Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

17-Con sông của cuộc sống

28 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 8256)
17-Con sông của cuộc sống

NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY
Nguyên tác: Think on These Things by Jiddu Krishnamurti
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008

Chương 17
Con sông của cuộc sống

 Tôi không biết trên những chuyến đi dạo bạn có nhận thấy một cái ao hẹp, dài bên cạnh con sông hay không. Vài người dân chài chắc đã đào nó, và nó không được khơi vào con sông. Con sông đang chảy đều đều, sâu và rộng, nhưng cái ao này lại đầy những lớp váng cặn bã bởi vì nó chẳng liên quan gì với cuộc sống của con sông, và không có con cá nào trong nó. Nó là một cái ao nước tù, còn con sông sâu đầy sức sống và sinh lực, chảy mau lẹ dọc theo.
 
Bây giờ, bạn không nghĩ rằng những con người cũng giống như thế đó hay sao? Họ đào một cái ao nhỏ xíu cho chính họ tách biệt khỏi dòng chảy xiết của cuộc sống, và trong cái ao nhỏ xíu đó họ trì trệ, chết; và sự trì trệ này, sự thối rữa này chúng ta lại gọi là tồn tại. Đó là, tất cả chúng ta đều muốn có một trạng thái bền vững; chúng ta muốn những ham muốn nào đó kéo dài mãi mãi, chúng ta muốn những vui thú không bao giờ chấm dứt. Chúng ta đào một cái hố nhỏ xíu và ngăn chặn chính mình trong nó với gia đình chúng ta, với những tham vọng của chúng ta, những văn hoá của chúng ta, những sợ hãi của chúng ta, những thần thánh của chúng ta, vô số hình thức thờ phụng của chúng ta, và ở đó chúng ta chết, bỏ mặc cuộc sống trôi qua – cuộc sống đó mà là không cố định, liên tục đang thay đổi, thật mau lẹ, có chiều sâu lớn lao, một sức sống và vẻ đẹp lạ thường.
 
Bạn không nhận thấy rằng nếu bạn ngồi yên lặng trên bờ sông bạn nghe được bài ca của nó – tiếng vỗ của nước, âm thanh của dòng nước chảy qua? Luôn luôn có một ý thức của chuyển động, một chuyển động lạ lùng hướng về cái rộng hơn và sâu hơn. Nhưng trong cái ao nhỏ xíu đó không có chuyển động gì cả, nước của nó là tù hãm. Và nếu bạn quan sát bạn sẽ nhận thấy rằng đây là cái gì hầu hết chúng ta đều muốn: những cái ao tù hãm nhỏ xíu của sự tồn tại tách khỏi cuộc sống. Chúng ta nói rằng sự tồn tại ao tù của chúng ta là đúng, và chúng ta đã sáng chế ra một triết lý để chứng minh điều đó đúng; chúng ta đã phát triển những lý thuyết xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo để ủng hộ nó, và chúng ta không muốn bị quấy rầy bởi vì, bạn thấy không, điều gì chúng ta theo đuổi là một ý thức của bền vững.
 
Bạn có biết tìm kiếm sự bền vững là gì hay không? Nó có nghĩa là muốn những vui thú tiếp tục vô tận và muốn đau khổ chấm dứt càng mau càng tốt. Chúng ta muốn cái tên mà chúng ta mang được nổi tiếng và muốn tiếp tục qua gia đình, qua tài sản. Chúng ta muốn một ý thức của bền vững trong những liên hệ của chúng ta, trong những hoạt động của chúng ta, mà có nghĩa rằng chúng ta đang tìm kiếm một cuộc sống liên tục, kéo dài trong cái ao tù hãm; chúng ta không muốn bất kỳ sự thay đổi thực sự nào ở đó, vì vậy chúng ta đã xây dựng nên một xã hội đảm bảo cho chúng ta sự bền vững của tài sản, của tên tuổi, của danh tiếng.
 
Nhưng bạn thấy không, cuộc sống không giống như thế chút nào cả; cuộc sống không bền vững. Giống như những chiếc lá rơi khỏi một cái cây, tất cả mọi sự vật đều không bền vững, không có gì tồn tại ; luôn luôn có sự thay đổi và cái chết. Bạn có khi nào nhìn thấy một cái cây đang đứng trơ trụi tương phản với bầu trời, nó đẹp làm sao đâu? Tất cả những cành của nó đều hiển hiện theo đường nét, và trong sự trơ trụi của nó có một bài thơ, có một bài ca. Mỗi chiếc lá đều rụng hết và nó đang ngóng trông mùa xuân. Khi mùa xuân đến cái cây lại tràn đầy tiếng nhạc của nhiều chiếc lá, mà vào đúng mùa lại rơi rụng và bị thổi bay đi, và đó là phương cách của cuộc sống.
 
Nhưng chúng ta không muốn bất kỳ sự việc nào thuộc loại đó. Chúng ta bám vào con cái của chúng ta, vào những truyền thống của chúng ta, vào xã hội của chúng ta, vào tên tuổi của chúng ta và những đức hạnh nhỏ nhoi của chúng ta, bởi vì chúng ta muốn sự bền vững; và đó là lý do tại sao chúng ta sợ chết. Chúng ta khiếp sợ khi mất đi những sự việc mà chúng ta biết. Nhưng cuộc sống không là cái gì chúng ta muốn nó hiện diện; cuộc sống không bền vững gì cả. Chim chóc chết, tuyết tan, cây cối bị gãy hay bị tàn phá bởi những cơn bão, và vân vân. Nhưng chúng ta muốn mọi thứ cho chúng ta sự thỏa mãn đều được bền vững; chúng ta muốn chức vụ, uy quyền chúng ta có trên những người khác, được kéo dài mãi mãi. Chúng ta từ chối chấp nhận cuộc sống như nó hiện diện trong thực tế, sự thật.
 
Sự thật rằng là cuộc sống giống như con sông: chuyển động không ngừng nghỉ, luôn luôn tìm kiếm, khám phá, xô đẩy, tràn qua bờ, thâm nhập mọi khe rãnh với nguồn nước của nó. Nhưng bạn thấy không, cái trí sẽ không cho phép điều đó xảy ra cho nó. Cái trí nhận thấy rằng thật là nguy hiểm, liều lĩnh, khi sống trong một tình trạng không bền vững, không an toàn, vì vậyxây dựng một bức tường quanh chính nó; bức tường của truyền thống, của tôn giáo có tổ chức, của những lý thuyết chính trị và xã hội. Gia đình, tên tuổi, tài sản, những đức hạnh nhỏ nhoi mà chúng ta đã vun quén – đây là mọi thứ ở trong những bức tường, tách biệt khỏi cuộc sống. Cuộc sống là chuyển động, không bền vững, và nó liên tục cố gắng để xuyên thấu, để phá vỡ những bức tường này, mà đằng sau chúng có hoang mang, rối loạnđau khổ. Thần thánh trong những bức tường này đều là những thần thánh giả dối, và những tác phẩm lẫn những triết lý của họ không có ý nghĩa gì cả bởi vì cuộc sống vượt khỏi chúng.
 
Bây giờ, một cái trí không có những bức tường, không bị đè nặng bởi những thu lợi, tích lũy, hiểu biết riêng của nó, một cái trí sống không thời gian, không an toàn – với một cái trí như thế đó, cuộc sống là một sự việc lạ thường. Một cái trí như thế đó tự chính nó là cuộc sống, bởi vì cuộc sống không có nơi nghỉ ngơi. Nhưng hầu hết chúng ta đều muốn có một nơi nghỉ ngơi; chúng ta muốn một ngôi nhà nhỏ, một cái tên, một vị trí, và chúng ta nói những sự việc này là rất quan trọng. Chúng ta đòi hỏi sự bền vững và tạo ra một nền văn hoá được dựa vào đòi hỏi này, sáng chế ra những thần thánh mà không phải là thần thánh gì cả nhưng chỉ là một chiếu rọi những ham muốn riêng của chúng ta.
 
Một cái trí đang tìm kiếm bền vững chẳng mấy chốc sẽ trì trệ; giống như cái ao đó dọc theo con sông, chẳng mấy chốc đầy rác rưởi, thối rữa. Chỉ có một cái trí không còn những bức tường, không nơi bấu víu, không rào chắn, không nơi nghỉ ngơi, một cái trí đang chuyển động hoàn toàn cùng cuộc sống, đang xô đẩy không ngừng nghỉ, đang thông hiểu, đang nổ tung – chỉ một cái trí như thế đó mới có thể hạnh phúc, mới mẻ mãi mãi, bởi vì nó có tánh sáng tạo trong chính nó.
 
Bạn có hiểu tôi đang nói về điều gì hay không? Bạn nên hiểu, bởi vì tất cả điều này là bộ phận của nền giáo dục thật sự và, khi bạn hiểu rõ nó, toàn cuộc sống của bạn sẽ được thay đổi, liên hệ của bạn với thế giới, với người láng giềng của bạn, với người vợ hay người chồng của bạn, sẽ có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Lúc đó bạn sẽ không cố gắng để thành tựu chính mình qua bất kỳ sự việc gì, đang thấy rằng việc theo đuổi sự thành tựu chỉ mời mọc thêm khốn khổ và sầu não. Đó là lý do do tại sao bạn nên hỏi những giáo viên của bạn về tất cả điều này và thảo luận nó giữa các bạn. Nếu bạn hiểu rõ nó, bạn sẽ bắt đầu hiểu rõ sự thật lạ thường của cuộc sống là gì, và trong hiểu biết rõ ràng đó có vẻ đẹp và tình yêu lớn lao, nở hoa của tốt lành. Nhưng những nỗ lực của một cái trí đang tìm kiếm một cái ao của an toàn, của bền vững, chỉ có thể dẫn đến sự tối tăm và phân hóa. Ngay khi đã được thiết lập trong một cái ao, một cái trí như thế đó sợ hãi để mạo hiểm ra ngoài, để thông hiểu, để khám phá; nhưng sự thật, Chúa, thực tại hay bất kỳ cái gì bạn muốn, ở bên ngoài cái ao.
 
Bạn có biết tôn giáo là gì không? Nó không ở trong những câu kinh, nó không ở trong thực hành những nghi lễ, hay là bất kỳ nghi thức nào khác, nó không ở trong sự thờ phụng những vị thần thánh bằng thiếc hay những hình ảnh bằng đá, nó không ở trong những đền chùa và những nhà thờ, nó không ở trong việc đọc kinh Bible hay kinh Gita, nó không ở trong sự lặp đi lặp lại một cái tên thiêng liêng hay trong việc theo đuổi một điều mê tín nào đó được sáng chế ra bởi con người. Những việc này không là tôn giáo.
 
Tôn giáotrạng thái cảm thấy của tốt lành, tình yêu đó mà giống như con sông, đang sống, đang chuyển động mãi mãi. Trong trạng thái đó bạn sẽ phát hiện ra rằng kia kìa có một khoảnh khắc khi không còn bất kỳ tìm kiếm nào cả; và sự kết thúc của tìm kiếm này là khởi đầu của một cái gì đó hoàn toàn khác hẳn. Tìm kiếm Chúa, sự thật, cảm thấy của hoàn toàn tốt lành – không phải là sự vun quén của tốt lành, của khiêm tốn, nhưng tìm kiếm từ một cái gì đó vượt khỏi những sáng chế và những ma mãnh của cái trí, mà có nghĩa rằng có một cảm thấy cho một cái gì đó, đang sống trong nó, đang là nó – đó là tôn giáo thực sự. Nhưng bạn có thể làm được việc đó chỉ khi nào bạn rời khỏi cái ao mà bạn đã đào cho chính mình và đi ra ngoài để vào con sông của cuộc sống. Vậy thì cuộc sống có một cách kinh ngạc để chăm sóc bạn, bởi vì lúc đó không còn sự chăm sóc nào về phần bạn nữa. Cuộc sống chuyên chở bạn đến nơi nó muốn bởi vì bạn là một bộ phận của chính nó; lúc đó không còn vấn đề của an toàn, của người ta nói gì hay không nói gì, và đó là vẻ đẹp của cuộc sống.

Người hỏi: Điều gì làm cho chúng ta sợ chết?

Krishnamurti: Bạn nghĩ rằng một chiếc lá rơi xuống mặt đất có sợ hãi chết hay sao? Bạn nghĩ rằng một con chim sống trong sợ hãi chết à? Nó gặp gỡ chết khi chết đến; nhưng nó không quan tâm đến chết, nó quá bận rộn cùng đang sống, cùng bắt những côn trùng, làm một cái tổ, hót một bài hát, bay vì niềm vui được bay. Bạn có khi nào nhìn ngắm những con chim lượn lờ vút cao trong không gian không cần vẫy cánh, đang được mang đi bởi cơn gió hay không? Chúng dường như thích thú vô tận. Chúng không lo ngại chết. Nếu chết đến thì cũng được thôi, chúng kết thúc. Không có lo ngại chuyện gì sắp xảy ra; chúng đang sống khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, phải vậy không? Chính là chúng ta những con người mới luôn luôn sợ chết – bởi vì chúng ta không đang sống. Đó là điều rắc rối: chúng ta đang chết, chúng ta không đang sống. Những người già ở gần gần nấm mồ, và những người trẻ thì không xa đó lắm.
 
Bạn thấy không, có sự lo lắng này với chết bởi vì chúng ta sợ hãi mất đi cái đã được biết, những thứ mà chúng ta đã thâu lượm. Chúng ta sợ hãi mất đi người vợ hay người chồng, một đứa con hay người bạn; chúng ta sợ hãi mất đi những gì chúng ta đã học được, đã tích lũy được. Nếu chúng ta có thể mang theo tất cả những thứ mà chúng ta đã thâu lượm – bạn bè của chúng ta, những sở hữu của chúng ta, những đức hạnh của chúng ta, nhân cách của chúng tavậy thì chúng ta không sợ chết, phải vậy không? Đây là lý do tại sao chúng ta bịa đặt những lý thuyết về chết và đời sau. Nhưng sự thật là rằng chết là một kết thúc và hầu hết mọi người chúng ta đều không sẵn lòng đối diện với sự thật này. Chúng ta không muốn rời bỏ cái đã được biết; vì vậy chính do sự bấu víu vào cái đã được biết mới tạo ra sợ hãi trong chúng ta, không phải là cái không được biết. Cái không được biết không thể nào trực nhận được bởi cái đã được biết. Nhưng cái trí, được cấu thành từ cái đã được biết, nói rằng, “tôi sắp kết thúc,” và vì vậy nó bị sợ hãi.
 
Bây giờ, nếu bạn có thể sống từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác và không lo ngại về tương lai, nếu bạn sống không có tư tưởng về ngày mai – mà không có nghĩa một hời hợt của bận rộn ngày hôm nay; nếu, ý thức được toàn qui trình của cái đã được biết, bạn có thể buông bỏ cái đã được biết, xóa sạch nó hoàn toàn, rồi thì bạn phát giác rằng một sự việc kinh ngạc xảy ra. Hãy thử nó trong một ngày – gạt đi mọi thứ bạn biết, quên nó đi, và chỉ nhìn điều gì đang xảy ra. Đừng đem theo những lo âu của bạn từ ngày này sang ngày khác, từ giờ này sang giờ khác, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, hãy buông bỏ tất cả chúng đi, và bạn sẽ thấy rằng từ buông bỏ này có một sống lạ thường mà gồm cả sống và chết. Chết chỉ là kết thúc của một cái gì đó, và trong chính chết đó có một cái mới mẻ lại.

Người hỏi: Người ta nói rằng trong mỗi người chúng ta đều có chân lý vĩnh cửu và không thời gian; nhưng, vì cuộc sống chúng ta rất ngắn ngủi, làm thế nào có chân lý trong chúng ta?

Krishnamurti: Bạn thấy không, chúng ta đã biến chân lý thành một cái gì đó vĩnh cửu. Và chân lývĩnh cửu hay không? Nếu nó vĩnh cửu, vậy thì nó vẫn còn ở trong lãnh vực của thời gian. Khi nói một cái gì đó là vĩnh cửu ngụ ý rằng nó tiếp tục; và cái gì tiếp tục không là chân lý. Đó là vẻ đẹp của chân lý: nó phải được phát hiện từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, không phải được ghi nhớ. Một chân lý được ghi nhớ là một sự việc không còn sinh khí. Chân lý phải được phát hiện từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc bởi vì nó đang sống, nó không bao giờ giống nhau; và tuy nhiên mỗi lần bạn phát hiện nó, nó lại giống y hệt.
 
Điều quan trọng là không tạo ra một lý thuyết của chân lý, không nói rằng chân lývĩnh cửu trong chúng ta và tất cả chuyện còn lại của nó – đó là một sáng chế của những con người già nua khiếp sợ cả chết lẫn sống. Những lý thuyết tuyệt vời này – rằng chân lývĩnh cửu, rằng bạn không cần phải sợ hãi bởi vì bạn là một linh hồn bất diệt, và vân vân – đã được sáng chế ra bởi những con người khiếp sợ mà cái trí của họ đang thối rữa và những triết lý của họ không có giá trị gì cả. Sự thật là rằng chân lý là sống, và sống không có vĩnh cửu. Sống phải được phát hiện từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, từ ngày sang ngày; nó phải được phát hiện, nó không thể trở thành quen thuộc. Nếu bạn quen thuộc với ý nghĩ rằng bạn biết sống, bạn không đang sống. Ba bữa ăn mỗi ngày, quần áo, chỗ ở, ái ân, công việc của bạn, vui chơi của bạn và qui trình suy nghĩ của bạn – cái qui trình, lặp đi lặp lại, nhàm chán đó không là sống. Sống là một cái gì đó để được phát hiện; và bạn không thể nào phát hiện nó nếu bạn không chết đi, nếu bạn không xóa đi tất cả những thứ mà bạn đã tìm được. Hãy thử nghiệm điều gì tôi đang nói. Hãy gạt đi những triết lý của bạn, những tôn giáo của bạn, những phong tục của bạn, những điều cấm kỵ thuộc chủng tộc của bạn và tất cả những chuyện đó, vì chúng không là sống. Nếu bạn bị trói buộc trong những sự việc kia bạn sẽ không bao giờ phát hiện được sống; và chức năng của giáo dục, chắc chắn như vậy, là giúp đỡ bạn luôn luôn phát hiện sống.
 
Một người nói rằng anh ta biết không còn sinh khí nữa. Nhưng một người nghĩ rằng, “Tôi không biết,” đang khám phá, đang tìm ra, không đang tìm kiếm một kết thúc, không đang suy nghĩ dựa vào ý tưởng đến hay trở thành – một người như thế đang sống, và đang sống đó là chân lý.

Người hỏi: Tôi có thể có một ý tưởng hoàn hảo hay không?

Krishnamurti: Có thể bạn có được. Bằng cách giả thuyết, phỏng đoán, chiếu rọi, bằng cách nói rằng, “Đây là xấu xa và kia là hoàn hảo,” bạn sẽ có một ý tưởng của sự hoàn hảo. Nhưng ý tưởng của hoàn hảo đó, giống như niềm tin của bạn trong Chúa, không có ý nghĩa gì cả. Hoàn hảo là một cái gì đó được sống trong một khoảnh khắc không được định trước, và khoảnh khắc đó không có sự tiếp tục; vì vậy hoàn hảo không thể nào được suy nghĩ ra, và cũng không thể nào tìm được một phương pháp biến nó thành vĩnh cửu. Chỉ có cái trí rất yên lặng, không có ý định từ trước, không sáng chế, không chiếu rọi, mới có thể biết được một khoảnh khắc của hoàn hảo, một khoảnh khắc mà là trọn vẹn.

Người hỏi: Tại sao chúng ta lại muốn trả thù bằng cách gây tổn thương người đã gây tổn thương cho chúng ta?

Krishnamurti: Đó là phản ứng thuộc về sinh tồn, thuộc bản năng, phải vậy không? Trái lại, cái trí thông minh, cái trí tỉnh thức, đã suy nghĩ về nó rất sâu sắc, cảm thấy không có ham muốn đánh trả lại – không phải bởi vì nó đang cố gắngđạo đức hay tu dưỡng sự tha thứ, nhưng bởi vì nó thấy rằng đánh trả lại là ngu ngốc, nó không có ý nghĩa gì cả. Nhưng bạn thấy không, điều đó đòi hỏi suy nghĩ sâu sắc.

Người hỏi: Tôi có niềm vui khi chọc ghẹo những người khác, nhưng chính tôi lại tức giận khi bị chọc ghẹo.

Krishnamurti: Tôi sợ rằng nó cũng như vậy đối với những người lớn. Hầu hết chúng ta thích khai thác những người khác, nhưng chúng ta lại không thích bị khai thác. Muốn gây tổn thương hay muốn gây bực dọc cho những người khác là trạng thái thiếu suy nghĩ nhất, phải vậy không? Nó phát sinh từ lối sống tự cho mình là trung tâm. Dù bạn hay người bạn khác thích được chọc ghẹo, vì vậy tại sao cả hai không chấm dứt chọc ghẹo? Đó là sự thể hiện có suy nghĩ chín chắn.

Người hỏi: Công việc của con người là gì?

Krishnamurti: Bạn nghĩ nó là gì? Nó có phải là học tập, đậu những kỳ thi, có một việc làm và làm nó trong suốt cuộc đời của bạn? Nó có phải là đi đến đền chùa, tham gia những tổ chức, đưa ra những đổi mới khác nhau? Có phải công việc của con người là giết những thú vật cho lương thực riêng của anh ấy? Có phải công việc của con người là xây một cây cầu cho chiếc xe lửa băng qua, đào những cái giếng trong vùng đất khô cạn, tìm ra dầu mỏ, leo lên những ngọn núi, chinh phục quả đất và không gian, làm những bài thơ, vẽ, thương yêu, căm ghét? Tất cả những việc này là công việc của con người phải không? Xây dựng những nền văn minh bị sụp đổ trong vài thế kỷ, tạo ra những cuộc chiến tranh, sáng chế Chúa trong hình ảnh riêng của con người, giết chóc những người khác nhân danh tôn giáo hay chính thể, nói chuyện về hoà bình và tình huynh đệ trong khi lại chiếm giữ quyền lựcthô bạo với những người khác – đây là điều gì con người đang làm quanh bạn, phải vậy không? Và đây là công việc thực sự của con người hay sao?
 
Bạn có thể thấy rằng tất cả những việc này đều dẫn đến hủy diệt và đau khổ, đến hỗn loạnvô vọng. Những thứ xa xỉ lớn lao tồn tại kề bên khốn khổ cực độ; bệnh tật và đói khát, cùng những cái tủ lạnh và máy bay phản lực. Tất cả những việc này là công việc của con người; và khi bạn thấy nó bạn không tự hỏi chính mình, “Đó là tất cả à? Bộ không có cái gì khác nữa mà là công việc thực sự của con người hay sao?” Nếu chúng ta có thể tìm ra điều gì là công việc thực sự của con người, vậy thì những chiếc máy bay phản lực, những cái máy giặt, những cây cầu, nhà trọ, tất cả sẽ có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn; nhưng nếu không tìm được công việc thực sự của con người là gì, chỉ mải mê buông thả trong những đổi mới, trong việc đẽo gọt cái gì con người đã làm, sẽ không dẫn đến nơi nào cả.
 
Vì vậy, công việc thực sự của con người là gì? Chắc chắn công việc thực sự của con ngườikhám phá sự thật, Chúa; nó là thương yêu và không bị trói buộc vào những hoạt động khép kín riêng của anh ấy. Trong chính sự khám phá cái gì là sự thật có tình yêu, và tình yêu đó trong liên hệ của con người với con người sẽ sáng tạo một văn minh khác hẳn, một thế giới mới mẻ.

Người hỏi: Tại sao chúng ta thờ phụng Chúa?

Krishnamurti: Tôi e rằng chúng ta không thờ phụng Chúa. Đừng cười. Bạn thấy không, chúng ta không yêu Chúa; nếu chúng ta có yêu Chúa, sẽ không có việc này mà chúng ta gọi là thờ phụng. Chúng ta thờ phụng Chúa bởi vì chúng ta sợ hãi Ngài; có sợ hãi trong những quả tim của chúng ta, không phải là thương yêu. Đền chùa, nghi lễ, sự ràng buộc thiêng liêng – những sự việc này không thuộc về Chúa, chúng là những tạo tác của lòng kiêu hãnh và sợ hãi của con người. Chỉ những người bất hạnh, những người sợ hãi mới thờ phụng Chúa. Những người mà có của cải, chức vụ và quyền hành không là những người hạnh phúc. Một người tham vọng là một người bất hạnh nhất. Hạnh phúc đến chỉ khi nào bạn được tự do khỏi tất cả những điều đó – và vì vậy bạn không thờ phụng Chúa. Chính những người đau khổ, những người bị hành hạ, những người thất vọng mới lê lết đến một ngôi đền; nhưng nếu họ gạt đi điều tạm gọi là thờ phụnghiểu rõ sự đau khổ của họ, vậy thì họ sẽ là những người đàn ông và người đàn bà hạnh phúc, vì họ sẽ khám phá sự thật là gì, Chúa là gì.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17073)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38590)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21890)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21971)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69751)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6855)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38674)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43943)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44027)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42846)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44371)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23045)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39148)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21708)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42335)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35551)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46455)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30074)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30774)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26161)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20321)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25515)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18433)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17082)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40711)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21687)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25858)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41382)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24867)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23738)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15031)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19941)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37772)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19064)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17672)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23505)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36239)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40328)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19449)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21673)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46116)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35874)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28525)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28828)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32136)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26226)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33367)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24057)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24781)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54458)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant