Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

25. Thuyết pháp lần đầu tiên

20 Tháng Ba 201100:00(Xem: 7018)
25. Thuyết pháp lần đầu tiên

TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

HỒI THỨ NHÌ

25. THUYẾT PHÁP LẦN ĐẦU TIÊN

Đức Phật nhận năm anh em ông Kiều-trần-như làm những vị đệ tử đầu tiên rồi, ngài liền vì các ông mà khai diễn pháp Tứ diệu đế. Đây là buổi thuyết pháp chính thức lần đầu tiên của ngài, có ghi lại trong kinh Chuyển pháp luân.

Đức Phật dạy rằng:

“Này các tỳ-kheo! Người muốn sống cuộc đời trí tuệ, cần phải tránh xa hai lối sống cực đoan.

“Một là sống sung sướng quá độ. Hạng người này miệt mài trong những cuộc truy hoan, họ thích yến tiệc hội hè, chỉ biết thỏa mãn dục lạc mà thôi. Họ là những kẻ hèn hạ. Hành vi của họ xấu xavô ích, không sánh được với người muốn đến cõi trí tuệ.

“Còn một hạng cực đoan khác, chỉ biết sống khổ hạnh thôi. Họ thiếu thốn tất cả, từ chối hết tất cả. Hành vi của họ cũng thật đáng thương và vô ích, không sánh được với người muốn đến cõi trí tuệ.

“Này các tỳ-kheo! Bậc giác ngộ tránh xa hai lối sống cực đoan ấy. Người tìm được đường Trung đạo. Lần theo con đường này, người ta sẽ tìm được ánh sáng soi tỏ tâm trí, người ta sẽ đến chỗ an lạc, cõi trí tuệ, cõi Niết-bàn.”

Khi ấy, năm vị đệ tử đều trân trọng lắng nghe những lời dạy của bậc giác ngộ, nhận rõ những sai lầm trước đây của mình.

Đức Phật nói tiếp rằng:

“Này các tỳ-kheo! Ta sẽ giảng với các ngươi về pháp Tứ diệu đế, tức là bốn chân lý trong cõi đời này. Ai thấu rõ bốn chân lý ấy, có thể đạt đến chỗ giải thoát, an lạc.

“Này các ngươi! Chân lý thứ nhất là về sự khổ. Sanh ra là khổ, già suy là khổ, bệnh tật là khổ, chết đi là khổ. Phải gặp gỡ tiếp xúc với những người mình không ưa thích cũng là khổ. Phải xa cách với những người mình yêu thương cũng là khổ. Cầu mong điều gì mà không được vừa ý là khổ. Các giác quan trong thân thể bám víu theo những sự thọ cảm, hình sắc, hành động với sự nhận biết cũng đều là khổ. Những điều ấy không ai có thể phủ nhận được. Đó gọi là Khổ đế.

“Này các tỳ-kheo! Chân lý thứ hai là về nguồn gốc của sự khổ. Sự khao khát, ham muốn trong đời sống và ái dục dắt dẫn chúng sanh đi từ đời này sang đời khác, lại có sự vui sướngtham vọng luôn đi theo. Muốn cho tham vọng được thỏa mãn thời phải có quyền thế. Khao khát, ham muốn quyền thế, khao khát được vui sướng, khao khát sống đời, đó là nguồn gốc của sự khổ. Đó gọi là Tập đế.

“Này các tỳ-kheo! Chân lý thứ ba là về sự diệt khổ. Dứt bỏ hoàn toàn sự khao khát, ham muốn, ấy là diệt khổ. Bởi vì không còn ham muốn, khao khát thì sự khổ không còn nguyên nhân để sinh khởi nữa. Đó gọi là Diệt đế.

“Này các tỳ-kheo! Chân lý thứ tư là về con đường đưa đến diệt khổ. Đó là tám con đường chân chánh để tu tập đưa đến diệt khổ. Tám con đường ấy là: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệmchánh định. Đó gọi là Đạo đế.

“Này các tỳ-kheo! Ta đã dạy cho các ngươi biết chân lý nhiệm mầu về sự khổ. Trước ta, chưa có ai thấy biết được. Nay ta đã hiểu, ta cũng làm cho các ngươi được hiểu như vậy.

“Này các tỳ-kheo! Ta đã dạy cho các ngươi biết chân lý nhiệm mầu về nguồn gốc của sự khổ. Trước ta, chưa có ai thấy biết được. Nay ta đã hiểu, ta cũng làm cho các ngươi được hiểu như vậy.

“Này các tỳ-kheo! Ta đã dạy cho các ngươi biết chân lý nhiệm mầu về sự diệt khổ. Trước ta, chưa có ai thấy biết được. Nay ta đã hiểu, ta cũng làm cho các ngươi được hiểu như vậy.

“Này các tỳ-kheo! Ta đã dạy cho các ngươi biết chân lý nhiệm mầu về con đường đưa đến diệt khổ. Trước ta, chưa có ai thấy biết được. Nay ta đã hiểu, ta cũng làm cho các ngươi được hiểu như vậy.

“Này các tỳ-kheo! Tu tập theo con đường Trung đạo là như vậy. Đó là con đường mà ta đã tìm được. Con đường ấy đưa đến cõi an lạc giải thoát, cõi trí tuệ, cõi Niết-bàn.

“Này các tỳ-kheo! Người nào chưa thấu rõ bốn chân lý ấy thì nên biết rằng, dù người ấy ở cõi này hay cõi tiên, cõi Ma vương hay cõi Phạm thiên, hoặc ở trong tất cả chúng sanh, tỳ-kheo hay bà-la-môn, đều là chưa đạt đến quả Phật Như-lai.

“Này các tỳ-kheo! Người nào đã thấu rõ bốn chân lý ấy thì nên biết rằng, dù người ấy ở cõi này hay cõi tiên, cõi Ma vương hay cõi Phạm thiên, hoặc ở trong tất cả chúng sanh, tỳ-kheo hay bà-la-môn, đều có thể đạt đến quả Phật, Như Lai. Người ấy đã được giải thoát rồi, không còn phải tái sinh trong luân hồi nữa.”

Nghe Phật thuyết pháp xong, cả năm vị đều thấy tâm ý sáng suốt, khai mở. Các vị liền phát nguyện tu tập theo lời dạy của Phật. Riêng ông Kiều-trần-như sau khi nghe xong liền được pháp nhãn thanh tịnh. Ông thấy rõ luật sinh khởi của vạn pháp: có sinh thì có diệt.

Kể từ hôm đó, năm vị bắt đầu chia nhau đi khất thực. Mỗi ngày có 3 vị mang bình bát đi khất thực, và chia đều thức ăn cho những người ở nhà. Thời gian còn lại, các vị dành trọn cho việc tu tập quán tưởng theo lời Phật dạy.

Chẳng bao lâu, họ đều lần lượt chứng các thánh quả. Về sau, họ trở thành những đệ tử truyền pháp rộng rãi ra khắp nơi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26645)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20014)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18202)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32859)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18800)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31663)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32585)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20148)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26352)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20332)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23801)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23915)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15132)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15038)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant