8.
THIỀN SƯ ÐẠO NHẤT
Mã
Tổ - (709 - 788)
Vì
người đời sau quá kính trọng Sư nên nhân Sư họ Mã gọi
là Mã Tổ: ông Tổ họ Mã.
Sư
họ Mã, quê ở huyện Thập Phương, Hán Châu. Thuở nhỏ, Sư
dung mạo lạ thường: đi như trâu, nhìn như cọp, lưỡi dài
khỏi mũi, dưới chân có hai khu ốc. Lúc bé, Sư đến chùa
La-hán xin xuất gia với Hòa thượng Ðường ở Từ Châu. Sau
Sư thọ giới cụ túc nơi Luật sư Viên ở Du Châu.
Ðời
Ðường khoảng niên hiệu Khai Nguyên (713-742 T.L.), Sư tập
thiền định ở Viện truyền pháp tại Hoành Nhạc, nhân Thiền
sư Hoài Nhượng giáo hóa được giải ngộ. Bạn đồng tham
học với Sư có sáu người, chỉ riêng Sư được truyền tâm
ấn.
Sau
khi tạm biệt thầy, Sư đến Kiến Dương ở ngọn núi Phật
Tích, kế dời sang Lâm Xuyên, sau lại đến núi Cung Công Nam
Dương. Niên hiệu Ðại Lịch (765 T.L.) Liên soái Lộ Từ Cung
và Linh Phong, Cảnh Mộ thỉnh Sư khai đường để truyền bá
tông phong. Từ đây học giả bốn phương tụ hội về rất
đông. Có thể nói Giang Tây là một trường thi Phật.
*
Một
hôm Sư dạy chúng:
- Các
ngươi mỗi người tin tâm mình là Phật, tâm này tức là tâm
Phật. Tổ Ðạt-ma từ Nam Ấn sang Trung Hoa truyền pháp Thượng
thừa nhất tâm, khiến các ngươi khai ngộ. Tổ lại dẫn kinh
Lăng-già để ấn tâm địa chúng sanh. Sợ e các ngươi điên
đảo không tự tin pháp tâm này mỗi người tự có, nên kinh
Lăng-già nói: "Phật nói tâm là chủ, cửa không là cửa pháp."
(Phật ngữ tâm vi tông, vô môn vi pháp môn.)
Phàm
người cầu pháp nên không có chỗ cầu, ngoài tâm không riêng
có Phật, ngoài Phật không riêng có tâm, không lấy thiện
chẳng bỏ ác, hai bên nhơ sạch đều không nương cậy, đạt
tánh tội là không, mỗi niệm đều không thật, vì không có
tự tánh nên tam giới chỉ là tâm, sum la vạn tượng đều
là cái bóng của một pháp, thấy sắc tức là thấy tâm, tâm
không tự là tâm, nhân sắc mới có.
Các
ngươi chỉ tùy thời nói năng tức sự là lý, trọn không
có chỗ ngại, đạo quả Bồ-đề cũng như thế. Nơi tâm sanh
ra thì gọi là sắc, vì biết sắc không, nên sanh tức chẳng
sanh. Nếu nhận rõ tâm này, mới có thể tùy thời ăn cơm
mặc áo nuôi lớn thai thánh, mặc tình tháng ngày trôi qua,
đâu còn có việc gì.
Các
ngươi nhận ta dạy hãy nghe bài kệ này:
Tâm địa tùy thời thuyết
Bồ-đề diệc chỉ ninh
Sự lý câu vô ngại
Ðương sanh tức bất sanh.
Dịch:
Ðất tâm tùy thời nói
Bồ-đề cũng thế thôi
Sự lý đều không ngại
Chính sanh là chẳng sanh.
*
Có
vị Tăng hỏi:- Hòa thượng vì cái gì nói tức tâm tức Phật?
Sư
đáp:- Vì vỗ con nít khóc.
- Con
nít nín rồi thì thế nào?
- Phi
tâm phi Phật.
- Người
trừ được hai thứ này rồi, phải dạy thế nào?
- Nói
với y là "phi vật".
- Khi
chợt gặp người thế ấy đến thì phải làm sao?
- Hãy
dạy y thể hội đại đạo.
*
Có
vị Tăng hỏi:
- Ly
tứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Thầy chỉ thẳng ý Tổ sư từ
Ấn Ðộ sang?
Sư
đáp:
- Hôm
nay ta mệt nhọc không thể vì ngươi nói, ngươi đến hỏi
Trí Tạng. Vị Tăng ấy đến hỏi Trí Tạng.
Trí
Tạng bảo:- Sao không hỏi Hòa thượng?
Tăng
đáp:- Hòa thượng dạy đến hỏi Thầy.
Trí
Tạng hỏi:
- Hôm
nay tôi đau đầu, không thể vì ông nói, đến hỏi Sư huynh
Hải.
Tăng
đến hỏi Hoài Hải, Hoài Hải bảo:- Ðến chỗ ấy tôi cũng
chẳng hội.
Tăng
trở lại trình Sư, Sư bảo:- Tạng đầu bạch, Hải đầu
hắc.
*
Cư
sĩ Long Uẩn đến hỏi:
- Nước
không gân xương hay thắng chiếc thuyền muôn hộc, lý này
thế nào?
Sư
đáp:- Trong ấy không nước cũng không thuyền, nói gì là gân
xương?
Uẩn
bảo:- Người không lầm xưa nay, thỉnh Thầy để mắt nhìn
lên!
Sư
liền nhìn thẳng xuống.
Uẩn
nói:- Một cây đàn cầm không dây, mà Thầy đàn rất hay.
Sư
liền nhìn thẳng lên. Uẩn lễ bái. Sư trở về phương trượng.
Uẩn theo sau thưa:- Vừa rồi muốn làm khéo trở thành vụng.
*
Một
đêm, Trí Tạng, Hoài Hải, Phổ Nguyện theo hầu Sư xem trăng.
Sư
hỏi:- Ngay bây giờ nên làm gì?
Trí
Tạng thưa:- Nên cúng dường.
Hoài
Hải thưa:- Nên tu hành.
Phổ
Nguyện phủi áo ra đi.
Sư
bảo:- Kinh vào Tạng, Thiền về Hải, chỉ có Phổ Nguyện
vượt ngoài sự vật.
*
Hoài
Hải hỏi:- Thế nào là chỉ thú Phật pháp?
Sư
đáp:- Chính là chỗ ngươi bỏ thân mạng.
Sư
lại hỏi Hoài Hải:- Ngươi lấy pháp gì chỉ dạy người?
Hoài
Hải dựng đứng cây phất tử.
Sư
bảo:- Chỉ thế thôi hay còn gì khác?
Hoài
Hải ném cây phất tử xuống.
*
Tăng
hỏi:- Thế nào được hiệp đạo?
Sư
đáp:- Ta sớm chẳng hiệp đạo.
Tăng
hỏi:- Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Ðộ sang?
Sư
liền đánh và nói:- Ta nếu không đánh ngươi, các nơi sẽ
cười ta.
*
Ðặng
Ẩn Phong từ biệt Sư đi nơi khác, Sư hỏi:- Ði đến đâu?
Ẩn
Phong thưa:- Ði đến Thạch Ðầu.
- Ðường
Thạch Ðầu trơn.
- Có
cây gậy tùy thân, gặp trường thì đùa.
Ẩn
Phong vừa đi đến Thạch Ðầu đi nhiễu giường thiền một
vòng, dựng tích trượng động đất một tiếng, hỏi:
- Ấy
là tông chỉ gì?
Thạch
Ðầu nói:- Trời xanh! trời xanh!
Ẩn
Phong không đáp được, lại trở về thưa với Sư. Sư bảo:
- Ngươi
nên đi lại bên ấy, nếu Thạch Ðầu nói "trời xanh!" ngươi
"hư! hư!"
Ẩn
Phong lại đi đến Thạch Ðầu làm như trước.
Thạch
Ðầu bèn: Hư! hư!
Ẩn
Phong không đáp được, lại trở về trình với Sư. Sư bảo:
- Ta
đã nói với ngươi "đường Thạch Ðầu trơn".
*
Có
vị Giảng sư đến hỏi:- Thiền tông truyền giữ pháp gì?
Sư
hỏi lại:- Tọa chủ truyền giữ pháp gì?
- Tôi
giảng được hơn hai mươi bản kinh luận.
- Ðâu
không phải là sư tử con?
- Không
dám.
Sư
thốt ra tiếng: Hư! hư!
Giảng
sư nói:- Ðây là pháp.
- Là
pháp gì?
- Pháp
sư tử ra khỏi hang.
Sư
bèn im lặng.
Giảng
sư nói:- Ðây cũng là pháp.
- Là
pháp gì?
- Pháp
sư tử ở trong hang.
- Không
ra không vào là pháp gì?
Giảng
sư không đáp được, bèn từ giã đi ra đến cửa, Sư gọi:
- Chủ
tọa!
Giảng
sư xoay đầu lại.
Sư
hỏi:- Là pháp gì?
Giảng
sư cũng không đáp được.
Sư
bảo:- Ông thầy độn căn.
*
Một
hôm Sư dạy chúng:
- Ðạo
không dụng tu, chỉ đừng ô nhiễm. Sao là ô nhiễm? - Có tâm
sanh tử, tạo tác, thú hướng đều là ô nhiễm. Nếu muốn
hội thẳng đạo ấy, tâm bình thường là đạo. Sao gọi là
tâm bình thường? -Không tạo tác, không thị phi, không thủ
xả, không đoạn thường, không phàm thánh. Kinh nói: "Chẳng
phải hạnh phàm phu, chẳng phải hạnh thánh hiền, là hạnh
Bồ-tát." Chỉ như hiện nay đi đứng ngồi nằm, ứng cơ tiếp
vật đều là đạo. Ðạo tức là pháp giới, cho đến diệu
dụng như hà sa đều không ngoài pháp giới. Nếu chẳng phải
vậy, tại sao nói "pháp môn tăng địa", tại sao nói "vô tận
đăng"? Tất cả pháp đều là pháp của tâm, tất cả tên
đều là tên của tâm. Muôn pháp đều từ tâm sanh, tâm là
cội gốc của muôn pháp. Kinh nói: "Biết tâm đạt cội nguồn
nên hiệu là Sa-môn." Tên đồng nghĩa đồng, tất cả pháp
đều đồng thuần nhất không lẫn lộn.
Nếu
ở trong giáo môn được tùy thời tự tại thì dựng lập
pháp giới trọn là pháp giới, lập chân như là chân như,
lập lý tất cả pháp trọn là lý, lập sự tất cả pháp
trọn là sự, nắm giở một thì ngàn theo, sự lý không khác,
toàn là diệu dụng. Lại không có lý riêng, đều do xoay lại
của tâm. Ví như bao nhiêu bóng mặt trăng thì có, mà bao nhiêu
mặt trăng thật thì không, bao nhiêu nguồn nước thì có, mà
bao nhiêu tánh nước thì không, bao nhiêu sum la vạn tượng
thì có, mà bao nhiêu hư không thì không, bao nhiêu lời nói
đạo lý thì có, mà bao nhiêu Tuệ vô ngại thì không; bao nhiêu
các thứ thành lập đều do một tâm. Dựng lập cũng được,
dẹp hết cũng được, thảy là diệu dụng. Diệu dụng trọn
là nhà mình, chẳng phải lìa chân mà có, nơi nơi đều chân,
thảy đều là thể của nhà mình.
Nếu
chẳng vậy, lại là người nào? Tất cả pháp đều là Phật
pháp, các pháp tức là giải thoát, giải thoát tức là chân
như, các pháp không ngoài chân như, đi đứng ngồi nằm thảy
là dụng bất tư nghì, không đợi thời tiết. Kinh nói: "Chỗ
chỗ nơi nơi đều có Phật." Phật là năng nhân, có trí tuệ
khéo hợp lòng người, hay phá lưới nghi cho tất cả chúng
sanh, vượt ra vòng trói buộc của có và không v.v... tình chấp
phàm thánh hết, nhân pháp đều không, chuyển bánh xe không
gì hơn, vượt các số lượng, việc làm không ngại, sự lý
đều thông, như trời hiện mây, chợt có lại không, chẳng
để dấu vết. Ví như vẽ nước thành lằn, không sanh không
diệt. Ðại tịch diệt tại triền gọi là Như lai tàng, xuất
triền gọi là Pháp thân thanh tịnh. Thể không tăng giảm,
hay lớn hay nhỏ, hay vuông hay tròn, hợp vật hiện hình như
trăng trong nước, vận dụng mênh mông, không lập mầm gốc
chẳng hết hữu vi, không trụ vô vi. Hữu vi là dụng của
vô vi, vô vi là chỗ nương của hữu vi, chẳng trụ chỗ nương,
nên nói: "Như không chẳng chỗ nương." Nghĩa tâm sanh diệt,
nghĩa tâm chân như: Tâm chân như dụ như gương sáng soi vật
tượng. Gương dụ tâm, vật tượng dụ pháp. Nếu tâm chấp
pháp là dính với cái nhân bên ngoài, tức là nghĩa sanh diệt.
Tâm không chấp pháp tức là nghĩa chân như.
Thanh
văn tai nghe Phật tánh. Bồ-tát mắt thấy Phật tánh. Liễu
đạt không hai gọi là bình đẳng tánh. Tánh không có khác,
dụng thì chẳng đồng. Tại mê là thức, tại ngộ là trí.
Thuận lý là ngộ, theo sự là mê. Mê tức là mê bản tâm
mình, ngộ là ngộ bản tánh mình. Một phen ngộ là hằng ngộ
chẳng trở lại mê. Như đang khi mặt trời mọc lên không
trở lại tối. Mặt trời trí tuệ xuất hiện, không chung
cùng cái tối phiền não. Liễu đạt cảnh giới của tâm liền
trừ vọng tưởng. Vọng tưởng đã trừ tức là vô sanh. Pháp
tánh sẵn có, có chẳng nhờ tu. Thiền không thuộc ngồi, ngồi
tức có chấp trước. Nếu thấy lý này là chân chánh hiệp
đạo, tùy duyên qua ngày, đứng ngồi theo nhau, giới hạnh
huân thêm, nhóm nơi tịnh nghiệp. Chỉ hay như thế, lo gì chẳng
thông.
Ðệ
tử của Sư được nhập thất (được vào thiền thất, là
đã ngộ đạo) có đến tám mươi bốn vị, mỗi người làm
chủ một phương truyền hóa vô cùng.
Ðời
Ðường niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ tư (788 T.L.) khoảng
tháng giêng, Sư lên núi Thạch Môn, Kiến Xương, đi kinh hành
trong rừng thấy chỗ hang động bằng phẳng, bèn bảo thị
giả:
- Thân
cũ mục của ta sẽ ở tháng sau và trở về nơi này. Nói xong,
Sư trở về.
Ðến
ngày mùng bốn tháng hai, Sư có chút bệnh, tắm gội xong, ngồi
kiết già nhập diệt, thọ tám mươi tuổi, được sáu mươi
tuổi hạ.
Sau
vua sắc ban hiệu Ðại Tịch.