- 1. Lý Sĩ Khiêm thích bố thí
- 2. Thầy giáo hết lòng giúp người
- 3. Gia Luật Sở Tài can vua
- 4. Nhan phu nhân quả quyết cứu người
- 5. Khéo tu trong chốn phủ đường
- 6. Một lời cứu vạn người
- 7. Cứu người được tăng tuổi thọ
- 8. Chuyển tướng xấu thành tốt
- 9. Chịu đói giúp người
- 10. Làm lành được báo đáp
- 11. Sinh làm con để đền ơn
- 12. Bạch Khởi lạm sát phải tự sát
- 13. Giết hàng binh gặp đại họa
- 14. Lạm sát bị ung nhọt
- 15. Hồn ma ám ảnh
- 16. Hồn ma báo mộng
- 17. Giết người đền mạng
- 18. Sai dịch tàn ác chịu quả báo
- 19. Mẹ kế độc ác bị sét đánh
- 20. Bức cung dân lành bị đột tử
- 21. Hai mươi sáu nhát dao
- 22. Oan nghiệt sanh mụt nhọt
- 23. Quốc sư Ngộ Đạt
- 24. Thấy chết không cứu đời sau làm heo
- 25. Tham tiền mất con
- 26. Cha mẹ là Phật
- 27. Lòng hiếu cảm động mãnh hổ
- 28. Liều chết cứu cha
- 29. Nàng dâu hiếu thoát hỏa nạn
- 30. Lòng hiếu cảm động hài cốt cha
- 31. Gương hiếu thuận
- 32. Niệm Phật cứu mẹ
- 33. Hiếu nghĩa thành danh
- 34. Con hiếu không dối cha
- 35. Xin ăn nuôi cha mẹ
- 36. Hiếu dưỡng mẹ sinh con trai quý
- 37. Chu Thọ Xương hết lòng tìm mẹ
- 38. Tu thân và giúp người để báo ân
- 39. Hiếu thuận thoát nạn sét đánh
- 40. Con hiếu xả thân cứu cha
- 41. Nàng dâu hiếu thảo mẹ chồng
- 42. Đổi tuổi thọ cho cha
- 43. Thay nhau nuôi cha mẹ
Đường Tương Thanh biên soạn, Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
HIẾU DƯỠNG MẸ SINH CON TRAI QUÝ
Thôi Miện từ nhỏ đã hết sức hiếu thuận. Cha ông qua đời từ khi
ông còn tấm bé, mẹ ông vì quá đau lòng, khóc lóc đến nỗi mù cả hai mắt.
Thôi Miện bán cả ruộng vườn, đi khắp nơi tìm thầy hay thuốc tốt về chữa
trị cho mẹ, nhưng các danh y được mời đến đều lắc đầu bó tay không chữa
được.
Từ khi mẹ trở nên mù lòa, mỗi ngày Thôi Miện đều lo việc phụng dưỡng hết
lòng, chí thành cung kính, chăm lo tất cả mọi vấn đề sinh hoạt hằng ngày của mẹ, lúc nào cũng nghiêm cẩn hết mực, không bao giờ thay đổi. Từ
những thứ như y phục, đồ ăn, thức uống và tất cả mọi nhu cầu cần thiết trong đời sống hằng ngày của mẹ, Thôi Miện đều tùy theo thời tiết trong năm mà thay đổi sao cho thích hợp, lúc nào cũng làm cho mẹ được cảm thấy
vui vẻ, thỏa mái, không thiếu thốn thứ gì.
Những ngày thời tiết tốt đẹp, Thôi Miện dìu mẹ ra ngoài đi dạo hóng mát,
hít thở không khí trong lành của đất trời, tận hưởng những làn gió mát thoang thoảng chút hương thơm của mạ non.
Tuy hai mắt của mẫu thân đã mù, không thể thưởng thức phong cảnh đẹp như
tranh của làng quê yên bình, nhưng Thôi Miện thường đi cạnh bên miêu tả
cảnh vật bên ngoài cho mẹ nghe, làm cho mẹ ông cũng có cảm giác như đang được tận mắt thưởng thức. Mỗi ngày, trước khi đi ngủ Thôi Miện luôn
dành thời gian kể cho mẹ nghe những việc xảy ra trong ngày, để bà không
có cảm giác cách biệt với mọi sinh hoạt xã hội.
Về sau, Thôi Miện làm quan ngày càng thăng tiến, song lúc nào cũng vẫn giữ một mực cung kính đối với mẹ già, luôn tự mình chăm sóc phục dịch mọi sinh hoạt hằng ngày chứ không bao giờ để cho gia nhân làm thay. Ngoài ra, ông còn tự tay trồng rất nhiều loại cây ăn trái trong vườn nhà
mình như đào, mận, quýt... Do đó mà suốt bốn mùa trong năm lúc nào cũng
có trái cây tươi ngon ngọt để dâng lên mẹ.
Sau khi mẹ già trăm tuổi, Thôi Miện lại phát tâm ăn chay trường, tụng kinh niệm Phật hồi hướng phước lành cầu cho mẫu thân được vãng sinh về Tịnh độ.
Bởi suốt một đời Thôi Miện luôn nêu cao tấm gương hiếu hạnh, nên con cháu của ông cũng đều rèn luyện được nhân cách hơn người. Thôi Miện làm quan đến chức Trung thư thị lang, con trai được phong làm Hữu phủ, là một trong những danh tướng thời bấy giờ.