THIỀN
QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Bạn không thể ngồi xuống tọa cụ rồi tự bảo rằng: “Bây giờ mình sẽ thực tập hiểu biết, minh triết và tuệ giác.” Những việc ấy tự chúng xảy ra. Chúng là những kết quả của sự thực tập.
Từ đầu đến giờ bạn đã cố gắng đánh thức năng lượng chánh niệm bằng cách thực tập theo những hướng dẫn đặc biệt về cách ngồi thiền, kinh hành và ăn uống. Những bài hướng dẫn ấy là những phương cách khác nhau, với cùng một mục tiêu là giúp tâm bạn giảm bớt sự điều kiện hóa bởi những tập quán và thói quen hằng ngày. Thực tập theo những hướng dẫn này cũng đòi hỏi rất nhiều công phu. Bạn cố gắng giữ cho sự chú ý của mình chỉ ở với hơi thở mà thôi. Bạn cố gắng cảm nhận được những cảm giác ở thân trong khi đi. Bạn cố gắng có ý thức rõ rệt về những sự ưa thích và ghét bỏ khi chúng khởi lên, và đối diện với những tâm thức khó khăn. Những cố gắng đó nhằm mục đích làm tâm ta yên lắng và tập trung. Và bây giờ, bạn hãy thôi đừng cố gắng nữa!
Bài tập cho giờ ngồi thiền này là: Đừng làm gì hết, hãy ngồi yên. Nhắm mắt hay mở cũng được. Thư giãn. Chờ đợi, nhưng không có một sự mong mỏi nào hết. Hơi thở đến rồi đi. Cảm xúc đến rồi đi. Âm thanh đến rồi đi. Những tâm hành đến rồi đi. Tất cả mọi việc, tự chúng, đến rồi đi.
Trong khi ngồi, nếu sự chú ý của bạn bị vướng mắc vào một sự kiện nào đó - tư tưởng hay tâm trạng hoặc cảm xúc - bạn sẽ có được một kinh nghiệm trực tiếp về nguyên nhân của khổ đau. Không cần biết đó là một sự kiện dễ chịu hay khó chịu. Khi tâm ta bị vướng mắc vào thương ghét, nó sẽ không có hạnh phúc. Ta mất tự do!
Và trong khi ngồi, nếu sự chú ý của bạn không bị vướng mắc vào một sự kiện nào hết - tư tưởng, tâm trạng hoặc cảm xúc - bạn sẽ có được một kinh nghiệm trực tiếp về sự chấm dứt khổ đau. Không cần biết đó là một sự kiện dễ chịu hay khó chịu. Bạn sẽ có khả năng ghi nhận và thấy rõ, với một sự quan tâm nhẹ nhàng, những vở tuồng rất tạm bợ của mọi hiện tượng. Tâm tỉnh thức, không bị xao động bởi thương ghét, rất là hạnh phúc. Ta có tự do!
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Ngồi thiền buổi chiều
Đi tìm sự minh triết
Kinh nghiệm minh triết về tự tánh của sự vật - như là sự thật về khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, những yếu tố chuyển hóa khổ đau - được kinh điển xếp vào lãnh vực của pháp, dharma, và cũng là lãnh vực thứ tư của chánh niệm, tức là chánh niệm về pháp. Những kinh nghiệm sâu sắc này cũng giống như mọi hiện tượng khác, chúng khởi lên rồi qua đi. Và khi những kinh nghiệm sâu sắc lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ đưa ta đến tuệ giác.Bạn không thể ngồi xuống tọa cụ rồi tự bảo rằng: “Bây giờ mình sẽ thực tập hiểu biết, minh triết và tuệ giác.” Những việc ấy tự chúng xảy ra. Chúng là những kết quả của sự thực tập.
Từ đầu đến giờ bạn đã cố gắng đánh thức năng lượng chánh niệm bằng cách thực tập theo những hướng dẫn đặc biệt về cách ngồi thiền, kinh hành và ăn uống. Những bài hướng dẫn ấy là những phương cách khác nhau, với cùng một mục tiêu là giúp tâm bạn giảm bớt sự điều kiện hóa bởi những tập quán và thói quen hằng ngày. Thực tập theo những hướng dẫn này cũng đòi hỏi rất nhiều công phu. Bạn cố gắng giữ cho sự chú ý của mình chỉ ở với hơi thở mà thôi. Bạn cố gắng cảm nhận được những cảm giác ở thân trong khi đi. Bạn cố gắng có ý thức rõ rệt về những sự ưa thích và ghét bỏ khi chúng khởi lên, và đối diện với những tâm thức khó khăn. Những cố gắng đó nhằm mục đích làm tâm ta yên lắng và tập trung. Và bây giờ, bạn hãy thôi đừng cố gắng nữa!
Bài tập cho giờ ngồi thiền này là: Đừng làm gì hết, hãy ngồi yên. Nhắm mắt hay mở cũng được. Thư giãn. Chờ đợi, nhưng không có một sự mong mỏi nào hết. Hơi thở đến rồi đi. Cảm xúc đến rồi đi. Âm thanh đến rồi đi. Những tâm hành đến rồi đi. Tất cả mọi việc, tự chúng, đến rồi đi.
Trong khi ngồi, nếu sự chú ý của bạn bị vướng mắc vào một sự kiện nào đó - tư tưởng hay tâm trạng hoặc cảm xúc - bạn sẽ có được một kinh nghiệm trực tiếp về nguyên nhân của khổ đau. Không cần biết đó là một sự kiện dễ chịu hay khó chịu. Khi tâm ta bị vướng mắc vào thương ghét, nó sẽ không có hạnh phúc. Ta mất tự do!
Và trong khi ngồi, nếu sự chú ý của bạn không bị vướng mắc vào một sự kiện nào hết - tư tưởng, tâm trạng hoặc cảm xúc - bạn sẽ có được một kinh nghiệm trực tiếp về sự chấm dứt khổ đau. Không cần biết đó là một sự kiện dễ chịu hay khó chịu. Bạn sẽ có khả năng ghi nhận và thấy rõ, với một sự quan tâm nhẹ nhàng, những vở tuồng rất tạm bợ của mọi hiện tượng. Tâm tỉnh thức, không bị xao động bởi thương ghét, rất là hạnh phúc. Ta có tự do!
Gửi ý kiến của bạn