Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

24. Nhờ Lòng Nhân Mà Ðậu Trạng Nguyên

07 Tháng Chín 201100:00(Xem: 14970)
24. Nhờ Lòng Nhân Mà Ðậu Trạng Nguyên

LÒNG THƯƠNG YÊU SỰ SỐNG
(THE LOVE of LIFE)
Tác giả: G.B. Talovick - Người dịch: HT. Thích Trí Chơn

NHỜ LÒNG NHÂN MÀ ĐẬU TRẠNG NGUYÊN

Ngày xưa, bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng có rất ít người biết đọc và biết viết. Bên Trung Hoa, cha mẹ mong làm cho có tiền để gửi con đến thầy giáo học đọc và viết. Nếu các sĩ tử chịu khó siêng năng ngày đêm đèn sách và thi đậu kỳ thi của triều đình thì họ sẽ được bổ nhiệm làm quan trong chính quyền. Toàn gia đình lại được vua ban cho bỗng lộc, quyền thế và dân chúng kính trọng. Tuy nhiên, các kỳ thi đó thực hết sức khó khăn. Nhiều thí sinh thi mãi thi hoài đến già đầu bạc tóc mà vẫn không đậu. 

Năm nọ, hai anh em Tống Giao và Tống Kỳ cùng đến kinh đô dự thi. Giữa đường, họ gặp một và cao Tăng, và này thấy tướng mạo của Tống Giao liền kinh ngạc bảo: “Ồ! Ta xem tướng của anh thanh tú khác thường, hình như anh đã cứu hàng trăm vạn sinh mạng. Theo tướng số của anh, thì anh sẽ thi rớt trong kỳ thi của triều đình, nhưng vì anh đã cứu thoát vô số sinh linh, cho nên năm nay anh sẽ chiếm độc bảng vàng, đổ đầu trong thiên hạ. Bần tăng xin chúc mừng cho anh, một và quan tương lai!”

Tống Giao lấy làm lạ, tự hỏi: “Không hiểu mình đã cứu sống hàng trăm vạn sinh mạng lúc nào?”

Và sư kia lại nói: “Anh đã cứu một bầy kiến thoát chết trong cơn nguy kịch đấy thôi.”

Chàng thanh niên băn khoăn tự hỏi: “Khó mà bảo rằng cứu bầy kiến là cứu hàng trăm vạn sinh linh?”

 Vị sư đáp: “Vâng, tất cả chúng sinh đều có sự sống và số mạng, ngay cả con rệp hay con kiến. Khoa này em ông đậu cao nhất thiên hạ, nhưng về thứ bậc ông lại ở trên.”

Thực khó cho hai anh em họ Tống tin tưởng điều này. Sau khi từ giã nhà sư, trên đường đi, Tống Kỳ hỏi Tống Giao: “Thực sự trước đây anh có cứu sống một đàn kiến phải không?” Người anh trả lời: “Vâng, có lần anh thấy một đàn kiến bị ngập nước, anh đã dùng tre làm cầu để cứu chúng.”

Ðối với anh em họ Tống, khoa thi cử của triều đình là quan trọng hơn việc cứu thoát đàn kiến hay lời tiên đoán của và sư, do vậy mà hai anh em muốn quên chuyện đó. Trong lòng cả hai nôn nóng tiến về kinh đô để dự thi.

Sau khi các quan chấm xong Những bài thi và sắp xếp thứ bậc, kết quả được tâu lên nhà vua. Khắp cả nước, Tống Kỳ đậu hạng nhất và Tống Giao đứng thứ mười - dĩ nhiên đây cũng là hạng rất cao. Nhưng sau đó nhà vua đã duyệt xét lại danh sách của các sĩ tử đậu cao nhất. 

Ðức vua phán rằng: “Tống Kỳ em đậu thủ khoa đứng cao hơn anh là Tống Giao. Ðiều đó không nên. Bởi lẽ thông thường thì không thể lấy em đậu Trạng Nguyên đứng trên anh. Cho nên sau khi nghị bàn, các quan đã hoán chuyển đổi Tống Giao nguời anh đậu hạng nhất (Trạng Nguyên) và Tống Kỳ là em đậu hạng thứ mười.”

Và lịnh của nhà vua đã được thực thi. Khi hai anh em Tống Giao và Tống Kỳ nghe tin hoán đổi thứ bậc này, họ liền bật cười khi nhớ đến lời tiên đóan chính xác trước đây của nhà sư. Trên đường trở về nhà để báo cho song thân biết tin vui thi đậu, cả hai anh em đã ghé thăm và Tăng, và bày tỏ lòng thành kính biết ơn về trí tuệ sáng suốt của ngài.

Hàng trăm năm qua, câu chuyện này đã từng được lưu truyền rộng rãi khắp Trung Hoa, và mọi người trong dân chúng ai cũng biết sự việc ngày xưa có ông anh Tống Giao được nâng đỡ đưa lên đậu Trạng Nguyên.
 
 

How the tenth became the first 

In the old days, few people anywhere in the world could read or write. In China, parents hoped they could make a little bit more money so they could send their sons to a teacher to learn how to read and write. If they studied very, very hard and passed the Imperial Examinations, they could win posts in the government. This brought respect, glory, and power to the whole family. However, the examinations were extremely difficult. Many students took the examinations over and over until they were old men, but never passed.

One year, the brothers Sung Chiao and Sung Chi went to the capital together to take the examinations. On the way, they met a monk, who looked carefully at Sung Chiao and exclaimed, “I can tell by looking at your features that you have saved many, many lives. According to your original fortune, you should fail in the imperial examinations, but because you have saved so many lives, this year you will win the highest place in the entire empire. Let this poor monk be the first to congratulate this future official.”

Sung Chiao thought this was strange. “When did I ever save many lives?”

The monk said, “Once you saved ants in distress.”

 “What? You mean saving some measly ants means saving lives?”

“Exactly, all living creatures have lives and fates, even a bug as lowly as an ant. Your brother was originally destined to win the top score in these examinations, but you will not do worse than he.”

The Sung brothers could hardly believe this. As they walked away, Chi asked Chiao, “Did you really save a bunch of ants?” Yes, his brother answered, “Once I saw some ants about to get drowned, so I made a little bridge out of a piece of bamboo and they got away.”

The imperial examinations were more important to them than any ants or monk's predictions, and they forgot all about it as they made their way to the capital and did their last minute cramming.

When all of the test papers had been graded, the results were announced to the Emperor. Sung Chi had won the highest score in the entire empire. Sun Chiao was in tenth place _ of course this was also a very high score. The Emperor examined the list of the highest scores.

“This will not do,” the Emperor said, “Sung Chi has won first place, ranking higher than his elder brother Sung Chiao. It is not natural for the younger brother to be exalted above the elder brother. Switch Sung Chiao to the first place, and rank Sung Chi tenth.”

The Emperor's command was carried out. When the brothers heard about the switch, they remembered what the monk had said, and burst out laughing. On their way home to tell their parents the wonderful news about the examination, they made a special trip to give their thanks to the old monk, and compliment him on his wisdom.

Before long, the story spread all over China, and everyone knew about the brother who ants boosted to first place.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26645)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20014)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18202)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32857)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18800)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31661)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32582)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20148)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26352)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20332)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23801)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23915)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15132)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15038)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant