THIỀN
QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Hãy biến trọn bữa ăn của mình thành một sự thực tập. Khi thức ăn đã sẵn sàng, bạn hãy kinh nghiệm nó một cách thật trọn vẹn trước khi ăn. Tất cả những giác quan đều có thể tham gia vào bữa ăn. Bạn có thể nhìn thức ăn cho rõ, ngửi và chạm vào. Nếu như thức ăn dòn, bạn có thể nghe được nó trong khi nhai!
Nếu đó là một món ăn bạn thích, có lẽ bạn sẽ chảy nước bọt, và sự ham muốn khởi lên. Có thể bạn nghĩ: “Tại sao tôi phải ngồi đây mà quán tưởng về nó làm gì? Tôi chỉ muốn ăn thôi!”
Bạn hãy ăn đi. Khi nào sẵn sàng, bạn cứ việc ăn. Nhưng bạn hãy ăn thật chậm, vì cái ăn rất là phức tạp, và chúng ta muốn nhận diện nó cho thật rõ.
Hãy chú ý thật kỹ vào động tác nhai. Thấy được rằng, mùi vị của thức ăn biến đổi giữa khi ta mới cắn vào và cuối cùng khi ta nuốt. Nhưng ở đây không phải ta muốn phân loại mùi vị khác nhau của nó. Điều mà ta muốn là ghi nhận được sự biến đổi. Hãy chú ý đến cái ham muốn của ta lúc ban đầu, nó cũng biến đổi. Khi mới bắt đầu, ta rất thèm ăn. Trong khoảng thời gian đang ăn, cái thèm ấy tự nhiên biến mất. Cái tuệ giác của đức Phật về “chư hành vô thường” có thể áp dụng cho sự thèm ăn cũng như bất cứ hiện tượng nào khác trên cuộc đời này.
Nhưng bạn hãy nhớ thưởng thức món ăn của mình. Đôi khi người ta tưởng tượng rằng trong các khóa tu những bữa ăn phải rất là đạm bạc và nhỏ nhoi. Tôi thì hoàn toàn nghĩ ngược lại. Vì ăn là một hoạt động đòi hỏi sự tham dự của toàn thân và hết mọi giác quan, ta hãy sử dụng những bữa ăn trọn vẹn cho sự thực tập của mình.
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Thiền tập trong khi ăn
Ăn là một việc rất khoái cảm, kỳ diệu và vô cùng phức tạp. Tâm ta, khi được tiếp xúc với những gì ưa thích, nó sẽ tự động chuyển sang số cao. Và khi chánh niệm của bạn đủ mạnh, việc ăn có thể khai mở cho bạn thấy rõ những chân lý về sinh diệt. Và hơn nữa, nó rất thú vị.Hãy biến trọn bữa ăn của mình thành một sự thực tập. Khi thức ăn đã sẵn sàng, bạn hãy kinh nghiệm nó một cách thật trọn vẹn trước khi ăn. Tất cả những giác quan đều có thể tham gia vào bữa ăn. Bạn có thể nhìn thức ăn cho rõ, ngửi và chạm vào. Nếu như thức ăn dòn, bạn có thể nghe được nó trong khi nhai!
Nếu đó là một món ăn bạn thích, có lẽ bạn sẽ chảy nước bọt, và sự ham muốn khởi lên. Có thể bạn nghĩ: “Tại sao tôi phải ngồi đây mà quán tưởng về nó làm gì? Tôi chỉ muốn ăn thôi!”
Bạn hãy ăn đi. Khi nào sẵn sàng, bạn cứ việc ăn. Nhưng bạn hãy ăn thật chậm, vì cái ăn rất là phức tạp, và chúng ta muốn nhận diện nó cho thật rõ.
Hãy chú ý thật kỹ vào động tác nhai. Thấy được rằng, mùi vị của thức ăn biến đổi giữa khi ta mới cắn vào và cuối cùng khi ta nuốt. Nhưng ở đây không phải ta muốn phân loại mùi vị khác nhau của nó. Điều mà ta muốn là ghi nhận được sự biến đổi. Hãy chú ý đến cái ham muốn của ta lúc ban đầu, nó cũng biến đổi. Khi mới bắt đầu, ta rất thèm ăn. Trong khoảng thời gian đang ăn, cái thèm ấy tự nhiên biến mất. Cái tuệ giác của đức Phật về “chư hành vô thường” có thể áp dụng cho sự thèm ăn cũng như bất cứ hiện tượng nào khác trên cuộc đời này.
Nhưng bạn hãy nhớ thưởng thức món ăn của mình. Đôi khi người ta tưởng tượng rằng trong các khóa tu những bữa ăn phải rất là đạm bạc và nhỏ nhoi. Tôi thì hoàn toàn nghĩ ngược lại. Vì ăn là một hoạt động đòi hỏi sự tham dự của toàn thân và hết mọi giác quan, ta hãy sử dụng những bữa ăn trọn vẹn cho sự thực tập của mình.
Send comment