- Lời Giới Thiệu
- Lời Nói Đầu
- Đức Phật Và Giáo Lý Giải Thoát
- Trí Tuệ Hay Sự Thấy Biết Chân Thật
- Thiền Và Hoa Đạo
- Thiền Và Trà Đạo
- Thiền Và Vườn Cảnh
- Thiền Và Võ Đạo
- Thiền Và Phân Tâm Học
- Bày Tỏ Lòng Thương Tiếc
- Cầu An, Niệm Phật, Trì Chú, Cầu Nguyện Chữa Trị Các Bệnh Tật Là Hợp Với Khoa Học
- Cầu Siêu Cầu Nguyện Cho Thân Nhân Về Cực Lạc
- Xuân Tươi Thắm
- Ăn Chay Một Phong Trào Đang Phát Triển Mạnh Trên Thế Giới
Theo lịch sử Thiền tông, vào năm 520 Ngài Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) đã vượt biển đến Trung Hoa. Ngài là vị tổ thứ 28 của thiền Ấn Độ và là vị Sơ tổ của thiền Trung Hoa. Cuộc hải trình kéo dài 3 năm, và lúc đó ngài đã 80 tuổi. Lúc cập bến miền Nam Trung Hoa, ngài đã giảng về yếu lý Thiền tông cho Lương Vũ Đế. Vì nhà vua không nắm được ý chỉ thiền, Bồ-đề-đạt-ma bèn rời khỏi nước Ngụy, vân du đến đỉnh Thiếu Thất của ngọn Tung Sơn, ngồi quay mặt vào vách 9 năm. Sau đó, Thiền tông Trung Hoa đã khai hoa kết trái.
Về phương diện võ học, tương truyền Bồ-đề-đạt-ma, dù tuổi đã ngoài bát tuần, đã dạy võ công cho đệ tử ở chùa Thiếu Lâm, cả nội công và ngoại công. Nhờ đó họ có thể trở nên mạnh mẽ hơn, tinh thần tỉnh thức hơn sau những giờ tham thiền bất động. Nhiều sách võ thuật được cho là của Bồ-đề-đạt-ma biên soạn, như quyển Dịch cân kinh cùng các tác phẩm về nội công tâm pháp. Và cũng theo truyền thuyết, nhờ có sự phối hợp giữa thiền và võ công nên phái Thiếu Lâm một thời được đề cao là Võ lâm Bắc đẩu. Tiếp đến đời Tống, một vị lão sư hào kiệt là Trương Tam Phong, xuất thân từ chùa Thiếu Lâm, sáng chế ra Thái cực quyền, trở thành trưởng môn phái Võ Đang. Môn võ này chú trọng nhiều đến sự điều hòa hơi thở và để cho các luồng chân khí trong cơ thể lưu chuyển tự nhiên. Dù các câu chuyện võ thuật Trung Hoa nói trên có nhuốm màu thần bí, nhưng trên thực tế thiền đã nâng cao ngành võ lên hàng đạo: Võ đạo.
Vào thế kỷ 13, có sự trùng hợp đặc biệt là: Thiền tông đã hưng thạnh ở Việt Nam và Nhật Bản khi hai quốc gia nhỏ bé này đánh tan đạo quân xâm lăng hùng mạnh của đế quốc Mông Cổ. Đế quốc này đã chinh phục và cai trị một dải đất mênh mông chạy dài từ Á sang Âu, có một đạo quân sức mạnh vô địch và rất tàn bạo.
Nhật Bản có vị trí bao bọc bốn bề bởi đại dương. Ngoài yếu tố can trường và chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ, còn nhờ có những cơn bão lớn mà người Nhật tôn xưng là Thần Phong (Kamikaze) đã làm cho chiến thuyền Mông Cổ tan nát khi tiến đến bờ biển Nhật Bản để chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ ồ ạt. Do đó, cán cân lực lượng đã bị lệch hẳn và số quân Mông Cổ còn lại phải nếm mùi thảm bại trước các chiến sĩ can trường xứ Phù Tang.
Ở Việt Nam, quân đội Mông Cổ có nhiều lợi thế hơn vì họ có thể sử dụng chiến thuật cố hữu với kỵ binh và bộ binh. Với đạo quân bách chiến bách thắng, họ đã tràn xuống chiếm thủ đô Thăng Long. Nhưng ba lần xâm lăng, ba lần họ đều gặp phải một lực lượng đối kháng mãnh liệt, với sự điều động uyển chuyển và sự hợp nhất ý chí quyết tâm bảo vệ xứ sở từ vua quan đến quân dân. Do đó, ba lần xâm chiếm Việt Nam, ba lần quân Mông Cổ đều thảm bại, đến nỗi thái tử Mông Cổ Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để cho bộ hạ kéo chạy trốn mới thoát nạn.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị đại tướng trực tiếp điều động các đạo quân chiến đấu. Ngài là một vị dũng tướng đầy thao lược nhưng cũng đầy lòng hỷ xả của một thiền gia: không để tâm thù hận riêng tư (sự xích mích giữa hai gia đình của thân sinh Hưng Đạo Vương và vua Trần Thái Tông, do sự vụng về của Trần Thủ Độ gây ra) đặt sự an nguy và tồn vong của quốc gia xã tắc cùng tôn trọng hạnh phúc của người dân trên mọi hận thù cá nhân nhỏ bé. Nhân cách và tài năng siêu việt của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã phản ảnh qua cách xử thế tiếp vật, khi an cũng như lúc nguy. Các tác phẩm về chiến thuật, chiến lược, bài Hịch tướng sĩ, các bài văn thơ... cũng như cách sống lúc còn nắm giữ binh quyền hay những năm tuổi già sống cuộc đời một bậc trưởng lão đạt đạo nơi chốn điền trang, phản chiếu hình ảnh của một người chín mùi nếp sống giải thoát, dù lúc còn đang xông pha trước lằn tên mũi đạn hay lúc an cư chốn điền trang.
Nhưng trên hết, người đã biết cổ động sự nức lòng kháng giặc, sự đoàn kết keo sơn, sự nỗ lực xả thân vì đất nước của các tướng lãnh, binh sĩ và dân chúng khắp nơi là vua Trần Nhân Tông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép về nhà vua như sau:
“(Vua) được tinh anh của thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, hai cung[1] đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên Đồng tử, trên vai bên trái có nốt ruồi đen, cho nên có thể cán đáng được việc lớn, ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, băng ở am Ngọa Vân, núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức Lăng. Vua nhân từ, hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là vua hiền của đời Trần.”[2]
Từ nhỏ vua đã có ý nhường ngôi cho em mà đi tu, nhưng chuyện bất thành. Sau đó, tuy ngồi trên ngôi báu trị vì trăm họ nhưng không lúc nào xao lãng chuyện tu học.
Nhà vua thờ Tuệ Trung Thượng sĩ làm thầy. Tuệ Trung là một vị thiền sư cư sĩ, anh cả của đức Trần Hưng Đạo. Ngài được vua Trần Thánh Tông ký thác cho việc dạy dỗ vua Nhân Tông. Về mặt tinh thần, ngài cũng là người hỗ trợ Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông trong việc chống quân xâm lăng Mông Cổ.
Vua Nhân Tông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của một ông vua thời chiến, một người lãnh đạo thương yêu trăm họ thời thái bình thịnh trị, một người cha nhân từ và sáng suốt đối với con cái, và một người con hiếu thảo với cha mẹ. Sử gia Ngô Sĩ Liên đã kính phục viết: “Nhân Tông trên thờ Từ Cung tỏ ra đạo hiếu, dưới dùng người giỏi, lập nên võ công, nếu không có tư chất nhân, minh, anh, võ thì sao được như thế?”[3] Sau đó, cuối cùng vua đã rời bỏ cung vàng điện ngọc, sống cuộc đời của một thiền sư khổ hạnh, lấy pháp hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà. Ngài đi chân đất, ăn mỗi ngày một bữa, nỗ lực tu tập để thâm nhập chân lý không thể nắm bắt được bằng khái niệm, bằng chữ nghĩa.
Đối chiếu với lịch sử các triều đại những dân tộc khác, dân tộc Việt Nam có thể tự hào rằng chưa có một ông vua nào có lòng thương yêu dân chúng tràn đầy, sự dũng mãnh và sáng suốt vô cùng, và cuối cùng, qua con đường thiền đạo tu tập đã chứng nghiệm sở đắc tâm linh cao vút như vua Trần Nhân Tông. Với đầy đủ lòng thương yêu rộng lớn và sự hiểu biết chân thật nên nhà vua, trong đời sống đạo hạnh gương mẫu của một tu sĩ, đã không nài khó nhọc, đi khắp nơi trong nước chỉnh đốn lại phong tục tập quán. Sách Tam Tổ Thực Lục ghi lại năm 1304, thiền sư Trúc Lâm “đi khắp mọi nơi thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ và thực hành giáo lý làm mười điều thiện”.
Ngoài ra, ngài còn nhìn xa hơn trong việc mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc và thịnh vượng quốc gia, nên đích thân ngài đã sang thăm vua Chiêm Thành là Chế Mân. Để kết tình hòa hiếu giữa hai dân tộc Chiêm-Việt đã nhiều lần tranh chấp nhau, ngài hứa gả con gái mình là công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành.[4] Tiếc thay, sau khi ngài qua đời, những diễn biến bên trong triều đình Chiêm và Việt đã đưa đến những cuộc chiến tranh làm cho hai dân tộc suy yếu và nhà Trần kiệt quệ dần.
Trong những năm cuối đời, thiền sư Trúc Lâm đã dồn nỗ lực đào tạo một thế hệ xuất sắc về đức và trí để nối tiếp dòng thiền Trúc Lâm. Sách Tam Tổ Thực Lục kể lại những ngày cuối của ông vua thiền sư này: “Năm Mậu thân (1308), ngày 1 tháng 11, đúng nửa đêm (trên ngọn núi Ngọa Vân), Điều Ngự (Trúc Lâm) hỏi: ‘Bây giờ là giờ gì?’ Bảo Sát (đệ tử của ngài) thưa: ‘Giờ Tý.’ Điều Ngự đưa tay ra hiệu mở cửa sổ để nhìn ra ngoài, nói: ‘Đến giờ ta đi rồi vậy.’ Bảo Sát hỏi: ‘Tôn đức đi đâu bây giờ?’ Điều Ngự nói:
‘Mọi pháp đều không sinh
Mọi pháp đều không diệt
Nếu hiểu được như thế
Chân lý thường hiện tiền
Chẳng đi cũng chẳng lại.’
Nhất thiết pháp bất sinh
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền
Hà khứ lai chi hữu?
Nói khác đi, mọi hiện tượng kể cả đời sống của con người đều do nhiều yếu tố hợp lại. Khi thuận duyên thì những yếu tố riêng biệt kết lại thành một sự vật nào đó. Khi hết duyên thì các yếu tố kết hợp đó chia lìa. Như thế, không có cái gì sinh ra mà cũng chẳng có cái gì diệt đi. Khi chúng ta quay về với tâm chân thật thì thấy rõ, kinh nghiệm rõ ràng về trạng thái bất sinh bất diệt, chẳng đến chẳng đi đó.
Về phương diện võ học, tương truyền Bồ-đề-đạt-ma, dù tuổi đã ngoài bát tuần, đã dạy võ công cho đệ tử ở chùa Thiếu Lâm, cả nội công và ngoại công. Nhờ đó họ có thể trở nên mạnh mẽ hơn, tinh thần tỉnh thức hơn sau những giờ tham thiền bất động. Nhiều sách võ thuật được cho là của Bồ-đề-đạt-ma biên soạn, như quyển Dịch cân kinh cùng các tác phẩm về nội công tâm pháp. Và cũng theo truyền thuyết, nhờ có sự phối hợp giữa thiền và võ công nên phái Thiếu Lâm một thời được đề cao là Võ lâm Bắc đẩu. Tiếp đến đời Tống, một vị lão sư hào kiệt là Trương Tam Phong, xuất thân từ chùa Thiếu Lâm, sáng chế ra Thái cực quyền, trở thành trưởng môn phái Võ Đang. Môn võ này chú trọng nhiều đến sự điều hòa hơi thở và để cho các luồng chân khí trong cơ thể lưu chuyển tự nhiên. Dù các câu chuyện võ thuật Trung Hoa nói trên có nhuốm màu thần bí, nhưng trên thực tế thiền đã nâng cao ngành võ lên hàng đạo: Võ đạo.
Vào thế kỷ 13, có sự trùng hợp đặc biệt là: Thiền tông đã hưng thạnh ở Việt Nam và Nhật Bản khi hai quốc gia nhỏ bé này đánh tan đạo quân xâm lăng hùng mạnh của đế quốc Mông Cổ. Đế quốc này đã chinh phục và cai trị một dải đất mênh mông chạy dài từ Á sang Âu, có một đạo quân sức mạnh vô địch và rất tàn bạo.
Nhật Bản có vị trí bao bọc bốn bề bởi đại dương. Ngoài yếu tố can trường và chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ, còn nhờ có những cơn bão lớn mà người Nhật tôn xưng là Thần Phong (Kamikaze) đã làm cho chiến thuyền Mông Cổ tan nát khi tiến đến bờ biển Nhật Bản để chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ ồ ạt. Do đó, cán cân lực lượng đã bị lệch hẳn và số quân Mông Cổ còn lại phải nếm mùi thảm bại trước các chiến sĩ can trường xứ Phù Tang.
Ở Việt Nam, quân đội Mông Cổ có nhiều lợi thế hơn vì họ có thể sử dụng chiến thuật cố hữu với kỵ binh và bộ binh. Với đạo quân bách chiến bách thắng, họ đã tràn xuống chiếm thủ đô Thăng Long. Nhưng ba lần xâm lăng, ba lần họ đều gặp phải một lực lượng đối kháng mãnh liệt, với sự điều động uyển chuyển và sự hợp nhất ý chí quyết tâm bảo vệ xứ sở từ vua quan đến quân dân. Do đó, ba lần xâm chiếm Việt Nam, ba lần quân Mông Cổ đều thảm bại, đến nỗi thái tử Mông Cổ Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để cho bộ hạ kéo chạy trốn mới thoát nạn.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị đại tướng trực tiếp điều động các đạo quân chiến đấu. Ngài là một vị dũng tướng đầy thao lược nhưng cũng đầy lòng hỷ xả của một thiền gia: không để tâm thù hận riêng tư (sự xích mích giữa hai gia đình của thân sinh Hưng Đạo Vương và vua Trần Thái Tông, do sự vụng về của Trần Thủ Độ gây ra) đặt sự an nguy và tồn vong của quốc gia xã tắc cùng tôn trọng hạnh phúc của người dân trên mọi hận thù cá nhân nhỏ bé. Nhân cách và tài năng siêu việt của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã phản ảnh qua cách xử thế tiếp vật, khi an cũng như lúc nguy. Các tác phẩm về chiến thuật, chiến lược, bài Hịch tướng sĩ, các bài văn thơ... cũng như cách sống lúc còn nắm giữ binh quyền hay những năm tuổi già sống cuộc đời một bậc trưởng lão đạt đạo nơi chốn điền trang, phản chiếu hình ảnh của một người chín mùi nếp sống giải thoát, dù lúc còn đang xông pha trước lằn tên mũi đạn hay lúc an cư chốn điền trang.
Nhưng trên hết, người đã biết cổ động sự nức lòng kháng giặc, sự đoàn kết keo sơn, sự nỗ lực xả thân vì đất nước của các tướng lãnh, binh sĩ và dân chúng khắp nơi là vua Trần Nhân Tông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép về nhà vua như sau:
“(Vua) được tinh anh của thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, hai cung[1] đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên Đồng tử, trên vai bên trái có nốt ruồi đen, cho nên có thể cán đáng được việc lớn, ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, băng ở am Ngọa Vân, núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức Lăng. Vua nhân từ, hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là vua hiền của đời Trần.”[2]
Từ nhỏ vua đã có ý nhường ngôi cho em mà đi tu, nhưng chuyện bất thành. Sau đó, tuy ngồi trên ngôi báu trị vì trăm họ nhưng không lúc nào xao lãng chuyện tu học.
Nhà vua thờ Tuệ Trung Thượng sĩ làm thầy. Tuệ Trung là một vị thiền sư cư sĩ, anh cả của đức Trần Hưng Đạo. Ngài được vua Trần Thánh Tông ký thác cho việc dạy dỗ vua Nhân Tông. Về mặt tinh thần, ngài cũng là người hỗ trợ Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông trong việc chống quân xâm lăng Mông Cổ.
Vua Nhân Tông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của một ông vua thời chiến, một người lãnh đạo thương yêu trăm họ thời thái bình thịnh trị, một người cha nhân từ và sáng suốt đối với con cái, và một người con hiếu thảo với cha mẹ. Sử gia Ngô Sĩ Liên đã kính phục viết: “Nhân Tông trên thờ Từ Cung tỏ ra đạo hiếu, dưới dùng người giỏi, lập nên võ công, nếu không có tư chất nhân, minh, anh, võ thì sao được như thế?”[3] Sau đó, cuối cùng vua đã rời bỏ cung vàng điện ngọc, sống cuộc đời của một thiền sư khổ hạnh, lấy pháp hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà. Ngài đi chân đất, ăn mỗi ngày một bữa, nỗ lực tu tập để thâm nhập chân lý không thể nắm bắt được bằng khái niệm, bằng chữ nghĩa.
Đối chiếu với lịch sử các triều đại những dân tộc khác, dân tộc Việt Nam có thể tự hào rằng chưa có một ông vua nào có lòng thương yêu dân chúng tràn đầy, sự dũng mãnh và sáng suốt vô cùng, và cuối cùng, qua con đường thiền đạo tu tập đã chứng nghiệm sở đắc tâm linh cao vút như vua Trần Nhân Tông. Với đầy đủ lòng thương yêu rộng lớn và sự hiểu biết chân thật nên nhà vua, trong đời sống đạo hạnh gương mẫu của một tu sĩ, đã không nài khó nhọc, đi khắp nơi trong nước chỉnh đốn lại phong tục tập quán. Sách Tam Tổ Thực Lục ghi lại năm 1304, thiền sư Trúc Lâm “đi khắp mọi nơi thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ và thực hành giáo lý làm mười điều thiện”.
Ngoài ra, ngài còn nhìn xa hơn trong việc mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc và thịnh vượng quốc gia, nên đích thân ngài đã sang thăm vua Chiêm Thành là Chế Mân. Để kết tình hòa hiếu giữa hai dân tộc Chiêm-Việt đã nhiều lần tranh chấp nhau, ngài hứa gả con gái mình là công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành.[4] Tiếc thay, sau khi ngài qua đời, những diễn biến bên trong triều đình Chiêm và Việt đã đưa đến những cuộc chiến tranh làm cho hai dân tộc suy yếu và nhà Trần kiệt quệ dần.
Trong những năm cuối đời, thiền sư Trúc Lâm đã dồn nỗ lực đào tạo một thế hệ xuất sắc về đức và trí để nối tiếp dòng thiền Trúc Lâm. Sách Tam Tổ Thực Lục kể lại những ngày cuối của ông vua thiền sư này: “Năm Mậu thân (1308), ngày 1 tháng 11, đúng nửa đêm (trên ngọn núi Ngọa Vân), Điều Ngự (Trúc Lâm) hỏi: ‘Bây giờ là giờ gì?’ Bảo Sát (đệ tử của ngài) thưa: ‘Giờ Tý.’ Điều Ngự đưa tay ra hiệu mở cửa sổ để nhìn ra ngoài, nói: ‘Đến giờ ta đi rồi vậy.’ Bảo Sát hỏi: ‘Tôn đức đi đâu bây giờ?’ Điều Ngự nói:
‘Mọi pháp đều không sinh
Mọi pháp đều không diệt
Nếu hiểu được như thế
Chân lý thường hiện tiền
Chẳng đi cũng chẳng lại.’
Nhất thiết pháp bất sinh
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền
Hà khứ lai chi hữu?
Nói khác đi, mọi hiện tượng kể cả đời sống của con người đều do nhiều yếu tố hợp lại. Khi thuận duyên thì những yếu tố riêng biệt kết lại thành một sự vật nào đó. Khi hết duyên thì các yếu tố kết hợp đó chia lìa. Như thế, không có cái gì sinh ra mà cũng chẳng có cái gì diệt đi. Khi chúng ta quay về với tâm chân thật thì thấy rõ, kinh nghiệm rõ ràng về trạng thái bất sinh bất diệt, chẳng đến chẳng đi đó.
Send comment