- Tám Quy Luật Của Viện Phiên Dịch Kinh Điển
- Bài Tựa Một
- Bài Tựa Hai
- Chính Văn Kinh
- I. Giải Thích Tổng Quát Đề Kinh
- Ii. Nhân Duyên Phát Khởi Kinh Này
- Iii. Phân Tích Rõ Kinh Này Thuộc Tạng Và Thừa Nào
- Iv. Khảo Sát Sự Sâu Mầu Của Giáo Lý
- V. Tuyên Bày Giáo Thể
- Vi. Sự Thích Nghi Của Từng Căn Cơ Chúng Sinh Với Giáo Nghĩa Kinh Này
- Vii. Phân Định Rõ Tông Thú Của Kinh
- Viii. Xác Định Rõ Thời Gian Thuyết Kinh
- Ix. Lịch Sử Truyền Bá Và Phiên Dịch Kinh
- X. Người Dịch
- Xi. Giảng Giải Kinh Văn
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ-TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM
(QUYỂN MỘT)
V. TUYÊN BÀY GIÁO THỂ
Tất cả các giáo pháp Đức Phật diễn nói đều có giáo thể. Giáo thể của kinh này là gì? Đó là âm thanh (thanh), tên gọi (danh), câu (cú), văn tự, chữ nghĩa (văn). Như trong bài kệ của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi cung thỉnh Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thị hiện ở thế gian.
Thử phương chân giáo thể
Thanh tịnh tại âm văn.[1]
Tạm dịch:
Giáo thể chân thực ở nơi này, làm thanh tịnh (tâm ý) nhờ do âm thanh và văn cú.
Phương này chính là cõi ta-bà, thế giới của đau khổ. Tuy vậy, chỉ âm thanh không thôi không được xem là chân giáo thể. Gió và nước cũng tạo nên âm thanh, nhưng không được xem là chân giáo thể.
Cụ thể hơn, giáo thể bao gồm âm thanh, ngôn ngữ, câu và văn tự. Âm thanh là khi đầu tiên Đức Phật giảng nói kinh này. Khi đã nói ra, âm thanh biến thành ngôn ngữ, ngôn ngữ biến thành câu và lời, lúc đó còn phải được viết thành câu và chữ. Một khi đã được viết thành văn tự, thì giáo lý đã được ứng dụng. Vậy nên giáo thể của kinh này bao gồm âm thanh, ngôn ngữ câu lời và văn tự.
Điều này cũng có thể chia làm bốn môn:
- Thứ nhất là tùy tướng môn: trong trường hợp này là âm thanh, ngôn ngữ, câu cú và văn tự.
Giáo thể trong kinh Thủ-lăng-nghiêm cũng căn cứ vào duy thức môn và khi quy về Như Lai Tạng. Tánh quy về chân như, thì không liên quan đến hiện tượng nữa mà nói thẳng đến bản thể nên gọi là quy tánh môn. Còn có vô ngại môn mà Kinh này cũng lấy làm giáo thể.
- Thứ hai, duy thức môn cho rằng: tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni quán sát các nhân duyên để chọn pháp môn có thể độ thoát chúng sinh. Nên từ tâm thanh tịnh Ngài thuyết pháp để giáo hóa chúng sinh, khiến cho chính tâm thức chúng sinh được chuyển hoá và được lợi lạc. Đây là duy thức môn, xem duy thức là giáo thể.
-Thứ ba, quy tánh môn là hoàn toàn viên dung không ngăn ngại, vì thức tâm có thể tánh nhất định, nên tất cả đều quy về chơn tánh. Vậy nên quy tánh cũng là giáo thể.
-Thứ tư, vô ngại môn là gì? Là bao gồm cả hiện tượng lẫn bản thể. Quy tánh môn là quay về với thể tánh của chúng sinh. Khi bốn môn dung nhiếp với nhau không ngăn ngại, sự lý vô ngại chính là giáo thể của bộ kinh này.
[1] Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 6