Chu Văn An hướng về Phật giới thanh u.
Quảng Trí Nguyễn Bỉnh Quân
Chu Văn An (1292-1370) hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, tên thụy là Văn Trinh. Tên thật của Chu Văn An vốn là Chu An, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Ông là người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội).
Sau khi thi đỗ Thái học sinh, Chu Văn An không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học. Học trò theo học rất đông. Hai đại thần Phạm Sư Mạnh và Lê Bá Quát đều là học trò ông.
Năm Khai Thái đời Trần Minh Tông ông mới nhận chức Quốc Tử Giám tư nghiệp, dạy cho thái tử học. Sau vua Trần Dụ Tông mê chơi bời, bỏ bê việc nước, bọn gian thần lộng quyền, hà khắc, tham nhũng; năm Nhâm Dần 1362 (1) Chu Văn An dâng Thất Trảm Sớ (2) xin chém đầu bảy gian thần, nhưng vua không thuận nên ông từ chức, lui về ở ẩn. Tại đó ông làm bài thơ sau:
Xuân Đán
Tịch mịch sơn gia trấn nhật nhàn,
Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn.
Bích mê thảo (3) sắc thiên như túy,
Hồng thấp hoa sao lộ vị can.
Thân dữ cô vân trường luyến tụ,
Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan.
Bách huân bán lãnh trà yên yết,
Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn.
Tạm dịch:
Sáng Mùa Xuân
Non vắng nhà xa cả buổi nhàn,
Cửa trúc che nghiêng bớt rét hàn.
Cỏ biếc tốt tươi trời quá chén,
Hồng giọt sương tình vẫn chửa tan.
Thân tựa cụm mây vương vấn núi, (4)
Tâm như giếng cổ sóng nào sanh. (5)
Hương bách nhạt phai trà nguội khói,
Tiếng chim bên suối mộng xuân tàn.
Quảng Trí Nguyễn Bỉnh Quân tạm dịch.
Ở ẩn sáng mùa xuân cũng chẳng có khách tới thăm, ngắm cảnh thiên nhiên, uống trà, làm thơ, viết sách. Cuộc đời như vậy có lẽ chẳng còn phiền não.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1370 thời vua Trần Nghệ Tông sau khi chết Chu Văn An được truy tặng tước Văn Trinh công, ban cho tòng tự ở Văn Miếu, là người Việt Nam đầu tiên được nhà Trần đưa vào phối thờ ở Văn miếu.
Các tác phẩm của Chu Văn An phần lớn đã bị giặc Minh thâu hủy. Hiện chỉ còn lưu truyền lại mười hai bài thơ.
Khi dừng chân ở một trạm nghỉ bên sông Chu Văn An làm bài thơ Giang Đình Tác sau đây:
Giang Đình Tác
Giang đình độc lập, sổ qui chu;
Phong cấp than tiền, nhất địch thu.
Tà nhật ngâm tàn, hồng đạm đạm,
Mộ thiên vọng đoạn, bích du du.
Công danh dĩ lạc hoang đường mộng,
Hồ hải liêu vi hãn mạn du.
Tự khứ, tự lai, hồn bất quản,
Thương ba vạn khoảnh tiện phi âu.
Chu Văn An
Tạm dịch:
Bài thơ làm ở trạm nghỉ bên sông
Bến sông vẳng tiếng sáo vi vu,
Chiều ngắm thuyền về lộng gió thu.
Ngâm tàn, tà nắng mây hồng nhạt
Vọng đoạn, trời xanh biếc trập trùng.
Công danh lạc nẻo hoang đường mộng,
Hồ hải tưng bừng giục lãng du.
Đi, ở, tùy tâm chơi thỏa thích
Sóng xanh nhàn tản cánh chim âu.
Quảng Trí Nguyễn Bỉnh Quân tạm dịch.
Dâng Thất Trảm Sớ không được vua ưng thuận nên Chu Văn An từ bỏ công danh về ở ẩn, dạy học và viết sách. Một hôm ông dừng chân nơi trạm nghỉ bên sông lúc xế chiều ngắm thuyền câu về bến, xúc cảnh sinh tình làm bài thơ này. Đến khi gần tối nắng tà nhuốm mây hồng nhạt, trời xa màu biếc trập trùng thì tiếng sáo và tiếng ngâm thơ ngừng bặt. Chu Văn An trạnh lòng nhớ lại công danh như vừa trải qua giấc mộng hoang đường, nhìn những cánh chim âu lướt sóng mà ao ước được phiêu du hồ hải, tự do tự tại, sống ngoài vòng cương tỏa.
Khi dừng chân nghỉ ở thôn Nam Sơn Chu Văn An làm bài thơ sau:
Thôn Nam Sơn Tiểu Khế
Nhàn thân Nam Bắc, phiến vân khinh;
Bán chẩm thanh phong, thế ngoại tình.
Phật giới thanh u (6), trần giới viễn ,
Đình tiền phún huyết, nhất oanh minh.
Chu Văn An
Tạm dịch:
Nhàn thân Nam Bắc nhẹ tênh tênh
Nửa gối gió mây lạnh thế tình.
Cửa Phật sạch trong thường tĩnh lặng,
Gần hoa đỏ thắm tiếng Oanh minh.
Quảng Trí Nguyễn Bỉnh Quân tạm dịch.
Trong thời gian về ở ẩn Chu Văn An sống đạm bạc, lạnh nhạt xa lánh cõi đời trần tục. Ông thích ngắm hoa thơm cỏ lạ, nghe tiếng chim kêu ríu rít. Ông ngưỡng mộ Phật giới thanh u thoát vòng tục lụy.
Theo lời lẽ và ý tứ các bài thơ trên, Chu Văn An đã chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Phật trong giai đoạn về ở ẩn. Tâm "như giếng cổ", làm ích lợi cho đời nhưng tĩnh lặng không sanh sóng nào có khác gì chân tâm, diệu tâm mà Thiền Tông nói tới. Nhờ tìm về Phật giới thanh u mà khi về ở ẩn Chu Văn An vẫn bình tĩnh dạy học, viết sách và sống yên vui cho đến cuối đời.
Chú Thích:
(1) Có tài liệu nói Chu Văn An dâng Thất Trảm Sớ năm 1341 thì sai vì đó là năm vua Trần Dụ Tông mới lên ngôi lúc 6 tuổi. Năm 1362 vua Dụ Tông được 27 tuổi.
(2) Thất Trảm Sớ đã thất lạc nên không thể biết chắc bảy gian thần này là những ai.
(3) "Thảo" là cỏ. Có chỗ chép: "Bích mê vân sắc ..." "Vân" là mây. "Bích" là biếc. Tôi nghĩ là "thảo" có lẽ đúng hơn, khỏi trùng với vân trong "cô vân" ở một câu thơ dưới và gợi ý buồn cười, vân sắc nào phải là sắc của cô vân? Vả lại đang mùa xuân thời cây cỏ tốt tươi, hoa hồng khoe hương sắc nên hẳn là lúc làm thơ Chu Văn An đang uống trà , ngắm hoa hồng, cỏ biếc cùng các loại kỳ hoa dị thảo khác.
(4) Tiểu nhân đắc chí lộng hành, quân tử thất thế nên Chu Văn An về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, ứng với quẻ Thiên Sơn Độn trong Kinh Dịch, tự ví mình như cụm mây gần núi.
(5) Lấy ý quẻ Thủy Phong Tỉnh trong Kinh Dịch: làng xóm có khi thay đổi, còn giếng nước vốn không dời chỗ; dù Chu Văn An phải dời chỗ ở về núi Phượng Hoàng nhưng tấm lòng son của người quân tử vẫn chẳng hề phai.
(6) "Thanh" là trong sạch. "U" là tĩnh lặng.
Quảng Trí Nguyễn Bỉnh Quân
Chu Văn An (1292-1370) hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, tên thụy là Văn Trinh. Tên thật của Chu Văn An vốn là Chu An, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Ông là người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội).
Sau khi thi đỗ Thái học sinh, Chu Văn An không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học. Học trò theo học rất đông. Hai đại thần Phạm Sư Mạnh và Lê Bá Quát đều là học trò ông.
Năm Khai Thái đời Trần Minh Tông ông mới nhận chức Quốc Tử Giám tư nghiệp, dạy cho thái tử học. Sau vua Trần Dụ Tông mê chơi bời, bỏ bê việc nước, bọn gian thần lộng quyền, hà khắc, tham nhũng; năm Nhâm Dần 1362 (1) Chu Văn An dâng Thất Trảm Sớ (2) xin chém đầu bảy gian thần, nhưng vua không thuận nên ông từ chức, lui về ở ẩn. Tại đó ông làm bài thơ sau:
Xuân Đán
Tịch mịch sơn gia trấn nhật nhàn,
Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn.
Bích mê thảo (3) sắc thiên như túy,
Hồng thấp hoa sao lộ vị can.
Thân dữ cô vân trường luyến tụ,
Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan.
Bách huân bán lãnh trà yên yết,
Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn.
Tạm dịch:
Sáng Mùa Xuân
Non vắng nhà xa cả buổi nhàn,
Cửa trúc che nghiêng bớt rét hàn.
Cỏ biếc tốt tươi trời quá chén,
Hồng giọt sương tình vẫn chửa tan.
Thân tựa cụm mây vương vấn núi, (4)
Tâm như giếng cổ sóng nào sanh. (5)
Hương bách nhạt phai trà nguội khói,
Tiếng chim bên suối mộng xuân tàn.
Quảng Trí Nguyễn Bỉnh Quân tạm dịch.
Ở ẩn sáng mùa xuân cũng chẳng có khách tới thăm, ngắm cảnh thiên nhiên, uống trà, làm thơ, viết sách. Cuộc đời như vậy có lẽ chẳng còn phiền não.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1370 thời vua Trần Nghệ Tông sau khi chết Chu Văn An được truy tặng tước Văn Trinh công, ban cho tòng tự ở Văn Miếu, là người Việt Nam đầu tiên được nhà Trần đưa vào phối thờ ở Văn miếu.
Các tác phẩm của Chu Văn An phần lớn đã bị giặc Minh thâu hủy. Hiện chỉ còn lưu truyền lại mười hai bài thơ.
Khi dừng chân ở một trạm nghỉ bên sông Chu Văn An làm bài thơ Giang Đình Tác sau đây:
Giang Đình Tác
Giang đình độc lập, sổ qui chu;
Phong cấp than tiền, nhất địch thu.
Tà nhật ngâm tàn, hồng đạm đạm,
Mộ thiên vọng đoạn, bích du du.
Công danh dĩ lạc hoang đường mộng,
Hồ hải liêu vi hãn mạn du.
Tự khứ, tự lai, hồn bất quản,
Thương ba vạn khoảnh tiện phi âu.
Chu Văn An
Tạm dịch:
Bài thơ làm ở trạm nghỉ bên sông
Bến sông vẳng tiếng sáo vi vu,
Chiều ngắm thuyền về lộng gió thu.
Ngâm tàn, tà nắng mây hồng nhạt
Vọng đoạn, trời xanh biếc trập trùng.
Công danh lạc nẻo hoang đường mộng,
Hồ hải tưng bừng giục lãng du.
Đi, ở, tùy tâm chơi thỏa thích
Sóng xanh nhàn tản cánh chim âu.
Quảng Trí Nguyễn Bỉnh Quân tạm dịch.
Dâng Thất Trảm Sớ không được vua ưng thuận nên Chu Văn An từ bỏ công danh về ở ẩn, dạy học và viết sách. Một hôm ông dừng chân nơi trạm nghỉ bên sông lúc xế chiều ngắm thuyền câu về bến, xúc cảnh sinh tình làm bài thơ này. Đến khi gần tối nắng tà nhuốm mây hồng nhạt, trời xa màu biếc trập trùng thì tiếng sáo và tiếng ngâm thơ ngừng bặt. Chu Văn An trạnh lòng nhớ lại công danh như vừa trải qua giấc mộng hoang đường, nhìn những cánh chim âu lướt sóng mà ao ước được phiêu du hồ hải, tự do tự tại, sống ngoài vòng cương tỏa.
Khi dừng chân nghỉ ở thôn Nam Sơn Chu Văn An làm bài thơ sau:
Thôn Nam Sơn Tiểu Khế
Nhàn thân Nam Bắc, phiến vân khinh;
Bán chẩm thanh phong, thế ngoại tình.
Phật giới thanh u (6), trần giới viễn ,
Đình tiền phún huyết, nhất oanh minh.
Chu Văn An
Tạm dịch:
Nhàn thân Nam Bắc nhẹ tênh tênh
Nửa gối gió mây lạnh thế tình.
Cửa Phật sạch trong thường tĩnh lặng,
Gần hoa đỏ thắm tiếng Oanh minh.
Quảng Trí Nguyễn Bỉnh Quân tạm dịch.
Trong thời gian về ở ẩn Chu Văn An sống đạm bạc, lạnh nhạt xa lánh cõi đời trần tục. Ông thích ngắm hoa thơm cỏ lạ, nghe tiếng chim kêu ríu rít. Ông ngưỡng mộ Phật giới thanh u thoát vòng tục lụy.
Theo lời lẽ và ý tứ các bài thơ trên, Chu Văn An đã chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Phật trong giai đoạn về ở ẩn. Tâm "như giếng cổ", làm ích lợi cho đời nhưng tĩnh lặng không sanh sóng nào có khác gì chân tâm, diệu tâm mà Thiền Tông nói tới. Nhờ tìm về Phật giới thanh u mà khi về ở ẩn Chu Văn An vẫn bình tĩnh dạy học, viết sách và sống yên vui cho đến cuối đời.
Chú Thích:
(1) Có tài liệu nói Chu Văn An dâng Thất Trảm Sớ năm 1341 thì sai vì đó là năm vua Trần Dụ Tông mới lên ngôi lúc 6 tuổi. Năm 1362 vua Dụ Tông được 27 tuổi.
(2) Thất Trảm Sớ đã thất lạc nên không thể biết chắc bảy gian thần này là những ai.
(3) "Thảo" là cỏ. Có chỗ chép: "Bích mê vân sắc ..." "Vân" là mây. "Bích" là biếc. Tôi nghĩ là "thảo" có lẽ đúng hơn, khỏi trùng với vân trong "cô vân" ở một câu thơ dưới và gợi ý buồn cười, vân sắc nào phải là sắc của cô vân? Vả lại đang mùa xuân thời cây cỏ tốt tươi, hoa hồng khoe hương sắc nên hẳn là lúc làm thơ Chu Văn An đang uống trà , ngắm hoa hồng, cỏ biếc cùng các loại kỳ hoa dị thảo khác.
(4) Tiểu nhân đắc chí lộng hành, quân tử thất thế nên Chu Văn An về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, ứng với quẻ Thiên Sơn Độn trong Kinh Dịch, tự ví mình như cụm mây gần núi.
(5) Lấy ý quẻ Thủy Phong Tỉnh trong Kinh Dịch: làng xóm có khi thay đổi, còn giếng nước vốn không dời chỗ; dù Chu Văn An phải dời chỗ ở về núi Phượng Hoàng nhưng tấm lòng son của người quân tử vẫn chẳng hề phai.
(6) "Thanh" là trong sạch. "U" là tĩnh lặng.
Quảng Trí Nguyễn Bỉnh Quân
Ngày 4/9/2016.
Send comment