Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần 1: Lịch Sử

Wednesday, February 5, 201400:00(View: 8570)
Phần 1: Lịch Sử


XỨ TRẦM HƯƠNG

Quách Tấn

 -----oOo-----

 

PHẦN THỨ NHẤT 

LỊCH SỬ

 

Theo những sử liệu hiện hữu thì tỉnh Khánh Hòa ngày nay là phần đất của nước Tây Đồ Di thuở trước, sau khi bị nước Chiêm Thành thôn tính và đổi thành châu Kaut Hara(1)

Tên Cù Huân cổ nhân dùng để gọi Khánh Hòa có lẽ do tiếng Kaut Hara đọc trại. Tại Nha Trang hiện còn một vùng gọi là Hà Ra. Như vậy tiếng Kaut người Chàm ngày xưa chắc đọc na ná như tiếng Cù Huân hoặc Kaut đọc là Cù còn Huân là tiếng người Việt thêm sau cho đẹp lời.

Tây Đồ Di bị Chiêm Thành đánh lấy lúc nào không rõ, vì sách không thấy chép, còn Kaut Hara trở thành đất nước ta thì giữa thế kỷ thứ XVIII, thời Trịnh Nguyễn phân tranh.

Sử chép rằng:

Năm Quý Tỵ (1653) vua Chiêm Thành là Bà Tranh đem quân sang cướp phá đất Phú Yên. Chúa Hiền là Nguyễn Phúc Tần sai Hùng Lộc cử binh vào đánh dẹp. Bà Tranh đại bại, dâng thư xin hàng. Chúa để phần đất từ sông Phiên Lang tức Phan Rang, trở vào cho vua Chiêm, còn từ Phiên Lang trở ra đến Phú Yên thì chiếm cứ, lập ra hai phủ là Diên Ninh và Thái Khang, và 5 huyện là Phước Điền, Hòa Châu, Vĩnh Xương thuộc phủ Diên Ninh, và Tân Định, Quảng Đức thuộc phủ Thái Khang.

Hùng Lộc được bổ làm Thái Thú cai trị hai phủ. Dinh đóng tại Thái Khang.

Năm Canh Ngọ (1690), chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Trăn đổi tên là phủ Thái Khang ra Bình Khang. Và năm Nhâm Tuất (1742) chúa Nguyễn Phúc Khoát đổi tên Diên Ninh thành Diên Khánh.

Từ khi Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp chúa cho đến đời Nguyễn Phúc Khoát, trải trên 150 năm, tuy làm chúa một phương, chúa Nguyễn vẫn dùng niên hiệu nhà Lê và theo chế độ phương Bắc. Năm Giáp Tý (1744), chúa Nguyễn Phúc Khoát mới xưng vương hiệu, sửa chế độ, định triều nghi, biệt lập thành một nước tự chủ. Nước tuy độc lập nhưng chưa có Quốc Hiệu. Người ngoại bang thường gọi là Quảng Nam Quốc.

Nước của Nguyễn Vương lúc bấy giờ gồm tất cả đất đai của nước Chiêm Thành cũ cộng với nước Thủy Chân Lạp, chạy từ Hoành Sơn đến Cà Mau và chia làm 12 dinh.

Hai phủ Diên Khánh và Bình Khang cùng 5 huyện liên hệ thuộc dinh Bình Khang.

Còn từ sông Phiên Lang trở về thuộc tỉnh Bình Thuận.

Mỗi dinh có một quan trấn thủ, quan cai bạ và quan ký lục coi việc cai trị.

Lỵ sở Bình Khang vẫn đóng tại đại hạt phủ Bình Khang như thời Thái Thú.

Xứ Kuat Hara từ khi sát nhập vào địa đồ nước ta cho đến khi chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương đổi thành dinh Bình Khang, trải gần 100 năm, không xảy ra một biến cố gì quan trọng. Nhưng sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát mất năm (1765), Định Vương Nguyễn Phúc Thuần kế nghiệp, thì trong nước sanh loạn lạc. Nhân dân phần bị bọn tham quan ô lại bóc lột, phần bị giặc cướp quấy nhiễu, không ăn yên ở yên, nơi nơi đồ thán.

Năm Tân Mão (1711), tam kiệt đất Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy nghĩa binh đánh chúa Nguyễn. Lòng người chán nhà Nguyễn Phúc hăng hái theo về nhà Tây Sơn. Nhờ vậy, không mấy lúc, nhà Tây Sơn đã dựng nên nghiệp lớn. Năm Giáp Ngọ (1774), chúa Nguyễn bỏ thành Phú Xuân chạy vào Gia Định. Những đất đai từ Quảng Nam đến Bình Thuận đều lọt vào tay nhà Tây Sơn.

Nhưng liền đó, tướng nhà Nguyễn là Tống Phúc Hạp từ đất Long Hồ(2) kéo quân ra đánh lấy lại được dinh Bình Thuận và phủ Diên Khánh.

Nguyễn Huệ hay tin cử binh vào đánh Tống Phúc Hạp. Phúc Hạp không đương nổi. Diên Khánh và Bình Thuận trở về nhà Tây Sơn.

Hai năm sau (1776), Nguyễn Huệ đem binh vào lấy thành Gia Định. Định vương Nguyễn Phúc Thuần bị giết. Nhà Tây Sơn làm chúa toàn cõi lãnh thổ của nhà Nguyễn.

Gần 20 năm trời, dinh Bình Khang dưới quyền cai trị nhà Tây Sơn, được yên ổn. Nhân dân an cư lạc nghiệp.

Nhưng sau khi Nguyễn Phúc Ánh được người Pháp giúp đỡ lấy lại được Gia Định rồi, thì can qua nổi dậy.

Năm Quý Sửu (1793) binh Nguyễn Ánh kéo ra đánh nhà Tây Sơn, Nguyễn Văn Thành cùng Tôn Thất Hội, Nguyễn Hoàng Đức kéo đại binh đi đường bộ, Nguyễn Phúc Ánh đem chiến thuyền đi đường thủy, kéo vào Bình Khang.

Bộ binh bị chận ở Bình Thuận.

Thủy binh vào cửa Nha Trang, đánh lên Diên Khánh. Quân Tây Sơn chận lại tại bến sông Trường Cá (tức là Phương Sài hiện thời). Hai bên kịch chiến. Người chết thuyền chìm đầy cả khúc sông.

Cuối cùng quân Tây Sơn thất bại phải bỏ Diên Khánh và Bình Khang.

Chiếm được dinh Bình Khang, Nguyễn Phúc Ánh lo việc phòng thủ. Nhận thấy đại thế phủ Diên Khánh hiểm trở, bèn cho xây thành đào hào tại phủ lỵ để làm tổng hành dinh, và cất trại lập xưởng ở dãy núi gần bến Trường Cá ở Nha Trang để đóng tàu bè và giữ mặt biển(3)

Thành Diên Khánh đắp xong, Nguyễn Phúc Ánh giao cho Nguyễn Văn Thành trấn thủ. Sau cho Hoàng Tử Cảnh lại ra thay.

Thành đắp kiên cố. Phòng thủ cẩn mật. Tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu kéo quân vào đánh hai lần, năm Giáp Dần (1794) và năm Ất Mão (1795), mà không hạ được.

Vì vậy từ khi Nguyễn Phúc Ánh đắp thành Diên Khánh thì dinh Bình Khang vĩnh viễn thuộc về nhà Nguyễn.

Năm Nhâm Tuất (1802), sau khi thống nhất lãnh thổ, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long và đặt quốc hiệu là Việt Nam. Việc nước được sửa sang mọi mặt. Lãnh thổ Việt Nam, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, chia làm 4 doanh và 23 trấn.

Dinh Bình Khang đổi làm trấn Bình Hòa. Phủ Bình Khang đổi thành phủ Bình Hòa. Dinh quan trấn thủ đóng tại thành Diên Khánh.

Đến thời Minh Mạng thứ 12 tức là năm Tân Mão (1831), theo chế độ Trung Hoa, Trấn đổi thành Tỉnh. Trấn Bình Hòa đổi thành tỉnh Khánh Hòa. Diên Khánh vẫn được dùng làm tỉnh lỵ.

Còn phủ huyện, thì phủ bình Hòa đổi thành phủ Ninh Hòa, và sáp nhập huyện Hòa Châu vào huyện Phước Điền. Thành ra tỉnh Khánh Hòa lúc bấy giờ gồm 2 phủ và 4 huyện.

Lo việc cai trị trong tỉnh có quan Bố Chánh Sứ và Án Sát Sứ đặt dưới quyền quan Tuần Vũ còn hai tỉnh Bình Thuận và Khánh Hòa, gọi là Thuận Khánh Tuần Vũ. Còn ở phủ huyện thì có quan Tri phủ, Tri huyện.

Từ đời Gia Long (1802-1820) đến cuối đời Tự Đức (1847-1883), ở Khánh Hòa không xảy ra việc gì quan trọng. Nhân dân được yên ổn làm ăn. Nhưng sau khi bọn thực dân Pháp để chân lên lãnh thổ Việt Nam, thì Khánh Hòa cũng như các tỉnh khác thường xảy ra những cuộc đổ máu.

Năm Ất Dậu (1885), Kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị xuống chiếu Cần Vương, các sĩ phu Bắc Nam đều hưởng ứng.

Ở Khánh Hòa, ông Trịnh Phong ở Phú Vinh (Vĩnh Xương), ông Trần Đường ở Hiền Lương (Vạn Ninh) và ba anh em ông Nguyễn Khanh ở Võ Cạnh (Vĩnh Xương), chiêu mộ hào kiệt, ứng nghĩa Cần vương chống Pháp.

Ông Trần Đường giữ mặc Bắc, đóng binh tại đèo Dốc Thị. Ông Trịnh Phong giữ mặt Nam, chia binh làm hai đạo, một đóng ở Diên Khánh, một đóng trên hòn Trại Thủy ở bến Trường Cá Nha Trang. Còn ba anh em ông Nguyễn Khanh lo việc tiếp tế cho toàn thể nghĩa binh.

Mùa thu năm Ất Dậu (1885), quân Pháp đổ bộ lên Nha Trang. Nghĩa binh do Trịnh Phong chỉ huy chận đánh. Tuy chỉ có hỏa mai giáo sào, song nhờ tinh thần bất khuất, nghĩa quân chiến đấu anh dũng, chận không cho quân địch tiến lên Diên Khánh. Nhưng rồi gươm giáo không địch nổi cùng súng trường, đại bác, nghĩa quân phải rút về Diên Khánh giữ thành. Quân Pháp kéo đến tấn công thành kịch liệt. Nghĩa quân ra sức chống giữ. Cứ ban ngày thì đóng chặt cổng thành ở trên bắn xuống không cho địch đến gần, còn ban đêm thì lẻn ra đánh úp.

Khi mới khởi nghĩa thì các quan Tỉnh, Phủ, Huyện đều theo nghĩa binh. Nhưng được ít lâu họ nhận thấy địch quá mạnh không thể thắng nổi, bèn lén ra đầu giặc. Bao nhiêu cơ mật trong thành đều bị tiết lộ!

Địch bèn đắp ụ đất ở ngoài thành, rồi kê súng đại bác bắn vào. Các kho thuốc súng bị bắn cháy. Nghĩa binh không chịu nổi sức công phá, phải bỏ thành, theo đường núi ra giữ mặt Bắc cùng Trần Đường.

Trần Đường chia quân ngăn các đường bộ. Trịnh Phong xuống trấn tại Hòn Khói để chặn mặt biển.

Quân Pháp lập cơ sở ở Nha Trang và Diên Khánh xong, kéo quân ra đánh mặt Bắc. Nhờ thế núi sông và sức ủng hộ của toàn dân, nghĩa quân cầm cự cùng địch bằng những trận du kích chớp nhoáng. Để thêm sức mạnh, nghĩa quân Khánh Hòa liên tiếp cùng nghĩa quân Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định thành một khối. Nhờ vậy và gần hai năm trời chiến đấu bằng vũ khí thô sơ, nghĩa quân đã làm cho quân địch khiếp phục lòng dũng cảm, đức hy sinh của dân tộc Việt Nam trong nhiều trận kịch chiến.

Đầu thu năm Bính Tuất (1886), viên công sứ Aymonier, viên thiếu Tá De Lorme cùng tên việt gian Trần Bá Lộc từ Saigon kéo đại binh ra đánh.

Trần Bá Lộc là một tên gian xảođộc ác. Một mặt va thảm sát lương dân để khủng bố tinh thần kháng chiến, một mặt mua chuộc bọn mãi nước cầu vinh để dò biết mật khu và cơ sở kháng chiến. Rồi đem toàn lực quân đội bao vây công kích. Quân Pháp đã đông lại đầy đủ binh khí tân chế, cứ nhắm những chỗ hiểm yếu mà tấn công. Nghĩa quân đem hết tinh thầnnăng lực ra chiến đấu. Nhưng lực lượng của địch quá mạnh, nghĩa quân chỉ chống cự được hơn hai tháng thì bị đại bại. Trịnh Phong, Trần Đường, Nguyễn Khanh tuẫn quốc. Các bạn đồng chí lớp bị giết lớp bị tù đày. Còn binh lính những người còn sống đều bị Trần Bá Lộc bị bắt giết(4).

Thế là phong trào Cần Vương ở Khánh Hòa chấm dứt, và nền đô hộ Pháp xây cao.

Cũng như các tỉnh Trung kỳ, Khánh Hòa nằm dưới hai ách cai trị: Chánh phủ Pháp và Chánh phủ Nam Triều.

Cấp chỉ huy tỉnh thuộc Nam Triều gồm có Tuần Vũ, Án Sát, coi việc hành chánhtư pháp, và Lãnh binh coi việc canh gác các cơ quan cùng giữ an ninh trật tự trong tỉnh. Lỵ sở đóng tại thành Diên Khánh.

Cơ quan lãnh đạo Pháp gồm có Chánh Sứ, Phó Sứ và Giám binh, đóng tại Nha Trang.

Nhân dân gọi cơ quan chỉ huy Pháp là Tòa, cơ quan Nam Triều là Tỉnh. Và Nha Trang từ ấy trở thành tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa và lần lần mở mang thành thị trấn.

Năm Mậu Tý (1888), vua Đồng Khánh trích huyện An Phước cùng 7 xã của huyện Tuy Phong và hai tổng của huyện Hòa Đa ra khỏi tỉnh Bình Thuân, và đem tháp nhập vào huyện Vĩnh Xương. Nhưng 10 năm sau, là năm Thành Thái thứ 13 (1901), các phần đất trên lại tách ra khỏi Khánh Hòa để thêm vào đạo Ninh Thuận mới thành lập.

Sau đó còn nhiều đổi thay về ranh giới, về lỵ sở và về danh hiệu của các phủ huyện. Song không có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân bao lăm.

Và suốt thời Pháp thuộc ở Khánh Hòa không xảy ra những vụ đổ máu người Việt Nam yêu nước như ở các tỉnh miền ngoài.

Duy năm Mậu Thân (1908), người Khánh Hòa phải chứng kiến một việc thương tâm do Nam Triều tác nghiệt.

Đó là việc nhà chí sĩ Trần Quý Cáp phát động phong trào canh tân trong hàng trí thức, bị bọn quan lại của Triều đình Huế kết án tử hình và hành quyết tại cầu Sông Cạn (Diên Khánh). Việc nầy đã gieo trong lòng người dân yêu nước tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh bạn, một mối hận nghìn thu. Cho nên khi Nhân dân có quyền liền lấy tên nhà chí sĩ đặt tên cho một con đường trong thành phố Nha Trang chạy ngay trước nhà viên Tuần Vũ đã hãm hại người hiền.

Năm Tân Tỵ (1941), Nhật đem quân đến đóng Nha Trang, một nhóm nhân sĩ có tâm huyết tổ chức một đảng bí mật hầu lật đổ Thực Dân Phong Kiến. Đảng ấy tên là Việt Nam Ái Quốc Đảng. Nhật muốn lợi dụng nên giúp vũ khí và ủng hộ về mặt tinh thần. Hai Chánh phủ Pháp Nam biết, nhưng vì sợ Nhật nên để yên. Song địa bàn hoạt động không được rộng, bởi thiếu người đủ khả năng lãnh đạo, nên không làm được việc gì có lợi cho Tổ Quốc và gây được ảnh hưởng trong nhân dân.

Mùa xuân năm Ất Dậu (9-3-1945), Việt Minh đứng dậy cướp chánh quyền. Cuộc cướp chánh quyền của Việt Minh không chút khó nhọc, vì Nhật đã đầu hàng Đồng Minh và quan lại Nam Triều không có binh lực. Nhưng Việt Minh nắm chánh quyền chỉ được hai tháng thì Pháp đổ bộ lên Nha Trang và đánh lấy lại Khánh Hòa.

Năm 1955, Chánh thể Cộng Hòa thành lập trên phần đất Miền Nam Việt Nam. Tỉnh Khánh Hòa cũng được tổ chức lại trên mọi phương diện. Các phủ huyện đổi thành quận. Các làng đổi thành xã.

Tháng 5 năm 1959, hai tổng Krang Ying và Krang Hinh thuộc tỉnh Đarlac được sát nhập vào tỉnh Khánh Hòa và lập thành quận Khánh Dương.

Tháng 4 năm 1960, 12 thôn Thượng thuộc quận Cam Lâm được trích ra khỏi Khánh Hòa để nhập vào quận Du Long tỉnh Ninh Thuận.

Tháng 10 năm 1965, một phần đất quận Cam Lâm ở phía Nam bị cắt để thiết lập Thị Xã Cam Ranh.

Hiện nay tỉnh Khánh Hòa còn 6 quận kể từ Nam ra Bắc: Cam Lâm, Diên Khánh, Vĩnh Xương, Ninh Hòa, Vạn Ninh và Khánh Dương.

tình hình trong tỉnh trong mấy năm nay tương đối khá yên ổn hơn tất cả các tỉnh Trung Việt.

Hiện thời, mặc dù ở trong tình thế bất an, nhân dân Khánh Hòa vẫn hăng hái làm ăn, hăng hái góp phần vào công việc xây dựng hòa bình thịnh vượng cho Tổ Quốc nói chung và cho tỉnh nhà nói riêng. Và chiến tranh tuy chưa dứt, nơi thôn quê còn nhiều nơi đồng bào chưa hồi cư, nhưng quang cảnh Khánh Hòa trông đã có phần khởi sắc.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 6504)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(View: 16202)
Khánh Hòa là xứ Trầm Hương, Non cao biển rộng người thương đi về... Quách Tấn
(View: 14419)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(View: 13659)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(View: 14228)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(View: 14182)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(View: 19921)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(View: 16476)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(View: 27349)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(View: 19608)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
(View: 17447)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(View: 22047)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(View: 25178)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(View: 21101)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(View: 17168)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
(View: 22203)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(View: 21559)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(View: 15475)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant