Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lời giới thiệu

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 7283)
Lời giới thiệu

SỐNG CHẾT CỦA KRISHNAMURTI
MỘT TIỂU SỬ VIẾT BỞI MARY LUTYENS
Lời dịch: Ông Không – Tháng 7-2009

Lời giới thiệu


Nhiều lần Krishnamurti đã yêu cầu không nên có sự giải thích quyết đoán về lời giảng của ông, mặc dù ông khuyến khích những người quan tâm nó cùng nhau bàn luận. Vì vậy, quyển sách này không cố gắng giải thích hay nhận xét lời giảng đã có sẵn trong hàng tá sách, băng cát-xét, băng video. Trái lại, mục đích của nó là cố gắng khám phá khởi nguồn của sự soi rạng mà lời giảng được đặt nền tảng, làm sáng tỏ bản chất của một con người lạ thường nhất, theo dấu quá trình phát triển của ông và hiểu rõ toàn cảnh sống của ông. Điều này thực sự khó khăn khi phải thực hiện trong ba quyển sách chi tiết được tách rời bởi một khoảng cách thời gian – tám năm trong trường hợp hai quyển đầu tiên và thứ hai.

 Sau khi quyển đầu tiên, The Years of Awakening Những năm thức giấc, được xuất bản tôi được hỏi liệu tôi có tin tưởng vào những việc xảy ra mà tôi đã ghi lại. Trả lời của tôi là tôi chắc chắn tin tưởng chúng cho đến năm 1928 – đó là, cho đến lúc tôi hai mươi tuổi – ngoại trừ những biến cố ngu xuẩn ở Hà lan năm 1925. Sau biến cố, cách nhìn của tôi đối với chúng thay đổi theo riêng của Krishnamurti.

Tôi không thể nhớ một thời gian nào mà tôi không biết Krishnamurti. Điều này do bởi mẹ tôi đã đối xử tốt với ông khi lần đầu tiên ông đến nước Anh vào năm 1911 một cậu trai trẻ mười bảy tuổi ngơ ngác, dường như trẻ hơn tuổi tác của ông nhiều, mà, hai năm trước, đã được chọn bởi những người lãnh đạo của Theosophical Society tại Ấn độ như là phương tiện cho đấng Cứu thế tương lai. Mẹ tôi đã gia nhập Theosophical Society năm 1910, trước khi tôi ba tuổi, và tôi được nuôi nấng trong giáo lý của nó mà rất đơn giản ở bên ngoài: một tin tưởng trong tình huynh đệ của con người và sự bình đẳng của tất cả mọi tôn giáo. Thay vì ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời . . .’, mỗi buổi sáng tôi được dạy lặp lại câu: ‘Tôi là một mắt xích trong chuỗi xích bằng vàng của tình yêu mà trải dài quanh thế giới và tôi hứa giữ gìn mắt xích của tôi sáng rực và chắc chắn.’ Tuy nhiên, có một mấu chốt khó hiểu đối với Theosophy mà tôi không nhận thức được mãi đến khi tôi khoảng mười ba tuổi. Điểm mấu chốt khó hiểu này và sự sáng lập Society sẽ được trình bày trong chương đầu của quyển sách này.

 Theosophy sẽ gây ra một bất hòa giữa cha mẹ tôi đến nỗi không thể hàn gắn được khi những năm trôi qua, tuy nhiên, mỉa mai thay, chính nhờ cha tôi nên mẹ tôi đã biết được Theosophy. Năm 1909, cha tôi, Edwin Lutyens, nhận được một công việc từ một chủ ngân hàng người Pháp, Guillaume Mallet, để xây một ngôi nhà cho ông ấy trên Bờ biển Normandy, không xa Dieppe lắm. Khi cha tôi trở về từ chuyến viếng thăm đầu tiên đến nơi xây dựng, ông kể với mẹ tôi rằng gia đình Mallet là Theosophists, những người theo Huyền bí học. Khi mẹ hỏi ông nó có ý gì thì ông trả lời không biết nhưng nói thêm rằng họ có một tủ sách bí mật luôn luôn được khóa lại. Việc này kích thích tính hiếu kỳ của mẹ tôi và khi mẹ tôi theo cha trong chuyến thăm kế tiếp của ông đến Varengeville, mẹ thuyết phục Madame Mallet giải thích những nét chính trong những tin tưởng của Theosophy. Điều gì gây tác động mẹ nhất là sự bình thường của gia đình Mallet, không có sự kỳ quặc trong họ để bà liên tưởng đến một tôn giáo chữa bệnh bằng phép lạ. Điều lập dị duy nhất là họ là những người ăn chay nghiêm ngặt. Vào lễ Giáng sinh, Madame Mallet gửi cho mẹ tôi những bài giảng ở London 1907 của Mrs Annie Besant,[1] Chủ tịch Theosophical Society, những bài giảng này gây thỏa mãn cho mẹ tôi đến mức ‘quá vui mừng và say mê’, theo tự truyện của bà,[2] từng giây phút bà trở nên ‘vô cùng hưng phấn’ đến độ hầu như bà không thể kiềm chế ‘hét lên đầy hân hoan’. Dường như nó khai mở những triển vọng mới mẻ của bà cho sự hiểu rõ thuộc tinh thần.

 Mẹ tôi đã chín chắn cho sự thay đổi tín ngưỡng. Sau mười ba năm kết hôn với một kiến trúc sư thành công, tham vọng mỗi lúc một gia tăng, mặc dù thương yêusay đắm, đã quá đam mê trong công việc của ông ấy đến độ không còn thời gian dành cho bà và con cái bất kỳ sự đầm ấm nào, bà tìm kiếm sự bận rộn gây thỏa mãn nào đó đầy tuyệt vọng để kích thích những nhu cầu thuộc trí năngcảm xúc của bà. Công việc nội trợ, và cuộc sống xã hội bình thường làm bà chán ngán nhiều và con cái của bà được chăm sóc bởi một người vú nuôi giỏi giang. Bà đã trở thành một người ủng hộ sôi nổi của the Women’s Suffrage movement phong trào Phụ nữ đòi quyền bầu cử (nhưng không bao giờ là một người ủng hộ vũ lực vì sợ bị bỏ tù và bị cho ăn uống hạn chế); bà đã đọc nhiều sách về xã hội học và tham gia một tổ chức được gọi là Moral Education League, Giáo dục Đạo đức, liên quan đến sự quy định của chính phủ về tệ nạn mại dâm và đã viết nhiều sách về đề tài thời sự đó và tham dự những hội nghị trong nhiều vùng của nước Anh. Cũng là một phần trong công việc này, bà trở thành một người khách mỗi tuần tại Lock Hospital dành cho sự điều trị bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục, nơi đó bà đọc sách của Dickens cho bệnh nhân. (Bà có một khả năng truyền cảm khi đọc truyện.) Bà cũng tổ chức những cuộc thảo luận tại nhà của chúng tôi ở Bloomsbury Square để bàn bạc những đề tài như di truyền và môi trường sống. Nhưng, không giống như nhiều người đương thời, bà không quan tâm đến Spiritualism, thuyết duy tâm,[3] cũng không, tại quãng đời đó của bà, quan tâm đến thuyết huyền bí hay những đạo thần bíẤn độ mà đã thu hút vô số người phương Tây đến phương Đông từ khi sự trung thành với Thiên chúa giáo của họ bị suy yếu bởi Darwin.

 Là một người có bản chất rất hiến dâng, một người Thiên chúa giáo sùng tín thời thanh nữ với một ý thức mãnh liệt của được gần gũi Jesus, niềm tin Theosophy trong đấng Cứu thế sắp đến, và sự cần thiết phải chuẩn bị thế giới cho sự kiện vô cùng to lớn này, đã thỏa mãn mọi khía cạnh của thân tâm mẹ tôi. Đầu năm 1910, sau khi gia nhập Society, mọi năng lượng của mẹ đều dồn hết cho phong trào; mẹ tham dự những lớp học về nói chuyện trước công chúng để có thể đi khắp mọi nơi giảng thuyết về Theosophy (bà trở thành một diễn giả thành công). Bà cũng bắt đầu một Theosophical Lodge mới[4] cùng Dr Haden Guest (sau đó trở thành Lord Guest), cũng là một người mới cải đạo, ‘được dự định để hợp nhất tất cả những người ao ước cống hiến sự ảnh hưởng thực tế đối với những nguyên lý về tình huynh đệ của Theosophy.’

 Mùa hè 1910 Mrs Besant từ Ấn độ đến Anh và mẹ tôi đi nghe bà giảng thuyết tại Fabian Society về đề tài ‘Một hình thức lý tưởng của Chính phủ’. Bernard Shaw và Sydney Webb trên bục giảng. Mẹ tôi viết ‘Tôi hoàn toàn bị choáng váng khi lần đầu tiên nhìn thấy bà. Bà trông không giống bất kỳ người nào mà tôi đã từng gặp trước kia. Bà mặc những cái robe màu trắng tinh bay chập chờn tỏa ra một nhân cách thuần nữ tính, trong khi đầu của bà lại đồ sộ và gọn gàng cùng mái tóc bạc ngắn và quăn tít trông rất nam tính. Bà đã sáu mươi ba tuổi nhưng vẫn chưa có dấu hiệu gì của sức sống đang suy giảm. Bà có một sinh lực kinh ngạc nhất trong bất kỳ người nào tôi đã từng gặp.’

 Một vài tuần sau mẹ tôi lại nghe bà giảng thuyết tại một sảnh đường ở Kingsway về đề tài ‘Đấng Christ sắp đến’, và sau đó tìm được can đảm để tiếp cận bà và mời bà ăn trưa. Bà đồng ý. Người thứ ba duy nhất hiện diện tại bữa ăn trưa là cha tôi.

 Khi đến nhà Mrs Besant xin phép cởi mũ ra, dũ mái tóc bạc ngắn và quăn tít ra khi bà cởi mũ, mà sau đó mẹ tôi phát giác đó là nét đặc trưng của bà. Mẹ tôi nhớ lại lúc đó đã nghĩ bà có đôi mắt sáng như cọp, một sắc nâu kỳ lạ, mà dường như nhìn xuyên thấuthâm nhập vào những suy nghĩ sâu thẳm nhất của mẹ. Tại cuộc gặp gỡ đầu tiên này, cha tôi ưa thích Mrs Besant và bị ấn tượng bởi bà, đặc biệt trước khi chia tay bà yêu cầu cha thiết kế English Theosophical Headsquarters mới ở Tavistock Square (hiện nay là British Medical Association). Chỉ từ từ cha tôi mới bực bội bởi sự ảnh hưởng của bà đối với mẹ tôi.

 Năm 1929, lúc ba mươi bốn tuổi, Krishnamurti tự tách khỏi Theosophical Society, sau một trải nghiệm tinh thần đã thay đổi trọn vẹn sống của ông, và từ bỏ vai trò Đấng Cứu thế trong những năm sắp tới để đi lại thế giới như một người thầy cùng triết lý tôn giáo riêng của ông, không dính líu với bất kỳ tôn giáo hay giáo phái chính thống nào. Mục đích duy nhất trong lời giảng của ông là đưa con người được tự do khỏi tất cả những chuồng cũi đã phân chia con người với con người, như chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, giai cấptruyền thốngvì vậy tạo ra một thay đổi trong tinh thần con người.

 Đã không giảm bớt sự quan tâm trong lời giảng của Krishnamurti từ khi ông chết vào tháng hai 1986, ba tháng trước sinh nhật lần thứ chín mươi mốt của ông. Thật ra, danh tiếng của ông đang lan tràn. Lý do thậm chí tại sao ông không được nổi tiếng nhiều hơn là vì ông không bao giờ thích mọi người biết đến ông. Người ta biết về ông qua truyền khẩu hay vô tình đọc được một trong những quyển sách của ông.

 Trong khi Krishnamurti đang được công bố bởi Theosophical Society, tiền bạc và đất đai và tài sản dâng tặng được tuôn vào ông bởi những hội viên của nó. Khi ông từ bỏ Society và phủ nhận vai trò của ông, ông hoàn lại những món quà này cho những người trao tặng và bắt đầu sống mới của ông mà không biết liệu ông sẽ có bất kỳ người nào theo sau hay bất kỳ tiền bạc nào ngoại trừ số tiền trợ cấp hàng năm là £500. Như nó đã xảy ra, ông cuốn hút những người mới của một thế giới lý thúrộng rãi hơn nhiều, và như thể do ma thuật tiền bạc đã tuôn vào mọi đề án mà ông quan tâm đến. Trong phần còn lại thuộc sống của ông, ông thường nói, ‘Hãy làm một việc, và nếu nó đúng đắn tiền bạc sẽ theo sau.’

 Krishnamurti phủ nhận là đạo sư của bất kỳ người nào. Ông không muốn người ta tuân phục và mù quáng theo ông. Ông chỉ trích sự sùng bái tước vị đạo sư và thiền định thăng hoa được mang từ Ấn độ sang phương Tây. Đặc biệt, ông không muốn có những môn đồ mà có lẽ sẽ tạo ra một tôn giáo mới quanh ông, dựng lên một hệ thống chức sắc và đảm trách uy quyền. Ông khẳng định rằng cốt lõi của lời giảng là: nó dựng lên một cái gương trong đó người ta có thể tự thấy chính họ rõ ràng như họ là cả bên trong lẫn bên ngoài, và nếu họ không thích điều gì họ đã thấy tự thay đổi chính họ.

 Quan tâm đặc biệt của Krishnamurti là giáo dục trẻ em trước khi những cái trí của các em trở nên cố định bởi những thành kiến của xã hội nơi các em đã được sinh ra. Bảy trường học ông sáng lập và mang tên ông – năm ở Ấn độ, một ở Anh và một ở California – vẫn đang phát triển. Trường lâu nhất, Rishy Valley, được sáng lập vào đầu những năm 1930 giữa Madras và Bangalore, hiện nay có 340 học sinh, một phần ba trong số các em là nữ sinh, và được biết đến là một trong những trường giỏi nhất ở Ấn độ. Trường ở Hampshire, nước Anh, trường nhỏ nhất, chỉ có sáu mươi học sinh, nhưng thuộc hai mươi bốn quốc tịch và một số lượng nam nữ bằng nhau.

 Một trung tâm Krishnamurti lớn dành cho những người trưởng thành ngay sau khi ông chết, sát ngôi trường ở nước Anh mặc dù hoàn toàn tách rời nó. Ý tưởng của trung tâm này, và việc xây dựng nó là một trong những quan tâm chính

trong hai năm sống cuối cùng của ông.[5] Ba trung tâm dành cho những người trưởng thành nhỏ hơn hiện nay đã được xây dựngẤn độ. Krishnamurti cũng sáng lập ba Foundation vào những năm 1960 – ở Anh, Ấn độ, và California, và một phụ trợ ở Puerto Rico – có một chức năng thuần túy hành chánh, mỗi Foundation có những người quản trị riêng của nó. Cũng có những ủy viên kết hợp trong hai mươi mốt quốc gia.

 Krishnamurti có hàng tá bạn bè trong nhiều quốc gia giống như những ủy viên này, trong mọi tầng lớp xã hội từ những nữ hoàng đến những thầy tu Phật giáo. Trong những ngày đầu Bernard Shaw, Leopold Stokowski và Antoine Bourdelle, người điêu khắc, ở trong số những người khâm phục ông nhất, và, sau đó, Aldous Huxley, Jawaharlal Nehru và Pablo Casals trong số bạn bè của ông. Mới đây, ông kết bạn với Mrs Gandhi, Prof Maurice Wilkins, người dành giải Nobel về y khoa, Dr David Bohn, người vật lý học, Rupert Sheldrake, người sinh vật học, và Terence Stamp, người nghệ sĩ, và ông cũng tình cờ quen biết một số những người nổi tiếng mà đã phỏng vấn ông và có những bàn luận với ông, gồm có Dr Jonas Salk và Đức Dalai Lama. Không nghi ngờ gì cả, Krishnamurti đã bắc một cây cầu giữa khoa học và tôn giáo. Khán giả trong những nói chuyện của ông không đông lắm, dao động giữa 1.000 và 5.000 người trong hai mươi năm cuối của ông tùy theo kích cỡ của sảnh đường hay cái lều trong đó ông nói chuyện. Điều gì là sự cuốn hút của ông đối với những người đến nghe ông? Cũng thật lạ lùng khi có vài hippies trong số họ, mặc dù đa số còn trẻ. Trong mọi nói chuyện, khán giả của ông là những người ăn mặc chỉnh tề, cư xử đứng đắn, đàn ông cũng như phụ nữ, mà lắng nghe ông đầy nghiêm túc và có ý định mặc dù ông không có tài hùng biện. Lời giảng của ông không có ý định mang lại sự thanh thản nhưng lay động con người vào sự tỉnh thức được tình trạng nguy hiểm của thế giới mà mỗi cá thể phải chịu trách nhiệm bởi vì, theo ông, mỗi cá thể thế giới trong thu nhỏ lại.

 Không nghi ngờ gì cả, một phần trong sức cuốn hút của Krishnamurti là hình dáng của ông. Đặc biệt khi còn trẻ ông đẹp lạ thường, và ngay cả lúc tuổi già ông vẫn giữ được vẻ đẹp lạ thường của hình thể, cấu trúc xương và dáng đi đứng. Nhưng còn nhiều hơn những điều này, có một sức hấp dẫn cá nhân kéo mọi người lại gần ông. Ông có thể nói trước công chúng đầy nghiêm khắc, thỉnh thoảng hầu như dữ tợn, nhưng với những người riêng hay trong những nhóm nhỏ lại có một cảm giác ấm áp và tình cảm vô cùng. Mặc dù ông không thích bị tiếp xúc với thân thể mình, ông thường, khi đang ngồi nói chuyện với người nào đó, nghiêng người qua để đặt một bàn tay của ông trên cánh tay hay đầu gối của người đó, và ông thích nắm chặt tay một người bạn hay người nào đó đến yêu cầu ông sự giúp đỡ. Trên tất cả, khi ông đang nói chuyện nghiêm túc, ông thích cười cũng như nói đùa và trao đổi những câu chuyện ngớ ngẩn. Tiếng cười sâu, lớn của ông dễ dàng tạo ra sự quý mến.

 Tôi nghĩ, sau khi ông chết sự quan tâm đến Krishnamurti vẫn còn được duy trì, hay thậm chí đang gia tăng chỉ rõ rằng không những có một hấp lực cá nhân của ông được truyền qua trong những băng cát-xét hay video, nhưng còn bởi vì lời giảng của ông là một thông điệp cho ngày nay mà mọi người đều khẩn thiết mong muốn. Mặc dù người ta có lẽ không đồng ý về nhiều vấn đề ông nói, sự chân thật của ông không thể bị nghi ngờ.



[1] Mrs Besant, được sinh ra vào năm 1847, đã kết hôn với một mục sư, Frank Besant. Sau khi sanh ra hai người con, bà mất đi sự trung thành và có đủ can đảm để bộc lộ cho chồng biết. Ông ấy ly dị bà và được trao quyền nuôi nấng con cái mặc dù bà đã đấu tranh nhiều trong những phiên tòa, thực hiện sự biện hộ riêng của bà, để được nuôi nấng chúng. Sau đó bà trở thành một người vô thần công khai và một người đổi mới xã hội, một đồng sự của Charles Bradlaugh và một người bạn thân của Bernard Shaw. Bà cải đạo vào Theosophy năm 1889 khi W.T.Stead yêu cầunhận xét quyển the Secret Doctrine viết bởi Mrs Blavatsky một trong những người sáng lập The Theosophical Society.

[2] Candles in the Sun (Hart-Davis, 1957).

[3] Spritualism – đó là, sự tin tưởng rằng người chết có thể giao tiếp với người sống, đặc biệt qua những người đồng bóng – vẫn còn là đề tài tranh luận nóng bỏng nhất của những ngày đó. The Society for Psychical Research tổ chức nghiên cứu tinh thần đã được sáng lập ở Anh năm 1882 để tìm hiểu những chứng cớ. Sự quan tâm trong mọi hình thức của siêu nhiên được lan rộng.

[4] Society được phân chia thành Lodges. Có Lodge trong tất cả những thị trấn lớn ở Anh và Scotland, và nhiều Lodges ở Châu âu, dùng để sắp xếp những họp mặt và những giảng thuyết.

[5] Những bức ảnh của Trung tâm này xuất hiện trong quyển sách của The Prince of Wales, A Vision of Britain (Doubleday, 1989).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14296)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14559)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11839)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14348)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13264)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14626)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12637)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25214)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27856)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26331)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17219)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16521)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15905)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22126)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17124)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24889)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21944)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19055)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16166)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21717)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16777)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14663)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16696)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25022)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18766)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21195)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14771)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14370)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16603)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18007)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12914)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14937)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12693)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13881)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14597)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 27995)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27160)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14341)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20929)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14665)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24166)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28656)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14729)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13279)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16435)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27217)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12015)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16067)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21458)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12373)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant