Hanxơ đi ở đã được bảy năm. Một hôm, chú thưa với chủ:
- Thưa ông, tôi ở với ông đã hết hạn rồi, xin ông trả
tiền công cho tôi để tôi về nhà với mẹ.
Chủ đáp:
- Chú đã hầu hạ ta hết lòng. Vậy ta cứ tùy công mà thưởng cho chú.
Chủ cho Hanxơ một khối vàng to bằng cái đầu chú. Hanxơ rút khăn tay trong túi ra
bọc vàng vác trên vai lên đường về nhà. Hanxơ đang đi lững thững thì gặp một người hớn hở cưỡi một con ngựa phóng tới. Hanxơ nói bô bô:
-
Chà! Cưỡi ngựa hay chắc thú lắm: ngồi trên mình ngựa như ngồi trên ghế bành, không vấp vào sỏi, đỡ hại giày, đi cứ băng băng.
Người cưỡi ngựa nghe tiếng, dừng ngựa lại hỏi chú:
- Thế sao chú lại đi bộ?
- Đó là sự bất đắc dĩ. Tôi hiện mang về nhà một khối vàng, nhưng đi cứ phải cúi đầu vì nó nặng trĩu cả vai.
- Nếu chú
thích thì chúng ta đổi nhau: tôi đưa chú con ngựa, chú đưa tôi khối vàng nhé.
- Tôi rất đồng ý, nhưng tôi bảo cho anh biết trước rằng khối vàng của tôi nặng đấy. Rồi anh đến lê ra đường thôi.
Người
kia xuống ngựa, cầm lấy vàng và giúp Hanxơ lên yên. Sau khi trao dây cương cho Hanxơ, người ấy bảo:
- Muốn ngựa chạy nhanh thì phải tắc lưỡi và nói: "Hốp! Hốp!".
Hanxơ ngồi trên mình ngựa, không phải mang nặng nữa, khoan khoái lắm. Một lúc sau, chú chợt có ý nghĩ cho
ngựa chạy nhanh hơn. Chú liền tắc lưỡi kêu: "Hốp! Hốp!" để thúc ngựa. Ngựa bèn tế nước đại; Hanxơ không kịp trở mình, bị quật xuống hố bên vệ đường. Nếu không gặp một bác nông dân đang xua một con bò cái giữ ngựa lại thì ngựa cứ thế phóng mãi.
Hanxơ lồm cồm bò dậy, mình mẩy thâm tím. Chú buồn bã nói với người dắt bò:
- Cưỡi con ngựa kiểu
này nó lắc nó quăng mình xuống đất, có phen gãy cổ. Khó chơi lắm. Từ nay tôi xin chừa... Tôi thích bò của bác hơn: có thể ung dung đi sau nó,
mà ngày nào cũng được sữa, bơ, pho mát ăn. Ước gì tôi được con bò như của bác!
Bác nông dân nói:
- Nếu chú thích bò thì tôi đổi bò cho chú, tôi lấy ngựa.
Hanxơ mừng lắm đồng ý. Người kia lên ngựa, phóng đi. Hanxơ ung dung đánh bò đi, hớn hở về việc đổi chác hời.
- Giờ mà có miếng bánh, mà hẳn bánh mì thì mình chẳng bao giờ lo thiếu, tha hồ mà ăn với bơ và pho mát. Lúc nào khát, thì chỉ việc
vắt sữa bò uống. Ta còn ước gì hơn nữa!
Đến một quán hàng, Hanxơ dừng lại và
trong lúc cao hứng, chén sạch cả lương thực mang theo để ăn bữa trưa và
bữa tối. Còn ít tiền, chú dốc nốt ra mua nửa cốc bia. Đánh chén xong, chú lại đuổi bò đi về phía quê mẹ.
Càng gần trưa, trời càng nóng. Hanxơ phải qua một bãi hoang dài, đi mất đến hơn một tiếng. Chú thấy nóng quá, khô cả mồm. Chú nghĩ: "Ta đã có cách: vắt sữa bò uống". Chú buộc bò vào thân một cây khô. Chú không có gầu, bèn lấy mũ ra để hứng sữa. Chú loay hoay mãi mà chẳng được giọt nào. Chú lúng ta lúng túng, bò sốt ruột quá đá thốc cho một cái vào đầu, chú loạng choạng ngã lăn ra bất tỉnh hồi lâu. May saovừa lúc ấy có một người đồ tể xe một con lợn con qua đó. Bác ta kêu lên:
- Chà chà! Bị vố đau nhỉ!
Rồi
bác đỡ Hanxơ dậy. Hanxơ kể lại sự tình. Bác đồ tể đưa cho Hanxơ một cái
chai và bảo:
- Uống lấy một hớp cho lại người. Bò của chú đã già, kiệt sữa rồi, chỉ còn cách là cho đi kéo xe hay là đem thịt thôi.
Hanxơ
vò đầu vò tai than:
- Khổ quá! Nào ai có ngờ! Bò này mà mang về
nhà làm thịt thì tuyệt. Thịt ngon biết mấy! Nhưng tính tôi không thích ăn thịt bò mấy, không được ngọt. Chà! Giá được con lợn non béo tốt như thế kia thì ngon cha chả là ngon, ấy là chưa kể đến dồi.
Bác đồ tể nói:
- Này chú, chiều ý chú, tôi bằng lòng đổi cho chú lấy bò.
Hanxơ nói:
- Bác tốt bụng quá. Trời phù hộ cho bác.
Chú
trao bò, cởi lợn ở xe xuống dòng dây dắt đi, vừa đi vừa mừng thầm gặp mọi sự như ý, mắc phải cái gì cũng gỡ được ngay. Chú lại gặp một gã cắp con ngỗng trắng đẹp. Hai bên chào hỏi nhau. Hanxơ kể cho gã nghe chú gặp
may thế nào, lần nào đổi chác cũng được hời. Gã kia nói là y đem con ngỗng đi làm lễ rửa tội. Gã nắm cánh ngỗng nói tiếp:
- Chú nhắc mà xem ngỗng có béo không. Vỗ trong hai tháng trời đấy. Ngỗng này quay ăn thì lúc cắn mỡ phọt ra cả hai bên mép.
Hanxơ nhắc thử con ngỗng, rồi nói:
- Anh nói đúng đấy, nhưng lợn của tôi cũng chẳng
tồi đâu.
Gã kia lắc đầu, ngơ ngác nhìn quanh, rồi nói:
-
Này chú, việc con lợn xem ra mờ ám đấy. Ông lý ở làng mà tôi vừa đi qua
mới mất con lợn. Tôi e rằng... con lợn ấy hiện đang ở trong tay chú. Người ta đã cho đi tìm khắp nơi, nếu họ tóm được chú dắt đúng con lợn ấy
thì nguy cho chú, ít nhất chú cũng bị giam vào ngục tối.
Hanxơ run sợ nói:
- Trời ơi, làm sao thoát cơn hoạn nạn được. Anh ở đây thông hiểutình hình, thôi anh lấy con lợn, đưa cho tôi con ngỗng.
Gã
kia nói:
- Nếu đổi như vậy thì thật là liều, nhưng tôi thật quả
không đành lòng để chú bị tai họa.
Rồi gã cầm lấy dây đuổi con lợn đi theođường tắt. Còn Hanxơ, con ngườitốt bụng, thì tay cắp ngỗng,
bụng hết lo, cứ thế về quê.
Chú nghĩ bụng: "Kể ra thì mình đổi chác cũng vẫn có lợi: nào là thịt quay ngon, nào là mỡ ăn được ba tháng với bánh mì, nào là lông trắng muốt tuyệt đẹp để nhồi gối, ngủ êm như ru. Mẹ sẽ mừng lắm đấy!".
Khi đi qua làng bên, Hanxơ thấy một người thợ mài dao, vừa quay đá vừa hát:
Tôi mài kéo, phiến đá mài của tôi quay tít. Tôi mắc áo tay tôi theo chiều gió.
Hanxơ
dừng lại xem, rồi nói:
- Vừa mài vừa hát vui vẻ như thế, chắc là sung sướng lắm nhỉ?
- Chứ còn gì nữa! Nghề tôi là nghề hái ra
tiền. Người thợ mài giỏi lúc nào sờ vào túi cũng có tiền. Thế nhưng mà chú mua con ngỗng đẹp kia ở đâu?
- Nào tôi có mua đâu! Tôi đổi lợn đấy.
- Thế lợn?
- Tôi đã đổi bò cái lấy lợn đấy.
-
Thế bò cái?
- Tôi đã đổi một con ngựa lấy bò cái đấy.
-
Thế ngựa?
- Tôi đã đổi một khối vàng to bằng đầu tôi lấy ngựa đấy.
- Thế vàng?
- Tôi đi ở bảy năm được ngần ấy vàng đấy.
- Chú kể cũng đã kéo xoay xở đấy, nhưng giá trong túi lúc nào cũng loảng xoảng tiền thì mớí thật là sung sướng.
- Làm thế nào được như vậy?
- Muốn thế chú phải làm nghề mài dao như tôi. Chỉ cần có phiến đá mài, còn đồ lặt vặt khác thì dễ kiếm thôi. Tôi còn vừa vặn một viên đá mài, mẻ mất một tí, nhưng thôi, cứ đưa tôi con ngỗng
là được. Chú có đồng ý không?
- Còn phải hỏi làm gì? Trong túi lúc nào cũng có tiền là sướng nhất trần gian, còn ao ước gì hơn nữa?
Hanxơ
liền đổi ngỗng lấy đá mài.
Người thợ mài nhặt ở ngay gần đấy thêm một hòn đá thường nữa khá nặng, đưa cho Hanxơ mà nói: “Đây tôi thêm
cho chú hòn đá này tốt lắm, để làm đe tha hồ mà đập: có thể để đinh cũ cong lên đó mà giọt cho thẳng. Chú bê cẩn thận mà mang đi nhé”.
Hanxơ
mừng rỡ, mắt sáng lên, quẩy đá ra đi nghĩ bụng: “Trời cho ta cái số trăm sự đều may, cứ như đứa trẻ sinh đúng ngày lành tháng tốt vậy”.
Nhưng
hôm đó, Hanxơ dậy từ lúc sớm tinh sương nên cảm thấy mệt nhọc. Bụng lại
cồn cào vì khi chú ăn mừng đổi được bò đã ăn hết cả lương thực. Hanxơ mang đá nặng lê không được. Bước một bước lại dừng một bước. Chú chỉ mong không phải vác gì là sướng. Như con ốc bò, chú men đến cái suối định nghỉ một tí và uống ít nước lạnh. Chú đặt đá cẩn thận bên bờ suối, cạnh người, cúi xuống uống nước. Bỗng chú vô ý đụng vào đá, cả hai hòn đều rơi tòm xuống đáy nước. Thấy vậy chú mừng quýnh. Hanxơ reo lên:
-
Sướng quá đi mất, trên trần gian không có ai sướng bằng ta. Được trút hết gánh nặng, bụng thênh thênh, chú vui bước đi về nhà mẹ.
Ngày xưa có một người nhà quê lấy phải vợ độc ác. Người vợ này đối xử với mẹ chồng rất là hỗn láo vô lễ. Người chồng khuyên hoài không được, bèn nghĩ ra một kế.
Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc nàng Kiều bán mình chuộc tội cho cha, sắp sửa về ở cùng Mã Giám Sinh, nàng nhắn nhủ với em là Thúy Vân...
"Chương Đài" là tên một con đường ở thành Trường An bên Tàu. "Hỏi Liễu Chương Đài" là hỏi thăm cây liễu ở đường Chương Đài. Đây có nghĩa là hỏi thăm người tình nhân cũ...
Vào cuối thế kỷ thứ hai, Triệu Thị Trinh (bà Triệu) cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân Giao-châu chống quân Ngô. Ban đầu Triệu Quốc Đạt khuyên can...
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
Ngụy Thù, người nước Tấn, có người vợ lẻ trẻ đẹp. Lúc Ngụy Thù gần chết, không muốn cho người vợ thuộc về người khác, bèn dặn con là Ngụy Khỏa phải chôn sống nàng...
Trên đồ sứ Trung Hoa, ta thường thấy vẽ 7 ông cụ già ngồi trong rừng tre, kẻ đánh cờ, gẩy đàn, người uống rượu ngâm thơ. Đó là hình ảnh của Trúc Lâm Thất Hiền...
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
Trung Quốc, đời nhà Trần, người hầu cận Thái Tử là Từ Đức Ngôn có tình với Nhạc Xương công chúa. Khi nhà Trần suy loạn, Từ bảo công chúa:- Nước mất, nàng tất lọt vào nhà quyền quý.
Trong "Nam Kha ký thuật" của Lý Công Tá đời nhà Đường có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết.
Câu thành ngữ này có nghĩa là bàn định với con cáo hoặc con hổ để lột da chúng. Nay thường dùng để ví về những việc bàn luận đều phải hy sinhlợi ích của đối phương...
Chim Cuốc còn có tên là Đỗ Quyên, Tử Quy hay Đỗ Vũ. Giống chim này, đầu mỏ hơi cong, miệng to đuôi dài, lưng màu tro, bụng sắc trắng có một đường đen...
"Chắp cánh, liền cành" tức là "Chim chắp cánh, cây liền cành". Sách Nhĩ Nhã chép: Chim Kiêm giống chim le le, lông màu xanh, chỉ có một cánh và một mắt, thường ở phương Nam.
Đời Hậu Hán (25-219), ở đất Giang Nam có một chàng hàn sĩ tên Lương Hồng. Nhà nghèo, Lương Hồng ở trong túp lều tranh vách đất. Họ Lương chăm học biết trọng liêm sỉ,...
Đời Tam Quốc (220-264), Tào Thực tự Tử Kiến là con thứ ba của Tào Tháo, vốn có tài làm thơ hay, được tiếng là đệ nhất thi nhân đời Tần-Hán nhưng có tính phóng túng.
Một đêm nọ, sư cụnằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
Cuối đời nhà Thương (1783-1154 trước D.L.) vua Trụ hoang dâm vô đạo, tàn hại lê dân, người người oán giận. Văn Vương là Cơ Xương, vốn là một chư hầu của nhà Thương, nhân từđức hạnh...
"Bi Ca Tán Sở" là một bài hát do Trương Lương đặt ra cho hòa theo tiếng tiêu thổi để làm tan rã quân đội Sở Bá Vương Hạng Võ. Trương Lương tự Tử Phòng, người nước Hán...
Lời lẽ và ý tứ hai câu vốn mượn ý và lời ở hai câu liền nhau trong bài "Hàm đan thiếu niên hành" của Cao Tứ đời Đường: Vị tri can đảm hướng thùy thị, Linh nhân khước ức Bình Nguyên Quân.
Những thay đổi lớn trong cuộc đời, trong xã hội, thường được người Việt ví với "bãi bể nương dâu". Thí dụ: Phút giây bãi bể nương dâu, Cuộc đời là thế biết hầu nài sao. (Lê Ngọc Hân - Ai tư vãn)
Bát Trân ý nói là những món ăn ngon. Ngày xưa, có 8 món ăn được liệt vào hạng ngon nhất, nấu công phu và rất bổ dưỡng, chỉ có vua chúa mới có dịp ăn, ấy là...
Bá Nha đời Xuân Thu là một người có tài đàn. Chung Tử Kỳ là người biết thưởng thứcâm nhạc. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, bụng nghĩ đến núi, thì Chung Tử Kỳ khen: "Tiếng đàn chót vót như núi cao".
Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những "trò chơi có thưởng". Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.