Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

03. Tại sao họ chọn con?

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 6866)
03. Tại sao họ chọn con?

SỐNG CHẾT CỦA KRISHNAMURTI
MỘT TIỂU SỬ VIẾT BỞI MARY LUTYENS
Lời dịch: Ông Không – Tháng 7-2009

3

‘Tại sao họ chọn con?’

Trong khi những phiên tòa đang tiếp tục hai cậu trai di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Mùa hè năm 1913 các cậu ở tại Varengeville, trên bờ biển Normandy, nơi một ngôi nhà đã được cho họ mượn bởi M. Mallet.[1] Lúc này Arundale đã từ chức ở Central Hindu College để giúp đỡ dạy kèm các cậu. Những chỉ thị của Bậc Thầy truyền lại qua Leadbeater rằng Krishna không bao giờ được đi ra ngoài mà không được theo cùng bởi hai người khai tâm – điều này có nghĩa Arundale và Raja. Raja là một người nghiêm khắc về kỷ luật nhiều hơn Arundale và các cậu không bằng lòng ông làm gia sư.

 Lady Emily cũng ở tại Varengeville mùa hè đó, trong một ngôi nhà khác cùng năm người con của bà, và vào những buổi chiều có những trò chơi tennis và rounders. Tuy nhiên, hoạt động chính là đặt kế hoạch cho một tờ báo mở rộng mới có tên là Herald of the Star Người đưa tin của Vì Sao, được xuất bản hàng tháng ở Anh do Lady Emily là biên tập viên của nó. Trong suốt mùa hè đó Krishna trở thành ‘sống trọn đời’ của Lady Emily. ‘Người chồng, nhà cửa và con cái phai lạt dần vào quá khứ’của bà. Lady coi Krishna như cả ‘người con và người thầy của bà’,13 và cậu, trong vài năm kế tiếp, hầu như cũng hết lòng với bà như thế.

 Vào tháng mười năm đó Miss Dodge sắp xếp để chuyển cho Krishna £500 và Nitya £300 một năm trong suốt đời. Lợi tức này dường như đã cho Krishna sự can đảm để, lần đầu tiên, viết cho Leadbeater khẳng định sự độc lập của cậu. Cậu yêu cầu Raja ‘rời khỏi những bổn phận của ông’ bởi vì cậu, Krishna, biết cậu có thể ‘chỉ đường và hướng dẫn George (Arundale)’ tốt lành hơn nếu không có ông ấy. Cậu tiếp tục, ‘Tôi nghĩ bây giờ là thời điểm tôi phải nắm giữ sứ mệnh của tôi . . . tôi đã không được trao bất kỳ cơ hội nào để cảm thấy những trách nhiệm của tôi và tôi đã bị kéo lê loanh quanh giống như một đứa bé.’ Raja được gọi về, nhưng sự yêu cầu không được đón nhận vui vẻ lắm. Trước lúc đó, Leadbeater nhận thấy rằng Krishna là người hoàn toàn dễ uốn nắn.

 Do những sợ hãi bị bắt cóc được hâm nóng lại sau một thời gian im ắng, Arundale được chỉ thị đưa các cậu quay trở lại Taromina vào tháng giêng 1914. Lần này Lady Emily theo cùng các cậu và bị chỉ trích gay gắt trong một lá thư Mrs Besant viết, bởi vì đã rời bỏ con cái của bà để đi theo Krishna không thuộc trách nhiệm của Lady. Sự di chuyển kế tiếp của các cậu là đến Shanklin trên Isle of Wight nơi Krishna học chơi golf. E. A. Wodehouse đã được gửi từ Benares để là gia sư thay thế Raja, và cô của Arundale, Miss Francesca Arundale có phận sự chăm sóc nhà cửa (Krishna nhận được 125 bảng Anh một tháng từ Mrs Besant cho những chi phí sinh hoạt). Miss Arundale là một phụ nữ trông nghiêm khắc, có mái tóc bạc tết chặt đằng sau và đeo kính gọng thép, trước kia là môn đồ của Madame Blavatsky. Lady Emily thường xuyên thăm viếng các cậu. Cùng dạo bộ với bà trong cánh rừng, Krishna thường thấy những sinh linh tưởng tượng rất xinh đẹp, bé tí và ngạc nhiên khi bà không thể thấy chúng. Bà nhớ lại rằng Krishna chỉ lưu tâm đến thi ca trong những ngày đó, đặc biệt Shelly và Keats, và những phần của Kinh Cựu ước mà bà đọc cho cậu nghe. Cậu hầu như thuộc lòng The ‘Song of Solomon’.

 George Arundale rất ganh ghét Lady Emily vào thời gian này và liên tục gửi những báo cáo cho Mrs Besant về sự hư hỏng mà Lady đang gây ra cho Krishna. Sau khi Mrs Besant đã thắng được vụ kiện tại The Privy Council, các cậu trai, cùng gia sư của các cậu, chuyển đến Bude, một thị trấn ven biển ở Cornwall, nơi Lady Emily bị Arundale cấm không được viếng thăm các cậu. Ông nói với Lady rằng bà đang cản trở ‘công việc của Bậc Thầy bằng cách nhấn mạnh bản chất thấp hèn nên gây bất lợi cho sự phát triển bản chất cao quý của Krishna’ và rằng Lady không hiểu Krishna rõ ràng hơn ông. Ông liên tục thúc giục Krishna ‘mang qua’ điều gì cậu đã nhớ từ tầng tinh thần, nhưng Krishna thường không ‘mang qua’ bất kỳ điều gì mà cậu cảm thấy không chân thật.

 Để đền bù cho việc cấm gặp gỡ Lady Emily, Krishna được tặng một chiếc xe gắn máy. Cậu thích đánh bóngliên tụcsửa chữa vặt động cơ. Dick Clarke nói rằng cậu là một thợ cơ khí bẩm sinh. Cậu cũng rất giỏi môn golf, luyện tập với một người chuyên nghiệp xuất sắc. (Năm năm sau cậu dành được chức vô địch tại Muirfield mà sau đó cậu mô tả là khoảnh khắc tự hào nhất của cuộc đời cậu.)

 Vào tháng bảy, B. Shiva Rao được Mrs Besant gửi từ Ấn độ sang Bude để dạy tiếng Phạn cho Krishna. Shiva Rao đã biết trước các cậu tại Adyar nơi ông giúp đỡ Leadbeater biên soạn quyển Những cuộc đời của Alcyone. Một người đàn ông trẻ, ông là một người tạo ra sự phấn chấn, nhưng khi chiến tranh bùng nổ vào ngày 4 tháng tám năm 1914, ông được gọi nhập ngũ lại. Chiến tranh chẳng tạo ra sự khác biệt gì cho cuộc sống buồn tẻ trong nơi ăn ở tạm thời tại Bude. Vào mùa thu, khi Nityar rời đó để theo học cùng một gia sư tại Oxford, Krishna thậm chí càng trở nên cô độc hơn. Krishna ao ước một cuộc sống bình thường và viết cho Lady Emily: ‘Tại sao họ chọn con?’ Cậu không có bạn cùng lứa tuổi, không ai để vui đùa, và cậu lại thích vui đùa, và, vì rằng Lady Emily bị cấm đoán, Miss Arundale nghiêm khắc là người phụ nữ duy nhất mà cậu nhìn thấy.

 Phải nghi ngờ liệu Mrs Besant có bất kỳ ý tưởng nào về sự cô độckhông hạnh phúc của Krishna hay không. Lúc này bà quá bận rộn cho công việc đấu tranh vì India Home Rule Quyền Tự trị của Ấn độ, mà bà vận động mạnh mẽ đến độ vào năm 1917 bà bị nhốt giam ba tháng tại Ootacamund. Trong thời gian đó, Leadbeater đã thực hiện một chuyến đi giảng thuyết dài ngày và chấm dứt khi ông định cư ở Úc năm 1915, nơi ông thành lập một cộng đồng. Dường như ông đã quên bẵng Krishna mặc dù ông vẫn tiếp tục viết những bài văn hoa trong tuần báo Theosophy về The Coming Sắp đến.

 Cuối tháng ba năm 1915, Nitya, cũng rất buồn bã và cô độc và đã bị nhồi nhét quá nhiều bởi gia sư của cậu tại Oxford và đã bị căng đôi mắt của cậu rất nặng, trốn thoát đến Pháp như một người biệt phái đưa thư cho Hồng thập tự Pháp. Krishna cũng ao ước đi lắm và rất phấn khích khi Mrs Besant gửi điện đồng ý. Cậu vội vã đến London để đặt một bộ đồng phục nhưng, bị thất vọng cực độ khi sự cho phép bỗng nhiên bị thâu hồi. Bà nghĩ rằng điều quan trọng nhiều hơn là cả hai cậu nên tiếp tục học để vào Oxford, thế là cậu quay lại Bude với chỉ một mình Wodehouse làm bầu bạn tại chỗ ở tạm thậm chí còn chán ngấy hơn bởi vì Mrs Besant thấy rằng không còn đủ khả năng để tiếp tục trả tiền hàng tháng trong suốt chiến tranh. Trái lại, Arundale, trong một bộ đồng phục mới lịch sự, đi làm việc cho Hội Hồng thập tự Anglo – French tại một bệnh viện ở London. Ông và Krishna không bao giờ gần gũi lại. Nitya được gọi trở lại từ Pháp và sống cùng Krishna ở Bude.

 Vì Arundale không còn đó, hai anh em gần gũi nhau hơn, và cả hai đều vui vẻ hơn, Krishna bởi vì cậu có thể gặp lại Lady Emily và Nitya bởi vì cậu được thưởng hai huy chương vàng cho công việc của cậu tại Hội Hồng thập tự Pháp. Krishna, nhờ sự học hành chăm chỉ, hy vọng đậu kỳ thi Responsions ( kỳ thi nhập học trường đại học Oxford) vào tháng mười năm 1916, hai năm trễ hơn được dự tính. Điều này có nghĩa Nitya sẽ vào Oxford trước cậu.

 Cuối tháng tư năm 1916, thật vui mừng khi hai cậu rời Bude vì Wodehouse gia nhập Scots Guards Đội Bảo vệ Scotland. Hai cậu trải qua hai tháng ở London, ở cùng Miss Dodge và Lady De La Warr tại ngôi nhà to lớn mà lúc này họ thuê chung, West Side House trên Wimbledon Common, và có một cái vườn tuyệt đẹp. Mặc dù lúc trước hai cậu thường đến ăn cơm tại Warwick House, West Side House cho các cậu kinh nghiệm đầu tiên về những điều kiện xa hoa của một ngôi nhà quý tộc giàu có. Các cậu cũng chịu ảnh hưởng của một luật sư về hưu, Harold Baillie – Weaver, mà, trước hôn nhâncải đạo sang Theosophy của ông, đã sống theo phong cách quý tộc. Ông vẫn còn ăn mặc chải chuốt và rất yêu đời. Ông là ‘người đàn ông của thế giới’ đầu tiên mà các cậu tiếp xúc. Ông giới thiệu họ người thợ may riêng của ông, hình thành sở thích về quần áo của họ và thậm chí còn dạy họ cách đánh bóng giầy. Từ đó về sau, các cậu mặc com-lê, áo sơ mi may đo và giầy đóng, vải che mắt cá màu xám và đội mũ mềm vành cong và cầm can đầu bọc vàng (phong cách này thực hiện được nhờ tiền trợ cấp hàng năm của Miss Dodge). Krishna không bao giờ mất đi sự mê say quần áo tốt và niềm thích thú trong chúng.

 Thời gian này tại West Side House là một thời gian tương đối hạnh phúc cho các cậu. Có hai sân tennis; họ lang thang mọi nơi trong bộ com lê áo đuôi tôm gần hết buổi sáng và được tự do đi xem phim bất kỳ lúc nào họ thích, và thăm Lady Emily. Các cậu luôn luôn cảm thấy như ở nhà trong sự nuôi dưỡng của gia đình Lutyens, nơi các người con còn nhỏ đối xử với họ như thành viên của gia đình. Trở ngại duy nhất đối với West Side House là các cậu phải cư xử tốt nhất ở đó, vì biết rằng Lady De La Warr tức khắc sẽ báo cáo bất kỳ hành vi lông bông thái quá nào cho Mrs Besant. Lady là một phụ nữ nhỏ người và hiểm độc, không giống như Miss Dodge có một bản tính thánh thiện.

Nhưng chẳng mấy chốc việc học hành của các cậu phải tiếp tục lại. Một thầy dạy luyện thi được tìm ra cho các cậu bởi Baillie – Weaver, Rev. John Sanger, sống cùng vợ gần Rochester ở Kent và chỉ có ba học sinh khác. Krishna nhận thấy Mr Sanger là một thầy giáo xuất sắc nhưng rất thất vọng khi được ông bảo rằng cậu không có hy vọng đậu kỳ thi Responsions trước tháng ba năm 1917. Tuy nhiên kỳ thi không là vấn đề duy nhất. New College đã xóa bỏ danh tính của các cậu vào thời điểm của vụ kiện. Bây giờ Baillie – Weaver đang cố gắng đưa các cậu vào trường Christ Church hay Balliol.

Sau một chuyến viếng thăm London, Krishna viết cho Lady Emily một lá thư khi trở về nhà của Sanger mà bộc lộ phẩm chất tình yêu của cậu dành cho Lady và sự gây bất hòa không cần thiết mà Arundale đã gây ra:

 

Mẹ yêu quý, sẽ có quá nhiều chia ly trong cuộc sống này đến độ chúng ta phải quen thuộc nó nếu chúng ta muốn hạnh phúc. Thật ra sống là một chia ly đau khổ nếu người ta thương yêu bất kỳ ai rất nhiều và trong sáng. Trong cuộc sống này chúng ta phải sống vì những người khác và không phải vì chúng ta & không được ích kỷ. Mẹ của con, mẹ không biết mới đây mẹ đã giúp đỡ con nhiều đến chừng nào, chính mẹ đã tạo ra một khao khát trong con để làm việc và để làm những điều gì các Bậc Thầy muốn con làm. Cũng chính mẹ đã dạy cho con sống trong trắngsuy nghĩ những điều trong sángxua đuổi những ý nghĩ gây phiền muộn nhiều. Mẹ thấy, người mẹ thiêng liêng của con, rằng mẹ đã giúp đỡ con mặc dù thường xuyên mẹ nghĩ rằng mẹ đã là một cản trở cho con.

 

Mặc dù là một người phát triển rất chậm, Krishna là một thanh niên bình thường hoàn hảo, nhưng bởi vì ý tưởng phải trong trắng tuyệt đối trong một người khai tâm đã được thấm nhuần trong cậu, cậu lo sợ lắm bởi những ‘giấc mơ xấu xa’ của cậu mà cậu nhận xét rằng ‘thuộc thú tính’. Cậu không thể hiểu rõ chúng bởi vì cậu biết rằng những suy nghĩ của cậu không bao giờ là bất kỳ thứ gì khác ngoại trừ sự trong trắng khi thức giấc. Lady Emily có thể giúp cậu bằng cách bảo đảm với cậu rằng chúng chỉ là dòng chảy an toàn tự nhiên.

Vào đầu năm 1917 mọi hy vọng đưa các cậu vào Oxford phải bị hủy bỏ. Không trường đại học nào muốn thâu nhận họ bởi vì vụ kiện và danh tiếng của cậu như ‘Đấng Cứu thế’. Sau đó Mr Sanger không thành công khi cố gắng đưa các cậu vào trường đại học cũ của ông ở Cambridge. Đến tháng sáu họ nhận ra rằng không còn sự lựa chọn nào khác ngoại trừ cố gắng vào London University, mà có nghĩa một kỳ thi thậm chí còn khó khăn hơn thi vào Cambridge.

Krishna phải bị chán nản biết chừng nào bởi sự nhồi nhét vào những môn học mà cậu không có năng khiếu. Người ta cảm thấy rằng cậu kiên trì để làm hài lòng Mrs Besant hơn là lợi ích riêng của cậu. Tuy nhiên, cậu đang bắt đầu phát triển những quyền năng riêng của cậu. Cậu viết cho Raja vào ngày 20 tháng mười một: ‘Ông có lẽ sung sướng khi biết rằng tôi đang chữa đôi mắt của Nitya. Chúng đã khỏi nhiều rồi và em có thể nhìn thấy bằng mắt trái (trước lúc đó Nitya gần như đã bị mù) . . . Ở đây (tại nhà của Sanger), khi có bất kỳ người nào bị nhức đầu hay đau răng, họ đều đến nhờ tôi chữa vì vậy ông có thể thấy tôi khá nổi tiếng.’ Và một vài tuần sau cậu viết cho Mrs Besant:

 

Những ngày này con đã suy nghĩ về mẹ nhiều lắm và con muốn làm bất kỳ điều gì để nhìn thấy khuôn mặt thương yêu của mẹ lại. Nó là một thế giới thật ngộ nghĩnh! Con rất buồn vì mẹ đang cảm thấy không khỏe và con nghĩ rằng như thường lệ mẹ lại đang làm việc quá sức. Ao ước duy nhất của con chỉ là có mặt ở đó để chăm sóc mẹ và con tin rằng con sẽ giúp mẹ khỏe lại. Con đang phát triển năng lực chữa trị cho mọi người và con chữa đôi mắt của Nitya mỗi ngày và chúng đã khỏi nhiều rồi.

 

Tháng giêng năm 1918 ‘các cậu trai’, như chúng tôi vẫn còn gọi họ mặc dù Krishna đã hai mươi ba tuổi và Nitya hai mươi, đến London để dự kỳ thi tuyển Đại học trong bốn ngày. Krishna cảm thấy cậu đã làm bài được, ngay cả môn toán và Latin, những môn dở nhất của cậu, nhưng vào tháng ba họ nghe rằng, mặc dù Nitya đậu hạng danh dự, Krishna đã rớt. Thế là cậu phải quay lại nhà của Sanger trong khi Nitya ở lại London để theo học ngành luật. Mr Sanger thất vọng nhiều cho Krishna. Ông đưa ra một ý kiến lý thú rằng, trong khi Nitya có một trí óc bén nhạy hơn, trí óc của Krishna lại vĩ đại hơn; cậu có khả năng nắm bắt một chủ đề bao quát hơn nhưng bị trở ngại khi không thể diễn đạt những suy nghĩ của cậu dễ dàng. 14

Vào tháng năm Krishna rời nhà của Sanger mãi mãitrải qua gần hết mùa hè ở West Side House. Vào tháng chín cậu dự kỳ thi tuyển, lại nữa với những hy vọng nhiều, chỉ rớt môn toán và Latin. Mùa đông năm đó cậu theo xe buýt mỗi ngày từ Wimbledon đến London University để theo học những bài giảng mà cậu chẳng ưa thích tí nào, cho đến đầu năm 1919 khi cậu và Nitya chuyển vào một căn hộ ở London tại Robert Street, Adelphi. Hàng ngày cậu tiếp tục đến London University trong khi Nitya vẫn đang học cho ngành luật. Họ trải qua nhiều thời gian tại nhà của chúng tôi ở London. Rất xúc động khi đi học về và thấy những cái mũ màu xám và can bọc vàng của họ trên bàn ở phòng ngoài. Krishna, đã vừa tìm được P. G. Wodehouse và Stephen Leacock, đọc Piccadilly Jim Nonsense Novels lớn tiếng cho chúng tôi trong khi đứng tựa vào kệ sách trong phòng khách (cậu không bao giờ ngồi ngoại trừ bữa ăn), cười nhiều đến độ hầu như cậu không thể nói ra lời. Cậu có một tiếng cười dễ lây lan nhất mà không bao giờ cậu đánh mất. Vào cuối tuần chúng tôi thường đi xem phim cùng các cậu và họ sẽ tham gia trò chơi trốn tìm khắp nhà. Họ có một sức mê hoặc độc nhất vô nhị đối với tôi; họ tạo ra một lực hấp dẫn quanh chính họ bất kỳ nơi nào họ đi. Dường như họ giống nhau nhiều hơn những anh em người Anh bởi vì rất khó nhận xét sự khác biệt trong những người nước ngoài. Trọng âm tiếng Anh của họ có cùng nhịp, họ có cùng nụ cười, cùng bàn chân nhỏ nhắn mà không đôi giầy đóng sẵn nào có thể vừa vặn, cùng khả năng gập khớp đầu của những ngón tay mà không cong khớp thứ hai và cả hai đều có mùi thơm bởi loại dầu nào đó mà họ bôi trên mái tóc đen, thẳng, bóng mượt của họ. Và vào thời gian đó, họ ăn mặc sạch sẽ và tề chỉnh hơn bất kỳ người nào tôi biết. Họ không thể mặc chung bộ com lê vì Nitya thấp hơn người anh của cậu, nhưng họ mặc chung áo sơ mi, tất, cà vạt, quần áo trong và khăn mùi soa, tất cả đều đánh dấu bằng những chữ đầu ghép lại của họ JKL.

Tháng sáu năm 1919 Mrs Besant đến Anh. Đã được bốn năm rưỡi kể từ lần cuối bà gặp hai anh em, vì bây giờ họ phải được gọi như thế. Trong khi bà ở đó Krishna chủ tọa một cuộc họp Star, công việc đầu tiên thuộc loại này mà anh đã làm từ chuyến viếng thăm cuối của bà: anh đã không bao giờ nói cho bà về cảm giác không còn hứng thú của anh đối với Theosophy và the Order of the Star in the East. Trước khi bà trở lại Ấn độ anh xin phép đến sống ở Pháp để học tiếng Pháp nếu anh rớt kỳ thi tuyển lần thứ ba. Vì thấy chẳng còn hy vọng gì cho anh học thi vào London University, bà đồng ý. Tháng giêng năm 1920 Nitya đậu kỳ thi luật của anh và trong cùng tháng Krishna dự kỳ thi tuyển lần thứ ba, nhưng, vì cảm thấy rằng anh không có cơ hội đậu được, anh bỏ giấy trắng. Bốn ngày sau anh ở Paris.



[1] Đây là một ngôi nhà thứ hai mà Edwin Lutyens đã xây dựng cho gia đình Mallet, được gọi là Les Communes.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14294)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14559)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11839)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14346)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13261)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14625)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12636)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25212)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27854)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26328)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17219)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16521)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15905)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22123)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17124)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24886)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21942)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19055)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16165)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21716)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16776)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14662)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16695)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25022)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18766)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21195)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14771)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14370)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16602)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18004)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12913)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14937)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12693)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13881)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14596)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 27990)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27156)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14341)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20925)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14664)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24166)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28652)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14728)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13279)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16433)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27214)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12015)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16066)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21456)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12373)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant