THIỀN
QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nhưng câu chuyện không chỉ có vậy thôi. Ngày đầu của khóa tu này, tôi có trình bày rằng thực tập chánh niệm là một phương cách giúp ta trở nên có tuệ giác và tự nó cũng chính là tuệ giác. Tôi muốn kết thúc bằng cách nói thêm rằng, sự thực tập ấy theo thời gian là một phương cách giúp ta có thêm nhiều tuệ giác hơn và hơn nữa. Chánh niệm là một pháp môn đức Phật dạy để giúp ta trở thành người hoàn toàn có tuệ giác, tình thương, bao dung và hạnh phúc.
Theo lời Phật dạy thì một người giác ngộ có mười đức tánh đặc biệt. Chúng được gọi là các ba-la-mật (paramita), giúp ta vượt qua đến bờ bên kia, tức là cảnh giới giải thoát. Mười ba-la-mật ấy là: bố thí, giới luật, xuất ly, tuệ giác, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, cương quyết, từ bi và buông xả. Hãy nhìn lại kinh nghiệm của bạn về khóa tu vừa qua. Tôi thấy ý muốn tham dự khóa tu, ngay cả trước khi khóa tu bắt đầu, là giới luật ba-la-mật, vì đó là biểu hiện của một ý muốn làm điều tốt lành cho mình và người chung quanh. Bạn cần một cương quyết ba-la-mật để tiếp tục khoá tu. Và khi bạn phải xa lìa người thân, bạn bè cũng như những công việc thường ngày trong một thời gian, nó đòi hỏi xuất ly và tinh tấn ba-la-mật. Mỗi khi bạn thích nghi với một hoàn cảnh mới, một cảm thọ mới hoặc một tư tưởng mới, là bạn thực tập buông xả ba-la-mật. Mỗi giây phút của sự tỉnh thức có mặt là một giây phút của chân thật ba-la-mật. Ở với khóa tu là nhẫn nại ba-la-mật. Thực tập ban rải tâm từ là thể hiện từ bi và bố thí ba-la-mật. Và sự hiểu biết chính là tuệ giác ba-la-mật. Trong khoá tu bạn đã thực tất cả 10 ba-la-mật ấy. Chỉ cần với chánh niệm.
Có lần, tôi xem trên ti vi tường trình về một cuộc thi ba môn của các học sinh một trường dạy nấu ăn. Thay vì các môn đạp xe, chạy bộ và bơi lội thì cuộc thi này lại gồm các môn đạp xe, chạy bộ và nấu ăn! Mỗi thí sinh, sau khi nhận một chiếc ba lô có đựng một số vật liệu bí mật ở điểm khởi hành, phải đạp xe vượt qua chặng đường đua, sau đó chạy bộ qua một đoạn đường quy định, mang theo chiếc ba lô ấy. Cuối cuộc đua là một nhà bếp lớn với đầy đủ bếp lò, và mỗi người phải nấu thành món ăn từ những vật liệu trong ba lô của họ. Mọi thí sinh đều có những vật liệu giống y như nhau.
Những “vật liệu” để trở thành như đức Phật là một phần tiềm năng cơ bản của mỗi chúng ta, ai ai cũng có sẵn.
Những thí sinh của trường dạy nấu ăn biết rõ rằng họ đang nấu ăn, còn chúng ta thì vô tình không hay biết rằng trong khi đang ngồi, đi và giữ chánh niệm, mười ba-la-mật ấy vẫn đang tự chúng được “nấu chín” trong ta. Hãy xem sự phát triển của những ba-la-mật ấy như là món quà vô giá của chánh niệm.
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BỐN: NGÀY TRỞ VỀ NHÀ
Món quà quý giá của chánh niệm
Khi tôi dạy về chánh niệm, tôi thường giải thích với mọi người rằng chánh niệm rất khoa học. Tôi nói, đức Phật là một nhà tâm lý trị liệu siêu việt và ngài chỉ cho ta thấy rất rõ ràng, trung thực về đường lối hoạt động của tâm mình. Tôi thường chia sẻ: “Chánh niệm rất thực tiễn. Có mặt trong mỗi giây phút hiện tại với một sự hiểu biết trọn vẹn và biết an tĩnh chấp nhận là một lối sống rất hạnh phúc và mãn nguyện. Nó dễ hiểu. Nó hoàn toàn hợp lý. Không có gì là huyền bí cả.”Nhưng câu chuyện không chỉ có vậy thôi. Ngày đầu của khóa tu này, tôi có trình bày rằng thực tập chánh niệm là một phương cách giúp ta trở nên có tuệ giác và tự nó cũng chính là tuệ giác. Tôi muốn kết thúc bằng cách nói thêm rằng, sự thực tập ấy theo thời gian là một phương cách giúp ta có thêm nhiều tuệ giác hơn và hơn nữa. Chánh niệm là một pháp môn đức Phật dạy để giúp ta trở thành người hoàn toàn có tuệ giác, tình thương, bao dung và hạnh phúc.
Theo lời Phật dạy thì một người giác ngộ có mười đức tánh đặc biệt. Chúng được gọi là các ba-la-mật (paramita), giúp ta vượt qua đến bờ bên kia, tức là cảnh giới giải thoát. Mười ba-la-mật ấy là: bố thí, giới luật, xuất ly, tuệ giác, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, cương quyết, từ bi và buông xả. Hãy nhìn lại kinh nghiệm của bạn về khóa tu vừa qua. Tôi thấy ý muốn tham dự khóa tu, ngay cả trước khi khóa tu bắt đầu, là giới luật ba-la-mật, vì đó là biểu hiện của một ý muốn làm điều tốt lành cho mình và người chung quanh. Bạn cần một cương quyết ba-la-mật để tiếp tục khoá tu. Và khi bạn phải xa lìa người thân, bạn bè cũng như những công việc thường ngày trong một thời gian, nó đòi hỏi xuất ly và tinh tấn ba-la-mật. Mỗi khi bạn thích nghi với một hoàn cảnh mới, một cảm thọ mới hoặc một tư tưởng mới, là bạn thực tập buông xả ba-la-mật. Mỗi giây phút của sự tỉnh thức có mặt là một giây phút của chân thật ba-la-mật. Ở với khóa tu là nhẫn nại ba-la-mật. Thực tập ban rải tâm từ là thể hiện từ bi và bố thí ba-la-mật. Và sự hiểu biết chính là tuệ giác ba-la-mật. Trong khoá tu bạn đã thực tất cả 10 ba-la-mật ấy. Chỉ cần với chánh niệm.
Có lần, tôi xem trên ti vi tường trình về một cuộc thi ba môn của các học sinh một trường dạy nấu ăn. Thay vì các môn đạp xe, chạy bộ và bơi lội thì cuộc thi này lại gồm các môn đạp xe, chạy bộ và nấu ăn! Mỗi thí sinh, sau khi nhận một chiếc ba lô có đựng một số vật liệu bí mật ở điểm khởi hành, phải đạp xe vượt qua chặng đường đua, sau đó chạy bộ qua một đoạn đường quy định, mang theo chiếc ba lô ấy. Cuối cuộc đua là một nhà bếp lớn với đầy đủ bếp lò, và mỗi người phải nấu thành món ăn từ những vật liệu trong ba lô của họ. Mọi thí sinh đều có những vật liệu giống y như nhau.
Những “vật liệu” để trở thành như đức Phật là một phần tiềm năng cơ bản của mỗi chúng ta, ai ai cũng có sẵn.
Những thí sinh của trường dạy nấu ăn biết rõ rằng họ đang nấu ăn, còn chúng ta thì vô tình không hay biết rằng trong khi đang ngồi, đi và giữ chánh niệm, mười ba-la-mật ấy vẫn đang tự chúng được “nấu chín” trong ta. Hãy xem sự phát triển của những ba-la-mật ấy như là món quà vô giá của chánh niệm.
Gửi ý kiến của bạn