Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

21. Ông Vương Cắn Lưỡi Chết Vì Sát Hại Chim Sẻ

06 Tháng Chín 201100:00(Xem: 15087)
21. Ông Vương Cắn Lưỡi Chết Vì Sát Hại Chim Sẻ

LÒNG THƯƠNG YÊU SỰ SỐNG
(THE LOVE of LIFE)
Tác giả: G.B. Talovick - Người dịch: HT. Thích Trí Chơn

Ông Vương Cắn Lưỡi Chết Vì Sát Hại Chim Sẻ

Ngày xưa có một người họ Vương sống tại đất Hoành Lâm, ở Trung Hoa. Gần Hoành Lâm có một vài đám ruộng lau, chim sẻ thường đến đậu ở đây. Vương nuôi một chú chim ưng hung dữ và huấn luyện nó kỹ lưỡng. Mỗi khi ông muốn bắt chim, ông làm một cái lưới rất lớn. Ông Vương mang lưới đến giăng ở đám đất lau sậy. Rồi ông thả chim ưng bay vào rừng lau. Khi thấy chim ưng đuổi bắt, chim sẻ hoảng sợ bay tứ tung và nhiều con bị sa vào lưới của Vương. Tuy nhiên người ta không thể sập bẫy giữ chim sẻ ở lâu trong lưới. Chúng thà cắn lưỡi cho chết còn hơn bị giam nhốt trong lưới. Nhưng ông Vương không muốn giữ chim trong lưới. Cho nên ông đã lấy một hòn đá lớn đè lên đầu của bầy chim sẻ. Rồi ông nhặt những con chết mang ra chợ bán dùng như thịt ăn. Ðó là nghề sinh sống của ông Vương, và ông ta cũng rất hãnh diện về cái nghề vô cùng tổn phước này. 

Ông Vương là người hung dữ và tàn ác. Ông luôn luôn hành động theo ý thích của riêng mình. Ông không bao giờ muốn nghe lẽ phải. Nếu có ai sơ ý động chạm đến việc bủa lưới bắt chim sẻ của y thì nhất định y phẫn nộ thốt ra những lời nguyền rủa độc địa, hạ cấp rất chối tai. Ông Vương sẽ lầm bầm suốt cả ngày như vậy. Do đó mà người trong làng, ngoài làng đều biết tiếng ông và không ai là không ngán ông ta.

 Về sau, ông Vương mắc một chứng bệnh kỳ quái mà các thầy thuốc chưa từng gặp. Ông cảm thấy đau đớn khắp cả thân thể không chịu nổi. Ông nằm trăn trở trên giường kêu rên thảm thiết. Ông năn nỉ van xin các thầy thuốc đến cứu giúp ông, nhưng tất cả đều bó tay không ai có thể chữa trị được. Cái tên Vương hung bạo tàn ác đã không còn kiêu căng hống hách nữa. Khuôn mặt của ông bị hành hạ giày vò vì đau đớn. Hễ gặp ai thì y cũng khóc lóc rên rỉ và năn nỉ: “Xin thương xót tôi, cứu giúp giùm tôi!” Nhưng mọi người đều chịu thua không biết phải làm sao. Người thân cận bảo tiếng nói của ông phát ra y hệt như tiếng kêu đau thương của con chim sẻ đang ở trong lưới van xin ông tha mạng sống, đừng giết nó tội nghiệp.

Sau mấy ngày mắc chứng bệnh nan y kỳ quái, và trong sự quằn quại đau đớn cùng cực, ông Vương đã cắn đầu lưỡi của mình dần dần cho đến khi nhắm mắt. Ông bị quả báo chết một cách khủng khiếp vì lúc sống ông đã gây nhân ác giết nhiều chim sẻ.
 
 

Wang Lost His Tongue 

Wang was his name. He lived in Henglin of China. Near Henglin were several acres of reeds. A lot of sparrows lived there; Wang raised a vicious eagle, and trained it very carefully. When he was ready, he made a very big net. He took it to the reed patch. He loosed his eagle, which flew back and forth above the reeds. When the sparrows saw their natural enemy, they flew back and forth in panic, and a lot of them blundered into Wang's net. Of course you can't keep a trapped sparrow long. It will commit suicide by biting off its own tongue rather than live in a cage. But Wang didn't want to raise them in a cage. He crushed their heads with a big rock. Then he took their bodies to the market to sell as meat. This is how he made his living. He was very proud of this trick.
 
 

Wang was vicious and cruel. He always wanted to have his own way. He never listened to reason. If anybody accidentally touched his sparrow net, Wang would curse him with all the terrible, nasty names and words he could think of. He would keep cursing that person all day long. So everybody around knew him, and they detested him, too.

He finally came down with some strange disease that the doctors had never seen. His whole body ached. He rolled this way and that on his bed. He groaned and moaned and begged the doctors to help, but they couldn't figure out how to cure him. His high handed old bullying ways were gone. His face was pinched from pain. Whenever anyone came, he whimpered and whined, saying, “Have mercy on me! Help me, please!” But nobody knew what to do. His neighbors said he looked and sounded just like a trapped sparrow begging for its life.

After several days, Wang was in such agony that he chewed off his own tongue and died. He died a horrible death because he had lived a horrible life.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26677)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20026)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18213)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32909)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18824)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31700)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32611)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20176)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26393)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20375)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23826)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23968)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15154)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15055)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant