- 01. Cáo Bạch Tang Lễ
- 02. Ban Tổ Chức Tang Lễ
- 03. Chương Trình Tang Lễ
- 04. Chân Dung Hòa Thượng
- 05. Tiểu Sử
- 06. Cảm Niệm Ân Sư
- 07. Mấy Dòng Tâm Sự
- 08. Sự Chết Xưa Nay Có Làm Ta Thức Tỉnh
- 09. Còn Đâu Một Bóng Áo Nâu!
- 10. Hành Trạng Hòa Thượng Thích Minh Tâm
- 11. Một Thoáng Hương Xưa
- 12. Câu Chuyện Một Buổi Chiều
- 13. Ôn Minh Tâm, Người Trồng Sen Trên Tuyết
- 14. Người Cha...
- 15. Sư Ông Của Chúng Con
- 16. Tưởng Niệm Thầy
- 17. Tất Cả Điện Thư Phân Ưu
- 18. Hình Cung Thỉnh Kim Quan Từ Phần Lan Về Pháp Quốc
- 19. Những Dòng Tưởng Niệm
- 20. Điếu Văn Tưởng Niệm của GH Âu Châu
- 21. Nhẫn
- 22. Tác Bạch Cúng Dường Trai Tăng
- 23. Cảm Niệm Ân Đức Của Sư Ông
- 24. Khóa Học Âu Châu - Ân Tình & Thành Quả
- 25. Ai Văn Bái Bạch
- 26. Trên Bàn Có Hai Đĩa Rau Muống
- 27. Cuộc đời và hành trạng Hòa Thượng Thích Minh Tâm
- 28. Đã Mất Rồi Bậc Xuất Trần Đại Sỹ
- 29. Vài Cảm Niệm Về Một Vị Hoà Thượng Đã Ra Đi
- 30. Kỷ Niệm Chuyến Đi Phần Lan Với Thầy Minh Tâm
- 31. Tưởng Nhớ Ôn Khánh Anh
- 32. Cơn Dông Giữa Mùa Hạ
- 33. Những Ngày Cuối Cùng Bên Sư Ông
- 34. Những Ngày Còn Lại
- 35. Hai Đĩa Rau Muống
- 36. Mảnh Ca Sa Lộng Sương Gió
- 37. Bài Thơ Dâng Người
- 38. Gương Thầy Năm Trước Còn «Sầu» Gió Thu !
- 39. Cảm Niệm Ân Sư
- 40. Đông Ấm Trời Âu
- 41. Một Năm Đã Trôi Qua
Đôi lời cảm niệm
về sự viên tịch của Hòa Thượng Thích
Minh Tâm
Như sét đánh một tin buồn chấn động
Vượt trùng dương lan rộng khắp đó đây
Hòa Thượng Minh Tâm đột ngột ngả về Tây
Bốn Giáo Hội bàng hòang cảm xúc
Giáo Hội Âu Châu từ nay đã mất
Một thạch trụ tài đức song tòan
Đủ niềm tin người con Phật kính dâng
Để xây dựng quê hương đạo pháp
Tăng Ni Hải Ngọai nghe tin thương tiếc
Kể từ nay thiếu Long Tượng tựa nương
Thiếu từ bi chất lượng thân thương
Để nối kết bốn phương quy tụ
Giáo Hội Hoa Kỳ mất đi Pháp Lữ
Từng thắt chặt tình huynh đệ tương lân
Chia xẻ nhau trong sự nghiệp chung
Cho chí hướng phát huy chánh pháp
Dẫu biết rằng vấn đề còn mất
Đã có đến thì phải có đi
Bồ Tát hạnh nào có sá chi
Tâm vô trụ an nhiên tự tại
Nhưng than ôi! Ngài ra đi đột xuất
Khỏi làm sao mình chẳng chút bâng khuâng
Vì tương lai riêng cảm thấy cô đơn
Trong Phật sự thiếu bạn thân tâm sự
Hôm nay trước linh đài Hòa Thượng
Chí thành xin đốt nén tâm hương
Tiển người đi vào cõi chân thường
Mong phát nguyên hồi hương tế độ
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật chứng minh
Sa Môn Thích Thắng Hoan kính bái
Paris ngày 19 tháng 8 năm 2013

(Ôn ngồi giữa, trái thầy Như Điển, phải thầy Seelawansa)
Bài Thơ Kính Ngưỡng
Thành kính tưởng niệm “Ôn Khánh Anh” (1)
***
“Ôn” đã đến (2) đã đi (3) vào “Vô ngại”
bằng hành trang: Bình bát tấm Cà sa
mang Sứ mệnh của “Quan Âm Bồ Tát”
mong cứu nguy cho sinh chúng ta bà
Tạm biệt xứ “Hoa Anh Đào” thơ mộng (4)
đến “Paris” với hạnh nguyện giúp đời (5)
mang thông điệp cho “Hòa bình Thế giới”
cho Quê nhà … cho Dân tộc Việt nam !
Song thế sự chẳng dung thân “Thánh thiện”
bắt “Non sông” phải chịu cảnh lầm than !
nên nguồn cội không mong ngày tìm lại
và con đường hoằng pháp cũng gian nan (6)
Vượt thời gian qua không gian vô tận
thân gầy hao chưa mỏi bước đăng trình
quê người thấy cảnh phồn hoa đô hội
lòng chợt thương quê Mẹ quá điêu linh
Đem “Tâm huyết” đi ươm mầm gieo hạt
mong mai sau con cháu được quả lành
tại Phần lan đi hoằng dương Chánh pháp
“Ôn” đang theo cuối khóa hai mươi lăm (7)
Vai gánh nặng bao “Núi tình nghĩa Biển”
Chí lớn một đời “Khai thị Chúng sinh”
với hoài bảo “Ngộ nhập Phật Tri kiến”
bằng con đường tu học vẫn chuyên tinh (8)
Những mong ước ngày mai quay trở lại
với Quê hương như ước nguyện ban đầu
nếu gặp duyên lành sẽ căng buồm Tự tại
lái con thuyền Bát nhã vượt trùng dương
Nhưng than ôi ! Phương nầy thân “Tứ đại”
phải tuân theo định luật của Vô thường ...!
con kính ngưỡng “Công Đức Ôn” để lại (9)
làm “Giá gương” cho Tứ chúng soi chung !
Trần Đan Hà
(1) Phật tử miền Trung VN thường gọi quý Hòa Thượng bằng Ôn và Pháp hiệu bằng tên Chùa, ví dụ: Ôn Thiên Mụ…
(2) Bức hình trên ghi dấu kỷ niệm chuyến đi “Nhận lãnh giai thưởng Danh Dự của Tích lan” trao tặng cho những vị tích cực trong hoạt động truyền bá chánh pháp tại hải ngoại. (trong hình Ôn mặc áo vàng ngồi giữa, bên trái là thầy Như Điển, bên phải là thầy Seelawansa, trong lúc đi thăm làng Cô nhi gọi là “SOS Kinderdorf” tại vùng Wadduwa cách thủ đô Colombo khoảng 40 cây số. Làng nuôi những em bé cha mẹ bị cuốn trôi trong trận sống thần Tsunami năm 2005, do thầy Seelawansa sáng lập và được sự bảo trợ của Giáo hội PGVNTN Âu châu. (ghi chú của tác giả).
(3) Hòa Thượng Thích Minh Tâm Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu Viện Chủ Chùa Khánh Anh Paris Pháp Quốc Sinh ngày 18 tháng 1 năm 1940.Vừa an nhiên thị tịch tại bệnh viện thuộc Tỉnh Turku, Phần Lan vào lúc 10:29 phút giờ Phần Lan (9:29 phút giờ Pháp Quốc) ngày 8 tháng 8 năm 2013, nhằm ngày mồng hai tháng bảy năm Quý Tỵ. Hưởng thọ 75 tuổi. (cáo bạch tang lễ của chùa Khánh Anh Pháp quốc).
(4) Năm 1968-1973 học xong chương trình hậu đại học tại Đại Học Risso (Lập Chánh) ngành triết học Phật Giáo, Tokyo .Từ năm 1968 đến năm 1973 Ngài làm Chi Bộ Trưởng Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Nhật.
(5) Sau hiệp định Paris ký kết vào đầu năm 1973, Ngài vâng lệnh Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Tổng Thư Ký GHPGVNTN, sang Pháp để hoạt động với Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh. ( trích Tiểu sử của Ôn).
(6) Nhưng thời ấy chính quyền của cả hai miền Nam - Bắc đều chủ trương “giải quyết việc đất nước bằng chiến tranh” !, nên những lời “Kêu gọi hòa bình cho Việt nam” đều không được bên nào “hưởng ứng” cả, thế cho nên “bức thông điệp hòa bình” vẫn còn nằm trong ngăn kéo của ký ức ! (ghi chú của tác giả).
(7) Ôn đang theo khóa tu học Phật pháp Âu châu kỳ thứ hai mươi lăm tại Phần lan, đến ngày bế giảng thì Ôn bị bệnh được đưa vào bệnh viện thuộc tỉnh Turku.
(8) Trong tất cả những buổi khai giảng khóa học Phật pháp Âu châu đều có lời Khai Thị của Ôn.
(9) Xin đọc Kỷ Yếu “Kỷ Niệm 20 năm Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu (1989-2008) và Tiểu sử của Ôn. (trên các trang Website: viengiac.de - quangduc.com – hoavouu.com).
THƯƠNG TIẾC THẦY
Con thức giấc giữa đêm trường tĩnh mịch
Nghe tin buồn Thầy viên tịch mới đây
Con nhói đau khi biết được tin này
Ôi thương tiếc! Giọt lệ sầu tuôn chảy.
Bên trời Tây hôm nay Thầy có thấy?
Cali buồn đang phủ một màu tang!
Vắng Thầy rồi cả Thế giới bàng hoàng
Thương tiếc quá bậc minh sư khả kính.
California 16-8-2013
Diệu Đức
TÂM HẠNH VIÊN DUNG
Thành kính đảnh lễ Giác Linh Cố Hòa Thượng Thích thượng Minh hạ Tâm !
Nhang tàn còn vướng đọng Tâm Kinh
Chòm nến lu mở trước án Linh
Thổn thức ai hoài, lòng niệm tưởng
Người đi để lại biết bao tình…
Người sớm được duyên phước xuất gia
Hấp thu Phật chất của mẹ cha
Nhờ duyên tu tập từ bao kiếp
Chí hướng xuất trần thật thiết tha.
Khép mình sinh hoạt với Tăng Thân
Hun đúc tài bồi chốn Già Lam
Huyền Quang Pháp Sư làm Y Chỉ
Xét Hạnh ban cho hiệu Minh Tâm
Ngài sớm vào đời độ trần ai
Giảng dạy Phú Yên tuổi Hăm Hai
Nguyên Thiều Bình Định làm Hiệu Trưởng
Lúc tuổi Hăm Lăm, quả Tăng Tài.
Sáu năm du học xứ Phù Tang
Chi Hội Phật Giáo làm Trưởng Ban
Tuổi đến Ba Ba xong Cao Học
Hành trình hoằng Pháp giở sang trang.
Vâng lời Thầy dạy đến Tây Dương
Từ đây Ngài chịu cảnh ly hương
Phật Giáo Việt Nam nơi Hải Ngoại
Lèo lái con thuyền, chỗ dựa nương.
Người đến khắp nơi lập đạo tràng
Đề cho Chánh Pháp được ngân vang
Dựng xây cơ sở cho bền vững
Nhân loại sống trong ánh Từ Quang.
Trải bao sóng gió thật hiểm nghèo
Con thuyền Giáo Hội lắm gieo neo
Chông chênh ghềnh thác gần như vỡ
Ngài vẫn đảm đương vững tay chèo.
Đại Hội các châu, đến chứng minh
Tổ chức Khóa Tu thật tận tình
Dự Hội Về Nguồn, noi gương Tổ
Nhân quyền, dân chủ vị nhân sinh.
Xử thế độ nhân thắm đượm tình
Một lời Pháp nhũ, vạn lời Kinh
Nhu hòa, nhẫn nhục, tùy phương tiện
Ảnh hưởng vô vàn lớp hậu sinh.
Giản dị đơn sơ, rất thanh cao
Chẳng quản đường xa, nệ gian lao
Sanh chúng cần cầu, Ngài ứng hiện
Năm tháng dần dà, sức suy hao…
Kết thúc Khóa Tu tại Phần Lan
Khóa thứ Hăm Lăm đã vẹn toàn
Ngày Hai tháng Bảy năm Quý Tỵ
Ngài xả báo thân, chúng bàng hoàng.
Bảy Lăm năm dạo cõi Ta Bà
Sáu Bốn Tăng Lạp, hạnh xuất gia
Vun đắp Đạo Đời – Chân Thiện Mỹ
Tứ chúng kính thương dạ thiết tha.
Pháp Hữu bâng khuâng nỗi cảm hoài
Phật tử gần xa lệ ngắn dài
Con thuyền Giáo Hội ai thay lái ?
Sao Người sớm vội bỏ trần ai?
Tâm hương đảnh lễ tiễn Giác Linh
Pháp nhũ thấm sâu nặng ân tình
Chín phẩm sen vàng lên giải thoát
Nguyện Người tái hiện độ quần sinh.
Nam Mô Tân Viên Tịch Tự Lâm Tế Chánh Tông Liễu Quán Pháp Phái
Tứ Thập Tứ Thế, Khai sơn Khánh Anh Tự, húy thượng Nguyên hạ Cảnh, tự Viên Dung, hiệu Minh Tâm Hòa Thượng Giác Linh Thùy Từ Chứng Giám.
Khể Thủ,
Cali, Chùa Đại Bi Quan Âm, Lễ Sơ Thất
Hậu Học : Thích Minh Tuệ
KÍNH LẠY GIÁC LINH ÔN
Từ Pháp quốc hung tin đưa lại
Con bàng hoàng nghe tim đau nhói
Hòa thượng Viện chủ Khánh Anh Tự
Ngài đã ra đi về cõi Tịnh
Vẫn biết vô
thường lời Phật dạy
Chưa thuộc
bài nên nước mắt rơi
Con lạy giữa
đất trời hướng vọng
Cung tiễn
Ngài giác tánh trạm nhiên
Bảy mươi lăm năm hiện cõi trần
Mang hạnh nguyện ta bà cứu khổ
Pháp quốc Âu Tây không ngần ngại
Mỹ quốc Ca- Na -Da nào từ
Thân lập cước xứ
người hành đạo
Dựng đạo tràng khóa
học Âu Châu
Cho Tăng Ni Phật tử
tựu về
Tuyển Phật trường
khiến người thành Phật
Đời sống an bần rất thanh bạch
Đơn sơ giản dị dễ tu trì
Tô mì gói dĩa rau xanh luộc
Ấm lòng bậc Long Tượng Thiền Lâm
Tấm lòng Ôn
biển cả đại dương
Đem
thân mình làm keo kết nối
Các
Giáo Hội hòa hợp an vui
Khiến
Tăng Già trang nghiêm thanh tịnh
Bao thăng trầm cuộc thế nổi trôi
Ôn vẫn bước từng bước thảnh thơi
Hiến cho đời những đóa sen tươi
Tô đẹp thêm trần gian huyễn mộng
Khóa học Âu
Châu lần hai lăm
Tiếng gầm sư
tử còn vang dội
Phút vô
thường tim Ôn ngừng đập
Môn đồ Phật
tử dạ bâng khuâng
Suốt một đời trải thân hành đạo
Tăng lạp sáu hai hạ bốn sáu
Lịch sử Việt Nam Hải Ngoại ghi
Mãi sáng tỏa theo dòng Phật sử
Trước
di ảnh cúi đầu bái lạy
Kỉnh
nguyện chư Phật phóng hào quang
Tiếp dẫn Giác
linh tọa liên đài
Thượng phẩm
thượng sanh Tây phương cảnh
Tấm chân thành cúi đầu đảnh lễ
Cầu xin Ngài trở lại chốn trần ai
Tùy duyên hóa độ vô cầu
Viên thành Phật quả độ dần chúng sanh.
Khể thủ,
Hậu học Thích Nữ Giới Định
Chùa Bát Nhã Santa Ana Hoa Kỳ
Tưởng Niệm Bậc Đại Sĩ Pháp Phái Liễu Quán
Kính Bạch Giác Linh Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, cây cổ thụ của Pháp Phái Liễu Quán.
Cách đây đúng một năm tròn, chính nơi tôn trí di ảnh của Hòa Thượng trong Lễ Tưởng Nệm này, chúng con Tăng chúng và đạo tràng tu học tại Chùa Liễu Quán được vui mừng đón tiếp Hòa Thượng viếng thăm sau hơn 20 năm gặp lại. Chúng con được đảnh lễ Hòa thượng bằng da bằng thịt.
Hôm nay cũng chính tại nơi này, chúng con chỉ được đảnh lễ di ảnh của Hòa Thượng, bằng pháp thân bất diệt của Hòa Thượng. Làm sao chúng con khỏi ngậm ngùi tiếc thương một bậc Thầy khả kính, một cây cổ thụ của pháp phái Liễu Quán đã bật gốc!
Trước khói hương trầm quyện tỏa trong buổi tưởng niệm này, xin Hòa Thượng cho phép con được gọi Hòa thượng bằng Ôn, để cho con được gần Ôn, cho dù chỉ được gần trước bức di ảnh.
Kính bạch Giác Linh Ôn, Ngài là một vị suốt đời tận tụy cho đạo pháp - Quê Hương - Dân Tộc mà biết bao giấy mực viết về Ôn. Nhưng một điều ít ai nhắc đến: Ôn là ân nhân của bao lớp người từng tỵ nạn trong các trại cấm tại Hồng Kông vào những năm 1988 - 1997. Vì vận nước nổi trôi, mà con là một trong những thuyền nhân tỵ nạn trong thời gian đó. Con vẫn còn nhớ như in hình ảnh của một tu sĩ Phật giáo với chiếc áo nâu sòng đang bước vào trong những song sắt của những lớp hàng rào kẻm gai dày đặc.Đối với con, Ôn là một bậc Đại Sĩ xoa dịu nỗi khổ của chúng sinh.
Ôn đã hóa thân như Đại Sĩ Địa Tạng chống tích trượng, vượt bao hàng rào kẻm gai để đi vào trong các trại tỵ nạn, nơi mà những đồng bào của Ôn đang sống trong cảnh khổ đau và tuyệt vọng để an ủi, khích lệ và giữ vững niềm tin đạo cho đồng bào.Những cuốn kinh cuốn sách, những băng giảng, băng tụng Kinh, những lời động viên qua các chuyến thăm nuôi trong trại tỵ nạn (Detention Center) là niềm an ủi lớn cho hàng Tu sĩ trẻ chúng con khi phải rời xa Thầy tổ trên đất khách quê người. Ôn đã bôn ba đây đó để đưa thỉnh nguyện thư từ Cao ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) Quốc Hội Âu Châu để cho những người dân của Ôn được thở bầu không khí tự do.
Riêng với Chùa Liễu Quán chúng con, vào những ngày của tháng 8 năm 2012, Ôn đã ưu ái lưu lại và thuyết pháp cho hàng Phật tử. Con có được cơ hội để hầu Ôn trong những ngày ngắn ngủi đó. Ôn nói sắp xếp cho Ôn đi thăm càng nhiều càng tốt. Con đưa Ôn đi thăm Ôn Tịnh Từ, Ôn Minh Đạt...và quý Ôn trong vùng.
Suốt chặn đường hơn 20 năm xa cách, con được gặp lại Ôn. Ôn kể lại những kỷ niệm khó khăn khi phải nhờ bà Luong Hue Lan người Hồng Kong đưa Ôn vào trại, nói về chuyển Kinh sách vào trại tỵ nạn qua cô Nguyễn Thị Liệp Tuyết (bây giờ là sư cô Viên Diệu), câu chuyện chưa xong, con hy vọng còn gặp lại Ôn, để hầu chuyện với Ôn, để thăm công trình Chùa Khánh Anh mà Ôn đã bỏ bao nhiêu tâm huyết vào đó. Ôn ơi, có phải linh tính thăm pháp lữ, thăm đồng đạo để rồi Ôn ra đi!
Nghe Ôn đi
con lặng người
để niềm cảm xúc
đổ nhòe vầng mi
Pháp âm của Ôn vẫn còn đó, hình bóng Ôn vẫn còn đây. Sự ra đi đột ngột của Ôn, Phật giáo Việt Nam Hải ngoại mất đi bậc xuất trần Đại Sĩ đầy nhiệt thành với lý tưởng phụng sự Đạo Pháp và Quê Hương.
Riêng con, mất đi một bậc Thầy bi mẫn, dễ gần, hay mắc cở, mà dũng khí như Địa Tạng Vương. Con xin nguyện giữ hình ảnh của bậc Đại sĩ trong tâm thức.
Cầu nguyện Giác linh Ôn được Cao Đăng Phật Quốc.
Hình ảnh lễ truy niệm Công Hạnh Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm tại Chùa Liễu Quán:
https://picasaweb.google.com/114091252370834026520/LeTruyNiemOnTaiChuaLieuQuanSanJose#
Hình ảnh của Ngài tại Liễu Quán vào tháng 8 năm 2012
https://picasaweb.google.com/114091252370834026520/HoaThuongThichMinhTam
TƯỞNG NIỆM
HT. THÍCH MINH TÂM
Thầy đi khắp bốn phương trời
Việc đời, việc đạo suốt đời hy sinh,
Vì dân tộc, vì chúng sinh
Lao tâm, khổ trí quên mình bôn ba,
Châu Âu, châu Mỹ, Canada
Châu Úc... Lễ hội lại qua liên hồi
Buồn theo vận nước nổi trôi
Quê hương nổi nhớ than ôi dáng gầy!
Thân già nào quản chân mây
Đến đi tự tại đó đây độ nàn
Nào ai hiểu được thời gian
Vô thường lão bệnh cắt ngang cuộc đời!
Thầy đi để lại chơi vơi
Phần Lan Pháp Hội bồi hồi tiếc thương
Tin buồn tỏa khắp mười phương
Năm châu bốn bể Đàm hương mất rồi
Tình Linh Sơn giữa dòng đời
Nghĩa Pháp Lữ đến bao giờ gặp lại
Lạc Bang còn đó Pháp y
Tàn thân để lại cho đời Đức tu
Thiện Tri Thức buổi đầu thu
Cây Phong đã ngã sang màu khói sương
Vãng sanh về cõi Tây Phương
Trong vô thường vẫn Chơn Thường hiển linh…
Chùa Cổ Lâm, 09-8-2013



Con đã biết đời vô thường như thế,
Nên không ngăn đôi giòng lệ tuôn trào,
Để cho tim cảm xúc được nỗi đau,
Thầy đã khuất! Ôi nghẹn ngào mất mát.
Đã được gặp, được nghe Thầy thuyết pháp,
Những lời khuyên, lời dạy bảo chân tình,
Phật Tử khắp nơi, dưới ánh Quang Minh,
Hãy sống trọn nghĩa tình người con Phật.
Xem đất nước định cư là Phật Thất,
Giữ cho Tâm luôn tự tại an nhiên,
Đọc sách , hiểu kinh, tụng, niệm, ngồi thiền,
Lắng đọng bớt, những não phiền nhân thế.
Dù khó khăn, hay giòng đời dâu bể,
Không được quên, trách nhiệm của bản thân,
Với gia đình, hay đất nước xa , gần,
Mà hoan hỷ, kề vai nhau gánh vác.
Có như vậy sẽ tìm ra an lạc,
Trong yêu thương, hạnh phúc của nhân loài,
Thù hận, chiến tranh, chết chóc, thiên tai,
Không còn nữa, tương lai Miền Cực Lạc.
Viết từ Đan Mạch, 09.08.2013
Tâm Tú Nguyễn Khoa Tuấn
Bôn ba đi lại khắp nơi
Thân già chẳng quản tuổi đời đã cao,
Bịnh tật sức khỏe hư hao
Bao năm vất vả, lao đao một đời
Công lao sự nghiệp nửa vời
Bây giờ người đã tách rời trần gian,
Đau thương giọt lệ khôn hàn…
Cầu người về chốn Lạc Bang
Cao đăng Phật quốc Niết Bàn tạm qua
Rồi Ngài trở lại ta bà
Tiếp tục hạnh nguyện độ tha cứu đời…
Đại Bi Nguyện
Hành trì tâm nguyện đại bi
Như Lai sứ giả Thầy đi lại về.
Nam mô Tâm lượng Bồ Đề
Nhân lành quả mãn hồi qui Ta-bà.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Thích Nguyên Kim kính viếng giác linh HT Thích Minh Tâm
8-8-2013
Nhớ Ôn Minh Tâm
Con vừa vào trang nhà Quảng Đức, đọc bài thơ
" Nhớ Thầy"
của Thầy Nguyên Kim, Chùa Cổ Lâm, Seattle, Hoa Kỳ. Đọc xong bài thơ này
nước mắt của con cứ tuôn chảy thành giòng vì nhớ Ôn Minh Tâm, kính xin Chư Tôn Đức cho phép Con được gọi Ôn theo phong cách xưng hô thân mật của người Huế, vì con sinh ra ở đó, và sống trọn tuổi thơ với Bà Con Họ Hàng ở Làng Nam Phổ, mỗi lần Thu Tế là Con về Nhà Thờ Họ ở đó dự Lễ, thăm viếng Chùa Ba La Mật, mà Ngài Viên Giác Đại Sư Nguyễn Khoa Luận đã xây dựng nên từ năm 1886, nhân duyên với Phật Pháp đến với con từ đó mặc
dù lúc nhỏ chỉ biết theo Ba Ma con đi chùa Lễ Phật, và thỉnh thoảng gặp
gỡ trò chuyện với các Thầy.
Sau Tết Mậu Thân 1968, gia đình dọn vô Sàigòn, Con lại tiếp tục đi Chùa
Già Lam với Ba Mạ con cho đến sau 1975. Rồi đến năm 1989 gia đình con được đoàn tụ ở Đan Mạch, năm 1992 Ba con có nhân duyên
với Phật Pháp những năm cuối đời thành lập Niệm Phật Đường An Lạc ở Aalborg, Đan mạch cho các Phật tử lớn tuổi, thanh thiếu niên ở đây đến sinh hoạt dự Lễ Phật Đản và Lễ Vu Lan hàng năm, qua đó Con cũng nối tiếp
và góp sức với Ba Con chăm lo Công Việc Phật Sự cho đến bây giờ.
Ngoài việc sinh hoạt Phật Sự tại Aalborg, Con còn về Chùa Quảng Hương, Århus tham dự Lễ Phật Đản và Lễ Vu Lan, nhất là từ khi Ba Con mãn phần năm 1999, rồi Mạ con cũng ra đi năm 2009, và có gởi di ảnh thờ Song Thân
của con Chùa Quảng Hương.
Ôn Minh Tâm luôn nở nụ cười hiền hậu, giọng nói rõ ràng mặc dù lúc đó Ôn đã hơn bảy mươi tuổi, thỉnh thoảng Ôn lại đùa một câu hay kể chuyện vui cho các Phật tử tỉnh ngủ , hay mệt mỏi vì ngồi lâu nhất là các bác lớn tuổi.
Nụ cười hiền từ của Ôn là Con nhớ nhất, cả trong những bức hình chụp Ôn làm
Lễ hay gặp gỡ trò chuyện, hỏi thăm các Phật Tử lớn tuổi.
Cũng năm nầy 2011 tháng bảy Con lại có duyên sang Paris thăm bà con bên
nội, viếng Chùa Khánh Anh, Chùa Linh Sơn, Chùa Linh Sơn thì là một Ngôi
Cổ Tự đã xây từ rất lâu , còn Chùa Khánh Anh ở Evry là một Ngôi Chùa mới xây mà đến lúc đó đã hơn mười năm chưa hoàn tất được, vì luật lệ gắt
gao về xây cất ở Pháp thay đổi luôn. Dự Án này cũng Khá đồ sộ xem như là một Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo lớn nhất Âu Châu, nên Công Trình đòi hỏi thời gian dài, quyên góp tới đâu thì dựng xây tới đó, đây có lẽ cũng
là nỗi băn khoăn lớn của Ôn Minh Tâm mà bản thân Con hay Phật Tử nào đến viếng Chùa cũng nhận ra.
Vì vậy Con viết bài Tùy Bút này cũng với ước mong Quí Phật Tử tại Âu Châu hay trên toàn Thể Giới nếu đã có cơ duyên đến viếng Chùa xin góp một bàn tay cho Việc Xây Dựng Chùa Khánh Anh ở Evry, Pháp Quốc được thành tựu mỹ mãn chậm nhất là năm tới 2014.
Và đó cũng là Ước Nguyện lớn nhất Của Ôn Thích Minh Tâm, mà chưa đạt thành thì Ôn đã ra đi Về Miền Cực Lạc.
Để Ôn đi nụ cười trọn vẹn,
Xin một lời thề hẹn, từ nay,
Cúng dường hàng tháng nên ngay,
Góp tay xây dựng, Chùa này cho xong.
Có nhân duyên, năm nào về thấy,
Đài Thuyền Nhân, lộng lẫy uy nghiêm,
Mái Chùa cong vút từng mây,
Nhưng trong Chánh Điện, lúc này chưa xong.
Rồi nhà bếp, vẫn đây xài tạm,
Sưởi, thông hơi năm tháng dở đang,
Mỗi năm luật lệ buộc ràng,
Lại hay thay đổi, khó khăn chất chồng.
Con Lạy Phật Mười Phương Chứng Giám,
Niệm A Di Đà Phật Nhất Tâm,
Nhủ Lòng Lân Mẫn âm thầm,
Hộ Trì Ước Nguyện sớm mong đạt thành.
Nơi Cực Lạc, chim non ca hát,
Cùng cỏ cây tỏa ngát dâng hương,
Ôn về Cõi đó chơn thường,
Chúng Con tiếp bước Ánh Dương Đạo Vàng.
Đan Mạch 13-08-2013
Đệ tử Phan Nguyễn
(thành kính tưởng niệm, dâng lên Hòa Thượng Thích Minh Tâm)
Trước khi qua xứ anh đào du học, Hòa thượng Minh Tâm biết bên nước Nhật vào mùa đông rất lạnh và tuyết rơi nhiều, nên Ngài đã trang bị những đồ chống lạnh nào là: áo len, khăn quàng cổ, mũ len và vớ... Để đối phó với mùa đông và sẽ nếm cái lạnh giá buốt của xứ Nhật Bản. Ngài sinh ra ở Miền Trung nên khí hậu nắng nóng nhiều hơn lạnh, khi đến Nhật bắt đầu đón nhận mùa đông khắc nghiệt, ban đầu chịu chưa quen nên thường sổ mũi nhức đầu, đi ra ngoài đường phải mặc nhiều áo, quấn khăn, mang vớ và lúc nào cũng không quên chiếc mũ len, phải giữ cho ấm đầu, ấm cổ. Ngài đến Nhật du học và kiếm tiền để tự xoay xở cho cuộc sống mới, hằng ngày đi học và kiếm một công việc làm cho thích hợp với thời gian, nên đến xin một nơi cung cấp khẩu phần ăn cho các nơi đã đặt cơm phần. Tại đó họ cung cấp chiếc xe đạp và cột một thùng đựng đầy những cà men cơm được xếp sẵn. Ngài đến nhận công việc là giao những phần ăn đó đến những địa chỉ mà họ đã đặt cơm tháng. Mỗi ngày đi học thì tranh thủ lúc nghỉ đến nhận thức ăn để giao trong vòng 1 giờ nghỉ trưa. Mùa đông tuyết rơi, mọi người hối hả đi nhanh trong tuyết. Ngài thì vội vã trên chiếc xe đạp như con thoi qua lại trên phố cho kịp giờ, có lúc gió thổi mạnh cái nón len cuốn bay theo gió mất hẳn không tìm ra được, chịu lạnh suốt cả ngày. Thế là về một đêm cảm lạnh, nóng sốt, nhức đầu sổ mũi kéo dài đến mấy ngày. Sau khi hết bịnh Ngài nói rằng: “cái mũ len này cũng lợi hại quá, không có nó cũng ảnh hưởng cho sức khỏe nhưng kiếm đâu ra chiếc khác”. Trong một tuần lễ đành chấp nhận khi ra ngoài trời lạnh với chiếc đầu trần, và từ từ bắt đầu quen dần, thôi thì quên nó đi. Từ đó công việc Ngài đi giao phần ăn trên chiếc xe đạp qua lại trên đường phố cả mùa đông năm ấy không có cái mũ len. Đến chiều Ngài trở lại gom những cà mèn cơm giao khi trưa, trả lại chỗ cũ, nếu những phần cơm nào họ chưa dùng thì Ngài lấy phần cơm trắng để dùng cho hôm sau. Hôm nào không có cơm dư thì dùng mì gói, do vậy suốt những năm ở Nhật mì gói là thức ăn chính của Ngài.
Từ khi Ngài được Viện Hóa Đạo cung cử Ngài qua Pháp để gầy dựng Giáo Hội Âu Châu. Nơi đó, Ngài thích nghi với thời tiết, một thân côi cút lặn lội khắp nơi với cái đầu trần trong tuyết rơi giá lạnh, đến đâu cũng tạo dựng đạo tràng và thành lập Giáo Hội tại nước đó.
Mùa đông năm 2000, con được nhân duyên đến thăm Ngài tại Chùa KHÁNH ANH, và xin tá túc tại đó vài tháng, nên gần gũi nghe được những câu chuyện vất vả khó khăn trong thời gian đến Nhật và hành đạo tại Âu Châu. Đang mùa đông về, trong khi mình mới đến nếm cái lạnh giá buốt ở Âu Châu, khi đi ra ngoài trang bị đủ thứ, nhưng riêng Ngài thì chỉ có một chiếc áo khoát, không đội mũ len và quấn khăn, làm tôi ngạc nhịên. Trong lúc dùng sáng tôi hỏi Hòa thượng sao không đội mũ len cho ấm đầu? Hòa thượng đã kể lại câu chuyện khi đến Nhật từ mùa đông đầu tiên năm đó, với lý do như trên nên Ngài không dùng đến mũ len nữa.
Kính lạy Giác linh, Ngài lặn lội trong
tuyết lạnh với chiếc đầu trần, như mình đồng da sắt cùng với hạnh nguyện độ sanh nên không từ mệt nhọc, xây dựng Giáo Hội Âu Châu và gần 15 năm xây dựng ngôi đại tự Khánh Anh, hùng vĩ nguy nga giữa trời Âu, chưa kịp mừng khánh thành. Cuộc đời hành đạo của Ngài từ Nhật Bản sang Âu châu trong suốt 46 năm lưu vong ở xứ người, chưa một lần về thăm lại quê hương. Với thân gầy lặn lội khắp nơi tạo dựng đạo tràng, “ kiến pháp
tràng ư xứ xứ, phá nghi võng ư trùng trùng” không ngại mưa sa, bão táp thổi qua trong cuộc đời. Ngài là thuyền trưởng đứng mũi chịu sào trước cơn phong ba cuồng nộ, đương đầu giữa cơn sóng dữ. Kết nối các Giáo Hội và Tăng Ni hải ngoại thành một khối thống nhất. Khi Khóa Tu Học kỳ thứ 25 Âu Châu vừa hoàn mãn thì hạnh nguyện của Ngài cũng viên thành, Ngài đã chọn quê hương Phần Lan, miền cực Bắc lạnh lẽo nhập Niết bàn. Ngài đã
nhẹ nhàng ra đi, đã đến lúc Ngài được nghỉ ngơi, Ngài đã hiến suốt cả cuộc đời tu 65 năm, từ khi xuất gia phụng sự cho Phật Pháp. Chúng con đang hiểu rằng Ngài chỉ trả lại thân tứ đại này, chuẩn bị hóa thân tứ đại khác và sẽ trở lại trong một trọng trách mới, sứ mệnh của Bồ Tát độ sinh. Chúng sinh đang cần Ngài, Giáo Hội và Tăng Ni Phật tử đang đợi Ngài. Từ phương trời xa với lòng thành kính hướng về Khánh Anh tự, Pháp quốc đảnh lễ Giác Linh Hòa Thượng, ngưỡng mong Ngài từ bi chứng giám.
Chùa Huyền Quang Úc Châu
Ngày 15 tháng 8 năm 2013
Kính lạy
Đệ tử Thích Thiện Hiền