Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

06. Giáo dục và Hòa bình thế giới

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 5307)
06. Giáo dục và Hòa bình thế giới


TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI

SOCIAL RESPONSIBILITY
From the talks and writings of J. KRISHNAMURTI
Lời dịch: ÔNG KHÔNG
– Tháng 6-2010 –

VI. GIÁO DỤC HOÀ BÌNH THẾ GIỚI

 

M

uốn tìm hiểu giáo dụcvai trò gì trong sự khủng hoảng hiện nay của thế giới, chúng ta nên hiểu rõ sự khủng hoảng đó đã xảy ra như thế nào. Chắc chắn nó là kết quả của những giá trị sai lầm trong sự liên hệ của chúng ta với con người, với tài sản, và với những ý tưởng. Nếu sự liên hệ của chúng ta với những người khác được đặt nền tảng trên tự-phóng đại, và sự liên hệ của chúng ta với tài sản là thâu lợi, chắc chắn cấu trúc của xã hộiganh đua và tự-cô lập. Nếu trong sự liên hệ của chúng ta với những ý tưởng, chúng ta bênh vực một học thuyết đối nghịch với một học thuyết khác, không-tin cậy lẫn nhau và ý muốn xấu xa là những kết quả không tránh khỏi.

 Một nguyên nhân khác của sự hỗn loạn hiện nay là sự phụ thuộc vào uy quyền, vào những người lãnh đạo, dầu trong sống hàng ngày, trong ngôi trường nhỏ hay trong trường đại học. Những người lãnh đạouy quyền của họ là những nhân tố gây thoái hóa trong bất kỳ văn hóa nào. Khi chúng ta theo sau một người khác, không có hiểu rõ, nhưng chỉ có sợ hãi và tuân phục, cuối cùng dẫn đến sự tàn bạo của chính thể chuyên chế và chủ nghĩa giáo điều của tôn giáo có tổ chức.

 Khi phụ thuộc vào những chính phủ, nương nhờ những tổ chức và những uy quyền để kiếm được hòa bình đó mà đáng lẽ phải bắt đầu bằng hiểu rõ về chính chúng ta, là tạo tác xung đột nhiều hơn và to tát hơn; và không thể có hạnh phúc vĩnh cửu chừng nào chúng ta còn chấp nhận một trật tự xã hội trong đó có đấu tranh và hận thù liên tục giữa con ngườicon người. Nếu chúng ta muốn thay đổi những quy định đang tồn tại, trước hết chúng ta phải thay đổi chính chúng ta, mà có nghĩa rằng chúng ta phải trở nên nhận biết được những hành động, những suy nghĩ, và những cảm giác riêng của chúng ta trong sống hàng ngày.

 Nhưng thật ra chúng ta không muốn hòa bình, chúng ta không muốn chấm dứt sự trục lợi. Chúng ta sẽ không cho phép sự tham lam của chúng ta bị ngăn cản, hay những nền tảng của cấu trúc xã hội hiện nay bị thay đổi; chúng ta muốn những sự việc tiếp tục như chúng là, cùng những bổ sung hời hợt, và thế là chắc chắn những người quyền thế, những người tinh ranh cai trị sống của chúng ta.

 Hòa bình không đạt được qua bất kỳ học thuyết nào, nó không phụ thuộc vào lập pháp; nó hiện diện chỉ khi nào chúng ta, những cá thể bắt đầu hiểu rõ về tiến trình thuộc tâm lý riêng của chúng ta. Nếu chúng ta trốn tránh trách nhiệm của hành động một cách cá thể và chờ đợi hệ thống mới mẻ nào đó thiết lập hòa bình, chúng ta sẽ chỉ trở thành những nô lệ của hệ thống đó.

 Khi những chính phủ, những người độc tài, những tập đoàn kinh doanh lớn và những uy quyền thuộc giáo hội bắt đầu thấy rằng sự hận thù đang gia tăng này giữa những con người chỉ dẫn đến sự hủy diệt bừa bãi và thế là không còn gây lợi lộc, họ có lẽ ép buộc chúng ta, qua lập pháp và những phương tiện ép buộc khác, đàn áp những tham vọng và những thèm khát cá nhân của chúng ta và đồng-hợp tác vì sự thịnh vượng chung của nhân loại. Giống như hiện nay chúng ta được giáo dục để ganh đua và tàn nhẫn, vì vậy lúc đó chúng ta sẽ bị ép buộc phải tôn trọng lẫn nhau và làm việc cho thế giới như một tổng thể.

 Và mặc dù chúng ta có lẽ được nuôi ăn, quần áo và chỗ ở tử tế, chúng ta sẽ không được tự do khỏi những xung đột và những thù hận của chúng ta, mà sẽ chỉ chuyển hướng sang một lãnh vực khác, nơi chúng sẽ vẫn còn hiểm độc và tàn phá hơn. Hành động đúng đắnđạo đức duy nhất là tự nguyện; và sự hiểu rõ, một mình, có thể sáng tạo hòa bình và hạnh phúc cho con người.

 Những niềm tin, những học thuyết, và những tôn giáo có tổ chức đang khiến chúng ta đối lập với những người hàng xóm của chúng ta; có xung đột, không chỉ giữa những xã hội khác biệt, nhưng còn giữa những nhóm người trong cùng một xã hội. Chúng ta phải nhận ra rằng chừng nào chúng ta còn nhận dạng chính mình với một quốc gia, chừng nào chúng ta còn bám vào sự an toàn, chừng nào chúng ta còn bị quy định bởi những giáo điều, sẽ có đấu tranh và đau khổ cả phía bên trong chính chúng ta và trong thế giới.

 Vậy thì có toàn nghi vấn về chủ nghĩa ái quốc. Khi nào chúng ta cảm thấy yêu nước? Chắc chắn nó không là một cảm xúc hàng ngày. Nhưng chúng ta bị thuyết phục để yêu nước qua những quyển sách ở trường, qua báo chí, và qua những kênh truyền hình tuyên truyền, mà kích thích sự ích kỷ thuộc chủng tộc bằng cách ca ngợi những anh hùng quốc gia và bảo cho chúng ta rằng quốc giacách sống riêng của chúng tatốt đẹp hơn những nơi khác. Tinh thần yêu nước này nuôi dưỡng sự kiêu hãnh của chúng ta từ niên thiếu đến khi chết đi.

 Sự khẳng định được lặp lại liên tục rằng chúng ta phụ thuộc vào một nhóm tôn giáo hay chính trị nào đó, rằng chúng ta thuộc về quốc gia này hay quốc gia kia, ve vãn những cái tôi nhỏ nhen của chúng ta, thổi căng chúng giống như những cánh buồm, cho đến khi chúng ta sẵn sàng giết chết hay bị giết chết vì quốc gia, chủng tộc, hay học thuyết của chúng ta. Tất cả điều đó đều quá dốt nát và không-tự nhiên. Chắc chắn, những con người còn quan trọng nhiều hơn những biên giới thuộc quốc giahọc thuyết.

 Tinh thần tách rời của chủ nghĩa quốc gia đang lan tràn như lửa cháy khắp thế giới. Chủ nghĩa ái quốc được nuôi dưỡng và trục lợi đầy ranh mãnh bởi những người đang tìm kiếm sự bành trướng thêm nữa, quyền hành thêm nữa, giàu có thêm nữa; và mỗi người chúng ta đều tham gia trong tiến trình này, bởi vì chúng ta cũng thèm khát những sự việc này. Chinh phục những đất đai khác và những chủng tộc khác cung cấp những thị trường mới cho hàng hóa cũng như cho những học thuyết thuộc tôn giáo và chính trị.

 Người ta phải quan sát tất cả những diễn tả này của bạo lực và thù hận bằng một cái trí không-thành kiến, đó là, bằng một cái trí không nhận dạng chính nó cùng bất kỳ quốc gia, chủng tộc, hay học thuyết nào; nhưng cố gắng tìm ra điều gì là sự thật. Có hân hoan vô cùng trong thấy rõ ràng một vấn đề mà không bị ảnh hưởng bởi những quan điểm và những hướng dẫn của những người khác, dù họ là chính phủ, những người chuyên môn, hay những người rất học thức. Khi bạn thực sự nhận ra rằng chủ nghĩa ái quốc là một cản trở cho hạnh phúc của con người, chúng ta không phải đấu tranh chống lại cảm xúc giả dối này trong chính chúng ta, nó đã mãi mãi đi khỏi chúng ta.

 Chủ nghĩa quốc gia, tinh thần yêu nước, ý thức của chủng tộcgiai cấp, tất cả đều là những phương cách của cái tôi, và thế là gây tách rời. Rốt cuộc, quốc gia là gì ngoại trừ một nhóm những cá thể đang sống cùng nhau vì những lý do tự-phòng vệ và kinh tế? Từ tự-phòng vệ và sự sợ hãi nảy sinh ý tưởng của ‘quốc gia của tôi’, cùng những biên giới và những hàng rào thuế quan của nó, làm cho tình huynh đệ và sự hòa hợp của con người không thể xảy ra được.

 Sự ham muốn kiếm được và giữ lại, sự ao ước để được đồng hóa cùng cái gì đó to tát hơn chúng ta, tạo ra tinh thần của chủ nghĩa quốc gia; và chủ nghĩa quốc gia nuôi dưỡng chiến tranh. Trong mọi quốc gia, chính phủ, được khuyến khích bởi tôn giáo có tổ chức, bảo vệ chủ nghĩa quốc giatinh thần tách rời. Chủ nghĩa quốc gia là một căn bệnh, và nó không bao giờ có thể tạo ra sự thống nhất của thế giới. Chúng ta không thể có được sức khỏe qua bệnh tật, trước hết chúng ta phải làm tự do chính chúng ta khỏi bệnh tật.

 Do bởi chúng ta là những người yêu nước, sẵn sàng bảo vệ những Chính thể cầm quyền của chúng ta, những niềm tin và những thâu lợi của chúng ta, nên chúng ta mới liên tục trang bị vũ khí. Tài sản và những ý tưởng đã trở thành quan trọng đối với chúng ta nhiều hơn sống của con người, vì vậyhận thù và bạo lực liên tục giữa chúng ta và những người khác. Do bởi duy trì sự chủ quyền của quốc gia chúng ta, chúng ta đang hủy diệt những người con trai của chúng ta; do bởi tôn thờ Chính thể mà không là gì cả ngoại trừ sự chiếu rọi của chính chúng ta, chúng ta đang hy sinh con cái của chúng ta cho sự thỏa mãn riêng của chúng ta. Chủ nghĩa quốc gia và những chính phủ cầm quyền là những nguyên nhân và những công cụ của chiến tranh.

 Những học viện xã hội hiện nay của chúng ta không thể phát triển thành một liên bang thế giới, bởi vì chính những nền tảng của chúng không hoàn hảo. Những nghị viện và những hệ thống giáo dục ủng hộ sự chủ quyền của quốc gianhấn mạnh sự quan trọng của nhóm người sẽ không bao giờ kết thúc chiến tranh. Mỗi nhóm người tách rời, cùng những người cai trị và những người bị cai trị của nó, là một nguồn của chiến tranh. Chừng nào tại cơ bản chúng ta còn không thay đổi sự liên hệ hiện nay giữa con ngườicon người, chắc chắn công nghệ sẽ dẫn đến sự hỗn loạntrở thành một công cụ của hủy diệt và đau khổ; chừng nào còn có bạo lực và chuyên chế, dối gạt và tuyên truyền, tình huynh đệ của con người không thể được nhận ra.

 Chỉ giáo dục con người trở thành những kỹ sư tuyệt vời, những người khoa học nổi tiếng, những người điều hànhnăng lực, những công nhân giỏi, sẽ không bao giờ đưa những người đàn áp và những người bị đàn áp lại cùng nhau; và chúng ta có thể thấy rằng hệ thống giáo dục hiện nay của chúng ta, mà nuôi dưỡng nhiều nguyên nhân gây ra đối địch hận thù giữa những con người, đã không ngăn cản sự sát nhân tập thể nhân danh quốc gianhân danh Thượng đế của người ta.

 Những tôn giáo có tổ chức, cùng uy quyền tinh thầnthế tục của chúng, cũng không thể mang lại hòa bình cho con người, bởi vì chúng cũng là kết quả của sự dốt nát và sợ hãi của chúng ta, của sự giả dốiích kỷ của chúng ta.

 Bởi vì khao khát sự an toàn ở đây và đời sau, chúng ta sáng chế những học viện và những học thuyếtbảo đảm sự an toàn đó; nhưng chúng ta càng đấu tranh cho sự an toàn nhiều bao nhiêu, chúng ta sẽ càng có nó ít bấy nhiêu. Sự ham muốn được an toàn chỉ nuôi dưỡng phân chiagia tăng thù hận. Nếu tại sâu thẳm chúng ta cảm thấyhiểu rõ sự thật của điều này, không chỉ bằng từ ngữ hay trí năng, nhưng bằng toàn thân tâm của chúng ta, vậy thì chúng ta sẽ bắt đầu thay đổi một cách cơ bản sự liên hệ của chúng ta với những bạn bè của chúng ta trong thế giới tức khắc quanh chúng ta; và chỉ lúc đó mới có thể có được sự thống nhất và tình huynh đệ.

 Hầu hết chúng ta bị kiệt quệ bởi mọi loại sợ hãi, và quan tâm rất nhiều về sự an toàn riêng của chúng ta. Chúng ta hy vọng rằng, bằng phép lạ nào đó, những chiến tranh sẽ kết thúc, tất cả những người da trắng buộc tội những nhóm quốc gia khác là những người chủ mưu của chiến tranh, bởi vì họ luân phiên đổ lỗi cho chúng ta về thảm họa này. Mặc dù chiến tranh gây thiệt hại quá rõ ràng cho xã hội, chúng ta chuẩn bị cho chiến tranh và phát triển tinh thần quân đội trong tuổi trẻ.

 Nhưng sự huấn luyện quân sự có bất kỳ vị trí nào trong xã hội? Tất cả nó phụ thuộc vào loại con người nào chúng ta muốn con cái của chúng ta trở thành. Nếu chúng ta muốn các em trở thành những kẻ giết người hiệu quả, vậy thì huấn luyện quân sự là cần thiết. Nếu chúng ta muốn kỷ luật các em và tổ chức thành binh đoàn những cái trí của các em, nếu mục đích của chúng ta là biến các em trở thành yêu nước và vì vậy vô-trách nhiệm với xã hội như một tổng thể, vậy thì huấn luyện quân sự là một cách tốt nhất để thực hiện nó. Nếu chúng ta ưa thích giết chóc và hủy diệt, chắc chắn huấn luyện quân sự là quan trọng. Chính là chức năng của những tướng lãnh là lên kế hoạchxúc tiến chiến tranh; và nếu ý định của chúng ta là tổ chức những trận chiến liên tục giữa chúng ta và những người hàng xóm của chúng ta, vậy thì bằng mọi phương tiện chúng ta hãy có nhiều tướng lãnh hơn.

 Nếu chúng ta đang sống chỉ với mục đích đấu tranh liên tục bên trong chính chúng ta và với những người khác, nếu ham muốn của chúng tatiếp tục đổ máu và đau khổ, vậy thì phải có nhiều lính tráng hơn, nhiều người chính trị hơn, nhiều kẻ thù hơn – mà là điều gì đang thực sự xảy ra. Văn minh hiện đại được đặt nền tảng trên bạo lực, và vì vậy đang chuốc lấy chết chóc. Chừng nào chúng ta còn tôn thờ sức mạnh, bạo lực sẽ là cách sống của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta muốn hòa bình, nếu chúng ta muốn sự liên hệ đúng đắn giữa những con người, dù là người Thiên chúa giáo hay người Ấn giáo, người Nga hay người Mỹ, nếu chúng ta muốn con cái của chúng ta là những con người hòa hợp, vậy thì huấn luyện quân sự là một cản trở tuyệt đối, nó là phương cách sai lầm khi khởi sự.

 Một trong những nguyên nhân chính của đấu tranh và hận thù là sự tin tưởng rằng một giai cấp hay chủng tộc đặc biệt cao cấp hơn một giai cấp khác. Đứa trẻ không có ý thức về chủng tộc hay giai cấp; chính là môi trường sống ở nhà hay ở trường, hay cả hai, mới làm cho cậu bé cảm thấy tách rời. Trong cậu bé, cậu không quan tâm liệu người bạn là một người Châu phi hay một người Do thái, một người Ba la môn hay một người không-Ba la môn; nhưng ảnh hưởng của toàn cấu trúc xã hội đang liên tục khắc sâu vào cái trí của cậu bé, đang gây ảnh hưởng và đang định hình nó.

 Lại nữa đây không là vấn đề với cậu bé nhưng với những người trưởng thành, những người đã tạo ra một môi trường sống vô lý của chủ nghĩa phân biệt và những giá trị giả dối.

 Liệu có nền tảng thực sự nào để phân biệt giữa những con người? Những thân thể của chúng ta có lẽ khác biệt trong cấu trúc và màu sắc, những khuôn mặt của chúng ta có lẽ không giống nhau, nhưng bên trong làn da chúng ta rất giống nhau: kiêu ngạo, tham vọng, ganh tị, bạo lực, ham muốn dục tình, tìm kiếm quyền hành và vân vân. Lột bỏ nhãn hiệu và chúng ta rỗng không; nhưng chúng ta không muốn đối diện với sự rỗng không của chúng ta, và vì vậy chúng ta bám chặt vào nhãn hiệu – mà thể hiện chúng ta không chín chắn, ngây ngô biết chừng nào.

 Muốn giúp đứa trẻ lớn lên mà không có thành kiến, trước hết người ta phải phá vỡ tất cả những thành kiến bên trong chính người ta, và sau đó trong môi trường sống của người ta – điều đó có nghĩa phá vỡ cấu trúc của xã hội không-chín chắn này mà chúng ta đã tạo ra. Ở nhà có lẽ chúng ta dạy bảo em bé rằng ý thức về giai cấpchủng tộc của mình là rất vô lý, và em bé sẽ có thể đồng ý với chúng ta; nhưng khi em đến trường và chơi đùa cùng những đứa trẻ khác, em bị vấy bẩn bởi tinh thần tách rời. Hay có lẽ là hướng ngược lại: ở nhà có lẽ truyền thống, chật hẹp, và sự ảnh hưởng của trường học có lẽ rộng rãi hơn. Trong cả hai trường hợp đều có một trận chiến liên tục giữa những môi trường sống ở nhà và ở trường, và đứa trẻ bị trói buộc giữa hai trường hợp này.

 Muốn nuôi nấng đứa trẻ một cách thông minh, muốn giúp đỡ em có khả năng nhận biết để cho em có thể thấy vượt khỏi những thành kiến dốt nát, chúng ta phải liên hệ gần gũi với em. Chúng ta phải nói về những sự việc và cho phép em lắng nghe những nói chuyện thông minh; chúng ta phải khuyến khích tinh thần của tìm hiểu và sự bất mãn có sẵn trong em, thế là giúp đỡ em tự-khám phá cho chính em điều gì là sự thật và điều gì là giả dối.

 Do bởi sự tìm hiểu liên tục, sự bất mãn thực sự, mới tạo ra sự thông minh sáng tạo; nhưng để giữ sự tìm hiểubất mãn này tỉnh táo là điều cực kỳ gian nan, và hầu hết mọi người đều không muốn con cái của họ có loại thông minh này, bởi vì khó chịu lắm khi phải sống cùng người nào đó mà liên tục đang nghi ngờ những giá trị được chấp nhận.

 Tất cả chúng ta đều bất mãn khi chúng ta còn trẻ, nhưng rủi thay chẳng mấy chốc sự bất mãn của chúng ta phai lạt đi, bị bóp chết bởi những xu hướng bắt chước của chúng ta và sự tôn thờ uy quyền của chúng ta. Khi chúng ta lớn lên, chúng ta bắt đầu bị cố định, chúng ta được thỏa mãnsợ hãi. Chúng ta trở thành những người điều hành, những giáo sĩ, những thư ký ngân hàng, những giám đốc cơ xưởng, những chuyên viên kỹ thuật, và sự thoái hóa dần dần ăn sâu. Bởi vì chúng ta ham muốn duy trì những vị trí của chúng ta, chúng ta ủng hộ xã hội thoái hóa mà đã đặt chúng ta ở đó và đã cho chúng ta sự an toàn giới hạn nào đó.

 Sự kiểm soát giáo dục của chính phủ là một thảm họa. Không có hy vọng và hòa bình trong thế giới chừng nào giáo dục còn là người đầy tớ của chính thể hay của tôn giáo có tổ chức. Tuy nhiên mỗi lúc một nhiều chính phủ đang phụ trách trẻ em và tương lai của chúng; và nếu không phải là chính phủ, vậy thì lại là những tổ chức tôn giáo đang sục sọi để kiểm soát giáo dục.

 Tình trạng bị quy định của cái trí trẻ thơ để phù hợp vào một học thuyết đặc biệt, dù tôn giáo hay chính trị, nuôi dưỡng hận thù giữa con ngườicon người. Trong một xã hội ganh đua chúng ta không thể có tình huynh đệ, và không đổi mới, không chế độ độc tài, không phương pháp giáo dục nào có thể tạo ra nó.

 Chừng nào bạn còn là một người New Zealand và tôi còn là một người Ấn độ, sẽ là điều vô lý khi nói về sự thống nhất của con người. Làm thế nào chúng ta có thể hợp nhất như những con người nếu bạn trong quốc gia của bạn, và tôi trong quốc gia của tôi, vẫn còn duy trì những thành kiến tôn giáo được kính trọng và những phương cách kinh tế? Làm thế nào có thể có tình huynh đệ chừng nào chủ nghĩa ái quốc còn đang tách rời con người khỏi con người, và hàng triệu người bị hạn chế bởi những điều kiện kinh tế bi thảm trong khi những người khác lại sống sung túc? Làm thế nào có thể có sự thống nhất của nhân loại khi những niềm tin phân chia chúng ta, khi có sự thống trị của một nhóm người bởi một nhóm người khác, khi những người giàu có đầy quyền hành và những người nghèo khổ đang tìm kiếm cùng quyền hành đó, khi có sự phân phối đất đai sai lầm, khi một vài người được nuôi ăn đầy đủ trong khi hàng triệu người đang bị chết đói?

 Một trong những khó khăn của chúng ta là rằng thực sự chúng ta không khẩn thiết về những vấn đề này, bởi vì chúng ta không muốn bị quấy rầy quá nhiều. Chúng ta ưa thích thay đổi những sự việc chỉ trong một cách nào đó gây lợi ích cho chúng ta, và thế là chúng ta không quan tâm nhiều lắm về sự trống rỗng và sự hung tợn riêng của chúng ta.

 Liệu có khi nào chúng ta đạt được hòa bình qua bạo lực? Liệu hòa bình được thành tựu dần dần, qua một qui trình từ từ của thời gian? Chắc chắn, tình yêu không là một vấn đề của giáo dục hay của thời gian. Tôi tin rằng hai cuộc chiến tranh vừa qua xảy ra do bởi sự ủng hộ dân chủ; và lúc này chúng ta đang chuẩn bị cho một chiến tranh còn hủy diệt nhiều hơn nữa, và con người càng có ít tự do hơn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta muốn xóa sạch những cản trở rõ ràng của sự hiểu rõ như là uy quyền, niềm tin, chủ nghĩa quốc gia, và toàn tinh thần thứ bậc? Chúng ta sẽ là những con người không có uy quyền, những con người hiệp thông trực tiếp cùng lẫn nhau – và vậy là có lẽ, sẽ có tình yêu và từ bi.

 Điều gì là cốt lõi trong giáo dục, cũng như trong mọi lãnh vực khác, là có những con ngườihiểu rõthương yêu, mà những quả tim của họ không chất đầy những cụm từ rỗng tuếch, những sự việc của cái trí.

 Nếu sống có nghĩa là được sống hạnh phúc, cùng ý tứ, cùng ân cần, cùng thương yêu, vậy thì hiểu rõ về chính chúng ta là điều rất quan trọng; và nếu chúng ta ao ước sáng tạo một xã hội được khai sáng thực sự, chúng ta cần phải có những người giáo dục hiểu rõ những phương cách của hòa hợpvì vậy có thể chuyển tải hiểu rõ đó sang đứa trẻ.

 Những người giáo dục như thế sẽ là một hiểm họa cho cấu trúc hiện nay của xã hội. Nhưng thật ra chúng ta không muốn sáng tạo một xã hội được khai sáng; và bất kỳ người giáo dục nào mà, đang nhận được hàm ý trọn vẹn của hòa bình, bắt đầu vạch ra ý nghĩa trung thực của chủ nghĩa quốc gia và sự ngu xuẩn của chiến tranh, chẳng mấy chốc sẽ mất đi chức vụ của anh ấy. Vì biết điều này, hầu hết những người giáo dục đều thỏa hiệp, và thế là giúp đỡ duy trì hệ thống hiện nay của trục lợi và bạo lực.

 Chắc chắn, muốn khám phá sự thật, phải có tự do khỏi sự đấu tranh, cả bên trong chính người ta và với những người hàng xóm của chúng ta. Khi chúng ta không xung đột bên trong chính chúng ta, chúng ta không có xung đột phía bên ngoài. Do bởi sự đấu tranh phía bên trong mà, được chiếu rọi ra phía bên ngoài, trở thành sự xung đột của thế giới.

 Chiến tranh là sự chiếu rọi qui mô và đổ máu của sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta thúc đẩy chiến tranh từ những sống hàng ngày của chúng ta; và nếu không có một thay đổi trong chính chúng ta, chắc chắn có những thù hận thuộc quốc giachủng tộc, những cãi cọ trẻ con về những học thuyết, gia tăng gấp bội binh lính, chào một lá cờ, và mọi tàn ác dẫn đến những sát nhân có tổ chức.

 Giáo dục khắp thế giới đã thất bại, nó đã sản sinh sự hủy diệt và đau khổ chồng chất. Những chính phủ đang huấn luyện những người trẻ tuổi trở thành những người lính và những chuyên viên hiệu quả mà họ cần; hệ thống kỷ luật và thành kiến đang được vun đắpép buộc. Khi suy nghĩ về tất cả những sự kiện này, chúng ta phải tìm hiểu cả ý nghĩa của sự tồn tại lẫn ý nghĩamục đích sống của chúng ta. Chúng ta phải tìm ra những phương cách nhân từ để sáng tạo một môi trường sống mới mẻ; bởi vì chính môi trường sống có thể biến đứa trẻ thành một thú vật, một chuyên gia không cảm giác, hay giúp đỡ em trở thành một con người thông minh, nhạy cảm. Chúng ta phải sáng tạo một chính phủ thế giới mà tại cơ bản hoàn toàn khác hẳn, mà không bị đặt nền tảng trên chủ nghĩa quốc gia, trên những học thuyết, trên sức mạnh.

 Tất cả điều này hàm ý sự hiểu rõ trách nhiệm của chúng ta đối với lẫn nhau trong sự liên hệ; nhưng muốn hiểu rõ trách nhiệm của chúng ta, phải có tình yêu trong những quả tim của chúng ta, không chỉ là học hành hay hiểu biết. Tình yêu của chúng ta càng bao la bao nhiêu, ảnh hưởng của nó vào xã hội càng mãnh liệt bấy nhiêu. Nhưng tất cả chúng ta là những bộ não và không có quả tim; chúng ta hoàn chỉnh mảnh trí năng và khinh thường sự khiêm tốn. Nếu chúng ta thực sự thương yêu con cái của chúng ta, chúng ta sẽ khao khát cứu thoátbảo vệ các em, chúng ta sẽ không cho phép các em bị hy sinh trong những chiến tranh.

 Tôi nghĩ chúng ta thực sự muốn những vũ khí; chúng ta thích sự phô bày của quyền lực thuộc quân đội, những bộ đồng phục, những nghi lễ, những nhậu nhẹt, sự huyên náo, bạo lực. Sống hàng ngày của chúng ta là một phản ảnh trong sự thâu nhỏ của cùng tánh bề ngoài hung tợn, và chúng ta đang hủy diệt lẫn nhau qua sự ganh tị và thiếu suy nghĩ.

 Chúng ta muốn giàu có; và chúng ta càng giàu có bao nhiêu, chúng ta càng trở nên nhẫn tâm bấy nhiêu, mặc dù chúng ta có thể đóng góp những số tiền to tát cho từ thiệngiáo dục. Đã cướp đoạt của nạn nhân, chúng ta bồi hoàn cho anh ấy một chút ít chiến lợi phẩm, và việc này chúng ta gọi là bác ái. Tôi không hiểu liệu chúng tanhận ra rằng chúng ta đang chuẩn bị những thảm họa gì? Hầu hết chúng ta sống mỗi ngày càng mau lẹ và càng cẩu thả bao nhiêu càng tốt, và dành cho những chính phủ, những người chính trị ranh mãnh, hướng dẫn sống của chúng ta.

 Tất cả những chính phủ cầm quyền phải chuẩn bị cho chiến tranh, và chính phủ riêng của một người không là ngoại lệ. Muốn tạo ra những công dân của nó có hiệu quả trong chiến tranh, muốn chuẩn bị cho họ để thực hiện những bổn phận một cách hiệu lực, chắc chắn chính phủ phải kiểm soátthống trị họ. Họ phải được giáo dục để hành động như những cái máy, để sống đầy hiệu quả nhưng tàn nhẫn. Nếu mục đíchcứu cánh của sống là hủy diệt và bị-hủy diệt, vậy thì giáo dục phải khuyến khích sự tàn nhẫn; và tôi không chắc rằng đó không là điều gì chúng ta ham muốn phía bên trong, bởi vì sự tàn nhẫn theo cùng sự tôn thờ thành công.

 Chính thể cầm quyền không muốn công dân của nó được tự do, suy nghĩ cho chính họ, và nó kiểm soát họ qua sự tuyên truyền, qua những diễn giải về lịch sử bị biến dạngvân vân. Đó là lý do tại sao giáo dục càng ngày càng trở thành phương tiện của dạy dỗ làm cái gì và không phải suy nghĩ như thế nào. Nếu chúng ta muốn suy nghĩ một cách độc lập khỏi hệ thống chính trị đang thịnh hành, chúng ta sẽ là hiểm họa; những học viện tự do có lẽ sản sinh những người yêu chuộng hòa bình hay những người suy nghĩ trái nghịch với chính thể đang tồn tại.

 Chắc chắn giáo dục đúng đắn là một hiểm họa đối với những chính phủ cầm quyền – và vì vậy nó bị ngăn cản bởi những phương tiện tinh vi hay thô thiển. Giáo dục và lương thực trong bàn tay của ít người đã trở thành phương tiện kiểm soát con người; và những chính phủ, dù của phe tả hay phe hữu, đều không lo ngại miễn là chúng ta còn là những cái máy hiệu quả dùng cho sự sản xuất những hàng hóa và những viên đạn.

 Bây giờ, sự kiện rằng điều này đang xảy ra khắp thế giới có nghĩa: chúng ta, những công dân và những người giáo dục, và những người chịu trách nhiệm cho những chính phủ đang tồn tại, từ cơ bản không quan tâm liệu có tự do hay nô lệ, hòa bình hay chiến tranh, hạnh phúc hay đau khổ cho con người. Chúng ta muốn một chút ít đổi mới đó đây, nhưng hầu hết chúng ta đều sợ hãi phá vỡ xã hội hiện nay và sáng tạo một cấu trúc hoàn toàn mới mẻ, bởi vì điều này sẽ đòi hỏi một thay đổi cơ bản của chính chúng ta.

 Trái lại, có những người tìm kiếm để tạo ra một cách mạng bạo lực. Bởi vì đã giúp đỡ để xây dựng trật tự xã hội đang tồn tại cùng tất cả những xung đột, hỗn loạnđau khổ của nó, lúc này họ mong muốn tổ chức một xã hội hoàn hảo. Nhưng liệu bất kỳ ai trong chúng ta có thể tổ chức một xã hội hoàn hảo khi chính chúng ta đã tạo ra xã hội hiện nay? Tin tưởng rằng hòa bình có thể được thành tựu qua bạo lực là hy sinh hiện tại cho một lý tưởng tương lai; và sự tìm kiếm của một kết thúc đúng đắn qua phương tiện sai lầm là một trong những nguyên nhân của thảm họa hiện nay.

 Chắc chắn sự lan rộng và sự thống trị của những giá trị giác quan tạo ra thuốc độc của chủ nghĩa quốc gia, của những hàng rào kinh tế, những chính phủ cầm quyền và tinh thần ái quốc, tất cả điều đó ngăn chặn sự hợp tác của con người với con người và làm hư hỏng sự liên hệ của con người, mà là xã hội. Xã hội là sự liên hệ giữa bạn và một người khác; và nếu không hiểu rõ sâu sắc sự liên hệ này, không phải tại bất kỳ một mức độ nào, nhưng toàn bộ, như một tiến hành tổng thể, chắc chắn chúng ta lại tạo ra cùng loại cấu trúc xã hội, dù được bổ sung trên bề mặt biết chừng nào.

 Nếu chúng ta muốn thay đổi cơ bản sự liên hệ hiện nay của con người chúng ta, mà đã tạo ra sự đau khổ không kể xiết cho thế giới, nhiệm vụ tức khắc và duy nhất của chúng ta là tự-thay đổi chính chúng ta qua hiểu rõ về chính mình. Thế là chúng ta quay lại mấu chốt chính, mà là chính chúng ta; nhưng chúng ta lẩn tránh mấu chốt đó và chuyển trách nhiệm sang những chính phủ, những tôn giáo và những học thuyết. Chính phủ là điều gì chúng ta là, những tôn giáo và những học thuyết không là gì ngoại trừ một chiếu rọi của chính chúng ta; và nếu chúng ta không thay đổi cơ bản, không thể có giáo dục đúng đắn cũng như một thế giới hòa bình.

 Sự an toàn phía bên ngoài cho tất cả chỉ có thể hiện diện khi có tình yêu và thông minh; và bởi vì chúng ta đã tạo ra một thế giới của xung độtđau khổ mà trong đó sự an toàn phía bên ngoài đang mau chóng trở nên không thể có được cho bất kỳ ai. Liệu điều đó không thể hiện sự vô lý hoàn toàn của sự giáo dục quá khứ và hiện nay hay sao? Là những phụ huynh và những giáo viên, chính là trách nhiệm của chúng ta phải phá vỡ sự suy nghĩ truyền thống, và không chỉ phụ thuộc vào những người chuyên môn và những tìm được của họ. Sự hiệu quả trong kỹ thuật đã cho chúng ta một khả năng nào đó để kiếm tiền, và đó là lý do tại sao hầu hết chúng ta đều thỏa mãn với cấu trúc hiện nay của xã hội; nhưng người giáo dục thực sự chỉ quan tâm đến sống đúng đắn, giáo dục đúng đắnphương tiện kiếm sống đúng đắn.

 Chúng ta càng vô trách nhiệm trong những vấn đề này nhiều bao nhiêu, chính phủ càng đảm đương trách nhiệm đó nhiều bấy nhiêu. Chúng ta gặp khó khăn đương đầu, không phải với một khủng hoảng kinh tế hay chính trị, nhưng với một khủng hoảng của sự thoái hóa của con người mà không đảng phái chính trị hay hệ thống kinh tế nào có thể ngăn chặn.

 Một thảm họa khác còn to tát và nguy hiểm hơn đang đến gần, và hầu hết chúng ta không làm bất kỳ việc gì cho nó. Ngày này sang ngày khác chúng ta tiếp tục chính xác như trước kia; chúng ta không muốn cởi bỏ tất cả những giá trị giả dối và bắt đầu mới mẻ lại. Chúng ta muốn thực hiện sự đổi mới từng mảnh, mà chỉ dẫn đến những vấn đề cần đổi mới thêm nữa. Nhưng ngôi nhà đang vỡ vụn, những bức tường đang mục nát, và lửa đang thiêu rụi nó. Chúng ta phải rời ngôi nhà và bắt đầu trên mảnh đất mới, cùng những nền tảng khác hẳn, những giá trị khác hẳn.

 Chúng ta không thể chối từ hiểu biết công nghệ, nhưng phía bên trong liệu chúng ta có thể trở nên nhận biết được sự xấu xa của chúng ta, sự tàn nhẫn của chúng ta, những dối gạt và gian manh của chúng ta, sự thiếu vắng hoàn toàn của tự do? Chỉ bằng cách làm tự do một cách thông minh được chính chúng ta khỏi tinh thần của chủ nghĩa quốc gia, khỏi ganh tị và thèm khát quyền hành, một trật tự xã hội mới mẻ sẽ có thể hiện diện.

 Hòa bình sẽ không thành tựu được bởi sự đổi mới từng mảnh, hoặc bởi sự tái-sắp xếp những ý tưởng và những mê tín cũ kỹ. Có hòa bình chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ điều gì vượt khỏi những hời hợt, và thế là chặn đứng được cơn sóng hủy diệt này mà đã được thả lỏng bởi sự hiếu chiến và những sợ hãi riêng của chúng ta; và chỉ như vậy sẽ có hy vọng cho con cái của chúng ta và sự cứu rỗi cho thế giới.

Giáo dụcÝ nghĩa của Sống
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17076)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38613)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21901)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21985)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69763)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6863)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38694)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43953)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44043)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42866)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44385)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23054)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39174)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21717)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42356)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35568)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46470)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30081)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30782)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26172)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20329)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25526)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18440)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17090)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40736)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21700)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25872)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41392)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24876)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23752)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15036)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19946)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37795)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19075)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17677)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23511)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36265)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40341)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19459)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21680)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46139)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35889)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28551)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28844)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32150)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26251)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33379)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24062)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24794)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54466)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant