đến đôi giày đỏ mới của mình.
Buổi chiều, bà mẹ nuôi của nàng nghe được tin đồn về những gì xảy ra ở nhà thờ, ai cũng chỉ trích Karen đã đến nơi tôn nghiêm trong đôi giày loè loẹt không thích hợp chút nào. Bà ra lệnh cho nàng, mỗi khi đi lễ phải mang giày màu đen. Ngày chủ nhật kế đó, là ngày nàng phải chịu phép thánh thể đầu tiên, nàng nhìn đôi giày đen cũ mà ngao ngán vì nó quá xấu so với đôi giày mới. Thế là nàng xỏ chân vào đôi giày đỏ bất tuân lời dạy bảo của bà mẹ nuôi.
Hôm đó là một ngày đẹp trời. Bà quý tộc dẫn Karen đi lễ, qua những cánh đồng ngô vừa trổ bông, đường đầy bụi. Trước nhà thờ, ngay cửa lớn ra vào có một ông lão thương binh đứng chống nạng. Ông có bộ râu dài và rậm màu hung hung đỏ, ông cúi rạp mình xuống đất khi bà quý tộc và Karen bước qua và xin được đánh bóng đôi giày cho họ. Đến lượt Karen, nàng chìa đôi chân ra. "Ô! Một đôi giày khiêu vũ tuyệt đẹp." Ông lão khen "Em sẽ quay thật nhanh khi nhảy múa nhé." Ông vừa nói, vừa gõ nạng xuống nền đất. Bà cụ trả công cho ông một đồng bạc rồi dẫn Karen bước vào thánh đường. Toàn thể con chiên và cả những bức tượng thánh đều chăm chú nhìn vào đôi giày đỏ của Karen. Khi nàng quỳ gối trước bàn thờ nhận mình thánh Chúa, lòng nàng chỉ miên man suy nghĩ về đôi giày. Nàng thấy như chúng bay lượn chập chờn trước mắt nàng đến nỗi nàng quên hẳn đi cả chuyện hát thánh ca, và dĩ nhiên quên cả đọc kinh tạ ơn.
Lễ tan, mọi người lục đục ra về. Bà quý tộc bước vào cỗ xe ngựa đã chờ sẵn; Karen sửa soạn bước lên theo. Chợt nghe ông lão thương binh ngồi gần đó thốt lên: "Coi kìa! đôi giày khiêu vũ đẹp làm sao!" Karen không cưỡng được, chân nàng bỗng muốn nhảy nhót và nàng nhảy thật. Ban đầu còn từ từ, sau đó như có ma lực thúc đẩy nàng càng nhảy nhanh hơn. Nàng nhảy lượn vòng quanh giáo đường, như có bàn tay vô hình nào thúc đẩy trên đôi chân. Nàng muốn dừng lại mà chẳng làm sao dừng được. Người xà ích phải chạy theo sau chụp nàng lại và bế đặt lên xe. Nhưng đôi chân nàng vẫn cứ tiếp tục những bước múa vẫy vẫy trong không gian. Bà cụ quý tộc không né kịp đã bị chân nàng đạp nhiều lần đau điếng. Sau cùng người ta cố gắng lắm mới lột được đôi giày ra khỏi chân nàng, nàng mới tạm ngừng nhảy múa.
Họ về đến nhà, bà cụ cho đem đôi giày cất trong tủ kính. Karen không thể cưỡng lại được sự ham muốn, nên thỉnh thoảng cô lẻn tới ngắm nghía nó với vẻ thèm thuồng.
Bà mẹ nuôi bỗng lâm trọng bịnh; ai cung cho rằng bà khó tránh khỏi tay tử thần. Karen được yêu cầu chăm sóc bà với lòng cẩn trọng, nàng phải túc trực bên giường bà ngày đêm vì nàng là người bà thương yêu nhất. Chẳng may, trong thành lại có một buổi dạ vũ lớn và nàng nhận được giấy mời tham dự. Nàng nhìn bà mẹ nuôi rồi quay qua nhìn đôi giày đỏ. Bà già thì sắp chết, nhưng đôi giày thì trông quyến rũ quá. "Cũng chẳng đến nỗi nào đâu!" Nàng thầm nhủ rồi với tay lấy đôi giày mang vào chân đi đến dự buổi khiêu vũ.
Lạ thay! Đôi giày không chịu theo ý điều khiển của nàng. Khi nàng muốn bước sang trái theo đúng nhịp thì chân nàng lại trở qua bên phải; khi nàng muốn xoay vòng về phía trước thì chân nàng như có ai hướng dẫn, vung rộng ra phía sau, rồi cứ thế kéo nàng xuống cầu thang, lôi nàng qua những con đường phố và đi dần ra ngoại ô. Nàng cứ nhảy múa, hai bàn chân không ngừng nghỉ dù đã lạc vào trong rừng thẳm. Nàng thấy vật gì chiếu sáng ở trên đầu, xuyên qua vòm vây, nàng ngỡ đó là ánh trăng; nhưng không phải đâu! Đó là khuôn mặt ông lão thương binh với bộ râu đỏ đang chăm chú nhìn nàng, miệng vừa nói: "Chà, đôi giày khiêu vũ xinh ghê!"
Nàng thấy kinh hãirùng mình. Nàng muốn bằng giá nào cũng phải cởi đôi giày ra khỏi chân. Nhưng vô ích, nó dính chặt vào bàn chân nàng cứng ngắc; nàng xé vội đôi vớ cho giày có lỏng ra tí nào chăng, nhưng chịu thôi, nó càng gắn chặt vào. Nàng cứ nhảy, quay cuồng nhảy múa qua những cánh đồng cỏ, qua những khu vườn cam, nhảy ca trong cơn mưa cũng như dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt, nhảy cả ban ngày lẫn ban đêm, mà nhất là về đêm, càng làm cho nàng thêm hãi hùng.
Nàng nhảy luôn cả trong nghĩa trang, nhưng người chết không thèm dòm tới nàng. Họ có nhiều chuyện quan trọng phải làm. Nàng muốn dừng lại một chút và ngồi nghỉ trên ngôi mộ kia, nhưng đôi chân không chịu ngừng lại. Khi nàng nhảy múa về phía cổng giáo đường, nàng thấy một thiên thần với đôi cánh và chiếc áo trắng tóat phủ kín từ đầu cho đến chân, khuôn mặt thiên thần nghiêm nghị, trong tay lại cầm một thanh kiếm, bên lưỡi kiếm lại lấp lánh dưới ánh mặt trời. "Nguyền cho ngươi hãy nhảy múa mãi, cho đến khi nào thân thể ngươi hoàn toàn rã rời, da dẻ ngươi hoàn toàn tái nhợt, cho đến lúc ngươi chỉ còn là một bộ xương khô! Ngươi hãy nhảy múa từ cửa nhà này sang cửa nhà nọ. Khi nào ngươi thấy một đứa trẻ kiêu căng, ngươi hãy gõ cửa cho nó thấy ngươi và biết sợ hãi. Ngươi sẽ cứ nhảy múa đời đời." "Xin làm phước cho tôi." Nàng kêu lên nhưng chẳng ai trả lời nàng, vì đôi giày đã mang nàng đi ra xa, vượt qua cánh cổng đến tận con đường quanh. Cứ thế, trên đường dài chập chững, nàng cứ tiếp tục nhảy múa.
Một buổi sáng nọ, nàng nhảy múa qua một căn nhà quen thuộc, nàng nghe tiếng kinh cầu hồn bên trong vọng ra, rồi nàng thấy một cỗ quan tài đầy hoa được mấy người thanh niên mang ra. Nàng biết bà mẹ nuôi phúc hậu đã qua đời. Nàng cũng hiểu ra rằng nàng đã bị gạt ra khỏi đời sống bình thường của thế gian, do lời nguyền của ông lão thương binh và vị thiên thần.
Nàng tiếp tục khiêu vũ cho đến khi hai chân nàng toé rách và rướm máu. Nàng dần đến một căn nhà nhỏ trơ trọi giữa cánh rừng. Nàng biết đây là nhà của người đao phủ, và nàng đập mạnh cả hai tay lên cửa van xin. "Xin hãy ra đây, cứu tôi với, vì tôi không thể ngừng nhảy múa để bước vào nhà được." Người đao phủ nói: "Ngươi không biết ta là ai à? Ta chuyên môn chặt đầu những kẻ xấu xa tội lỗi, hôm nay bộ dao của ta sáng lên như báo hiệu sắp có một nạn nhân đến nạp mình đây." "Đừng chặt đầu tôi, tội nghiệp! Hãy để cho tôi sống mà sám hối tội lỗi mình, nhưng xin hãy chặt đôi chân với đôi giày đỏ này đi."
Xong, nàng thú nhận hết cả tội mình. Người đao phủ quơ lưỡi dao chặt đứt bàn chân bị bó trong đôi giày đỏ. Đôi giày tiếp tục nhảy múa, mang theo đôi bàn chân đẫm máu về hướng khu rừng và mất dạng.
Người đao phủ đem nàng vào nhà làm cho nàng đôi chân gỗ và cặp nạng. Ông ta dạy cho nàng thánh kinh, bắt nàng đọc Nhã ca cùng những đoạn kinh sám hối. Nàng rưng rưng quỳ xuống hôn lấy bàn tay ông: "Tôi đã chịu đựng quá đủ với đôi giày đỏ, ngày mai tôi sẽ đến nhà thờ để cho mọi người thấy hậu quả của việc tôi làm."
Khi nàng đến nhà thờ, nàng lại thấy đôi giày đỏ đang nhảy múa trước mặt nàng. Nàng kinh khiếp quá và qua vội trở về.
Suốt tuần lễ liên tiếp, nàng buồn rầu vô hạn, nàng khóc đến cạn nước mắt. Ngày chủ nhận đến, nàng tự nhủ: "Tôi đã chịu đựng nhiều quá rồi; tôi cảm thấy mình đủ tốt lành để sánh cùng những con chiên phước thiện khác trong nhà thờ." Cũng như lần trước, vừa đến trước cửa nhà thờ, nàng đã thấy đôi giày đỏ. Kinh sợ tăng lên gấp bội, nàng quày quả quay bước trở lui. Lần này thì nàng xúc độnghối hận thật tình. Nàng đến nhà cha sở, xin cha cho làm những công việc nặng nhọc nhất mà chẳng hề hỏi xin ân huệ hay lương tiền, miễn sao cho nàng một mái lều đơn sơ để nàng được sống giữa loài người. Cha sở cảm độngchỉ bảo cho nàng công việc làm lụng. Nàng tỏ ra vô cùng cần mẫn, siêng năng và lại khéo tay, sáng dạ. Đến chiều, mỗi khi ngồi nghe giảng kinh thánh, nàng tỏ ra chăm chú như nuốt từng lời Chúa dạy. Dần dà, các em bé đều mến nàng, chúng khoe với nàng quần áo mới, và thấy nàng lắc đầu tỏ vẻ không hài lòng.
Đến ngày dự thánh lễ, bọn trẻ rủ nàng đi nhà thờ. Nàng nhìn chúng lòng buồn rười rượi, nướt mắt nàng chảy thành giòng trên gò má. Chúng kéo nhau đi nghe giảng kinh, để nàng lại một mình trong căn phòng nhỏ. Nàng quỳ xuống bên chiếc ghế tựa, tay cầm cuốn kinh; nàng đọc từng trang với tấm lòng khiêm nhu. Nàng nghe thấy tiếng đàn vọng đến từ giáo đường xa. Nàng đưa hai tay ra trước mặt, hướng về đức Chúa vô hình mà cầu xin: "Xin Chúa lòng lành cứu vớt tâm hồn con."
Bỗng dưng trong phòng tỏa ánh sáng chói lọi. Vị thiên thần trong áo choàng trắng hiện ra trước nàng. Lần này trong tay không mang theo gươm bén mà là một nhánh hoa hồng tươi. Thiên thần giơ cao cánh hoa, chạm đến đâu thì ở đó tỏa sáng lên những vì sao lấp lánh. Bức vách trong phòng biến mất, nàng thấy những bức tranh của các thánh đang ngồi thông công và cùng nhau hát ca. Tiếng đàn dương cầm du dương trầm bổng. Thật ra là cả hội chúng nhà thờ đang đến bên nàng, cầu nguyện cho nàng. Khi nhạc kinh chấm dứt, họ đứng lên nhìn nàng thương cảm và nói: "Sau cùng thì con cũng đã được cứu rỗi."
"Nhờ ơn phước của Chúa nhân từ." Nàng đáp. Nhạc lại trỗi lên, các em thiếu nhi cất tiếng ca trong trẻo ca ngợi Chúa. Ánh nắng ấm áp chiếu vào gian phòng, soi thẳng vào người nàng. Nàng cảm thấy tâm hồn tràn ngập ơn phước và sự an bình. Tim nàng vỡ ra. Linh hồn nàng nhẹ nhàng nương theo tia sáng bay lên thiên đàng.
Từ đó, chẳng còn ai nhắc nhở đến đôi giày đỏ ma quái nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5709)
Xưa có một bác nông dân nghèo. Buổi tối, bác thường ngồi bên bếp lửa, nói với bác gái đang xe chỉ...
(Xem: 5774)
Ngày xưa có một cô bé thùy mị, ai thấy cũng yêu. Yêu nhất vẫn là bà, có gì bà cũng đem cho cháu.
(Xem: 5917)
Một bác thợ xay có ba con trai, một nhà xay lúa, một con lừa và một con mèo. Các con trai xay bột...
(Xem: 5576)
Ngày xưa có một bà già nua, sống cùng đàn ngỗng tại một nơi hẻo lánh giữa núi rừng. Bà ở trong một căn nhà nhỏ. Chung quanh có một khu rừng lớn.
(Xem: 6206)
Ngày xưa có một cô ả nấu bếp tên là Grêten. Ả thường đi giày gót đỏ khi dạo chơi. Ả ngó đông ngó tây...
(Xem: 5959)
Ngày xưa xảy ra một cuộc chiến tranh lớn. Nhà vua có rất nhiều lính, trả lương cho họ quá ít, không đủ để sống.
(Xem: 5451)
Hanh tính lười biếng. Chú chẳng phải làm gì khác ngoài việc hàng ngày chăn một con dê ở ngoài cánh đồng.
(Xem: 5852)
Ngày xưa có hai vợ chồng một bác tiều phu nghèo khó, sống ở ven một khu rừng lớn. Gia đình có hai con.
(Xem: 5515)
Ngày xưa, có một bà già sống một mình trong một tòa lâu đài cổ giữa một khu rừng bao la, rậm rạp. Đó là một mụ phù thủy cừ khôi.
(Xem: 5964)
Ngày xưa có hai anh em đều đi lính. Anh thì giàu, em thì nghèo. Người em không muốn sống nghèo khổ mãi, bỏ lính về làm nông dân.
(Xem: 8000)
Ngày xưa có một bà hoàng hậu tuổi đã cao. Đức vua chết đã Lâu. Bà có một cô con gái rất xinh đẹp.
(Xem: 7277)
Âu Dã Tử là một kiếm sư đại tài thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ông ta đúc ra những thanh gươm rất tốt, chém sắt như chém bùn. Vua nước Việt là Doãn Thường bèn triệu tới...
(Xem: 6459)
Ninh Thích, người nước Vệ đời Xuân Thu. Người có tài kinh bang tế thế. Lúc còn hàn vi, chưa gặp thời, mình mặc áo cộc, đầu đội nón rách, đi chân không...
(Xem: 14508)
Nguyên Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bịnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn...
(Xem: 6992)
Thắng trận, Sở Trang vương đời Xuân Thu truyền bày tiệc liên hoan, gọi là "Thái bình yến". Phàm các quan văn võ bất cứ cấp nào đều được tham dự.
(Xem: 12856)
Tây Thi là một giai nhân tuyệt sắc ở nước Việt đời Chiến Quốc, có tiếng là "Lạc nhạn" trong "tứ đại mỹ nhân" ở cổ Trung Hoa.
(Xem: 12042)
Ngũ Kinh (năm quyển sách) cũng như Tứ Thư là những sách làm nền tảng của Nho giáo. Nguyên trước có sáu kinh nhưng vì sự đốt sách của Tần Thủy Hoàng...
(Xem: 8785)
Tứ ThưNgũ Kinh là những bộ sách làm nền tảng cho Nho giáo. Sách này vừa là kinh điển của các môn đồ đạo Nho, vừa là những tác phẩm văn chương tối cổ của nước Tàu.
(Xem: 14368)
Giả Đảo là một nhà sư giỏi thơ đời Đường. Một hôm trăng sáng, sư cưỡi lừa thong thả trên con độc đạo, định đến thăm nhà một người bạn.
(Xem: 8534)
Lễ tang là lễ đặt ra để tỏ lòng thương trọng và kính thờ người chết. Theo Khổng Tử thì trị thiên hạ "trọng nhứt là ba việc: ăn, tang và tế" (Sở trọng giả, thực tang tế).
(Xem: 6792)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
(Xem: 10520)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
(Xem: 5959)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
(Xem: 10036)
Đuốc hoa do chữ "hoa chúc" là đèn cầy, nến đốt trong phòng của vợ chồng đêm tân hôn. Tiếng "chúc" thời cổ là "đuốc" tức bó đóm to. Ngày nay gọi là "Hỏa bả".
(Xem: 7143)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ảibiên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
(Xem: 6933)
Hàn Tín người đất Hoài Âm nước Sở đời Tây Hán, thuở hàn vi thường câu cá ở sông Hoài. Có khi cả ngày tìm không được một bữa cơm. Phiếu mẫu thương thình thường cho cơm ăn.
(Xem: 6083)
Tướng nước Yên là nhạc Nghị đem quân đánh nước Tề. Trong vòng 6 tháng mà hạ được 70 thành của Tề. Chỉ còn hai thành thôi là Cử Châu và Tức Mặc đương hấp hối trước lực lượng của Yên.
(Xem: 6159)
Việt Nam, những nghi lễ về cưới gả vốn của Trung Hoa truyền sang từ thời Bắc thuộc (111 trước D.L.) do hai quan thái thú Tích Quang và Nhâm Diên.
(Xem: 6107)
Nước Nam vào thời kỳ Nam Bắc phân tranh (1528-1788). Từ Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê đến nhà Lê trung hưng, nước Nam lại chia làm hai miền: Bắc thuộc họ Trịnh, Nam thuộc họ Nguyễn.
(Xem: 8322)
Bình Nguyên Quân tên Thắng, người nước Triệu đời Chiến Quốc. Được vua Huệ vương cử làm Tướng quốc phong cho đất Bình Nguyên nên gọi là Bình Nguyên Quân.
(Xem: 8803)
Hậu Nghệ có công bắn 9 mặt trời cứu bá tính khỏi chết trong biển lửa nên được nhân dân kính mến, suy tôn làm hoàng đế. Lên làm vua, Nghệ lại cướp giựt của cải của nhân dân.
(Xem: 8208)
Hán đánh triệu. Tướng Hán là Hàn Tín bảo các tướng sĩ của mình: - Hôm nay phá Triệu ắt thành công. Vậy ba quân chỉ ăn cơm sơ qua đỡ lòng...
(Xem: 5836)
Tề là nước tiếp giáp của Lỗ. Trước sự cường thịnh của Lỗ, Tề hầu là Tề Cảnh Công lo sợ bị Lỗ thôn tính. Quan đại phu nước Tề là Lê Di hiến kế...
(Xem: 5786)
Sô Kỵ là một người hiền lại có tài chính trị đời Chiến Quốc, làm Tướng quốc nước Tề dưới triều Tề Uy Vương. Ông hết lòng lo chính sự, thường lưu ý dò xét trong bọn các quan ấp để xem ai hiền, ai không hiền.
(Xem: 5845)
Nguyên nhà Đường từ đời vua Đại Tông (763-765) đến Hy Tông (874-888) thì quốc thế càng suy vi. Phiên trấn hoành bạo ở ngoài, hoạn quan chuyên chính bên trong.
(Xem: 5883)
Đời Xuân Thu, Sái Hầu và Tức Hầu cùng lấy gái nước Trần làm phu nhân. Tức phu nhân là nàng Tức Vĩ nhan sắc tuyệt vời. Nhân khi về thăm cố quốc, ngang qua nước Sái, Sái Hầu mời vào cung thết đãi.
(Xem: 5493)
Trong kho tàng dân ca Việt Nam, trống quân là một loại hát rất bình dânphổ biến tại miền Bắc; và đặc biệt hát trong các dịp hội hè mùa thu...
(Xem: 5969)
Điêu Thuyền là một giai nhân tuyệt sắc đời mạt Hán. Cũng như Tây Thi, Chiêu Quân, Dương Ngọc Hoàn, Điêu Thuyền có tiếng là "bế nguyệt" trong "tứ đại mỹ nhân" ở cổ Trung Hoa.
(Xem: 5293)
Đất Bắc Ninh xưa gọi là đạo Bắc Giang, rồi đổi ra trấn Kinh Bắc, một miền phong phú về mặt dân ca, cũng là một vùng nổi tiếng về phong quang cẩm tú, về điền địa phì nhiêu...
(Xem: 6453)
Đời Tam Quốc, em trai của Ngô chúa Tôn Quyền là Tôn Dực làm Thái thú quận Đan Dương. Dực vốn tính cương cường, nóng nảy lại hay rượu.
(Xem: 6394)
Hội đồng Trạch có cả chục ngàn mẫu ruộng. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu bấy giờ có 13 lô ruộng thì hết 11 lô là của ông Trạch.
(Xem: 6217)
Điển tích "Ba đào"- sóng lớn - trong sách Dị Văn lục: Triều Huệ Đế đời nhà Minh, tại huyện Tề Hàng, tỉnh Sơn Nam, có hai vợ chồng Trần Hoá Chiêu, Lương Tiểu Nga.
(Xem: 7705)
"Tung hoành gia" là một học phái trong Cửu Lưu, tức là chín học phái lớn nhứt hay là chín dòng tư tưởng đời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Hoa...
(Xem: 9416)
Đời Tam Quốc, nhà Thục đến hồi suy mạt. Thục chúa là Lưu Thiện, con của Lưu Bị, sau khi Khổng Minh chết, nghe lời gian thần là Hoàng Hạo đắm mê tửu sắc, không nối được chí lớn của cha...
(Xem: 8744)
Chu Công tên Đán, người đời nhà Chu (1135-221 trước D.L.), có tài trị nước. "Thổ bộ" do nguyên câu: "Nhất phạn tam thổ bộ" nghĩa là "Một bữa ăn phải nhả cơm ba lần".
(Xem: 6860)
Tư Mã Thiên tự Tử Thường (145-87 trước D.L.), người huyện Long Môn (nay thuộc huyện Hán Thành, tỉnh Thiểm Tây) đời Hán Vũ đế. Cha của ông là Tư Mã Đàm, một nhà văn học danh tiếng làm chức thái sử tại triều.
(Xem: 5589)
"Mây Tần" nghĩa bóng chỉ nhớ nhà, nhớ quê hương, cha mẹ. Còn những tiếng "Mây trắng", "Mây Hàng", "Mây bạc", "Mây vàng" cũng để nói ý nhớ gia đình, nhớ cha mẹ, quê hương.
(Xem: 6496)
"Tiền Xích Bích phú " là một áng văn chương kiệt tác của Tô Đông Pha (1036-1101), một văn hào đời nhà Tống (950-1275). Đông Pha tên là Thức, tự Tử Chiêm...
(Xem: 8570)
Nước Việt, năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lên làm vua. Vua Lê Chiêu Tông bị họ Mạc bắt nhốt định giết chết.
(Xem: 6237)
Năm Nhâm thân (1572), nhà Mạc sai tướng là quận công Lập Bạo đem quân đánh Thuận Quảng là đất chúa Nguyễn ở miền Nam. Lập Bạo huy động cả thảy lục quân tiến vào.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant