Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

36. “Nghi ngờ như Bản thể của Sự thâm nhập tôn giáo”

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8450)
36. “Nghi ngờ như Bản thể của Sự thâm nhập tôn giáo”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 6

TÓM TẮT LỜI GIẢNG

1978-1985

CHƯƠNG 36

“Nghi ngờ như Bản thể của Sự thâm nhập tôn giáo.”

T

rên đường từ London đến Colombo vào ngày 1 tháng mười một năm 1980, Krishnaji được theo cùng bởi Mary Zimbalist đến Madras. Hành lý của họ bị chuyển sai lộ trình, và Mary chỉ có một xách tay bạn ấy mang theo. Krishnaji quan tâmlo lắng cho Mary, thân thể yếu ớt của anh có vẻ bị khích động. Chiều hôm đó anh không ra bãi biển, nhưng dạo bộ trên con đường vòng quanh Vasant Vihar.

 Sáng hôm sau một bàn luận quan trọng diễn ra tại bàn ăn, mà tiết lộ những thấu triệt vào sự nghi ngờ không ngớt của anh. Hôm đó câu hỏi của anh là liệu cái trí Ấn độ đang thoái hóa. Achyut kể về một gặp gỡ giữa Krishnaji và Jawaharlal Nehru và Acharya Kripalani năm 1931 mà ông có mặt. Achyut nói, “Nehru và Kripalani[1] cảm thấy rằng Ấn độ nhất thiết phải được tự do thuộc chính trị trước khi một tái sinh trong cái trí Ấn độ có thể xảy ra.” Krishnaji đã trả lời rằng nếu họ lơ là sự tái sinh phía bên trong trong sự đấu tranh giành Độc lập, Ấn độ sẽ mất phương hướng. Nehru còn trẻ tuổi; cái trí chú ý và nhạy bén của ông ấy hiểu rõ sự quan trọng của tái sinh, nhưng cảm thấy rằng sự tự do thuộc chính trị phải hiện diện, cho cái trí Ấn độ nở hoa; để có không gian trong đó nó có thể thâm nhập. Tại thời điểm đó Achyut đã đồng ý với Nehru.

 Nhưng trả lời của Krishnaji với Nehru là rằng Ấn độ đã tượng trưng cho tinh thần tôn giáo suốt lịch sử. “Phật giáo truyền bá từ Ấn độ sang Trung quốc, Nhật bản, toàn phương Đông và vùng Viễn đông. Sự liên quan của hạt nhân tôn giáo đó của Ấn độ với thế giới hôm nay là gì?” Anh đã hỏi Jawaharlal Nehru.

 Achyut đang diễn tả bằng sự cảm xúc vô cùng. Krishnaji yên lặng lắng nghe điều gì Achyut nói, sau đó hướng về chúng tôi và hỏi, “Hạt nhân còn tươi tốt không? Thế giới phương Tây, thế giới Thiên chúa giáo, có một hạt nhân tôn giáo mà dựa trên sự trung thành. Ở Ấn độ tại tâm điểm của tôn giáo là sự phủ nhận mọi thứ ngoại trừ ‘cái đó’. Lúc này, liệu hạt nhân, hạt giống tôn giáo đó, đang biến mất? Nếu nó còn tồn tại, phản ứng của nó với phương Tây và những giá trị của nó là gì?”

 Krishnaji nói với Achyut, “Bạn nói quốc gia này có một mảnh đất khác hẳn. Những người cổ xưa đã sử dụng từ ngữ Tat hay Brahman để diễn tả nó. Trong những thời cổ xưa, tôn giáo không bị đặt nền tảng trên đẳng cấp hay nghi lễ. Sự quan tâm đến hạt nhân đã dẫn tới một cách sống khác hẳn. Lúc này, liệu hạt giống mà đã nằm im lìm trong đất suốt hàng thế kỷ có thể thức dậy?”

 “Chính hạt giống đang thức dậy mới là sự sống, và mới đáp lại – đang nở hoa của hạt giống là sự đáp lại,” tôi nói, sau đó tiếp tục nói về viếng thăm mới đây của tôi đến Varanasi cách đây vài tuần lễ. Tôi đã bàn luận về Krishnaji và lời giảng cùng Pandit Jagannath Upadhyaya. Một học giả Mahayana trong truyền thống Nagarjuna, ông đã tham gia trong những bàn luận cùng Krishnaji. Ông đã nói, “Chúng ta phải hiểu rõ phép biện chứng của Krishnamurti, nhưng hạt nhân của Krishnaji là vẻ đẹp, một tuôn trào tổng thể của Hiện diện.” Tiếp theo ông nói nhiều người bạn của ông, bị đau khổ bởi xu hướng hiện nay của Ấn giáo, đã tìm tới Phật giáo để cân bằng; họ đã thực hiện những đối thoại để tìm hiểu cho chính họ điều gì Buddha sẽ nói nếu lúc này ngài còn sống. Họ hiểu ra rằng điều gì Krishnaji đang nói là điều gì Buddha đã nói.

 Krishnaji kiên nhẫn nghe tôi, nhưng không sẵn sàng chấp nhận điều gì tôi đang nói, “Bạn không đang trả lời câu hỏi của tôi,” anh nói. “Tất cả các bạn là những người Ấn độ, nhận biết văn hóa Ấn độ. Bạn phải trả lời câu hỏi này. Bạn nhận biết việc gì đang xảy ra ở Ấn độ, những đạo sư khác nhau, những nghi lễ, và cũng vậy bạn phải có một cảm thấy về hạt nhân từ đó những sự việc vĩ đại xảy ra. Hạt nhân đó có sự liên quan gì, nếu nó vẫn còn tồn tại, với phương Tây và tôn giáovăn hóa phương Tây mà được đặt nền tảng trên sư trung thành, niềm tin?” Sau đó Krishnaji hỏi, “Nếu không có sự liên quan, vậy thì liệu đó là mấu chốt từ đó một tái sinh mới mẻ có thể nổi lên?”

 “Nếu hạt nhân đó, trung tâm đó, đã biến mất ở Ấn độ, liệu có phải trong biến mất đó, mà phương Tây và phương Đông đang hòa hợp cùng nhau?”

 “Rõ ràng,” anh nói, “từ khởi đầu của thời gian, con người của Ấn độ có cái gì đó mà trung thực, thực sự. Họ có tinh thần tôn giáo sâu thẳm trong ý nghĩa thực sự của từ ngữ. Có những Buddha và những Buddha trước mà đã để lại ảnh hưởng sâu sắc của họ trên mảnh đất của Ấn độ. Thế giới hiện nay của những người chiêm tinh, những đạo sư – việc đó thể hiện rằng chiều sâu của sự việc thực sự đang diễn ra?

 “Trong thế giới Thiên chúa giáo sự nghi ngờ chưa bao giờ đã là bộ phận của tôn giáo. Ở đây sự nghi ngờ, như bộ phận của sự thâm nhập tôn giáo, đã luôn luôn hiện diện. Liệu khả năng nghi ngờ đang bị biến mất? Cái đó đang biến mất và dần dần đang trở thành sự trung thành?

 “Liệu bạn thấy rằng sự nghi ngờ trong sự thâm nhập tôn giáo là một trong những sự việc lạ thường nhất mà tồn tại ở Ấn độ? Thiên chúa giáo được đặt nền tảng trên sự trung thành; sự nghi ngờ, sự hoài nghi, sự chất vấn bị phủ nhận. Chúng được gọi là dị giáo. Ở Ấn độ và ở thế giới Châu á, sự nghi ngờ là một trong những nguyên tắc của sự thâm nhập tôn giáo. Sự nghi ngờ đó đang biến mất, và vì vậy Ấn độ đang gia nhập dòng chảy phương Tây? Hay nếu sự nghi ngờ vẫn còn tồn tại, liệu nó đang bị bóp nghẹt và chúng ta đang mất đi sức sống của nó? Sự nghi ngờ như một tẩy sạch lạ thường.”

 “Sự nghi ngờ đang trở thành một thâm nhập chính thức,” Radha Burnier nói.

 “Tôi đang nói về sự nghi ngờ thực sự, cùng năng lượng vô hạn nằm sau nó. Bạn nói gì đây, Pupulji? Bạn là một pha trộn của cả phương Đông lẫn phương Tây.”[2]

 “Khi anh sử dụng từ ngữ ‘nghi ngờ’ đó, nó là một nghi vấn vô hạn. Nhưng tôi không thể trả lời chất vấn của anh về liệu nó vẫn còn tồn tại hay không,” tôi nói.

 “Theosophical Society hay Amma có chất lượng đó tại khởi đầu. Dr. Besant từ bỏ Thiên chúa giáo, bà từ bỏ người chồng; có sự nghi ngờ, và sau đó bà bị mắc bẫy trong những tổ chức và mất đi sinh lực. Nhưng cái trí Ấn độ, cái trí khởi nguồn, nhấn mạnh vào sự nghi ngờ. Sự nghi ngờ cùng sự rõ ràng của nó, sự nghi ngờ cùng sức sống mãnh liệt của nó xóa sạch cái trí khỏi những ảo tưởng. Liệu Ấn độ đang mất đi sự nghi ngờ đó? Bạn theo kịp chứ? Bởi vì chỉ qua sự nghi ngờ bạn mới đến được Brahman, không phải qua sự chấp nhận của uy quyền,” Krishnaji nói.

 “Đó là điều gì Buddha cũng nói,” Radha nói.

 “Liệu chúng ta đang mất đi sự nghi ngờ đó? Không phải một ít người của chúng ta. Nhưng cái trí Ấn độ. Liệu nó đang mất đi chất lượng đó, tìm kiếm đó cho sự rõ ràng?” Krishnaji đang đẩy sâu nghi vấn.

 Radha đáp lại, “Tôi vẫn nghĩ rằng ở Ấn độ sự nghi ngờ còn tồn tại, nhưng sự nghi ngờ này đã trở thành một truyền thống. Chúng ta thâm nhập trong một ý nghĩa nghiêm túc. Ở Phương Tây, sự nghi ngờ này mang hình thức của sự nghiên cứu thuộc khoa học. Sự nghi ngờnghi vấn mà đã không khẳng định được bởi sự thí nghiệm. Cái trí Ấn độ đã chuyển trong phương hướng của sự nghiên cứu thuộc khoa học.”

 “Truyền thống phương Tây của sự tuân phục cũng đi vào dòng chảy Ấn độ,” Achyut thêm vào.

 “Krishnaji đã mang vào lời giảng của anh một nhân tố mới mẻ: sự nghi ngờ mà không chuyển động đến một đáp án. Khi anh sử dụng từ ngữ ‘nghi ngờ’ bên trong ngữ cảnh Ấn độ, ngay tức khắc sự tìm kiếm nảy sinh từ sự nghi ngờ đó,” tôi nói.

 “ ‘Tôi là gì, tôi là ai?’ Đây là nghi vấn Ấn độ. Đây không là một nghi vấn có một phương hướng,” Achyut bình phẩm.

 “Dĩ nhiên. Nếu bạn có sự nghi ngờ cùng phương hướng, vậy thì nó có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn,” Krishnaji nói.

 “Sự nghi ngờ mà không đang bị theo sau bởi sự tìm kiếm đã không còn hiện diện trong dòng chảy Ấn độ. Trong nghi ngờ của Krishnaji là một bất động tức khắc của cái trí,” tôi nói.

 “Tôi đang đưa ra một nghi vấn thực sự rất nghiêm túc. Tôi muốn tìm ra, liệu ở Ấn độ cái trí đang bị trói buộc và đang bị dẫn dắt bởi làn sóng vật chất. Làn sóng đó đang đe dọa thế giới phương Tây, đang tự phơi bày chính nó qua công nghệ, chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa quốc gia. Cái trí phương Tây đang chuyển động trong phương hướng của phía bên ngoài, và nó thống trị thế giới. Vì vậy liệu Ấn độ đang mất đi cái gì đó mà tồn tại ở đó? Từ điều gì người ta có thể thấy dường như Ấn độ đang mất đi nó.”

 Mary Zimbalist chất vấn, “Anh đang hỏi liệu tinh thần khác lạ mà nằm dưới Ấn độ đang buông xuôi? Làm thế nào người ta nói được điều đó?”

 “Bạn có thể trả lời câu hỏi đó? Bạn có thể cảm thấy, thâm nhập nó? Liệu Pupul hay Achyut có một cảm thấy của điều gì đang xảy ra trong quốc gia này? Liệu bạn có thể sử dụng phía bên ngoài như một tiêu chuẩn và chuyển động vào phía bên trong?” Krishnaji hỏi. “Cái khác lạ luôn luôn hiện diện ở đó. Tôi đang nói điều gì đó rất đơn giản. Ấn độ chuyển động từ một trung tâmtrung tâm đó lan tràn khắp thế giới Châu á qua sự tìm kiếm bên trong, vũ điệu, âm nhạc, và sự diễn tả thuộc văn hóa. Thế giới phương Tây đã tập trung trong niềm tin, mà quá hời hợt. Sự hời hợt đó, chủ nghĩa vật chất đó, liệu điều đó đang chinh phục cái này? Thấy điều này rất quan trọng. Liệu người ta có thể thấy sự biểu lộ phía bên ngoài của chủ nghĩa vật chất này ở Ấn độ, qua hành chánh, công nghệ, khoa học, năng lượng hạt nhân; đang theo đuổi lối sống phương Tây; và thế là liệu hạt giống khởi nguồn, ban sơ của quốc gia này đang dần dần bị phai nhạt? Ấn độ đã tập trung vào một việc. Và vì vậy nó có một ngọn lửa lan tràn khắp thế giới. Hiện nay việc gì đang xảy ra cho hạt nhân Ấn độ?” Nghi vấn đầy đam mê của Krishnaji và ngọn lửa chú ý của anh đang làm bừng bừng những cái trí của chúng tôi.

 “Anh sẽ không nói rằng ở Ấn độ tinh thần đó đã quay về hướng khác, hay sao? Nó đã bị pha trộn. Nó không còn là một sức mạnh. Vì vậy sự khác biệt giữa Ấn độ và phương Tây là gì?” Mary hỏi.

 “Tôi sẽ không nói rằng cánh đồng này đã bị xói mòn trong mười lăm năm qua. Tôi sẽ không nói điều đó,” tôi nói.

 “Tôi hy vọng không. Nhưng tôi sẽ không chấp nhận câu phát biểu của bạn. Tôi đang tìm hiểu nó. Tôi muốn Ấn độ là cái đó. Vì vậy tôi nói tôi hy vọng Ấn độ sẽ không mất đi cái đó. Nếu nó bị mất, nó bị mất. Tôi không muốn Ấn độ mất đi cái đó, bởi vì như thế nó là sự kết thúc của mọi thứ.”

 “Hoặc anh đưa điều gì anh đang nói vào lãnh vực tương đối của thời gianthâm nhập liệu thoạt đầu có nhiều người quan tâm đến hạt nhân, hoặc anh chỉ đưa ra nghi vấn. Liệu ngày nay có những con người đứng vững trong cái này?” Tôi hỏi.

 “Phía bên ngoài của những con người đó mà đã được phơi bày cho Krishnaji ở Ấn độ, liệu có những người mà nhận được cái nguồn của họ, năng lượng của họ từ sự nghi ngờ?” Achyut hỏi.

 “Đã có những lần trong lịch sử của quốc gia này khi năng lượng đã bùng nổ trong những thể hiện quan trọng. Khi anh nói Ấn độ đang thoái hóa, cách đây một trăm năm hay nhiều hơn liệu lúc đó đã có sự nghi ngờ thuộc tôn giáobản chất của nó là gì? Vì vậy đừng đưa ra câu hỏi dựa vào thời gian thẳng. Người ta có thể đưa ra câu hỏi liệu ngày nay có những người bám chặt trong tinh thần này?” Tôi nói.

 “Đã có nhiều nhân tố cũng góp phần cho sự suy tàn của tinh thần này. Phong trào Bhakti cùng sự nhấn mạnh của nó vào niềm tintrung thành, mà tồn tại trong nhiều thế kỷ, có thể được so sánh với Thiên chúa giáo. Rồi thì sự tiếp cận khoa học, hiện đại đã ép buộc tất cả thiên nhiên thành điều kiện thí nghiệm. Tất cả điều này đã cắt đứt cái nguồn tại gốc rễ,” Radha nói.

 “Trong quá khứ đã chỉ có ít người là những người quý tộc của tinh thần mà đứng vững trên những không-hình dạng,” tôi nói.

 “Nhưng những người thông thái đã chi phối văn hóa mà đã bùng nổ,” Achyut nói.

 “Buddha xuất hiện và nói chuyện. Phải mất ba trăm năm trước khi lời giảng được hình thành,” tôi nói.

 “Đừng nói bạn không thể trả lời nghi vấn của tôi.” Krishnaji không buông tha. “Tôi đã thâm nhập nghi vấn này suốt nhiều năm. Lần này khi tôi đi máy bay đến Bombay, lại nữa tôi đang nảy ra nghi vấn đó, liệu phương Tây đang chinh phục phương Đông? Phương Tây có khả năng tổ chức, mang con người lại cùng nhau, nó có công nghệ, truyền thông, vân vân. Nó đã có thể xây dựng những hệ thống đến một mức độ tuyệt vời. Ở đây nó không được đặt nền tảng trên sự tổ chức hay hệ thống. Có những con người mà đứng một mình.”

 “Có một lãnh vực của tốt lành và một lãnh vực của xấu xa. Sự thách thức thực sự là cái gì có thể khiến cho lãnh vực tốt lành đó có uy lực,” tôi nói.

 “Không, tốt lành không thể là uy lực. Tốt lànhtốt lành,” Krishnaji đáp lại.

 “Hãy giả sử rằng trung tâm bị xói mòn. Phản ứng là gì?”

 “Vậy thì chúng ta có thể nói nó kết thúc, chúng ta hãy làm việc gì đó về nó. Nhưng nếu bạn nói nó tồn tại vậy thì chúng ta chỉ tiếp tục,” Krishnaji nói.

 “Nếu tôi thú nhận nó kết thúc?” Tôi hỏi.

 “Vậy thì cái mà có một kết thúc có một khởi đầu mới mẻ. Nếu nó đã kết thúc, vậy là cái gì đó lạ thường đang xảy ra,” Krishnaji nói.

 “Đó là sự khác biệt cơ bản giữa anh và những người khác. Tôi được nuôi dưỡng trong một truyền thống tin tưởng cái nguồn này và mọi người đều suy nghĩ về làm thức dậy tin tưởng này, đều đang nói rằng nó hiện diện. Ông là người duy nhất đang hỏi liệu hạt giống còn tươi tốt hay không,” Achyut nói.

 Tôi thêm vào, “Chừng nào Krishnaji còn ở đó, làm thế nào tôi nói nó bị hư hại?”

 “Tôi cũng không thấy làm thế nào sự nghi ngờ đã hoàn toàn kết thúc và một sự việc mới mẻ đã bắt đầu,” Radha nói.

 “Khi cái gì đó đã kết thúc, một sự việc mới mẻ đang xảy ra,” Krishnaji nói.

 “Anh có thể hỏi, liệu có sự nghi ngờ trong tôi? Tôi có thể trả lời điều đó trực tiếp; nhưng khi anh hỏi tôi liệu hạt giống đó đã bị hư hại, tôi không thể trả lời điều đó.”

 “Tôi sợ rằng nếu sự nghi ngờ đã kết thúcẤn độ, vậy thì nó là một việc khủng khiếp,” Krishnaji nói.

 “Nếu tôi phủ nhận hạt giống tôi đã phủ nhận mọi thứ,” tôi nói.

 “Tôi không đang nói về phủ nhận. Tôi đang đưa ra cho bạn một nghi vấn. Phương Tây rất hùng mạnh bởi khoa học, công nghệ, tổ chức, truyền thông, chiến tranh, tất cả việc đó. Sự hùng mạnh đó đã bóp chết những không-hùng mạnh. Đúng chứ? Liệu hạt nhân của Ấn độ cũng hùng mạnh như thế phía bên trong, đến độ nó có thể đương đầu với sự hùng mạnh của phương Tây và thấy rằng nó chẳng bị mảy may tác động? Bạn thấy điều gì tôi đang nói? Nó không là một vấn đề thuộc địa lý. Tôi đang nói về cái trí Ấn độ mà đã sản sinh ra Upanishads, Buddha. Ấn độ đã là kho lưu trữ của cái gì đó rất, rất vĩ đại. Phương Tây, cùng sự tập trung của nó vào trung thànhchủ nghĩa vật chất của nó, đang hủy diệt vĩ đại đó.”

 “Tôi không thể trả lời câu hỏi của anh,” tôi nói.

 “Bạn phải trả lời. Nó là một thách thức mà bạn phải đương đầu. Nó là một thách thức mà mỗi người Ấn độ phải trả lời,” Krishnaji nói. “Pupulji, điều đó lý thú lắm, cái trí con người đang tự hỏi chính nó nghi vấn này: ‘Liệu có một cái trí mà không thể bị thoái hóa?’ Liệu cái trí đó đang bị hủy diệt bởi phương Tây?

 Tôn giáo ở phương Tây được đặt nền tảng trên sự trung thànhniềm tin cùng tất cả những hàm ý của nó. Bị trói buộc trong sự trung thành hay niềm tin là sự kết thúc của sự nghi ngờ. Sự thâm nhập tôn giáoẤn độ không được đặt nền tảng trên sự trung thành, thế là nó có thể chuyển động trong bất kỳ phương hướng nào. Bởi vì được tự do khỏi phương hướng, có một chuyển động khác hẳn đang diễn ra; đây là bản thể của những Buddha, những trước-Buddha. Liệu bản thể đó đang dần dần bị hủy diệt bởi phương Tây? Hay bản thể đó đang tự-thể hiện chính nó ngay lúc này? Không phải như Buddha hay Maitreya – đây chỉ là những cái tên: nhưng liệu bản thể đó đang tự-thể hiện chính nó?”

 Tôi đáp lại, “Bản thể đó là không thể bị thoái hóa. Vì vậy nó không thể bị ô uế. Ngày nay cái trí Ấn độ bị quy định. Điều duy nhất mà người ta có thể nói là rằng cái trí đó, bởi vì nó đã được hòa hợp với ‘cái khác lạ’ suốt hàng thế kỷ, có lẽ có một thiên về ‘cái khác lạ.’ ”

 “Và thế là có khả năng của sự thay đổi. Tôi nghĩ cái trí này có khả năng lớn lao của sự thay đổi. Điều này không đang phủ nhận phương Tây. Chúng ta không đang nói về phương Tây hay phương Đông như những đối nghịch; chúng ta đang nói về một chất lượng của cái trí không-phương hướng.”

 “Ông muốn nói cái trí bị quy định không liên quan gì với ‘cái đó’?” Radha hỏi.

 “Cái trí bị quy định không liên quan gì với ‘cái đó,’ nhưng ‘cái đó’ có thể có liên quan gì đó với ‘cái này.’ Vì vậy tôi đang hỏi, liệu cái trí của Ấn độ – không phải cái trí của tôi hay cái trí của bạn, nhưng cái trí mà đã tiến hóa qua năm ngàn năm, cái trí của Buddha – liệu cái trí đó có thể bị quy định? Cái trí Ấn độ tìm kiếm ‘cái đó,’ nghi ngờ, chất vấn. Bạn nói, Pupul, đó là dòng chảy chính của cái trí Ấn độ. Liệu chúng ta đang ở trong những dòng nước của sự tìm kiếm đó? Hay chúng ta lại đang trôi nổi trong những từ ngữ, những biểu tượng, những thần thoại, những ý tưởng, những lý thuyết?”

 Chiều ngày 4 tháng mười một, tại bữa ăn tối ở Vasant Vihar, Krishnaji bắt đầu bàn luận sự nhận biếttrạng thái tổng thể. Tôi nói tôi đã và đang gắng sức hiểu rõ một mô hình ba chiều, trong đó một mảnh chứa đựng tổng thể.

 Krishnaji nói trong sự nhận biết tổng thể có tổng thể của nhân loại. Anh nói về một nhận biết của đau khổ, trong đó có sự tự do tổng thể khỏi đau khổ; trong một nhận biết như thế ý thức con người được mới mẻ lại. Sau đó anh tự hỏi mình, “Liệu đó là như thế sao? Trong một nhận biết của đau khổ, liệu có nội dung tổng thể của đau khổ nhân loại?”

 Chúng tôi bắt đầu chất vấn anh, và anh nói, “Nếu bạn thấy chuyển động tổng thể của vui thú – ái ân, giác quan – bạn đã hiểu rõ toàn nội dung của ý thức.”

 “Liệu chúng ta có thể nhận biết thân thể, cái trí như thế?” Achyut hỏi.

 “Liệu có thể có một thâm nhập vào sự chú ý?” Krishnaji hỏi vặn. “Chúng ta đã nói, ‘chú ý.’ Nhưng chúng ta chưa bao giờ thâm nhập vào chú ý! Chú ý là gì?” Một vài người chúng tôi đáp lại, nhưng Krishnaji tiếp tục vặn hỏi.

 “Việc gì xảy ra khi chú ý thâm nhập vào chính nó? Nếu bạn đang chú ý như thế, tất cả những giác quan của bạn hoàn toàn thức dậy. Không chỉ là một giác quan đang chú ý, nhưng tổng thể của tất cả những giác quan. Ngược lại bạn không thể chú ý. Khi có một giác quan mà được tập trung cao độ và những giác quan khác không hiện diện, người ta không thể chú ý. Hoạt động trọn vẹn của những giác quan là một trạng thái của sự chú ý. Hoạt động từng phần của những giác quan dẫn đến sự tập trung. Chú ý không có trung tâm. Chú ý là một trôi chảy từ chính nó, nó đang chuyển động, không bao giờ đứng yên; nó trôi chảy, chuyển động, tiếp diễn. Chú ý nhận được nhiều hơn và nhiều hơn – không phải nhiều hơn trong một ý nghĩa so sánh, nhưng như một con sông đằng sau nó có một khối lượng nước khổng lồ; một khối lượng vô hạn của năng lượng, của chú ý, con sóng này dập lên một con sóng khác dập lên một con sóng khác, mỗi con sóng là một chuyển động khác biệt. Chúng ta không bao giờ thâm nhập việc gì xảy ra vượt khỏi chú ý. Liệu có một tập hợp tổng thể của năng lượng?” Những người khoa học đã nói với anh rằng năng lượngvật chất là một. Sóng vẫn còn là năng lượng, nó không bao giờ có thể đứng yên.

 “Trong thẩm thấu vào một con sóng của sự nhận biết như năng lượng, những sự việc lạ thường xảy ra. Có một ý thức của ngây ngất cao độ; một cảm thấy của không gian vô hạn; một chuyển động mênh mông của màu sắc.” Anh ngừng lại. “Màu sắc là Thượng đế,” anh nói, “không phải những thần thánhchúng ta tôn thờ, nhưng màu sắc của quả đất, bầu trời, màu sắc lạ thường của một bông hoa.”

 Ngần ngừ, Asit hỏi, “Anh sẽ gồm cả mùi vị?”

 “Dĩ nhiên, màu sắc là mùi vị,” Krishnaji nói.

 Anh đang thẩm thấu khi anh nói. “Liệu người ta có thể thấy trọn vẹn cùng tất cả những giác quan? Thấy không phải bằng một mình hai mắt, những bằng cả hai tai; lắng nghe, nếm vị, sờ chạm? Phải có hòa hợp. Cái này chỉ có thể xảy ra khi không-trung tâm, không-chuyển động.”

 “Một ngày nào đó hãy tự-nhìn ngắm,” anh nói cùng chúng tôi. “Nhìn ngắm ánh mặt trời và thấy liệu bạn có thể thấy cùng tất cả những giác quan, hoàn toàn thức dậyhoàn toàn tự do. Nhìn ngắm đó dẫn đến một sự kiện lý thú: Nơi nào có không-hòa hợp, có cái tôi.”

 “Chú ý là sự hòa hợp hoàn toàn. Phải có một khối lượng khủng khiếp của năng lượng được tập hợp qua sự hòa hợp. Nó giống như con sông Ganga. Chú ý là một chuyển động hướng về vĩnh hằng.”

 Chiều hôm đó là một sự kiện lịch sử: Krishnaji lại dạo bộ trên vùng đất của Theosophical Society tại Adyar. Chúng tôi theo cùng anh. Radha Burnier ngồi cùng anh trong xe hơi. Họ được tiếp đón tại cổng bởi phó chủ tịch Theosophical Society. Krishanji được choàng vào vòng hoa hồng. Radha cùng Krishnaji dạo bộ trên con đường dẫn đến bờ biển, qua tòa nhà bộ chỉ huy. Krishnaji đi qua căn phòng cũ của anh; khi quay về, anh đi trên con đường mòn nhỏ dọc theo con sông. Đó là mảnh đất hiền hòa. Cây cối rất đẹp; những con người sống ở đó đang tìm kiếm nơi yên ổn thoát khỏi những lao dịch của thế giới. Quay lại của Krishnaji tạo nên một xúc động vô cùng.

 Trong khi anh ở Madras, mỗi ngày anh đều lái xe qua khuôn viên Theosophical Society đến nhà của Radha, và từ đó anh dạo bộ trên bãi biển. Một chiều tối khi quay về từ dạo bộ, Krishnaji kể về hai người chài lưới – những cậu trai da đen sậm và cao mảnh khảnh. Bằng sự dễ dàng và khéo léo vô cùng họ chuẩn bị đẩy xuống nước chiếc thuyền đôi của họ; hướng đuôi lái ra biển khơi, nhảy vào và đẩy thật mau chiếc thuyền vào biển cả đen kịt không biết được. Krishnaji bị tác động mạnh lắm.

 Sau đó trong năm Krishnaji sẽ đi đến Theosophical Society để dùng bữa trưa cùng Radha Burnier. Trước giờ ăn, bạn ấy đưa Krishnaji đến khu nhà chính nơi Dr. Besant đã có căn phòng của bà và đã sống ở đó. Đầu tiên anh thăm phòng riêng của anh, nhìn ra sông và biển. Anh đứng trước cửa sổ, nhìn chằm chằm thật xa đến tận nơi sông gặp biển. Sau đó anh sẽ nói rằng anh không nhớ nó. Tiếp theo anh đến phòng của Dr. Besant. Thật cẩn thận, anh đứng trước chowki của bà với cái bàn nhỏ xíu của nó, và đi quanh phòng, yên lặng, lắng nghe. Bỗng nhiên, anh ngừng lại trước một bức ảnh lớn của Leadbeater được treo trên tường. “Bức ảnh này không có ở đây trong thời gian tôi ở,” anh nói. Radha trả lời nó đã được đặt ở đó nhiều năm sau. Nhiều phút Krishnaji đứng trước chân dung, nhìn chằm chằm nó; sau đó bỗng nhiên anh dơ tay lên và nói, “An bình, an bình.” Sau đó anh hướng về Radha Burnier và đi ra khỏi phòng.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17104)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38665)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21924)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 22007)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69813)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6881)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38741)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 44016)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44099)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42918)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44428)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23076)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39212)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21736)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42397)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35611)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46515)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30150)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30820)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26194)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20358)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25570)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18488)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17122)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40766)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21719)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25916)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41429)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24907)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23784)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15061)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19971)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37830)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19090)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17692)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23531)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36322)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40369)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19504)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21707)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46176)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35939)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28624)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28884)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32187)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26292)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33417)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24077)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24820)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54522)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant