KINH
NGHIỆM THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
III. Giải thoát tâm thức
Đó là những lời đầu tiên tổng thống Franklin Delano Roosevelt nói với dân tộc đang bị vây khốn của ông. Những lời ấy đã được lặp lại nhiều lần và vẫn còn rất quen thuộc với những kẻ hậu sinh như chúng ta. Lời ấy đáng ghi nhớ vì ông đã nhắc nhở dân Hoa Kỳ rằng, sự nguy hiểm ghê gớm không phải do tình trạng từ bên ngoài của một nền kinh tế đang suy sụp, mà từ một năng lực trong tâm ta.
Là một thiền sinh, chúng ta nên tìm hiểu vấn đề này sâu xa hơn một chút. Chúng ta có nên sợ cái sợ ấy không? Biết bao nhiêu năng lượng sinh động và sáng tạo của ta đã bị kìm kẹp - đôi khi hoàn toàn bị tê liệt - vì ta đã sợ cái sợ, vì không dám cảm nhận, không dám tìm hiểu cái sợ ấy là gì.
Chúng ta không bao giờ có thể ước lượng được cái năng lực tiềm tàng của nỗi sợ trong việc chi phối đời sống của ta. Trạng thái tâm thức này bao gồm một phạm vi vô cùng rộng lớn: từ những lo nghĩ thông thường cho đến sự lo lắng kinh niên, cho đến một nỗi kinh sợ ghê gớm... Nó có khả năng trói buộc thân tâm ta và làm què quặt ý chí của ta. Và không chỉ cái sợ tự nó có một năng lực vô cùng to tát mà thôi, nó còn cung cấp năng lượng cho những nguyên nhân ẩn tàng khác của khổ đau nữa. Sau lưng mỗi hành động tham lam là một nỗi sợ bị cướp đoạt. Phía sau lòng thù hận và sự xâm lấn là một nỗi sợ bị làm hại. Phía sau những ảo tưởng là nỗi sợ phải cảm nhận những tình trạng khổ đau.
Bạn có biết vì sao việc đối phó với nỗi sợ một cách khéo léo có thể là một hành động giải thoát vô cùng quan trọng cho ta không? Khi ta thoát ra khỏi nỗi sợ về cái sợ và lột trần được mặt nạ của nó, không những chúng ta tự giải thoát được ra khỏi cái năng lực suy nhược của nó, mà còn làm giảm đi sức mạnh của nhiều tâm hành liên hệ khác hằng được nó nuôi dưỡng nữa.
Tu tập thiền quán sẽ phơi bày tất cả mọi vấn đề trong tâm ta. Chúng ta sẽ mở tâm mình ra với những ký ức, những xúc cảm, hoặc những cảm thọ khác nhau trong thân. Trong thiền tập, việc này xảy ra một cách rất hữu cơ, vì chung ta không tìm kiếm, không bới móc, không thăm dò. Ta chỉ việc ngồi yên và theo dõi. Trong không gian an ổn của một khóa tu và theo thời khóa của nó, nghĩa là đúng vào lúc thích hợp thì sự việc sẽ tự biểu lộ: nỗi sợ, noi sợ về cái sợ, bao nhiêu ký ức, tư tưởng, cảm xúc và cảm giác mà ta hằng sợ phải đối diện. Chúng ta bắt đầu cho phép mình cảm nhận chúng trọn vẹn. Khi những việc này khởi lên, ta sẽ ôm ấp chúng một cách có ý thức và có chánh niệm, với một thái độ chấp nhận và ôn hoà ta sẽ không còn đè nén chúng nữa. Và luồng năng lượng trong ta sẽ trôi chảy tự tại hơn.
Và rồi khi nhìn lại, ta sẽ nhận thấy rằng nỗi sợ ấy đã vơi đi rất nhiều. Chúng ta đã dám đối diện với điều mình sợ hãi và ta vẫn sống, còn cảm thấy an lạc nữa. Nỗi sợ sẽ không thể tồn tại khi ta không trốn tránh và chối bỏ nó nữa. Và cũng từ đó nó sẽ dần dần mất chỗ đứng trong tâm ta.
Ngoài ra, phương pháp tu tập ấy còn có một công dụng khác nữa. Nhiều năm trước, tôi tham dự một khóa thiền, sesshin, với ngài Joshu Sasaki, một vị thầy rất nghiêm khắc và đòi hỏi. Khóa tu ấy kịch liệt đến độ tôi đã tiếp xúc được với một nỗi sợ rất sâu xa trong tâm. Tôi cảm thấy nỗi sợ nguyên thủy ấy mãnh liệt đến nỗi có lúc tôi không dám cử động.
Tôi đối diện với cái sợ ấy trong suốt khóa tu. Và mặc dù cường độ của nó sau cùng cũng đã giảm bớt đi rất nhiều, nhưng cảm thọ về nó đã ăn sâu vào tận trong tâm thức và còn tồn tại cả tháng trời sau đó. Đi đâu tôi cũng mang theo một không gian sợ sệt, và tôi bắt đầu nghĩ rằng mình là một người rất nhút nhát. Tôi cảm thấy như là có một nút cột ngay trong cốt tủy con người của tôi, và nghĩ rằng có lẽ phải mất mấy năm mới có thể tháo gở được gút mắt ấy.
Vài tháng sau, trong khi tôi và một người bạn cùng đi dạy một khóa tu tại Texas, cả hai chúng tôi đang đi dạo chung quanh khuôn viên của trung tâm. Tôi mải mê kể cho người bạn nghe về nỗi sợ của tôi, về tất cả những gì tôi đã làm, và nó đã trở thành một gánh nặng như thế nào. Cuối cùng, chị ta quay sang nói với tôi điều mà tôi đã từng nói với người khác không biết bao nhiêu lần: “Đó chỉ là một trạng thái của tâm mà thôi.” Đúng ngay khi đó là lúc mà tôi cần phải nghe những lời ấy. Giả sử như chị ta nói câu đó một tuần trước thì có lẽ nó sẽ không có một ảnh hưởng như vậy. Nhưng ngay chính lúc đó, sự nhắc nhở ấy mở ra cho tôi thấy một cái nhìn mới, rằng nỗi sợ thực sự không là của ai cả. Nó không dính dáng gì tới hoặc là một phần nào của cái “tôi” cả. Nó chỉ là một trạng thái của tâm mà thôi. Nó có mặt ở đó, và rồi sẽ đi qua. Thật ra tôi chẳng có gì phải làm hết, ngoại trừ việc để yên cho nó xuất hiện và trôi qua đúng như thật.
Trong suốt thời gian qua, mặc dù tôi có theo dõi nỗi sợ ấy, nhưng thực sự tôi không ý thức được rằng tôi đã có một thái độ ghét bỏ đối với nó. Và cảm giác ghét bỏ ấy lại sinh thêm một nhận thức tiêu cực. Trong giây phút mà tôi ý thức được rằng nỗi sợ chỉ là một trạng thái của tâm, tất cả đều tan biến mất. Điều đó không có nghĩa là tôi sẽ không bao giờ biết sợ nữa, nhưng từ đó trở đi tôi có thể nhận diện nỗi sợ một cách dễ dàng hơn.
Cảm xúc cũng như những cụm mây trôi qua bầu trời. Đôi khi đó là nỗi sợ hãi hoặc cơn giận dữ, đôi khi đó lại là hạnh phúc hoặc tình yêu. Nhưng không có cái nào thiết lập nên một cái tôi cả. Chúng chỉ là cảm xúc, mỗi cái tự biểu hiện phẩm tính của chính nó. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ có thể nuôi dưỡng cảm xúc nào hữu dụng, và giản dị để yên cho những cảm xúc khác hiện hữu như bản chất thực sự của nó, không xua đuổi, không đè nén, và cũng không bao giờ nhận chúng là mình.
Đối với những cảm xúc như sợ hãi, tuyệt vọng, âu sầu, tự ti... chúng ta chỉ cần theo dõi và cảm nhận thôi. Có thể cần một thời gian dài trước khi sự vướng mắc ấy bắt đầu nới lỏng ra, nhưng cũng có thể chỉ cần một giây phút đột nhiên tỉnh ngộ: “Ồ, đây cũng chỉ là một trạng thái của tâm mà thôi!” Người ta đã có nhiều thành công trong việc đối trị với những cảm xúc này, mặc dù việc ấy đòi hỏi nhiều công phu.
Ngài Munindra, một trong những vị thầy đầu tiên của tôi thường bảo rằng, trên con đường tu tập thời gian không phải là vấn đề. Sự tu tập không thể đo lường bằng thời gian, vì vậy ta nên buông bỏ cái ý niệm về chừng nào và bao lâu. Sự tu tập là một tiến trình hé mở, và nó sẽ mở vào đúng thời điểm của nó. Cũng như những đoá hoa nở rộ trong mùa xuân. Có bao giờ chúng ta lại nắm kéo nó lên để bắt nó mọc nhanh hơn không? Có lần tôi làm thế với những cây cà-rốt trong khu vườn đầu tiên của tôi, năm tôi 8 tuổi. Việc làm ấy không có kết quả!
Chúng ta không cần phải có một thời hạn nhất định nào cho tiến trình để yên mọi việc như bản chất của nó. Thế tại sao ta không thực hành ngay bây giờ đi?
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
III. Giải thoát tâm thức
Sợ
“Chỉ có mỗi một điều đáng sợ là chính cái sợ ấy.”Đó là những lời đầu tiên tổng thống Franklin Delano Roosevelt nói với dân tộc đang bị vây khốn của ông. Những lời ấy đã được lặp lại nhiều lần và vẫn còn rất quen thuộc với những kẻ hậu sinh như chúng ta. Lời ấy đáng ghi nhớ vì ông đã nhắc nhở dân Hoa Kỳ rằng, sự nguy hiểm ghê gớm không phải do tình trạng từ bên ngoài của một nền kinh tế đang suy sụp, mà từ một năng lực trong tâm ta.
Là một thiền sinh, chúng ta nên tìm hiểu vấn đề này sâu xa hơn một chút. Chúng ta có nên sợ cái sợ ấy không? Biết bao nhiêu năng lượng sinh động và sáng tạo của ta đã bị kìm kẹp - đôi khi hoàn toàn bị tê liệt - vì ta đã sợ cái sợ, vì không dám cảm nhận, không dám tìm hiểu cái sợ ấy là gì.
Chúng ta không bao giờ có thể ước lượng được cái năng lực tiềm tàng của nỗi sợ trong việc chi phối đời sống của ta. Trạng thái tâm thức này bao gồm một phạm vi vô cùng rộng lớn: từ những lo nghĩ thông thường cho đến sự lo lắng kinh niên, cho đến một nỗi kinh sợ ghê gớm... Nó có khả năng trói buộc thân tâm ta và làm què quặt ý chí của ta. Và không chỉ cái sợ tự nó có một năng lực vô cùng to tát mà thôi, nó còn cung cấp năng lượng cho những nguyên nhân ẩn tàng khác của khổ đau nữa. Sau lưng mỗi hành động tham lam là một nỗi sợ bị cướp đoạt. Phía sau lòng thù hận và sự xâm lấn là một nỗi sợ bị làm hại. Phía sau những ảo tưởng là nỗi sợ phải cảm nhận những tình trạng khổ đau.
Bạn có biết vì sao việc đối phó với nỗi sợ một cách khéo léo có thể là một hành động giải thoát vô cùng quan trọng cho ta không? Khi ta thoát ra khỏi nỗi sợ về cái sợ và lột trần được mặt nạ của nó, không những chúng ta tự giải thoát được ra khỏi cái năng lực suy nhược của nó, mà còn làm giảm đi sức mạnh của nhiều tâm hành liên hệ khác hằng được nó nuôi dưỡng nữa.
Tu tập thiền quán sẽ phơi bày tất cả mọi vấn đề trong tâm ta. Chúng ta sẽ mở tâm mình ra với những ký ức, những xúc cảm, hoặc những cảm thọ khác nhau trong thân. Trong thiền tập, việc này xảy ra một cách rất hữu cơ, vì chung ta không tìm kiếm, không bới móc, không thăm dò. Ta chỉ việc ngồi yên và theo dõi. Trong không gian an ổn của một khóa tu và theo thời khóa của nó, nghĩa là đúng vào lúc thích hợp thì sự việc sẽ tự biểu lộ: nỗi sợ, noi sợ về cái sợ, bao nhiêu ký ức, tư tưởng, cảm xúc và cảm giác mà ta hằng sợ phải đối diện. Chúng ta bắt đầu cho phép mình cảm nhận chúng trọn vẹn. Khi những việc này khởi lên, ta sẽ ôm ấp chúng một cách có ý thức và có chánh niệm, với một thái độ chấp nhận và ôn hoà ta sẽ không còn đè nén chúng nữa. Và luồng năng lượng trong ta sẽ trôi chảy tự tại hơn.
Và rồi khi nhìn lại, ta sẽ nhận thấy rằng nỗi sợ ấy đã vơi đi rất nhiều. Chúng ta đã dám đối diện với điều mình sợ hãi và ta vẫn sống, còn cảm thấy an lạc nữa. Nỗi sợ sẽ không thể tồn tại khi ta không trốn tránh và chối bỏ nó nữa. Và cũng từ đó nó sẽ dần dần mất chỗ đứng trong tâm ta.
Ngoài ra, phương pháp tu tập ấy còn có một công dụng khác nữa. Nhiều năm trước, tôi tham dự một khóa thiền, sesshin, với ngài Joshu Sasaki, một vị thầy rất nghiêm khắc và đòi hỏi. Khóa tu ấy kịch liệt đến độ tôi đã tiếp xúc được với một nỗi sợ rất sâu xa trong tâm. Tôi cảm thấy nỗi sợ nguyên thủy ấy mãnh liệt đến nỗi có lúc tôi không dám cử động.
Tôi đối diện với cái sợ ấy trong suốt khóa tu. Và mặc dù cường độ của nó sau cùng cũng đã giảm bớt đi rất nhiều, nhưng cảm thọ về nó đã ăn sâu vào tận trong tâm thức và còn tồn tại cả tháng trời sau đó. Đi đâu tôi cũng mang theo một không gian sợ sệt, và tôi bắt đầu nghĩ rằng mình là một người rất nhút nhát. Tôi cảm thấy như là có một nút cột ngay trong cốt tủy con người của tôi, và nghĩ rằng có lẽ phải mất mấy năm mới có thể tháo gở được gút mắt ấy.
Vài tháng sau, trong khi tôi và một người bạn cùng đi dạy một khóa tu tại Texas, cả hai chúng tôi đang đi dạo chung quanh khuôn viên của trung tâm. Tôi mải mê kể cho người bạn nghe về nỗi sợ của tôi, về tất cả những gì tôi đã làm, và nó đã trở thành một gánh nặng như thế nào. Cuối cùng, chị ta quay sang nói với tôi điều mà tôi đã từng nói với người khác không biết bao nhiêu lần: “Đó chỉ là một trạng thái của tâm mà thôi.” Đúng ngay khi đó là lúc mà tôi cần phải nghe những lời ấy. Giả sử như chị ta nói câu đó một tuần trước thì có lẽ nó sẽ không có một ảnh hưởng như vậy. Nhưng ngay chính lúc đó, sự nhắc nhở ấy mở ra cho tôi thấy một cái nhìn mới, rằng nỗi sợ thực sự không là của ai cả. Nó không dính dáng gì tới hoặc là một phần nào của cái “tôi” cả. Nó chỉ là một trạng thái của tâm mà thôi. Nó có mặt ở đó, và rồi sẽ đi qua. Thật ra tôi chẳng có gì phải làm hết, ngoại trừ việc để yên cho nó xuất hiện và trôi qua đúng như thật.
Trong suốt thời gian qua, mặc dù tôi có theo dõi nỗi sợ ấy, nhưng thực sự tôi không ý thức được rằng tôi đã có một thái độ ghét bỏ đối với nó. Và cảm giác ghét bỏ ấy lại sinh thêm một nhận thức tiêu cực. Trong giây phút mà tôi ý thức được rằng nỗi sợ chỉ là một trạng thái của tâm, tất cả đều tan biến mất. Điều đó không có nghĩa là tôi sẽ không bao giờ biết sợ nữa, nhưng từ đó trở đi tôi có thể nhận diện nỗi sợ một cách dễ dàng hơn.
Cảm xúc cũng như những cụm mây trôi qua bầu trời. Đôi khi đó là nỗi sợ hãi hoặc cơn giận dữ, đôi khi đó lại là hạnh phúc hoặc tình yêu. Nhưng không có cái nào thiết lập nên một cái tôi cả. Chúng chỉ là cảm xúc, mỗi cái tự biểu hiện phẩm tính của chính nó. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ có thể nuôi dưỡng cảm xúc nào hữu dụng, và giản dị để yên cho những cảm xúc khác hiện hữu như bản chất thực sự của nó, không xua đuổi, không đè nén, và cũng không bao giờ nhận chúng là mình.
Đối với những cảm xúc như sợ hãi, tuyệt vọng, âu sầu, tự ti... chúng ta chỉ cần theo dõi và cảm nhận thôi. Có thể cần một thời gian dài trước khi sự vướng mắc ấy bắt đầu nới lỏng ra, nhưng cũng có thể chỉ cần một giây phút đột nhiên tỉnh ngộ: “Ồ, đây cũng chỉ là một trạng thái của tâm mà thôi!” Người ta đã có nhiều thành công trong việc đối trị với những cảm xúc này, mặc dù việc ấy đòi hỏi nhiều công phu.
Ngài Munindra, một trong những vị thầy đầu tiên của tôi thường bảo rằng, trên con đường tu tập thời gian không phải là vấn đề. Sự tu tập không thể đo lường bằng thời gian, vì vậy ta nên buông bỏ cái ý niệm về chừng nào và bao lâu. Sự tu tập là một tiến trình hé mở, và nó sẽ mở vào đúng thời điểm của nó. Cũng như những đoá hoa nở rộ trong mùa xuân. Có bao giờ chúng ta lại nắm kéo nó lên để bắt nó mọc nhanh hơn không? Có lần tôi làm thế với những cây cà-rốt trong khu vườn đầu tiên của tôi, năm tôi 8 tuổi. Việc làm ấy không có kết quả!
Chúng ta không cần phải có một thời hạn nhất định nào cho tiến trình để yên mọi việc như bản chất của nó. Thế tại sao ta không thực hành ngay bây giờ đi?
Send comment