Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

25. Lại Tra Hòa La

30 Tháng Tám 201100:00(Xem: 8414)
25. Lại Tra Hòa La

Ðường Vào Nội Tâm
Thích Nữ Trí Hải

25. LẠI TRA HÒA LA

Khi đức Phật du hóa tại xứ Kuru đến thị trấn Thu la, dân chúng đồn đãi kéo đến bái yết Ngài để nghe thuyết pháp. Bấy giờ trong hội chúng có thanh niên tên là Lại Tra Hoà La, con trai của một gia đình thượng tộc giàu có nhất vùng, sau khi nghe pháp, suy nghĩ:

-"Như ta hiểu lời Thế tôn dạy, thì ở nhà thật khó thực hành đời sống phạm hạnh m?t cách viên mãn, hoàn toàn trong sạch như vỏ ốc. Vậy ta hãy cạo bỏ râu tóc, đạp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình ".

Nghĩ vậy xong, sau thời thuyết pháp của Phật, sau khi hội chúng đảnh lễ Phật mà lui về, thanh niên ấy đến bên đức Thế tôn, xin Ngài xuất gia tu học.

-Bạch Thế tôn như con được hiểu lời Thế tôn dạy, thì tại gia thất không dễ gì sống đời sống phạm hạnh một cách viên mãn, hoàn toàn trắng sạch như vỏ ốc. Con muốn cạo bỏ râu tóc, đạp áo cà sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Bạch Thế tôn mong Thế tôn hãy cho con xuất gia dưới sự hướng dẫn của Thế tôn.

- Nhưng này thanh niên, con có được cha mẹ bằng lòng cho xuất gia chưa?

- Bạch Thế tôn, con chưa được cha mẹ bằng lòng.

- Này thanh niên, Như Lai không cho xuất gia nếu cha mẹ không bằng lòng.

- Bạch Thế tôn, vậy con sẽ làm những gì cần thiết để cha mẹ bằng lòng cho con xuất gia.

Lại Tra Hòa La đảnh lễ Phật ra về, xin cha mẹ:

- Thưa ba má, con muốn cạo bỏ râu tóc, đạp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình. Xin ba má hãy bằng lòng cho con xuất gia.

Khi nghe nói vậy ông bà phú hộ bảo:

- Này con đừng ăn nói dại dột. Con là đứa con duy nhất của ba má, được nâng niu như vàng ngọc từ tấm bé, lẽ nào ba má để cho con xuất gia? Huống chi, nhà ta vàng nén, hột xoàn kim cương chất đống, bao nhiêu của chìm của nổi, tài sản mấy đời tổ tiên để lại, tất cả đều dành cho con. Con hãy ăn chơi thỏa thích rồi muốn tu thì bố thí, làm phước là được rồi. Con chưa biết gì đến sự gian khổ, làm sao ba má để cho con sống đời khổ hạnh được? Ba má không bao gi? cho con xuất gia.

Sau ba lần năn nỉ không được chấp thuận, Lại Tra bèn nằm lăn ra giữa nhà, tuyệt thực với ý định: "Ta sẽ chết ở đây, nếu không được xuất gia".

Hai ông bà đưa cơm cháo gì đến, Lại Tra vẫn nằm bất động. Một ngày, hai ngày, ba ngày, rồi bảy ngày trôi qua, chàng nhất định không ăn uống, không cục cựa, mục cho cha mẹ năn nỉ khuyên lơn. Thân thể chàng đã yếu lả, mắt lờ đờ như người hôn mê sắp chết. Ông bà phú hộ đâm hoảng, đến cầu cứu những người bạn trẻ của con:

- Này các cháu, Lại Tra Hòa La đòi đi tu, hai bác không cho nên nó tuyệt thực nằm vạ cả một tuần lễ nay chẳng chịu nhúc nhích nói năng chi cả. Các cháu hãy đến năn nỉăn uống trở lại dùm. Hãy khuyên nó bỏ ý định xuất gia.

Các thanh niên làm theo lời, đến bên Lại Tra Hòa La để khuyên nhủ. Nhưng sau năm bảy lần thuyết phục, chàng vẫn nằm bất động. Thấy Thế nguy, họ đề nghị với ông bà phú hộ:

- Thưa hai bác, chúng cháu thấy rõ Lại Tra đã nhất quyết theo ý định của mình, không thì chết. Vậy hai bác nên bằng lòng cho anh ta xuất gia, họa may thỉnh thoảng hai bác còn gặp lại được. Nếu không, hai bác đành vĩnh viễn mất người con.

Hai ông bà đành phải chấp thuận, đến nói với Lại Tra:

- Thôi, con đã nhất quyết thì ba má cũng chìu lòng. Nhưng đi tu xong, thỉnh thoảng phải về nhà thăm ba má và mấy người vợ mới cưới của con, kẻo chúng nhớ, tội nghiệp.

Lại Tra mở bừng mắt ngồi nhỏm dậy, trở lại ăn uống. Sau khi lấy lại sức chàng từ giã cha mẹ ra đi, đến chỗ Phật trú :

- Bạch Thế tôn con đã được cha mẹ cho phép xuất gia. Xin Thế tôn hãy cho con xuất gia tu phạm hạnh.

Ðức Phật nhận lời cho thanh niên cạo tóc, đạp áo cà sa, thọ đại giới, theo Ngài về ở tinh xá Kỳ viên nước Xá vệ. Tôn giả Lại Tra tinh tiến tu học, ưa thích đời sống độc cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, chẳng bao lâu đã đạt đến cứu cánh cao tột của đời phạm hạnh, vì cứu cánh này mà những thiện gia nam tử từ bỏ gia đình, ấy là quả vị A La Hán. Vị ấy biết sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm xong, không còn phải trở lui cuộc đời này nữa.

Một hôm, Tôn giả đến đảnh lễ Phật:

- Bạch Thế tôn, nếu ngài cho phép, con sẽ xin trở về ngôi làng cũ.

Ðức Phật quán xét biết tôn giả bây giờ đã có thể trở về, không có gì nguy hiểm cho phạm hạnh, nên Ngài dạy:

- Lại Tra, ngươi có thể làm những gì ngươi nghĩ là là phải thời.

Sau khi đảnh lễ Ðấng Ðạo sư, tôn giả Lại Tra thu xếp lên đường. Ðến thị trấn Thu La, tôn giả tuần tự khất thực. Khi đến nhà cha mẹ, Tôn giả ôm bát đứng ngoài cổng. Thoáng thấy bóng chiếc cà sa, ông phú hộ chưa kịp nhìn kỹ, đã nổi trận lôi đình, nghĩ: "Kia là một sa môn trọc đầu tới xin ăn. Vì những người đó mà đứa con độc nhất của ta đã bỏ nhà ra đi biền biết. Nay còn tới tới đây báo hại cái gì?" Rồi không thèm nhìn ra, ông quát tháo:

- Này sa môn trọc đầu kia, hãy đi đi! Ta không muốn nhìn cái mặt mo ấy. Ði cho mau, đi cho khuất con mắt của ta!

Tôn giả lặng lẽ ôm bát tiếp tục đi. Chợt, từ ngõ sau nhà, người tỳ nữ bưng nồi cháo đi đổ. Tôn giả hỏi:

- Này chị, chị bưng cái gì thế?

- Tôi đem nồi cháo ăn còn thừa từ bữa qua đi đổ vào thùng rác ngoài lộ.

- Xin chị hãy đổ vào bát của bần tăng cũng được, khỏi phải đi xa cho nhọc.

- Càng tốt .

Khi người nữ tỳ đến gần để trút cháo vào bát tôn giả, Cô ta nhận ra đôi chân quen thuộc. Ðánh bạo nhìn lên tay, mặt, thì rõ ràng là vị tiểu chủ ngày xưa, không còn lầm gì nữa. Nữ tỳ chạy vào nhà:

-Thưa ông bà chủ, tiểu chủ đã về tới ngoài kia!

phú hộ mừng rỡ:

- Ðâu, đâu? Nếu thật như mày nói, thì mày sẽ được phần thưởng xứng đáng, con ạ.

Ông phú hộ cũng chạy ra:

-Con ta đâu nào?

- Thưa, tiểu chủ đang ngồi ăn bát cháo thừa đàng kia.

Lúc ấy tôn giả đang ngồi tựa lưng vào một bức tường mà dùng cháo vừa xin được. Bà phú hộ nhìn kỹ đúng là con mình, liền chạy đến khóc:

- Con đi là con! Sao con về nhà mà không vào trong nhà của con, lại ngồi dọc đường dọc sá thế này! Lại đi ăn cháo vữa cháo thiu! Hãy vào nhà đi con!

- Thưa gia chủ, bần tăng không có nhà. Bần tăng có đến nhà của gia chủ, nhưng không nhận được bố thí, chỉ nhận được lời sỉ nhụcxua đuổi.

Ông phú hộ cũng đã nhận ra, bèn tới năn nỉ :

- Này con, con hãy vào nhà. Ba má sẽ dọn đồ ăn ngon lành cho con. đừng ăn cháo thiu mà đau bụng.

- Thưa gia chủ, hôm nay việc ăn uống đã xong.

- Vậy thì trưa mai, con hãy nhận lời của ba má.

Tôn giả im lặng chấp thuận. Ông bà phú hộ trở vào nhà bàn mưu tính kế. Ông nói:

- Con ta đã về tới đây, phải làm sao để giữ chân nó ở lại, đừng cho nó ra đi. Ngày mai, bà với tôi phải hợp sức mà thuyết phục nó. Trước hết, bà hãy dọn cho nó một bữa ăn ngon lành, có gà rô ti, có rượu ngon hảo hạng, đừng thiếu món gì. Rồi còn gì nữa? À, hãy đem tất cả vàng bạc, kim cương, ngọc ngà châu báu trong kho ra, chất một đống giữa nhà cho thật cao, ngập mặt ngập mày, mà chỉ cho nó nhìn, cho nó biết tài sản của mình là nhiều như vậy. Kế đó là phần việc của mấy con dâu. Chúng nó đâu rồi bà hãy gọi chúng ra đây, để chúng ta cắt công cắt việc.

Khi các con dâu đến, ông phú hộ bảo: - Này các con dâu! Ngày mai chồng của các con về ăn cơm tại nhà đấy. Các con phải tận lực hợp sức cùng ba má để kéo nó ở lại, đừng cho nó đi. Các con hãy trang điểm cho thật lộng lẫy huy hoàng. Hãy đeo vào đầu, vào cổ, vào tay, vào chân những đồ trang sức mà ngày xưa chồng các con nó ưa nhìn thấy các con đeo. Hãy xức nước hoa, tưới dầu thơm cho thật nhiều vào, trét phấn, thoa son, bôi mi mắt, kẻ lông mày, uốn tóc cho nó dợn sóng lên, chống lỗ mũi, lỗ tai lên.

Những cô dâu khúc khích che miệng cười:

- Thưa ba, không có chống lỗ tai đâu ạ! - Vậy thì, các con hãy cứ làm cái gì các con nghĩ là hợp thời, để quyến rũ chồng các con cho bằng được.

Rồi ông bà phú hộ cắt đặt cho gia nhân chưng dọn, trang hoàng nhà cửa, ngọc ngà châu báu được đem ra chất giữa nhà một đống, lấy màn che lại. Các cô vợ trẻ trang sức lộng lẫy như đào hát đứng thành một đống, cũng lấy màn che lại. Phú ông ngắm nghía toàn thể nhà cửa, vàng ngọc và người, tỏ vẻ đắc chí, hài lòng:

- Thế là được. Ngày mai, cứ như vậy mà thi hành.

Hôm sau, đến giờ thọ trai, tôn giả ôm bát từ từ tiến vào cổng. Ông bà đon đả ra mời. Khi tôn giả vào nhà, ông chỉ:

- Này con, hãy nhìn đây, (ông kéo màn) vàng bạc châu báu cả đống đó, tất cả đều là của con. Con hãy ở lại mà thụ hưởng, muốn chi cũng được.

- Thưa gia chủ, nếu gia chủ dành cái đống đó cho tôi, thì xin gia chủ một ít cái bao bố may sẵn, tộng nó vào, rồi mướn một hay hai, ba chiếc xe vận tải chở ra ngoài sông lớn mà đổ ngay giữa dòng, cho nó chìm sâu xuống đáy nước. Vì sao? Vì nó là nguồn gốc của tất cả khổ não đến với gia chủ.

Ông phú hộ lại kéo cái màn che mấy bà vợ cũ ra. Các nàng chạy đến ôm chầm lấy tôn giả, khóc ròng kể lể:

- Ối chàng đi! Bộ chàng muốn mấy cô tiên nào trên trời nên đi tu để được lên trên đó phải không? Chàng đã bỏ bê chúng thiếp để mơ tưởng lên trời ở với tiên. Hu hu, hu hu.

- Các chị, không phải vì mục đích được sanh lên cõi trờibần tăng xuất gia tu phạm hạnh.

Khi ấy các bà vợ cũ của tôn giả tự đấm ngực, khóc lóc thảm thiết:

- Ối, cha mẹ làng nước đi, chồng chúng ta bây giờ lại gọi chúng ta bằng chị! Ối, trời đất quỷ thần ôi!

Rồi họ ngã lăn ra giữa nhà, bất tỉnh nhân sự. Tôn giả nói với ông bà phú hộ:

- Thưa gia chủ, gia chủ muốn thí đồ ăn thì bố thí đi, chớ có phiền nhiễu bần tăng.

- Hãy ăn đi, con yêu dấu. Ðồ ăn đã dọn sẵn.

Thọ thực xong, tôn giả đứng lên nói bài kệ:

Mày ngài mắt phượng mà chi?
Tốt tươi rồi cũng một bì xương khô.

Tâm: rừng tham ái sầu lo

Thân: nhà chứa bệnh, nấm mồ chờ ai

Nào đâu mắt phượng mày ngài

Khi thây quăng bỏ ra ngoài đồng hoang?

Mưa sa gió cuốn phũ phàng,

Ðống xương vô chủ võ vàng trăng soi

Ðãy da chứa đủ tanh hôi

Lại toan sơn phết ra mòi bảnh bao!

Kẻ ngu mê hoặc, lăn vào

Như nai sa bẫy, người nào khác chi!

Ai đà giải thoát sầu bi
Tránh xa lưới ái, tình si đâu còn!

Bẫy nào bắt được nai khôn

Ăn xong vừa đủ, tẩu bôn vô rừng

Thợ săn ngơ ngác hết mừng

Thì đành đấm ngực vẫy vùng khóc la.

Ðọc xong bài kệ, tôn giả cáo từ đi đến rừng Lộc uyển ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây.

Khi ấy, vua xứ Kuru bảo người hầu cận sửa soạn cho vua dạo rừng. Ngưòi hầu thấy tôn giả liền trở về tâu:

- Tâu Ðại vương, ngoài rừng Lộc uyển, có vị sa môn đang ngồi, chính là con trai của gia đình thượng tộc ở thị trấn này, tên Lại Tra Hòa La.

- Vậy thay vì đi dạo rừng, ta hãy đến thăm vị tôn giả ấy.

Vua cùng người hầu đi đến rừng Lộc uyển, chỗ tôn giả đang ngồi. Vua cung kính đưa tấm nệm gấm ra mời.

- Xin tôn giả hãy ngồi trên tấm này cho êm.

- Ðại vương, tôi đã có tọa cụ. Ðại vương hãy ngồi trên chỗ của Ðại vương.

- Bạch tôn giả người đời thuờng xuất gia vì bốn sự suy vong: Một là lão suy, hai là bệnh suy, ba là tài suy, bốn là thân suy. Như những người khác lúc trẻ thụ hưởng dục lạc đã đầy đủ chán chê, đến khi già không còn ham muốn gì nữa, và cũng đã hết sức lực mới vô chùa nghỉ. Ðó là lão suy. Lại như người mắc bệnh kinh niên không thể lao động sản xuất được, ở ngoài đời không lợi chi cho ai, lại thêm gánh nặng cho gia quyến, nên xin vô ở chùa. Ðó là bệnh suy. Rồi có những người làm ăn thất bại, hoặc đánh số đề bị phá sản, đổ nợ đổ nần, không thể gầy dựng lại được, bèn chán nản vô chùa xin gởi tấm thân tàn sống nốt quãng đời còn lại. Ðó là tài suy. Cũng có những người xuất gia vì lẽ không còn ai thân thích để nương tựa. Ðó là thân suy. Thông thường đều vì bốn sự suy vong này mà xuất gia. Nhưng xét tôn giả, tuổi còn thanh xuân, tóc đen nhánh, thì không phải là lão suy. Da dẻ hồng hào tươi nhuấn chứng tỏ sức khỏe không đến nỗi nào, thì đâu phải bệnh suy. Tôn giả xuất thân từ một gia đình thượng tộc giàu nhất vùng này thì đâu phải tài suy. Song thân còn đủ, các bà vợ đang mong chờ, thì cũng không thể gọi là thân suy. Vậy tôn giả xuất gianguyên nhân gì?

- Ðại vương, tôi xuất gia vì bốn điểm thuyết giáo của Ðấng Ðạo sư mà tôi thấy đúng như thật. Thứ nhất là, ngài dạy mọi sự ở thế gian đều là vô thường.

- Nghĩa là sao, xin Tôn giả giải thích.

- Ðại vương, như thân thể đại vương đó, lúc nào cũng như lúc nào hay mỗi lúc mỗi khác?

- Như vậy trẫm đã hiểu. Quả vậy, thân thểvô thường, đổi khác luôn luôn, nhất là ở tuổi già như trẫm. Năm nay đã khác năm ngoái, nói gì tuổi trẻ với lúc già, thật khác nhau trời vực. Còn điểm thứ hai là gì, thưa tôn giả?

- Thứ hai là vô hộ, vô chủ: không ai giúp đỡ mình được, không có chủ tể.

- Sao lại không? Như trẫm đây, biết bao nhiêu người phò tá, trẫm là chủ cả nước, muốn chi được nấy, làm sao tôn giả lại nói vậy?

- Ðại vương, Ðại vương có thể đem cả tài sản ngai vàng để thuê mướn kẻ khác đau thay, già thay, chết thay cho đại vương không?

- Cái đó thì không được.

- Ví như đại vương tạo nghiệp ác, phải đọa địa ngục, đại vương có thể nào đem tài sản đút lót cho Diêm vương để khỏi đọa, hay chính mình làm mình phải chịu?

- Ðúng như vậy, mình làm mình chịu, không thay được. Thế trẫm đã hiểu vô hộ. Còn vô chủ thì sao?

- Ðại vương có thể làm chủ cái thân xác Ðại vương được chăng? Bảo nó không được bệnh không được già, không được chết, nó chịu nghe chăng? Bảo cái tay đừng run, cái chân đừng quị, mắt đừng lờ, tai đừng lãng, được không? Ðại vương có thể bảo cái thân của Ðại vương khi nó đang đau: "Hãy khoẻ mạnh trở lại" không? Và Ðại vương có biết khi nào thì nó đau, khi nào nó chết không?

- Ðúng thế, quả thật trẫm không thể làm chủ được thân này, dù trẫm đang làm chủ cả quốc gia. Còn điểm thứ ba là gì, thưa tôn giả?

- Thứ ba, là trên thế gian không có cái gì là của mình.

- Ủa sao tôn giả nói vậy? Trẫm có biết bao nhiêu là kho tàng, châu báu, giang sơn gấm vóc này đều thuộc về trẫm. Nói gì đến vật, ngay cả đến người, trẫm cũng sở hữu từ quan đại thần lớn nhất trở xuống, trẫm sai đâu chạy đó, sao lại không sở hữu?

- Ðại vương, khi Ðại vương nằm xuống, ngài có thể đem theo tất cả kho báu, giang sơn xuống âm phủ để tiếp tục sử dụng, hay phải giao lại cho kẻ khác, còn mình chết tay không? Ðại vương có thể bắt tất cả đình thần, quyến thuộc, dân chúng cùng chết theo qua bên kia thế giới để Ðại vương tiếp tục làm chủ, hay Ðại vương phải ra đi một mình, để người khác thay Ðại vương trị vì thiên hạ?

- Thưa hiền giả, đúng thế. trẫm không thể nào mang theo cái gì khi chết mà phải chết một mình, trị trọi, để lại giang sơn này cho người khác. Thảm thương thay! Còn điểm thứ tư là gì, xin tôn giả hãy giảng?

- Thứ tư là, thế gian này thật thiếu thốn, thèm khát, nô lệ cho dục vọng, tham lam không bao giờ vđi.

- Nói vậy trẫm nghĩ e chỉ đúng với người thường, chứ trẫm đây mà còn thiếu thốn thèm khát cái gì. Vì trẫm muốn gì cũng có, đâu còn thèm gì nữa.

- Ðại vương, giả sử bây giờ đại vương được tin phi báo của các đội quân tuần tiễu rằng: phía đông có mỏ vàng, phương nam có mỏ dầu hỏa, phương tây có mỏ kim cương, còn phương bạc hiện có một xứ giàu có, đất đai phì nhiêu mà gặp ông vua trụy lạc bê tha, cai trị mất lòng dân, nên sự phòng vệ rất lỏng lẻo, thì Ðại vương nghĩ thế nào?

- Thưa tôn giả, trẫm sẽ hội họp đình thần, cắt công tác cho vị này phụ trách khai thác mỏ vàng, vị kia đào mỏ kim cương, vị nọ tìm cách khoan mỏ dầu. Còn với cái xứ giàu có phì nhiêu dễ chiếm ấy, thì trẫm sẽ sai võ quan cử binh tới chiếm để mở mang bờ cõi.

- Ðại vương, đó chính là sự thèm khát, túi tham không đáy nơi Ðại vương. Người đã có một nước thì thèm chiếm thêm nước khác, cho đến kẻ vô sản thì thèm bắt con vịt, con gà của hàng xóm về làm của mình. Ðại vương kết tội kẻ trộm vụt, bỏ tù nó, mà quên rằng chính mình là kẻ trộm lớn nhất khi mưu tính như vậy. Do đó mà Phật dạy: thế gian luôn luôn thiếu thốn, thèm khát, nô lệ cho lòng tham và dục vọng.

- Hay thay, bạch Tôn giả, quả như lời Tôn giả, bốn điểm thuyết giáo của đức Ðạo sư thật vi diệu. Lành thay đức Thế tôn! Trẫm xin quy y bậc A La Hán, Chánh đẳng giác, và xin cáo từ Tôn giả.

- Ðại vương, xin từ biệt.

(thuật theo kinh Ratthapala, Trung Bộ kinh tập II, Hòa thượng Minh Châu dịch)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17076)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38628)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21903)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21986)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69765)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6867)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38702)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43959)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44047)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42872)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44387)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23056)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39176)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21720)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42361)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35574)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46473)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30086)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30782)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26176)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20332)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25528)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18442)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17093)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40743)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21703)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25875)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41401)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24883)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23752)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15042)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19946)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37799)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19076)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17679)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23514)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36269)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40341)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19463)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21682)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46142)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35891)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28555)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28846)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32153)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26253)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33380)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24063)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24795)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54471)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant