Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

02. Phật giáo tại Miến Điện

24 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 14201)
02. Phật giáo tại Miến Điện
PHẬT GIÁO TẠI MIẾN ĐIỆN
Thích Nữ Liên Tường

Vài nét về Miến Điện

Miến điện có thể gọi là Burma, hay Union Myanmar, còn gọi tắt là Myanmar, hay gọi chung là Burmese Myanmar. Đầy đủ hơn nữa là Pyidaungzu Myanmar Naingngandaw, tức là xứ sở nằm dọc theo bờ Đông Tây của vịnh Bengal và biển Andaman thuộc Đông Nam Châu Á. 

Miến Điện với dân số 45 triệu người trên một diện tích 676.552 kí lô mét vuông (261,218 spuare miles) bao gồm nhiều sắc tộc: 65% là người Miến Điện, 10% người Chan, 7% người Karen, và 4% gồm người Rakhine, Chin, Kachin, Mon, Chinese, Indian, Assam. Các ngôn ngữ thường được sử dụng ở Miến gồm có: tiếng Burmese, Karen, Chin, Shan và Kachin. Miến Điện là xứ sở Phật giáo theo truyền thống Theravàda với tỷ lệ 87% dân số theo Phật giáo, 5% theo Thiên chúa giáo, 4% là Hồi giáo, và 3% thuộc tín ngưỡng khác. Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).

Chư Tăng hay Ni chọn theo PHÁP HÀNH tức là hành trì theo Giới-Định-Tuệ (Patipatti), các vị sẽ tu tập nghiêm mật trong các trung tâm thiền với sự tổ chức khá chặt chẽ và rất phong phú ở Miến Điện. Hằng ngày theo thời khóa hành Thiền từ 3.50 sáng đến 9.30 tối (có nhiều trung tâm hành thiền nhiều giờ hơn nữa). Trung tâm Thiền đón nhận tất cả mọi yogi (người hành thiền) có tinh thần tu tập không phân biệt tuổi tác, quốc gia, Tăng hay Ni, tu sĩ hay cư sĩ. Tuy nhiên mỗi thành phần có khu cư trú riêng biệt. Tức là có khu dành cho chư tăng, khu riêng cho chư Ni, khu của cư sĩ nam và khu cho cư sĩ nữ. Chư Tăngnam cư sĩ hành thiền chung trong một thiền đường và có một Thiền đường khác dành riêng cho chư Ni và nữ cư sĩ. Mỗi trung tâm Thiền do một vị Thiền sư đảm nhiệm để hướng dẫn những yogi theo đường lối Thiền mà vị ấy đã thành tựu. Tùy theo sự sắp xếp của mỗi Thiền viện, lần lượt các yogi đều có giờ trình Thiền với các vị Thầy, hoặc mỗi ngày, hoặc 2 ngày, hoặc 1 tuần một lần. Các yogi trình lên sự thực hành và nêu lên những thắc mắc của mình trong khi hành trì để vị Thầy trả lời và dạy thêm phương pháp để yogi dần dần đạt được kết quả. Hằng ngày đến giờ điểm tâm và cơm trưa, sau khi nghe tiếng kẻng, tất cả yogi đều sắp hàng, mang bát đến nơi nhận thức ăn giống như hình thức đi khất thực. Các trung tâm Thiền thường được xây dựng chắc chắn bằng bê tông đúc với những dãy nhà san sát nhau. Trái lại, Rừng Thiền với những cốc gỗ đơn sơ xây rải rác trong khu rừng thưa tạo nên một bầu không khí thoải mái thích hợp cho những vị thích phong cảnh thiên nhiên. Chủ trương chung của các Thiền viện là dành mọi ưu tiên cho người ngoại quốc vì các Thiền sư muốn truyền bá các phương pháp Thiền Samatha và Vipassana đến các nước trên thế giới ngõ hầu đem an lạc, thanh tịnh đến chúng sinh khắp toàn cầu.

Chư Tăng theo PHÁP HỌC, tức là chuyên học Tam Tạng Kinh điển Pàli. Có những tu viện tổ chức đào tạo chư tăng từ lúc còn nhỏ. Các vị không học một môn nào khác ngoài Tam Tạng Kinh điển. Cứ như vậy các vị bắt đầu học thuộc lòng từ Tạng Kinh qua đến Tạng Luật và Tạng Luận. Có những khóa thi tổ chức hàng năm để chọn xem vị nào đã thuộc nằm lòng Tam Tạng Kinh điển trước ban giám khảo. Nơi thi diễn ra trong một tòa nhà rất rộng lớn trông như một lâu đài, nơi ngồi của giám khảo được bố trí rất uy nghiêm nên thí sinh vào đó như vào trước bệ rồng của Vua vậy. Nếu ai không đủ nghị lực, bình tĩnh và không thuộc nằm lòng kỹ càng thì bài vở dễ chạy tán loạn lắm. Một lần thi vị thí sinh sẽ đọc một Tạng Kinh, sau đó một thời gian sẽ thi đọc Tạng Luật, rồi vài năm sau đó sẽ thi tiếp Tạng Luận. Hiện nay tại Miến điện đã có 7 vị được công nhận thuộc nằm lòng Tam Tạng, các vị nầy được cả nước kính nể và được mọi ưu ái của nhà nước cũng như hàng Phật tử về mọi phương diện. Một vị Tăng hay Ni Miến Điện theo pháp học, được gọi là có căn bản phải đậu được bằng Dhammacariya, và thường phải học từ 10 đến 12 năm mới thi nổi. Nghĩa là cũng trải qua từng cấp như cơ bản, trung cấp rồi cao cấp nhưng chỉ chuyên về Tam Tạng Pàli do vậy bằng nầy được các trường đại học công nhận tương đương với bằng B. A. Phật học.

Miến Điện quốc gia được vinh dự tổ chức đại hội kiết tập Kinh điển hai lần liên tiếp: Lần thứ 5 ở Mandalay, và lần thứ 6 tại Yangon.

Đại hội kiết tập Kinh điển lần thứ 5 được tổ chức tại Mandalay vào năm 1871 hay Phật lịch 2414 dưới thời Vua Mindon. Hòa Thượng Jàgara chủ tọa buổi kiết tập với sự tham gia của 2400 Tăng sĩ Miến trí thức. Sau khi tụng đọc Tam Tạng bằng Pàli, toàn bộ Tam Tạng được ghi chép ra mẫu tự Pàli Miến trên 729 phiến đá cẩm thạch trong 5 tháng. Sự ghi chép nầy dưới sự chủ đạo rất thận trọng của những vị Hòa Thượng học giả Miến điện. Mỗi phiến đá Tam Tạng được tôn trí trong một tháp được bảo vệ cẩn thận tại chân đồi Mandalay (Mandalay Hills). Hiện nay công trình nầy trở thành một tuyệt tác, được xem như một thư viện thiên nhiên to nhất thế giới và nếu ráp lại toàn bộ, những phiến đá nầy sẽ trở thành quyển sách lớn nhất thế giới.

Đại hội kiết tập Kinh điển lần thứ 6 diễn ra tại Yangon vào năm 1954 dưới sự chủ tọa của Thượng tọa Revata, đặc biệt lần nầy đại hội được tổ chức với sự tham dự của 2500 chư tăng các nước: India, Sri lanka, Nepal, Campodia, Thailand, Laos, Pakistan, Tibet, Korea, China, Japan, và một số nước thuộc châu Á cũng được mời tham dự.

Miến Điện là xứ sở với số lượng đền đài chùa tháp đồ sộ và rộng lớn khắp nơi đầy tích cách thiêng liêng huyền bí. Như Tháp Kyaktiyo, nơi đây có một khối đá to nằm chồng lên một hòn đá nhỏ hơn nhưng không hề dính sát nhau, có thể kéo một sợi dây xuyên qua dễ dàng, và khi khách hành hương đưa tay vào khoảng cách giữa hai khối đá, họ cảm nhận khối đá ấy đang lung lay. Truyền thuyết cho rằng khi xưa có một vị Tăng may mắn giữ được một sợi tóc xá lợi Phật, vị ấy vô cùng trân quý. Khi biết mình sắp mệnh chung, vị ấy lo sợ khi mình mất đi không ai gìn giữ xá lợi quý báu ấy, Đế Thích biết tâm vị ấy như vậy nên cho khối đá hiện raan trí xá lợi tóc vào đó để bảo vệ. Ngày nay, khối đá ấy được phủ toàn vàng ròng vẫn an nhiên đứng trong trời đất như chứng tỏ sự linh thiêng huyền bí làm cho khách hành hương không khỏi ngạc nhiên và kính ngưỡng.

Miến điện lại có thành phố cổ Bagan với hàng ngàn ngôi tháp đủ kiểu đủ dạng rất sắc sảo về nghệ thuật, có nhiều Chùa Tháp to lớn như: Chùa Shwezigon, tháp Manuha, tháp Thatbyinnyu, … Nhưng bây giờ, thành phố nầy hoàn toàn hoang vắng vì không còn dân chúng cư ngụ nơi đó. Thỉnh thoảng vài đoàn hành hương đến thăm viếng vào ban ngày rồi lại ra đi. Thật ngạc nhiên với một thành phố đầy kiến trúc công phu như thế chắc chắn là đã trải qua một thời sung túc phồn thịnh mà ngày nay trở nên tuyệt nhiên vắng lặng không dân cư.

Lại có một nơi gần Mandalay, có một khu đất được an trí 9,000 tượng Phật ngồi dưới nhiều cội cây bồ đề. Ngoài ra còn một số tượng Phật to hơn so với những tượng bên trong được đặt thành một dãy dài hai bên trước khi vào cổng. Và ở vùng đồi Sagaing Hills có hơn 900 ngôi Chùa với hơn 9.000 Tăng Ni, nơi đây số lượng tu sĩ đông hơn so với dân chúng sống xung quanh.

Hang động ở Miến không thể kể xiết: Hang Badalin với những bức họa lớn về câu chuyện tiền thân của Đức Phật ở Taungyi, hang kiết tập Kinh điển lần thứ 6 ở Yangon, hang Kawgun với những tượng Phật trong các hộc tường ở Hpa-an, hang Leidy Sayadaw ở gần Mandalay… và nhiều hơn nữa những hang động của các Thiền sư ẩn sâu trong rừng hay vút tận trên những núi đồi cao.

Thánh Tăng ẩn dật giữa rừng sâu
Thánh Tăng được van vái cúng cầu
Và cũng có những Thánh Tăng
Được dệt thêu từ u linh huyền thoại. (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Khắp Miến điện, chúng ta luôn gặp Đền Đài, Chùa Tháp và tượng Phật hai bên đường như hằng nhắc nhở dân chúng sống an lạc thiện lành trong ánh từ bi của chư Phật. Ngay trước cổng Chùa hay Tháp, thường có hai tượng sư tử đặt hai bên trông rất bệ vệ. Tương truyền rằng, Vua Sihabhahu vốn là con của một con sư tử và một công chúa. Khi biết rõ cha mình là sư tử, tức là một con thú, nhà Vua vô cùng xấu hổ. Một lần nọ khi sư tử cha về lại kinh đô thăm vợ và con. Nhà Vua đã bắn tên giết cha nhưng bao nhiêu mũi tên đi ngang qua mặt sư tử đều biến thành những đóa hoa vì lòng thương con vô bờ bến của sư tử. Tuy vậy, nhà Vua vẫn cố ý bắn liên tục cho đến lúc sư tử cha bỗng trở nên giận dữ tức thời sư tử liền trúng tên và gục chết. Sau đó nhà Vua hối hận vì đã giết cha nhưng vì sự xấu hổ có người cha là thú nên không hề dám nói với một ai. Ngài cho đặt tượng sư tử trước Chùa để thờ cha, nhưng mọi người nghĩ rằng nhà Vua muốn đặt tượng cúng dường trước ngôi Tam Bảo. Từ đó tượng Sư tử luôn xuất hiện truớc cổng các Chùa là vậy. Ngoài ra sư tử cũng là biểu tượng của sức mạnh, oai nghiêm và hùng dũng. Như đức Phật thường khuyên nhắc các đệ tử Ngài nên rống lên tiếng rống sư tử, vì Sư tử là vua các loài thú, tiếng rống của sư tử làm khiếp vía các loài sinh thú. Cũng vậy, lời thuyết giảng giáo pháp của Như Lai và các đệ tử Ngài có khả năng hàng phục trời, người và ngoại đạo. Tượng Phật ở Miến thường được đúc rất to điển hình tại Yangon có ngôi chùa tên Chaukhtatkyee (Relining Buddha) bên trong đúc một tượng Phật nằm với kích thước như sau: dài 54,88m, cao 16m, chiều dài của gương mặt 6,86m, tai 4,57m, mắt 1,14m, chân mày 2,29m, lông mi 2,29m, mĩu 2,29m, cổ 2,29m, chiều dài từ vai đến ngực 14,48m, từ ngực đến đầu gối 14,48m, từ đầu gối đến chân 14,48m, từ khuỷu tay đến ngón tay 13,71m, ngón tay út 3,05m, lòng bàn chân 7,77m, ngón chân cái 1,83m, lòng bàn tay 6,71m. Ở Mandalay lại có Kyauktawgyi là tượng Phật to lớn được khắc từ một khối đá thạch cao tuyết hoa. Đến tượng Phật ngồi của Umin Thonze ở Sagaing Hills. Đặc biệt tượng Phật ngồi ở Bago vốn dĩ to rồi mà dân chúng cứ hàng ngày đem vàng vào dát vào khắp tượng chỉ chừa gương mặt mà thôi nên toàn thân tượng bây giờ nhìn như đang bị thổi phình ra giống bong bóng vàng vậy. Và cũng tại Yangon có tượng Phật đang được đúc từ một khối đá cẩm thạch trắng to, có thể xem đây là tượng Phật to nhất nước Miến về tính chất thiên nhiên của khối đá quý ấy. 

Yangon là thủ đô của Miến Điện, cũng được gọi là Rangoon có nghĩa là ‘chấm dứt sự xung đột’ do Vua Alaungpaya đặt tên sau khi tiến vào miền Nam Myanmar vào giữa năm 1750. Bắt đầu từ năm 1989, chính phủ Miến Điện đổi lại là Yangon cho phù hợp trong việc phát âm của ngôn ngữ Miến. Yangon, với dân số 2.513.023 người trên một diện tích 199 kí lô mét vuông (77 square miles), thuộc miền nam của Miến Điện, nằm về phía tây hay bên trái sông Yangoon hay sông Hlaing chảy dài 25 miles (40 km) là sông lớn nhất nước Miến. 

Tại Yangon có nhiều chùa tháp nổi tiếng như: Tháp Shwedagon, Tháp Kaba Aye (World Peace), Tháp Sule, Tháp Botataung, Nga Htat Kyee, Chaukhtatkyee, Shwe Daw (Tháp xá lợi răng), … 

Nổi bật hơn hết là Tháp Shwedagon được phủ toàn vàng ròng từ đỉnh đến chân, với chiều cao 326 feet (99 mét) trên một ngọn đồi cao 168 feet (51 mét). Tháp luôn sừng sững giữa thủ đô Yangon, ban ngày dưới ánh mặt trời toàn Tháp phản chiếu màu óng ả của vàng ròng như trả lời những ai hỏi tại sao Miến điện còn có tên là Suvannabhumi (đất vàng). Về đêm, Tháp lại lóng lánh màu bạc dưới ánh trăng làm mát dịu những tấm lòng thành tín đang hướng về Tháp nguyện cầu.

Tháp Shwedagon là trái tim của nước Miến, là biểu tượng tiêu biểu khi nói về Miến Điện và đã trở thành điểm hành hương từ bao thế kỷ vì nơi đây tôn thờ 8 sợi tóc xá lợi Phật. Trước khi Tháp nầy được những vị Vua người tộc Mon xây dựng vào thế kỷ 15, xá lợi tóc được thờ tại Shwebotataung (Buddha First Sacred Hair Relic temple), sau khi được hoàn thành, xá lợi tóc được rước về Tháp Shwedagon cho đến ngày nay. Khuôn viên Tháp rất rộng lớn, có 4 lối vào Tháp với bốn cổng và 4 dãy cầu thang rất lớn có cùng một kiến trúc cho nên đến đây lần đầu khách hành hương rất dễ bị lạc lối ra vì sự rộng lớn của Tháp. Nếu ai không thể đi bộ lên cầu thang, thì có thể đi bằng thang máy đưa lên đến tận Tháp. 

Tháp Shwedagon được bố trí ngay chính giữa đồi, chung quanh dưới chân Tháp là nhiều Tháp nhỏ hơn bao quanh. Bên trong các Tháp được tôn trí nhiều tượng Phật dát vàng, sơn nâu, bằng gỗ, bằng thạch cao, bằng đá cẩm thạch… Có những Tháp chạm rồng, Tháp phết vàng, Tháp bằng đá quý... Lại có những Tháp trang trí toàn bằng những mảnh gương nhỏ được xếp đủ kiểu, nhiều màu phản chiếu lấp lánh dưới ánh sáng trông nguy nga tráng lệ tựa các cung điện cõi trời như để giới thiệu khách hành hương nghệ thuật chạm khắc gương của người Miến. Bước vào mỗi cổng Tháp, khách hành hương có thể hài lòng với những cửa hàng Phật cụ và quà kỷ niệm cho chuyến hành hương Miến điện. Lại có một bảo tàng viện nằm vào một góc của khuôn viên Tháp. Bên trong trưng bày đủ loại tượng Phật, tiền tệ các nước, đồ mỹ nghệ cổ, trang sức, đồ dùng cá nhân của Vua chúa…, đặc biệt là nguyên đỉnh Tháp cũ còn lưu giữ nơi đây như nòng sắt cũ của Tháp, vô số trang sức ngọc ngà đã được dâng cúng trên đỉnh Tháp cũ nầy.

Viếng thăm Tháp vào mỗi buổi trong ngày khách hành hương sẽ có những cảm nhận khác nhau. Vào Tháp buổi trưa có thể ngắm được màu vàng nguyên thủy của Tháp dưới ánh mặt trời và thăm được bảo tàng viện vì giờ mở cửa từ 10.30 đến 17 giờ nhưng khách hành hương sẽ bị nóng chân vì theo thông lệ chung ở Miến điện khi bước vào cổng bất cứ Chùa Tháp nào đều phải đi chân để tỏ lòng tôn kính, và cũng không được mang vớ. Nếu hành hương vào mùa nóng, chắc chắn một số vị chưa quen với việc đi chân trần trên nền đá nóng sẽ phải vừa đi vừa nhảy nai do vậy cũng khó mà chiêm ngưỡng hay thưởng thức cảnh trí chung quanh. 

Viếng Tháp vào buổi chiều thật là thú vị với những luồng gió thổi lồng lộng xung quanh vì Tháp được tọa lạc trên một ngọn đồi. Vào giờ nầy thì đông đảo khách hành hương bản xứ và ngoại quốc. Hương trầm, khói nhang, bông hoa, đèn nến được bày biện khắp các Tháp, người vào kẻ ra tấp nập thay nhau gõ chuông, tụng kinh, lễ bái, cầu nguyện… Có người vào Tháp để chiêm ngưỡngđảnh lễ xá lợi. Cũng có người vào tháp như khách du lịch viếng thăm cảnh lạ. Và có người vào đây đi quanh Tháp như phương tiện tập thể dục. Đặc biệt là cảnh ‘dập dìu tài tử giai nhân’, các nam thanh nữ tú cũng hẹn hò nhau nơi đây để khấn nguyện vái van… Tháp như là điểm để mọi người hướng về trong cuộc sống tâm linh; buồn, vui, thi cử, bệnh hoạn, làm ăn buôn bán, tình duyên, cưới gả, ma chay, xây nhà, mua đất; … bất cứ việc gì mọi người bản xứ đều đặt vào Tháp niềm tin để được thành tựu. Do vậy có một nhà thơ đã viết như sau:

Nơi đây,
Tám sợi tóc Phật gần ba ngàn năm
Chưa cỗi
Vẫn biếc chồi non
Vẫn cháy rực trầm hương
Thắp sáng điện đài linh thiêng
Với vô lượng niềm tin
Vừa cao sang, vừa thánh thần mông muội! (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Vào Tháp buổi rạng đông là thời điểm an tịnh vắng lặng để có thể chiêm ngưỡng sự trang nghiêm, hùng vĩ và nên thơ của ngôi Tháp. Khi mặt trời chưa lên, khách hành hương vẫn còn được trông thấy màu bạc lấp lánh dìu dịu tỏa ra từ ngôi Tháp cùng với bầu không khí tinh sương dễ đưa đến trạng thái tâm lắng dịu, do vậy nhiều vị đã đến hành Thiền quanh Tháp vào thời gian nầy vì rất ít người qua lại và nếu có người đi ngang qua đi nữa, các yogi đều được tôn trọng. Khi mặt trời ló dạng, Tháp từ màu bạc trắng sáng chuyển sang ửng hồng và dần dần đổi màu vàng cam từ nhạt đến sáng rực theo ánh sáng mặt trời trông tuyệt đẹp. Khung cảnh ấy hòa với tiếng chuông vàng trên đỉnh Tháp thỉnh thoảng rung rung theo gió với âm thanh trong vắt vang xa. Thêm nữa, hương hoa lan, hoa sứ, hoa hồng và hoa lài được dâng cúng trong các Tháp tỏa ra nhè nhẹ quyện vào không khí tinh khiết buổi bình minh tạo nên cảm giác lâng lâng khó tả. Ngoài cổng Tháp từng đàn bồ câu sà xuống nhặt những hạt ngô được rải ra trên đất diễn ra cảnh tượng trông thật tự dothanh bình.

Nhìn chung người dân Miến điện rất tín tâm, hiền hòa và đầy chân chất qua sinh hoạt, trang phục và trang điểm. Tất cả dân Miến dù nam giới hay nữ giới đều giữ truyền thống quấn một miếng vải thay cho quần dài (có thể gọi là váy) cho dù ở công sở hay các buổi lễ quan trọng. Phụ nữ Miến thường quệt mặt như râu mèo bằng chất bột lấy ra từ cây Tha Na Kha thay cho sự trang điểm bằng phấn thoa mặt trông như các dân tộc rừng núi vậy. Được biết rằng chất bột nầy rất tốt có thể bảo vệ da khỏi bị ảnh hưởng nắng vào mùa nóng và giữ cho da không khô vào mùa lạnh. Quý bà quý cô quệt hai bệt hai bên má và dửng dưng đi ngoài đường phố khiến nhà thơ bất chợt thốt lên cảm giác của mình như sau: 

Ta dạo bước giữa hư vô thời đại
Bắt gặp những bộ lạc 
Đã mất tích từ thời khuyết sử
Hồn nhiên bôi mặt vẽ mày
Hồn nhiên cầu nguyện thần linh
Với trái tim vô cùng tinh khiết! (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Lại có vị đùa rằng nên thêm một câu nữa trong đoạn thơ trên như sau: "Hồn nhiên váy tung xòe trước gió" để diễn tả thêm sự mộc mạc của người dân Miến. 

Tuy bận rộn trong cuộc sống, Phật tử Miến điện vẫn giữ thông lệ đến Chùa để được chư Tăng truyền dạy và tụng đọc lại Tam Quy, Ngũ Giới mỗi nửa tháng do vậy luôn có sự nhắc nhở và khuyến khích quý vị thực hiện bổn phận người Phật tử tại gia trong sinh hoạt hàng ngày. Truyền thống khất thực vẫn được chư tăng theo pháp học hành trì nơi xứ sở nầy trong sự ủng hộ nhiệt tâm của hàng Phật tử. Do vì theo truyền thống Theravada, Ni giới Miến điện chỉ thọ 10 giới, không được thọ Bhikkhuni như Ni giới Mahayana nên Ni giới ở đây không được kính trọng cúng dường như chư Tăng. Thay vì chư Tăng đi khất thực hàng ngày để hóa duyên, chư Ni theo pháp học hằng tháng 4 ngày phải cầm một bát nhôm nhỏ đi xin tiền gọi là ‘sàn khan’ để có đủ tiền đóng chi phí ăn ở cho Ni Viện hàng tháng. Phải nói rằng chư Ni không có vị trí trong Tăng đoàn hay trong giáo hội Phật giáo tại Miến điện. Ni giới Sri Lanka cũng thuộc truyền thống Theravada nhưng đã phục hồi được Tỳ Kheo Ni với sự hỗ trợ của Ni giới Đại Hàngiới đàn Tỳ Kheo Ni nầy được tổ chức hàng năm tại Sri Lanka. Hy vọng rằng, trong nhịp tiến của Ni giới trên thế giới hiện nay, Ni giới Miến điện sẽ có cơ hội để phát triển hơn nữa về trình độ, khả năng và kiến thức cùng phấn đấu thọ nhận giới bổn Tỳ Kheo Ni để chứng tỏ sự hiện hữu và sự hữu ích của mình đối với Tăng đoànxã hội ngõ hầu xứng danh là Thích Tử Như lai

Thích nữ Liên Tường
(Tu Viện Quảng đức)

Người gửi bài: Tâm Minh 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 129)
Giải thoát thì không có trước có sau, không có thừa! Và không có để lại bất kỳ cái gì.
(Xem: 132)
Bản kinh chúng ta đang có là bản kinh 262 trong Tạp A Hàm Hán Tạng. Trong Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya) của tạng Pāli có một kinh tương đương, đó là kinh Chiên Đà.
(Xem: 178)
Thực tại được kinh Hoa Nghiêm gọi là pháp thân Phật, được diễn tả nhiều trong các bài kệ của phẩm đầu tiên Thế Chủ Diệu Nghiêm.
(Xem: 209)
Gần 26 thế kỷ về trước, sau khi kinh qua nhiều pháp môn tu tập nhưng không thành công, Đức Phật đã quyết định thử nghiệm chân lý bằng cách tự thanh tịnh lấy tâm mình.
(Xem: 231)
Tín là niềm tin. Niềm tin vào Tam Bảo là tin tưởng vào Phật, Pháp, Tăng.
(Xem: 258)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian đem lại an vui cho tất cả chúng sanh. Đạo Phật là đạo của giác ngộ và giải thoát.
(Xem: 255)
Pháp Lục hòa là pháp được đức Đạo sư nói ra để dạy cho các đệ tử xuất gia của Ngài lấy đó làm nền tảng căn bản cho nếp sống cộng đồng Tăng đoàn
(Xem: 328)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha
(Xem: 254)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người
(Xem: 345)
Sự thành tựu tối thượng mà những vị đang đi trên con đường độc nhất tiến tới giác ngộ, là khả năng thành tựu tất cả từ hư vô.
(Xem: 331)
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bịnh.
(Xem: 572)
Pháp Duyên khởi, tiếng Phạn là Pratīya-samutpāda. Pratīya, là sự hướng đến. Nghĩa là cái này hướng đến cái kia và cái kia hướng đến cái này.
(Xem: 331)
Phẩm này tiếng Phạn Sadāparibhūta. Sadā là thường, mọi lúc, mọi thời gian; Paribhūta là không khinh thường.
(Xem: 584)
Ngày xưa, ở thành Xá-vệ có một vị trưởng giả giàu có, tiền tài châu báu vô lượng. Ông thường thứ tự thỉnh các vị sa-môn đến nhà cúng dường.
(Xem: 725)
Đối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa.
(Xem: 602)
Truyền thống Đại thừa Á Đông thường dịch nghĩa prajñāpāramitā là Huệ đáo bỉ ngạn (zh. 慧到彼岸), Trí độ(zh. 智度), Trí huệ độ người sang bờ bên kia.
(Xem: 556)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả.
(Xem: 558)
Không có một chỗ nào để trụ trong giáo pháp Trung đạo. Tâm không có chỗ trụ thì không tự giải quyết được gì vì không có nơi để tập trung, nắm níu.
(Xem: 511)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(Xem: 433)
Kamma, Nghiệp, theo đúng nghĩa của danh từ, là hành động, hay việc làm. Định nghĩa cùng tột của Nghiệp là Tác ý (cetana).
(Xem: 532)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngụcthiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngụcđịa ngục.
(Xem: 835)
Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo phápĐức Phật thuyết giảng.
(Xem: 622)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(Xem: 561)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 767)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(Xem: 930)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(Xem: 745)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 759)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(Xem: 1015)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(Xem: 960)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(Xem: 1002)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệđức hạnh,
(Xem: 798)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(Xem: 1204)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(Xem: 988)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(Xem: 909)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(Xem: 956)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(Xem: 1021)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(Xem: 937)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(Xem: 1407)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(Xem: 991)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(Xem: 1004)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(Xem: 1115)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(Xem: 1249)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(Xem: 1121)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(Xem: 1017)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(Xem: 1081)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(Xem: 1001)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 1183)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 1244)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 1381)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 1050)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 1134)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 1207)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 1483)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 1168)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 1241)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 1492)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 1365)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM