- 1. Lý Sĩ Khiêm thích bố thí
- 2. Thầy giáo hết lòng giúp người
- 3. Gia Luật Sở Tài can vua
- 4. Nhan phu nhân quả quyết cứu người
- 5. Khéo tu trong chốn phủ đường
- 6. Một lời cứu vạn người
- 7. Cứu người được tăng tuổi thọ
- 8. Chuyển tướng xấu thành tốt
- 9. Chịu đói giúp người
- 10. Làm lành được báo đáp
- 11. Sinh làm con để đền ơn
- 12. Bạch Khởi lạm sát phải tự sát
- 13. Giết hàng binh gặp đại họa
- 14. Lạm sát bị ung nhọt
- 15. Hồn ma ám ảnh
- 16. Hồn ma báo mộng
- 17. Giết người đền mạng
- 18. Sai dịch tàn ác chịu quả báo
- 19. Mẹ kế độc ác bị sét đánh
- 20. Bức cung dân lành bị đột tử
- 21. Hai mươi sáu nhát dao
- 22. Oan nghiệt sanh mụt nhọt
- 23. Quốc sư Ngộ Đạt
- 24. Thấy chết không cứu đời sau làm heo
- 25. Tham tiền mất con
- 26. Cha mẹ là Phật
- 27. Lòng hiếu cảm động mãnh hổ
- 28. Liều chết cứu cha
- 29. Nàng dâu hiếu thoát hỏa nạn
- 30. Lòng hiếu cảm động hài cốt cha
- 31. Gương hiếu thuận
- 32. Niệm Phật cứu mẹ
- 33. Hiếu nghĩa thành danh
- 34. Con hiếu không dối cha
- 35. Xin ăn nuôi cha mẹ
- 36. Hiếu dưỡng mẹ sinh con trai quý
- 37. Chu Thọ Xương hết lòng tìm mẹ
- 38. Tu thân và giúp người để báo ân
- 39. Hiếu thuận thoát nạn sét đánh
- 40. Con hiếu xả thân cứu cha
- 41. Nàng dâu hiếu thảo mẹ chồng
- 42. Đổi tuổi thọ cho cha
- 43. Thay nhau nuôi cha mẹ
NHÂN QUẢ BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI
Đường Tương Thanh biên soạn, Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Khi Nhan Tịnh Phủ bắt đầu bước vào con đường làm quan được bổ làm tri huyện Bình Độ, thuộc Sơn Đông, nổi tiếng thanh liêm, nhân từ, chính trực, công bằng. Nhan phu nhân được tiên sinh rước về phủ để sớm hôm hầu hạ phụng dưỡng. Bà thường dạy con phải biết yêu thương dân chúng, xem nỗi khổ của người dân như nỗi khổ của chính mình.
Có một năm vào đời vua Càn Long, Nhan Tịnh Phủ có việc công phải đi đến tỉnh Tấn vào khoảng tháng 5, bất ngờ ở huyện Bình Độ lại xảy ra lũ lụt, nhà cửa ruộng vườn của người dân đều bị nhận chìm trong nước. Nhân dân bỏ nhà cửa, làng mạc chạy vào thành lánh nạn lụt như ong vỡ tổ, số đông đến cả vạn người. Không ngờ càng ngày mưa lại càng lớn, nước dâng mỗi ngày một cao, ngay cả huyện thành cũng sắp bị cơn hồng thủy nuốt chửng. Do lụt lội kéo dài, người dân phải chịu cảnh màn trời chiếu đất, đói khát không có gì ăn, tiếng than khóc chấn động cả đất trời.
Lúc đó, vì không có quan tri huyện trong thành nên các quan thuộc trong phủ chỉ biết khoanh tay đứng nhìn. Nhan thái phu nhân thấy tình hình cấp bách như thế liền chủ trương mở kho chứa trữ lương thực của huyện để cứu tế dân bị nạn. Tuy nhiên, theo luật pháp thời bấy giờ qui định thì lương thực chứa trong kho của huyện muốn xuất ra phải được phép của vị quan cấp tỉnh. Vì thế, các quan trong huyện không ai dám nghe theo chủ trương của phu nhân. Phu nhân liền giải thích:
– Mục đích lập nên kho chứa trữ lương thực vốn để cứu tế dân chúng khi gặp hoạn nạn. Hiện trước mắt chúng ta có hàng vạn người dân đang bị đói khát, mạng sống chẳng khác nào đèn treo trước gió, nếu cứ cố chấp theo qui định, báo lên quan trên rồi chờ lệnh thì e rằng có rất nhiều người dân đã biến thành quỉ đói. Chuyện này nếu bị quan trên hỏi tội, tôi xin đứng ra gánh hết trách nhiệm, tuyệt đối không để liên lụy đến các vị. Hơn nữa, chỉ riêng gia sản nhà ta cũng không nhỏ, nếu quan trên có truy cứu thì ta sẽ bán ruộng vườn, nhà cửa để bồi thường.
Nhưng các quan thuộc vẫn hết sức lo sợ có chuyện lôi thôi về sau nên không ai dám mở miệng tán thành. Thấy vậy, Nhan phu nhân lại nói hết sức quả quyết:
– Nếu có việc gì một mình ta xin gánh vác, các vị tuyệt đối an tâm, không nên sợ liên lụy.
Mọi người thấy lòng kiên quyết của Nhan phu nhân như vậy, không thể không tuân lệnh, lập tức mở kho lương thực phân phát cho dân chúng bị nạn. Trong chốc lát dân chúng reo vui dậy cả đất trời, mọi người đều được thoát qua cảnh đói khát. Những gia đình giàu có trong thành đều cảm động trước tấm lòng Bồ Tát của Nhan thái phu nhân nên không ai bảo ai cùng vui vẻ góp thêm lương thực vào việc cứu tế.
Bảy ngày sau, nước lụt đã rút dần, lương thực cũng đã cạn. Lúc đó, tri huyện họ Nhan nghe tin huyện nhà xảy ra lụt lội vội vàng thu xếp trở về. Các quan thuộc cấp liền bẩm báo việc mở kho lương thực cứu tế người dân lên quan tri huyện. Nhan Tri huyện nghe xong vui vẻ mỉm cười bảo mọi người:
– Mẹ ta bảo các vị làm như vậy là đúng.
Ông liền lập tức soạn thảo bản văn trình bày tường tận sự việc lên quan tỉnh; đồng thời sai người về quê bán hết tài sản, chuẩn bị để đền bù vào số lương thực đã xuất ra khỏi kho mà không có lệnh của tỉnh.
Sau khi sự việc được trình lên cấp trên, quan trưởng cấp tỉnh xem qua kinh hãi vô cùng, liền cấp báo về triều đình xin xem xét tội danh tự ý mở kho lương thực, đồng thời ra lệnh điều tra quan tri huyện.
Không ngờ hoàng thượng rất sáng suốt, nghe qua sự việc liền hết lời ngợi khen việc làm của mẹ con Nhan thị, lập tức hạ chiếu không cần tra cứu chuyện tự ý mở kho lương thực, cũng không bắt phải đền bù lương thực vào kho, lại còn ban tặng cho Nhan thái phu nhân một tấm hoành phi để khen ngợi.
Nhan Tịnh Phủ từ đó càng ra sức làm thiện, thương yêu dân chúng như con đẻ. Sau đó ông được bổ làm Tri phủ Nam Phủ, không lâu sau lại thăng chức Tuần phủ tỉnh Quý Châu.
Con trai ông là Nhan Kiểm giữ chức Bộ tào được thăng lên đến chức Lệ tổng đốc; cháu ông là Nhan Bá Đảo xuất thân từ hàn lâm, sau đó nhậm chức Tổng đốc Phúc Kiến; ngoài ra còn rất nhiều cháu chắt của ông cũng đều được vinh hiển. Tất cả đều là phước báo do Nhan thái phu nhân biết dạy con tích chứa điều lành.
(trích Tọa Hoa Chí Quả)
Đường Tương Thanh biên soạn, Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
NHAN PHU NHÂN QUẢ QUYẾT CỨU NGƯỜI
Nhan thái phu nhân là mẹ của tiên sinh Nhan Tịnh Phủ, sống vào triều đại nhà Thanh. Bà có bản tính từ ái, biết cách dạy bảo con cái, có thể nói là một người mẹ mẫu mực.Khi Nhan Tịnh Phủ bắt đầu bước vào con đường làm quan được bổ làm tri huyện Bình Độ, thuộc Sơn Đông, nổi tiếng thanh liêm, nhân từ, chính trực, công bằng. Nhan phu nhân được tiên sinh rước về phủ để sớm hôm hầu hạ phụng dưỡng. Bà thường dạy con phải biết yêu thương dân chúng, xem nỗi khổ của người dân như nỗi khổ của chính mình.
Có một năm vào đời vua Càn Long, Nhan Tịnh Phủ có việc công phải đi đến tỉnh Tấn vào khoảng tháng 5, bất ngờ ở huyện Bình Độ lại xảy ra lũ lụt, nhà cửa ruộng vườn của người dân đều bị nhận chìm trong nước. Nhân dân bỏ nhà cửa, làng mạc chạy vào thành lánh nạn lụt như ong vỡ tổ, số đông đến cả vạn người. Không ngờ càng ngày mưa lại càng lớn, nước dâng mỗi ngày một cao, ngay cả huyện thành cũng sắp bị cơn hồng thủy nuốt chửng. Do lụt lội kéo dài, người dân phải chịu cảnh màn trời chiếu đất, đói khát không có gì ăn, tiếng than khóc chấn động cả đất trời.
Lúc đó, vì không có quan tri huyện trong thành nên các quan thuộc trong phủ chỉ biết khoanh tay đứng nhìn. Nhan thái phu nhân thấy tình hình cấp bách như thế liền chủ trương mở kho chứa trữ lương thực của huyện để cứu tế dân bị nạn. Tuy nhiên, theo luật pháp thời bấy giờ qui định thì lương thực chứa trong kho của huyện muốn xuất ra phải được phép của vị quan cấp tỉnh. Vì thế, các quan trong huyện không ai dám nghe theo chủ trương của phu nhân. Phu nhân liền giải thích:
– Mục đích lập nên kho chứa trữ lương thực vốn để cứu tế dân chúng khi gặp hoạn nạn. Hiện trước mắt chúng ta có hàng vạn người dân đang bị đói khát, mạng sống chẳng khác nào đèn treo trước gió, nếu cứ cố chấp theo qui định, báo lên quan trên rồi chờ lệnh thì e rằng có rất nhiều người dân đã biến thành quỉ đói. Chuyện này nếu bị quan trên hỏi tội, tôi xin đứng ra gánh hết trách nhiệm, tuyệt đối không để liên lụy đến các vị. Hơn nữa, chỉ riêng gia sản nhà ta cũng không nhỏ, nếu quan trên có truy cứu thì ta sẽ bán ruộng vườn, nhà cửa để bồi thường.
Nhưng các quan thuộc vẫn hết sức lo sợ có chuyện lôi thôi về sau nên không ai dám mở miệng tán thành. Thấy vậy, Nhan phu nhân lại nói hết sức quả quyết:
– Nếu có việc gì một mình ta xin gánh vác, các vị tuyệt đối an tâm, không nên sợ liên lụy.
Mọi người thấy lòng kiên quyết của Nhan phu nhân như vậy, không thể không tuân lệnh, lập tức mở kho lương thực phân phát cho dân chúng bị nạn. Trong chốc lát dân chúng reo vui dậy cả đất trời, mọi người đều được thoát qua cảnh đói khát. Những gia đình giàu có trong thành đều cảm động trước tấm lòng Bồ Tát của Nhan thái phu nhân nên không ai bảo ai cùng vui vẻ góp thêm lương thực vào việc cứu tế.
Bảy ngày sau, nước lụt đã rút dần, lương thực cũng đã cạn. Lúc đó, tri huyện họ Nhan nghe tin huyện nhà xảy ra lụt lội vội vàng thu xếp trở về. Các quan thuộc cấp liền bẩm báo việc mở kho lương thực cứu tế người dân lên quan tri huyện. Nhan Tri huyện nghe xong vui vẻ mỉm cười bảo mọi người:
– Mẹ ta bảo các vị làm như vậy là đúng.
Ông liền lập tức soạn thảo bản văn trình bày tường tận sự việc lên quan tỉnh; đồng thời sai người về quê bán hết tài sản, chuẩn bị để đền bù vào số lương thực đã xuất ra khỏi kho mà không có lệnh của tỉnh.
Sau khi sự việc được trình lên cấp trên, quan trưởng cấp tỉnh xem qua kinh hãi vô cùng, liền cấp báo về triều đình xin xem xét tội danh tự ý mở kho lương thực, đồng thời ra lệnh điều tra quan tri huyện.
Không ngờ hoàng thượng rất sáng suốt, nghe qua sự việc liền hết lời ngợi khen việc làm của mẹ con Nhan thị, lập tức hạ chiếu không cần tra cứu chuyện tự ý mở kho lương thực, cũng không bắt phải đền bù lương thực vào kho, lại còn ban tặng cho Nhan thái phu nhân một tấm hoành phi để khen ngợi.
Nhan Tịnh Phủ từ đó càng ra sức làm thiện, thương yêu dân chúng như con đẻ. Sau đó ông được bổ làm Tri phủ Nam Phủ, không lâu sau lại thăng chức Tuần phủ tỉnh Quý Châu.
Con trai ông là Nhan Kiểm giữ chức Bộ tào được thăng lên đến chức Lệ tổng đốc; cháu ông là Nhan Bá Đảo xuất thân từ hàn lâm, sau đó nhậm chức Tổng đốc Phúc Kiến; ngoài ra còn rất nhiều cháu chắt của ông cũng đều được vinh hiển. Tất cả đều là phước báo do Nhan thái phu nhân biết dạy con tích chứa điều lành.
(trích Tọa Hoa Chí Quả)
Send comment