Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

09. Tôi từ chối là cái nạng của bạn

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 6513)
09. Tôi từ chối là cái nạng của bạn

SỐNG CHẾT CỦA KRISHNAMURTI
MỘT TIỂU SỬ VIẾT BỞI MARY LUTYENS
Lời dịch: Ông Không – Tháng 7-2009

9

Tôi từ chối là cái nạng của bạn

Tháng mười 1927 K đi đến Ấn độ cùng Mrs Besant. Ngày 27 khi tàu cập bến tại Bombay, Mrs Besant tuyên bố về anh cho những phóng viên gặp họ: ‘Tôi xác nhận rằng anh đã được nhận xét là xứng đáng . . . hòa hợp ý thức của anh cùng ý thức của một; một amsa một bộ phận, của ý thức hiện diện mọi nơi của Thầy Thế Giới . . . và bây giờ anh đã trở lại cùng các bạn, cùng những con người riêng của anh, cùng chủng tộc riêng của anh, tuy nhiên lại vượt khỏi cả hai, bởi vì anh dành cho toàn thế giới.’

 Ảnh hưởng của lời công bố chính thức này vào những người Ấn độ, mà khuynh hướng tự nhiên của họ là phủ phục đầy sùng kính, có thể tưởng tượng được. Tuy nhiên, Arundale viết một bài trong tờ Theosophy in India giải thích những tình huống không thể xảy ra được mà K đã gặp vào mùa đông đó, và sự hoang mang của những người Huyền bí học: ‘Chủ tịch của chúng ta đã tuyên bố rằng Chúa ở đây . . . Lúc này tôi không thể nhất trí với tuyên bố này . . . với hiểu biết riêng của tôi về Chúa khi Ngài ở trong thân thể rực rỡ của Ngài.’

Leadbeater có mặt tại Adyar cho Hội nghị Theosophy vào tháng mười hai. Ngày 8 K viết cho Lady Emily: ‘Con đã có một nói chuyện thật lâu với ông . . . quá kinh ngạc khi ông đồng ý với con về mọi vấn đề. Ông hỏi con rằng con cảm thấy như thế nào, và con trả lời với ông không có Krishna – con sông và biển cả.[1] Ông nói, đúng rồi, giống như những quyển sách của những người cổ xưa, tất cả đều đúng thực. Ông rất tử tế và tỏ vẻ cung kính lạ thường.’

 

 Tháng giêng K viết lại cho Lady Emily và kể với bà rằng bộ đầu của anh đã bị đau đớn kinh khủng và anh đã bị ngất xỉu nhiều lần. Lúc này sự đau đớn không bao giờ rời anh, mặc dù nó không ngăn cản anh đi quanh Ấn độ để nói chuyện. Anh thất vọng vì Leadbeater không thể giải thích về sự tiếp tục của đau đớn. K đã chấp nhận tất cả những gì mà anh phải chịu đựng như là sự chuẩn bị của thân thể cho sự cư ngụ của Chúa, tuy nhiên bây giờ anh đã đạt được ‘hợp nhất cùng Đấng Thương Yêu’ anh thắc mắc tại sao sự đau đớn vẫn tiếp tục.

 Người bạn đi cùng anh, lúc này Rajagopal ở tại Ojai cùng Rosalind, là một người bạn cũ, Judunandan Prasad (Jadu). Jadu đã ở tại Pergine và tại họp mặt Eerde mùa hè trước. Anh là một thanh niên đẹp đẽ, giống Nitya về tính nết nhiều hơn Rajagopal, và K cảm thấy một đồng cảm tự nhiên nhiều hơn với anh ấy. K quay lại Châu âu cùng anh ấy vào cuối tháng hai. Lần đầu tiên trên một chuyến đi, K tổ chức những bàn luận cùng những hành khách thân thiện sau những yêu cầu được lặp lại từ họ để tiếp tục bàn luận.

 Ngày 31 tháng ba, K thực hiện nói chuyện trước công chúng lần đầu tiên ở nước Anh tại Friends’ Meeting House. Có quá nhiều quan tâm đến độ hàng trăm người phải ra về vì không đủ chỗ. Bốn ngày sau Jadu đi tàu cùng anh đến nước Mỹ. Trại Star đầu tiên sẽ được tổ chức tại Ojai vào tháng năm, trên mảnh đất được mua bởi Mrs Besant ở đầu cuối của thung lũng, mà gồm có một cánh rừng cây sồi xanh, loại cây sồi xanh quanh năm rất đẹp của California. Nhưng trước khi trại khai mạc, K thực hiện nói chuyện trước công chúng lần đầu tiên của anh ở nước Mỹ, vào chiều tối ngày 5 tháng năm, tại Hollywood Bowl, vói 16.000 khán giả mà, theo tờ Los Angeles Times, bằng ‘sự chú ý mê mải’ lắng nghe nói chuyện của anh về ‘Hạnh phúc qua Sự Giải Thoát’.

 Chỉ có khoảng 1.000 người tham dự trại Ojai đầu tiên. Dẫu vậy, nó là một thành công to lớn. Những nói chuyện buổi sáng của K được tổ chức trong khu rừng nhỏ Oak Grove. Vào ngày 30 tháng năm, hai ngày sau khi trại bế mạc, K, Rajagopal và Jadu rời đó để đi đến nước Anh trong khi Rosalind vẫn còn ở lại Ojai. Cùng thời gian đó Mrs Besant đến nước Anh và K theo cùng bà đến Paris nơi, vào ngày 27 tháng sáu, anh nói bằng tiếng Pháp về ‘Sự Bí mật của Hạnh phúc” trên đài The Eiffel Tower Radio Station với số thính giả khoảng hai triệu người.

 Có một họp mặt đông hơn bất kỳ lúc nào trước kia tại Castle Eerde vào mùa hè năm đó trước Trại Ommen. Lúc này một nhà kho khác đã được cải tiến vì vậy có thừa chỗ cho những hội viên của Star. Leopold Stokowsky và người vợ của ông đến ở đó vài ngày và Sir Roderick Jones, Chủ tịch của Reuters, cùng người vợ của ông, nữ văn sĩ, Enid Bagnold. Bây giờ K có vô số bạn bè, thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, nhưng một cặp vợ chồng mà anh gần gũi đặc biệt trong nhiều năm là người Ai cập sống ở Paris, Carlos và Nadine Suares.

 

***

 Mrs Besant đã dự tính có mặt tại trại Ommen theo sự thỉnh cầu đặc biệt của K, được chuyển tải trong một lá thư rất đằm thắm, nhưng bệnh tật đã ngăn cản bà. Mặc dù anh rất lo ngại cho sức khỏe của bà, sự vắng mặt của bà khiến anh có thể nói ra điều gì anh muốn tại những nói chuyện lửa trại mà không sợ gây tổn thương cho bà. Anh nói với những người tổ chức của trại, trước khi nó khai mạc, rằng anh sẽ giải tán The Order of The Star ngay tức khắc nếu nó ‘khẳng định là một con tàu chứa đựng Chân lýChân lý duy nhất’. Trong suốt những gặp gỡ, anh được đưa ra những câu hỏi như là: ‘Liệu đúng là ông không muốn những môn đồ?’; ‘Ông nghĩ gì về những nghi thức và những nghi lễ?’; ‘Tại sao ông nói với chúng tôi rằng không có những chặng đường dọc theo Con Đường?’; ‘Bởi vì ông nói với chúng tôi rằng không có Thượng đế, không có nguyên tắc đạo đức và cũng không có cả tốt lành lẫn xấu xa, lời giảng của ông khác biệt như thế nào với chủ nghĩa duy vật thông thường?’; ‘Ông là Đấng Christ trở lại?’ Những trích dẫn được cho dưới đây từ những trả lời của K chỉ rõ những người đã đưa ra những câu hỏi đó chẳng hiểu về anh bao nhiêu.

 

Tôi lặp lại rằng tôi không có những môn đồ. Mỗi người trong các bạn là một môn đồ của Chân lý nếu các bạn hiểu rõ Chân lý và không theo sau những cá thể . . . Chân lý không cho sự hy vọng; nó cho sự hiểu rõ . . . Không có sự hiểu rõ trong sùng bái cá nhân . . . Tôi vẫn khẳng định rằng tất cả những nghi lễ đều không cần thiết cho sự thăng hoa thuộc tinh thần . . . Nếu bạn muốn tìm kiếm Chân lý bạn phải đi ra ngoài, xa khỏi những giới hạn của quả tim và cái trí con người và ở đó khám phá nó – và Chân lý đó ở trong chính các bạn. Chuyển chính Sống thành mục đích không đơn giản hơn là có những người thiền định, những đạo sư, mà chắc chắn phải rời khỏi Chân lý và thế là phản bội nó? . . . Tôi nói rằng Giải thoátthể đạt được tại bất kỳ chặng đường tiến hóa nào bởi một con ngườihiểu rõ, và tôn sùng những chặng đường, như các bạn thực hiện, là không cần thiết . . . Lại nữa đừng viện dẫn tôi ra như một uy quyền. Tôi khước từ là cái nạng cho bạn. Tôi sẽ không bị nhốt vào một cái cũi vì sự tôn sùng của bạn. Khi bạn đem không khí trong lành của hòn núi và giam giữ nó trong một căn phòng nhỏ, sự trong lành của không khí đó tan biến và có sự trì trệ . . . Tôi không bao giờ nói rằng không có Thượng đế. Tôi đã nói rằng chỉ có Thượng đế khi được biểu lộ trong bạn . . . nhưng tôi sẽ không sử dụng từ ngữ God Thượng đế . . . Tôi thích gọi điều này là Sự Sống hơn . . . Dĩ nhiên không có tốt lành hoặc xấu xa . . . Tốt lành là cái mà các bạn sợ hãi; xấu xa là cái mà các bạn sợ hãi. Vậy là, nếu bạn triệt tiêu sự sợ hãi, bạn được mãn nguyện phần tinh thần . . . Khi bạn thương yêu sự sống, và bạn đặt tình yêu đó trước tất cả mọi việc, và đánh giá bằng tình yêu đó, và không phải bằng sự sợ hãi của bạn, vậy là sự trì trệ này mà bạn gọi là đạo đức sẽ tan biến . . . Các bạn ơi, đừng bận tâm tôi là ai, các bạn sẽ không bao giờ biết . . . Các bạn nghĩ Chân lýliên quan đến bất kỳ điều gì các bạn nghĩ tôi là à? Các bạn không quan tâm đến Chân lý nhưng các bạn lại quan tâm đến con tàu chứa đựng Chân lý . . . Hãy uống nước nếu nước đó sạch: Tôi nói với các bạn rằng tôi có nước sạch đó; tôi có dầu thơm đó mà sẽ tẩy uế, mà sẽ cứu rỗi nhiều lắm; và các bạn hỏi tôi: ông là ai? Tôi là tất cả những sự việc sự vật bởi vì tôi là Sự Sống.32

 

Anh bế mạc Hội nghị bằng những từ ngữ: ‘Đã từng có nhiều ngàn người tại những trại này và họ không thể làm gì trong thế giới này hay sao nếu tất cả họ đều hiểu rõ! Họ có thể thay đổi bộ mặt của thế giới vào ngày mai.’

Mrs Besant tội nghiệp, bây giờ tám mươi tuổi, đang trải qua một tuổi già bất hạnh để cố gắng hòa hợp những điều không thể hòa hợp được. Để đồng ý với tất cả những điều K nói, bà đóng cửa Esoteric Section khắp thế giới trước khi K đến Ấn độ vào tháng mười năm 1928. (Bà sẽ mở lại nó chưa đầy một năm sau.) K công nhận bà đã làm điều này rất đúng đắn. Bà không thể có mặt ở đó để đón chào anh khi anh đến Adyar, nhưng viết, ‘Con Thương Yêu . . . Mẹ đang đình chỉ tất cả The E.S. vô thời hạn, dành ưu tiên cho mọi lời giảng của con’; và ngày hôm sau, ‘Chào mừng về nhà, Con Thương Yêu. Mẹ đã làm hết sức mình để dọn dẹp một cánh đồng quang đãng cho con, con là uy quyền duy nhất.’33 Như K kể cho Lady Emily, Mrs Besant muốn từ chức Chủ tịch Theosophical Society để theo anh khắp mọi nơi nhưng Thầy của bà không cho phép. Tại tất cả những gặp gỡ ở Ấn độ vào mùa đông đó, bà quả quyết ngồi dưới đất cùng khán giả thay vì ngồi cùng anh trên bục giảng như bà luôn luôn làm trước kia. Cùng thời gian đó bà lại ủng hộ Arundale mà đang nói với K, như K kể lại cho Lady Emily: ‘Anh theo con đường của anh và chúng tôi sẽ theo con đường của chúng tôi. Tôi cũng có điều gì đó để giảng dạy.’ Mrs Besant cũng ủng hộ Leadbeater mà đã viết cho bà: ‘Dĩ nhiên Krishnaji của chúng ta không có Toàn Ý thức của Chúa’, khi bà tự viết trong tờ Theosophist tháng mười hai: ‘Ý thức vật chất của Krishnamurti không chia sẻ Ý thức Toàn cầu của Chúa Maitreya’, và trích dẫn châm ngôn của Sri Krishna: ‘Con người đến với Ta theo nhiều con đường.’ K viết cho Lady Emily rằng hiện nay có ‘một phân chia rõ ràng’ giữa anh và Theosophical Society, mà sẽ tốt lành nhiều hơn là sự giả vờ này’. Đầu và cột sống của anh đau đớn và không ai có thể giúp đỡ, ‘không như trước kia’.

 Trong khi K ở Benares năm đó, Rishy Valley Trust nhận được từ những thẩm quyền của quân đội đồng ý bán 300 mẫu đất mà K cần cho một trường học khác. Khu đất này tại Rajghat, một nơi rất đẹp trên bờ sông Ganges ngay phía bắc của Benares. Con đường của những người hành hương chạy qua khu đất, nối Kashi với Saranath nơi Phật giảng bài pháp đầu tiên sau khi giác ngộ. Tất cả vốn liếng của Trust đều được tiêu vào khu đất này nhưng nó ‘vẫn không đủ’.

 

***

 

Tháng hai năm 1929 K và Jadu lên tàu đi Châu âu. Sau những chuyến viếng thăm ngắn đến Paris, Eerde và London, họ tiếp tục đi New York. Ở London tôi đã nói với K rằng tôi đã đính hôn và sẽ lập gia đình. Từ trên tàu anh viết cho Lady Emily: ‘Thoạt đầu con rất đau khổ về tất cả việc đó – mẹ biết con có ý gì – và con suy nghĩ cẩn thận về nó trong khi ở với mẹ và lúc này thì tốt rồi. Những ý tưởng của con và tầm nhìn của con không được phép cản trở sự tăng trưởng của Mary. Sẽ chẳng có bao nhiêu người theo cùng con hết con đường. Con hy vọng em sẽ vượt khỏi nó để trở thành một bông hoa nở trọn vẹn.’ Vào cùng ngày, 5 tháng ba, anh viết cho Mar de Manziarly: ‘Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ bất kỳ người nào nhưng mọi người sẽ từ bỏ tôi.’ Trong tất cả những bạn bè cũ của anh chỉ còn Mar là tiếp tục theo anh cho đến khi anh chết. Madame de Manziarly tìm được một phương tiện giải phóng năng lượng của bà qua phong trào thống nhất Giáo hội; Ruth đã kết hôn với một giám mục trong Giáo hội Thiên chúa giáo Tự do; K và Helen dần dần không còn thân thiện nữa (vào đầu những năm 1930 cô kết hôn với Scott Nearing); chị tôi Betty phản ứng chống lại anh rất dữ dội, như sẽ được thấy. Dĩ nhiên, nhiều người trong số những người lớn tuổi hơn vẫn còn trung thành cho đến khi họ chết, và nhiều người anh gặp sau đó vẫn trung thành cho đến khi anh chết và còn tiếp tục lâu hơn nữa, nhưng có những người chống đối anh, thông thường do bởi ganh ghét và những cảm giác bị tổn thương. Trong những ngày đầu, khi anh nói điều gì đó mà họ thích, họ sẽ khẳng định rằng đó là Chúa đang nói qua anh; khi anh nói điều gì đó mà họ không muốn nghe, chính là K đang nói. Cũng giống như vậy trong tương lai, khi anh nói điều gì đó mà họ không thể chấp nhận được, anh sẽ bị buộc tội rằng đã bị ‘ảnh hưởng’ bởi người này hay người kia.

 Bất kể sự khẳng định của K về sự hợp nhất của anh cùng ‘Đấng Thương Yêu’, anh đã không mất đi, và sẽ không bao giờ mất đi, khía cạnh con người của anh. Năm đó tại Ojai, anh, Rajagopal và Jadu ‘nói chuyện và nói chuyện, cãi cọ và hào hứng’, như anh kể cho Lady Emily. Họ cũng cười nhiều và làm trò hề và trêu ghẹo nhau. Rajagopal có tiếng cười không thể quên được – cười khúc khích có vẻ đúng hơn – trái lại tiếng cười của K lại lớn hơn và sâu hơn. Suốt sống của anh, anh luôn nhút nhát và khiêm tốn với những người lạ, không nói chuyện xã giao vặt vãnh nào. Tại nhà của chúng tôi ở London, và cùng Mrs Besant, anh đã gặp Bernard Shaw, bày tỏ anh là người đẹp đẽ nhất mà ông đã từng gặp gỡ’,34 nhưng K quá nhút nhát đến độ không nói bao nhiêu lời với ông.

 Phần thân thể K là một người đàn ông bình thường hoàn hảo mà đã được nuôi nấng để tin tưởng rằng tình dục phải bị chế ngự cho tất cả những người có mục đích trở thành những môn đồ của những Bậc Thầy, và thậm chí còn nhiều hơn nữa trong phương tiện của Chúa. Anh sẽ mất đi hoàn toàn tánh không khoan dung về tình dục này, tuy nhiên anh không bao giờ đặt nó ở mức quan trọng phải suy nghĩ. Bởi vì vẻ bề ngoài của anh, nếu không có gì thêm nữa, chắc chắn rằng nhiều phụ nữ đã đem lòng yêu anh. Đã có nhiều phụ nữ viết và khẳng định là vợ của anh, và nếu anh được trông thấy đang đi cùng một cô gái nào đó, báo chí sẽ lập tức loan tin một vụ đính hôn.[2]

Suốt sáu tuần K ở tại Ojai năm nay, trước họp trại, sự đau đớn trong bộ đầu và cột sống của anh rất khắc nghiệt và anh cảm thấy mệt đến độ một bác sĩ mới phải cảnh báo anh rằng những cơn bệnh viêm cuống phổi thường xuyên mà anh đang bị có lẽ sẽ dẫn đến bệnh lao phổi nếu anh không nghỉ ngơi nhiều; vì vậy anh hủy bỏ tất cả những nói chuyện của anh cho mùa hè, gồm cả ba giảng thuyết tại Queen’s Hall ở London, và quyết định tự giới hạn mình chỉ còn thực hiện nói chuyện tại những trại Ojai và Ommen và họp mặt Eerde.

 Trại Ojai, bắt đầu vào ngày 27 tháng năm đã có gấp đôi số người tham dự. Anh tuyên bố tại một trong những nói chuyện của anh ở Oak Grove: ‘Lúc này tôi nói, tôi nói mà không tự phụ, bằng hiểu rõ đúng đắn, bằng trọn vẹn của cái trí và quả tim, rằng tôi là ngọn lửa tròn đầy mà là sự vinh quang của sống, mà tất cả những con người, những cá thể cũng như toàn thế giới, phải đến.35

Suốt thời gian trại được tổ chức người ta đồn đại rằng chẳng mấy chốc anh sẽ giải tán The Order of The Star. Việc này anh thực hiện vài tuần sau đó. Ngày 3 tháng tám tại gặp gỡ đầu tiên của trại Ommen, trong sự hiện diện của Mrs Besant và trên 3.000 hội viên Star, cùng hàng ngàn người Hà lan đang lắng nghe trên đài phát thanh, anh chấm dứt một kỷ nguyên trong lịch sử riêng của anh. Một phần của điều gì anh đã nói được trình bày dưới đây:

 

Tôi khẳng định rằng Chân lý là một mảnh đất không lối vào, và các bạn không thể tiếp cận nó bằng bất kỳ con đường nào, bằng bất kỳ tôn giáo nào, bằng bất kỳ giáo phái nào. Đó là quan điểm của tôi và tôi trung thành với quan điểm đó một cách tuyệt đối và không điều kiện . . . Nếu các bạn hiểu rõ điều đó trước tiên, vậy thì các bạn sẽ thấy khẳng định trước một niềm tin là điều không thể được. Một niềm tin chỉ là một vấn đề thuộc cá thể, và các bạn không thể và không được tổ chức nó. Nếu các bạn làm như thế, nó trở thành chết rồi, cố định; nó trở thành một tín điều, một giáo phái, một tôn giáo, được áp đặt vào những người khác.

Đây là điều gì mọi người khắp thế giới đang cố gắng làm. Chân lý bị thu hẹp lại và bị biến thành một trò đùa cho những con người yếu ớt, cho những con người chỉ bị bất mãn trong chốc lát. Chân lý không thể bị mang xuống, trái lại cá thể phải cố gắng vươn lên nó. Bạn không thể mang đỉnh núi vào thung lũng . . . Vì vậy, theo quan điểm của tôi, đó là lý do đầu tiên tại sao The Order of The Star phải được giải tán. Bất chấp sự giải tán này, các bạn sẽ có thể thành lập những Order khác, các bạn sẽ tiếp tục lệ thuộc vào những tổ chức khác để tìm kiếm Chân lý. Tôi không muốn lệ thuộc vào bất kỳ tổ chức nào có một loại tinh thần như thế; làm ơn hiểu rõ điều này . . . 

Nếu một tổ chức được tạo ra cho mục đích này, nó trở thành một cái nạng, một hèn nhát, một giam cầm, chắc chắn phải gây lụn bại cá thể, và ngăn cản anh ấy không phát triển, không thiết lập tánh nhất quán của anh ấy, mà tối thiết để khám phá Chân lý tuyệt đối và không bị quy định đó cho chính anh ấy. Vì vậy đó là một lý do nữa tại sao tôi đã quyết định, vì tôi tình cờ là Người Đứng đầu của The Order, giải tán nó.

Đây không là một hành động vĩ đại, bởi vì tôi không muốn có những người theo sau, và tôi có ý về điều này. Khoảnh khắc các bạn theo sau người nào đó các bạn không còn theo đuổi Chân lý. Tôi không quan tâm liệu các bạn có chú ý đến điều gì tôi nói hay không. Tôi muốn làm một việc gì đó trong thế giới và tôi sẽ làm nó bằng sự tập trung kiên định. Tôi chỉ quan tâm đến một điều cốt lõi: làm con người tự do. Tôi khao khát giải thoát con người khỏi tất cả những chuồng cũi, khỏi tất cả những sợ hãi, và không phải thành lập những tôn giáo, những giáo phái mới, cũng không thiết lập những lý thuyết mới và những triết lý mới. Vậy thì tự nhiên bạn sẽ hỏi tôi tại sao tôi đi khắp thế giới, tiếp tục nói chuyện. Tôi sẽ nói cho bạn lý do tại sao tôi làm việc này; không phải bởi vì tôi ham muốn những người theo sau, cũng không phải bởi vì tôi khao khát một nhóm đặc biệt của những môn đồ đặc biệt. Tôi không có những đệ tử, những môn đồ, hoặc trên quả đất hoặc trong lãnh vực của tinh thần.

Cũng không phải bởi vì sự cám dỗ của tiền bạc, cũng không phải bởi vì sự quyến rũ của thích sống một cuộc sống tiện nghi. Nếu tôi muốn sống một cuộc sống tiện nghi tôi sẽ không đến một Trại hay sống trong một quốc gia ẩm ướt! Tôi đang nói thành thật bởi vì tôi mong muốn điều này được khẳng định một lầnmãi mãi. Tôi không muốn những tranh luận trẻ con này tiếp diễn năm này sang năm khác.

Một phóng viên đã phỏng vấn tôi và coi việc đó như một hành động vĩ đại khi giải tán một tổ chức mà trong đó có hàng ngàn và hàng ngàn hội viên. Đối với anh ấy nó là một hành động vĩ đại bởi vì anh ấy đã hỏi: “Anh sẽ làm gì sau đó, anh sẽ sống như thế nào? Anh sẽ không có những người theo sau, người ta sẽ không nghe anh nữa.’ Nếu chỉ có năm người muốn lắng nghe, muốn sống, đưa cuộc đời của họ hướng về sự vĩnh hằng, nó sẽ là quá đủ. Ích lợi gì đâu khi có hàng ngàn người theo sau nhưng không hiểu rõ, nhưng hoàn toàn mê muội trong thành kiến, không muốn cái mới mẻ, nhưng lại thích diễn giải cái mới mẻ cho phù hợp với những cái tôi trì trệ, cằn cỗi của họ! . . .

Suốt mười tám năm, các bạn đã chuẩn bị cho sự kiện này, cho Thầy Thế giới Sắp đến. Suốt mười tám năm các bạn đã tổ chức, các bạn đã tìm kiếm người nào đó mà sẽ trao tặng một thỏa mãn mới cho những quả tim và những cái trí của các bạn, mà sẽ thay đổi toàn cuộc sống của các bạn, mà sẽ cho các bạn một hiểu biết mới, người nào đó mà sẽ nâng các bạn lên một mức độ sống mới, mà sẽ cho các bạn một khích lệ mới, mà có thể giúp các bạn được tự do – và bây giờ hãy nhìn điều gì đang xảy ra! Hãy suy xét, hãy tự-lý luận với các bạn, và khám phá xem niềm tin đó đã làm cho các bạn khác biệt như thế nào – không phải sự khác biệt hời hợt của đeo một huy hiệu, mà quá tầm thường, lố bịch. Một niềm tin như thế đã quét sạch tất cả những thứ thừa thãi của cuộc sống như thế nào? Đó là cách duy nhất để đánh giá: bạn được tự do hơn, cao cả hơn, nguy hiểm hơn đối với mọi xã hội được đặt nền tảng trên những thứ giả dối và những thứ thừa thãi như thế nào? Những hội viên của tổ chức Star này đã trở nên khác biệt như thế nào?

Các bạn đang cần người nào khác để có được sự duy tâm của các bạn, người nào khác để có được sự hạnh phúc của các bạn, người nào khác để có được sự khai sáng của các bạn . . . khi tôi nói hãy tự-nhìn bên trong chính các bạn để có được sự khai sáng, để có được sự vinh quang, để có được sự tinh khiết, và để có được sự không-bại hoại của cái tôi, không có một ai trong các bạn sẵn lòng thực hiện nó. Có lẽ có một ít người, nhưng rất, rất ít người. Vậy là tại sao lại cần có một tổ chức? . . . 

Bạn sử dụng một máy đánh chữ để viết những lá thư, nhưng bạn không đặt nó trên bàn thờtôn sùng nó. Nhưng đó là điều gì bạn đang làm khi những tổ chức trở thành sự quan tâm chính của bạn. ‘Trong nó có bao nhiêu hội viên?’ Đó là câu đầu tiên tôi được hỏi bởi tất cả những phóng viên. Tôi không biết có bao nhiêu. Tôi không quan tâm đến điều đó . . . Bạn quen được bảo rằng bạn đã tiến bộ như thế nào, mức độ tâm linh của bạn như thế nào. Thật trẻ con làm sao! Ai, ngoại trừ chính bạn có thể nói được liệu bạn có bại hoại hay không?

. . . Nhưng những người thực sự khao khát muốn hiểu rõ, đang quan tâm muốn tìm được sự vĩnh hằng, không một khởi đầu và không một kết thúc, bằng sự mãnh liệt vô cùng sẽ đi cùng nhau, sẽ là một nguy hiểm cho mọi thứ thừa thãi, cho những giả dối, cho những ảo tưởng . . . Chúng ta phải tạo ra một tổ chức như thế, và đó là mục đích của tôi. Bởi vì tình bằng hữu chân thật đó – mà dường như bạn không biết – sẽ có sự đồng-cộng tác đúng đắn về phần mỗi người. Và điều này không phải bởi vì uy quyền, không phải bởi vì sự cứu rỗi, nhưng bởi vì bạn thực sự hiểu rõ và thế là có thể sống trong vĩnh hằng. Đây là một việc quan trọng hơn tất cả vui thú, hơn tất cả hy sinh.

Vì vậy đó là những lý do tại sao, sau khi cân nhắc cẩn thận suốt hai năm, tôi đã thực hiện quyết định này. Nó không phải từ một động cơ nhất thời. Tôi đã không bị thuyết phục bởi bất kỳ ai – tôi không bị thuyết phục trong những vấn đề như thế. Suốt hai năm tôi đã suy nghĩ về điều này, từ từ, cẩn thận, kiên nhẫn, và lúc này tôi đã quyết định giải tán Order. Bạn có thể thành lập những tổ chức khác và chờ đợi người nào khác. Tôi không quan tâm điều đó, cũng không quan tâm tạo ra những chuồng cũi mới, những trang trí mới cho những chuồng cũi đó. Quan tâm duy nhất của tôi là giúp con người được tự do, một cách tuyệt đối, không điều kiện.36



[1] Truyền thống trong triết lý phương Đông nói rằng, tại cuối cùng của sự tiến hóa, cái tôi, sau những thay đổi nhiều lần của những chuỗi cuộc đời, rời con sông của sống để hòa mình trong biển cả của Nirvana Niết bàn.

 

[2] Có một bài tường thuật về vụ đính hôn của anh với Helen Knothe trong những tờ báo ở New York, và cha tôi đã thu xếp để chặn đứng một tuyên bố về sự đính hôn của tôi với anh năm 1927.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14296)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14559)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11839)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14348)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13264)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14626)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12637)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25214)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27856)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26331)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17219)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16521)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15905)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22126)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17124)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24888)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21943)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19055)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16166)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21717)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16777)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14663)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16696)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25022)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18766)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21195)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14771)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14370)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16603)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18007)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12914)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14937)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12693)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13881)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14597)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 27994)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27158)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14341)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20928)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14665)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24166)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28656)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14729)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13279)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16435)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27217)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12015)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16067)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21458)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12373)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant