3. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN CỦA BẤT HẠNH
Sự thấu hiểu
bản tính thật hay
chân tính của những
hiện tượng ở
nội tâm có
sức mạnh cắt đứt tất cả những
tình trạng mê mờ ảo vọng của tâm. Giống như một lưỡi kiếm cắt đứt những
vọng tưởng. Lưỡi
kim cương sắc bén này có khả
năng phá hủy
trọn vẹn những nguồn
năng lượng tiêu cực. Với sự
hiểu biết sâu xa của
trí tuệ, tâm
chúng ta sẽ
tự nhiên đi vào trạng thái trong sáng thanh tịnh, khi đó cảnh
bình an chân thật của
nội tâm sẽ được
thành lập. Chính vì
lý do này mà
Phật Pháp không chấp nhận một
tình trạng hiểu biết mù quáng. Điều
vô cùng quan trọng là chính
cá nhân chúng ta phải tự
thẩm định và
tự chứng nghiệm
sự thật về những lời dậy bảo ở trong
chính tâm hồn của
chúng ta, chứ không phải nhắm mắt tin vào
giáo điều. Sự
thành đạt trí tuệ như vậy mới mang lại kết qủa thực sự cho việc huấn luyện tâm để đạt tới
mục tiêu.
Chúng ta sẽ chẳng có
tinh tấn trên
con đường học đạo nếu
trí tuệ của
chúng ta không làm việc một cách sắc bén. Điều này đi ngược lại với sự
nhận xét của một số người về
tôn giáo -- theo họ,
tôn giáo có những
tín điều không thể thay đổi hoặc không được
chống lại vì nó ở bên ngoài tất cả những lý lẽ, thắc mắc,
bàn luận và
nghiên cứu khoa học. Đáng tiếc thay, những
tư tưởng suy đồi trong
hệ thống tín lý của
tôn giáo lại làm vững mạnh thêm cho những
quan niệm độc đoán một chiều này. Ở đây tôi không đề cập tới những
hình thức thoái hóa của
tôn giáo vì
thực ra nó chỉ là những
mê tín dị đoan. Đúng ra, tôi chỉ muốn
nhấn mạnh đến khả năng kỷ luật của
nội tâm, nó có thể tạo được sự
bình an thật cho
chính tâm mình và người khác.
Thật là
sai lầm khi nghĩ rằng người có đạo nên tránh những điều mới lạ và những cơ hội có thể làm lay chuyển
đức tin của họ. Một
tôn giáo đúng nghĩa thì tràn đầy trí
sáng suốt, tại sao
tín đồ lại phải sợ bóng tối? Aùnh sáng thực sẽ không bao giờ bị
ảnh hưởng bởi bóng tối. Giống như thế, tâm
trong sáng của
trí tuệ không hề bị
quấy nhiễu bởi một cái tâm mù mờ và
lầm lẫn. Cũng như sự
nghiên cứu theo đúng
tinh thần khoa học dù dưới bất cứ
hình thức nào cũng không đi ngược lại sự
chân thật của
tôn giáo. Nói cho cùng, bất
cứ sự nghiên cứu nào của khoa học cũng không chối bỏ được ánh sáng của
mặt trăng và
mặt trời, thế thì tại sao họ lại chối bỏ ánh sáng của nội tâm?
Những kẻ
yếu đuối - những ai thiếu con mắt
phân biệt của
trí tuệ -
chấp nhận giáo lý một cách
thụ động. Họ không có nền tảng
triết học và
hoàn toàn không có gì
bảo vệ cho những điều họ tin, vì thế khi có ai thắc mắc
lòng tin của họ là họ sẽ khó chịu ngay. Những người như vậy
thường có một đời sống hay
đắn đo, hoang mang,
sợ hãi bất cứ người nào hay bất cứ gì có thể
ảnh hưởng đến
căn bản tinh thần mập mờ của họ.
Tuy nhiên,
thái độ này không phải tại
tôn giáo nhưng tại sự
hiểu biết qúa hẹp hòi của họ.
Đạo pháp luôn luôn hướng dẫn
chúng ta đi
con đường ngược lại với
thái độ này.
Đạo pháp có khả năng hướng dẫn một người biết
phối hợp tất cả những
kinh nghiệm trong đời sống vào một sự hợp nhất
toàn thể (một là tất cả, tất cả là một ), từ đó sẽ không còn
sợ hãi và
bất an.
Dĩ nhiên, loại triết lý và luận lý của
đức tin tôn giáo không
hoàn toàn giống như những loại được dạy ở trường học.
Thí dụ, loại
lý luận toán học ở trường học dạy
chúng ta giải quyết những
vấn đề có
tính cách bên ngoài sao cho
hợp lý. Còn nguồn gốc sâu thẳm ở bên trong thì lại không được chú ý đến hoặc nếu có thì nó cũng chỉ đem lại những kết qủa
giới hạn mà thôi. Ngược lại,
Đạo Pháp có một
giá trị cao hơn và có
tính cách bao trùm. Nó trực diện thẳng với những
vấn đề ẩn sâu trong
nội tâm và thường được dùng để
giải quyết những
vấn đề quan trọng trong cuộc sống như : Làm thế nào để
tìm kiếm hạnh phúc, tránh khổ đau cho chính mình và cho những người khác. Khi
chúng ta giải quyết những
rắc rối trong đời sống qua
Đạo pháp,
chúng ta sẽ không
thuần túy chỉ đề cập đến một
vấn đề hoặc ở một khía cạnh mà
chúng ta phải
khám phá ra tất cả những
liên hệ giằng co ở sâu thẳm bên trong của
toàn thể vấn đề. Đây là
điều kiện cần phải có cho những người nào muốn
liên tục khám phá và
tìm hiểu những
lý do “tại sao” và “thế nào” mà họ đã
thiếu sót. Kết quả là
chúng ta sẽ
hài lòng hơn rất nhiều với lối
giải quyết này vì nó
ảnh hưởng đến
toàn thể những gía trị của
đời sống con người.
Làm thế nào để
áp dụng kiểu
lý luận nội tâm theo Đạo pháp? Có thể qúy vị không được
hài lòng, và có thể sự
chán ghét đang nổi lên trong tâm của qúy vị. Thay vì
quan sát hiện tượng này một cách
thụ động hoặc bỏ qua một bên, qúy vị hãy tự hỏi và
tìm hiểu xem cái gì đang xẩy ra trong tâm của
chúng ta, tại đây, ngay bây giờ. Hãy
cố gắng khám phá xem tại sao anh
không hạnh phúc, anh không
hài lòng để có
tình trạng chán ghét xẩy ra. Nói cách khác, hãy tự hỏi chính mình nếu phải làm một điều gì, liệu tôi có
tinh tiến hay không. Phân tích như vậy không phải là một hành động bấn loạn
thần kinh. Nhưng, đây chính là đường lối
giải quyết vấn đề của
chúng ta.
Hỏi như vậy là tạo ra một tiến trình cho
nguyên nhân để
dần dần dẫn đến một
giải pháp. Nó giống như tiến trình thí nghiệm đi thí nghiệm lại của một nhà khoa học để
dần dần chứng minh cho một
vấn đề mà ông ta đang
nghiên cứu. Trong lúc tạo những
kinh nghiệm nội tâm,
chúng ta nên hỏi
chúng ta thật nhiều câu hỏi cho cùng một
vấn đề. Bằng cách này,
chúng ta sẽ phát triển và sẽ
trưởng thành trong
tâm linh, kết qủa là những sự khó chịu và những
bất mãn của
chúng ta đang từ từ
bị loại bỏ.
Thí dụ,
chúng ta sẽ phân tích được sự
chán ghét đang nổi dậy trong
chúng ta và sẽ
khám phá ra chẳng những
nguyên nhân của nó
mà cả kết qủa của nó để
chúng ta biết cách mà hoá giải nó.
Chúng ta thường bị
đau khổ vì những
tham vọng qúa lớn hoặc
bám víu chặt vào cái gì đó. Đây là kết qủa của những
kinh nghiệm cảm thọ “hài lòng” không được
kiểm soát, không
tỉnh thức trước kia mà bây giờ chúng đang có
liên hệ tới đối tượng này bây giờ. Mỗi khi
cảm thọ này nổi lên,
chúng ta nên
quan sát nó và nhìn cho thật rõ cái gì đang xẩy ra, đang dấy lên trong tâm của
chúng ta. Đây là một điều
vô cùng quan trọng để
thẩm định lý do tại sao
cảm thọ hài lòng lại sản xuất ra, lại là
nguyên nhân cho những
tình trạng khó chịu của lòng ước muốn và
tham lam. Cũng giống như vậy, mỗi khi
sầu khổ, mỗi khi có chuyện
bực mình, hãy
cố gắng khám phá xem tại sao
cảm thọ này lại tự động dẫn đến sự thù hận, oán hờn và
ganh ghét. Đôi khi
chúng ta có những
cảm thọ không vui cũng không buồn trên một vài
sự kiện nào đó. Những loại
cảm thọ này thường dẫn đến
tình trạng mờ mờ ảo ảo, một
tình trạng vô minh ngu ngơ làm
chúng ta không muốn
để ý đến đối tượng một chút nào. Cả ba loại
phản ứng này về những
kinh nghiệm của
chúng ta, chúng không luôn luôn
xuất hiện một cách
rõ ràng,
thiết thực hoặc
sống động, nhưng nó thường
xuất hiện một cách rất
tế nhị, ở thể
vi tế. Là một
con người,
chúng ta bị chúng
chi phối thường xuyên không ngừng, ngay cả lúc
chúng ta không
để ý đến chúng. Vì thế, nếu
chúng ta muốn huấn luyện tâm,
chúng ta cần phải mài sắc
trí tuệ của
chúng ta và luôn luôn
tỉnh thức: “cái gì đang thực sự xẩy ra ở bên trong tâm của tôi?”
Mỗi khi
chúng ta nhìn thẳng vào
bản tính của những
cảm thọ và
quan sát xem chúng
hoạt động như thế nào,
chúng ta sẽ
khám phá ra rất nhiều điều
thú vị. Nếu tôi tạo ra một vài tâm trạng ở đây thì qúy vị sẽ thấy tất cả những
rắc rối tâm lý đều do những
cảm thọ mà ra. Khi một
cảm giác vui sướng xẩy ra thì cái
tâm không thức tỉnh của
chúng ta liền bị
quay cuồng, bị đưa đẩy bởi chính những
cảm giác vui sướng này. Khi một
cảm giác khó chịu xẩy ra, tâm
chúng ta liền bị
mất thăng bằng, liền bị mất
kiểm soát và những
rắc rối liền
xuất hiện tiếp theo đó. Ngay cả những
cảm thọ trung tính,
không vui không buồn, tơ
lơ mơ cũng dẫn
chúng ta đến khổ đau hoặc trở ngại. Vì
chúng ta muốn bỏ qua những gì đang
phát khởi ra ở giữa những
cảm thọ này nên
chúng ta đã bỏ qua
thực tính của chúng. Kết qủa của những gì
chúng ta đã bỏ qua, đã nhắm mắt lại trước các
hiện tượng xẩy ra lại là nền tảng của
vô minh, và nó
hoàn toàn đi ngược lại với việc phát triển
trí tuệ giải thoát.
Như vậy
tham lam,
ganh ghét và những
rắc rối tâm lý khác đúng là do
cảm thọ gây ra, nhưng thực sự ra đây mới chỉ là một nửa mà thôi. Những
tình trạng tâm lý này lại thay phiên nhau
trở lại để
quấy rầy những
cảm thọ khác nữa. Đây chính là cái vòng luẩn quẩn
xấu xa. Cái này là
nguyên nhân của cái kia, chúng quay vòng vòng trong
tâm thức của
chúng ta không bao giờ ngừng, chúng quấy phá
cuộc đời chúng ta và những nguồn
năng lượng của
chúng ta.
Thật là
ích lợi biết bao nếu
chúng ta tìm hiểu gần hơn,
sâu xa hơn về
thực tính của những
cảm thọ của
chúng ta. Hãy
quan sát xem cái gì đang xẩy ra trong
ý thức, trong
tư tưởng, trong tâm của
chúng ta, qúy vị gọi nó bằng bất cứ tên gì cũng được. Đây là một
việc làm rất có gía trị, có ai
phản đối không?
Chúng ta nên tự hỏi: những
phương pháp mà
giáo lý tôn giáo dậy có
hiệu quả cho việc
tìm kiếm sự
bình an thật ở
tâm hồn không? Khoa học và
triết học có đi ngược lại những
phương pháp khám nghiệm này không? Không,
hoàn toàn không.
Sự thật là, nền tảng của
triết học, như tôi đã trình bày trước kia, chỉ làm mạnh thêm cho những
ý thức phát khởi từ
nội tâm. Không có
niềm tin vững chắc đó,
chúng ta sẽ không có một câu
trả lời xác thực mỗi khi có người nào hỏi
chúng ta về nó. Một
giải quyết tinh thần không được
mập mờ, không được
lúng túng như vậy.
Chúng ta hãy
tìm hiểu gần hơn,
sâu xa hơn về
bản tính của những
cảm thọ của
chúng ta. Cho dù chúng vui, buồn hay
không vui không buồn, hầu như tất cả đều là kết quả của những sự
phân biệt sai lầm.
Sở dĩ có những sự
phân biệt sai lầm vì chúng đặt
căn bản trên những
vọng tưởng của tâm, mà những
vọng tưởng này lại luôn luôn che mắt
chúng ta, không cho
chúng ta nhìn đúng
sự thật. Đây là
sự thật của bất cứ một
hiện tượng nào, dù ở bên trong hay ở bên ngoài, dù có
sinh khí hay không có
sinh khí, dù
hoạt động hay
bất động.
Cảm thọ không chỉ
phát khởi khi một người
phản ứng với một người khác. Chúng
xuất hiện khi có sự
liên hệ với bất cứ cái gì (
duyên khởi). Trong hầu hết các
nghịch cảnh đều có một đối tượng mà những
cảm thọ bị
quấy rầy lại chính là chủ nhân. Điều này cho
chúng ta thấy rằng chúng khác biệt hay tách biệt với cái khác, ví dụ một người nói, “Tôi ghét thằng đó,” nhưng
thực ra, một cách nào đó,
cảm thọ của anh ta đã tạo ra đối tượng này. Vì thế tôi muốn nói rằng đối tượng của những
cảm thọ của
chúng ta không thể gây
ảnh hưởng đến
thực tính của bất cứ một
hiện tượng bên ngoài nào. Đó
thuần túy chỉ là những lớp sơn
vọng tưởng của một cái tâm
phân biệt một cách
mù quáng mà ra.
Do đó, thực là dễ dàng, thực là
đơn giản để
đối diện, để
đối đầu với những nguồn
mâu thuẫn tinh thần có thể xẩy ra. Chỉ cần nhớ bất cứ cái gì đến
quấy rầy những
cảm thọ nội tâm của
chúng ta đều là những
ý niệm sai lầm của tâm
vọng tưởng.
Quan sát những đối tượng này sẽ giúp
chúng ta có một cái nhìn
sáng tỏ hơn về những sự việc đang xẩy ra mà không
cần phải dùng đến những
phương pháp phức tạp nào khác. Chỉ cần
chiêm nghiệm đời sống của chính
chúng ta. Bất cứ cái gì
chúng ta đang
nhận thức, đang
sinh hoạt, đang cảm nhận, hãy
chiêm nghiệm ngay xem có phải
chúng ta đang lừa dối chính mình không. Hoặc nói một cách
chính xác hơn, hãy
quan sát xem tâm của
chúng ta có đang gán ghép, có đang phóng đại một
nhận xét không có thực cho đối tượng mà
chúng ta đang
nhận thức hay không, có thể nó đang lừa dối
chúng ta vì một
lý do mâu thuẫn và nhiễu loạn.(Nhiều khi
chúng ta nói sai
sự thật cho một người hay cho một
sự kiện mà
chúng ta đã gặp vì một
lý do nào đó. --Dg)
Chúng ta thường nghĩ rằng những
rắc rối của
chúng ta là do người khác đem lại hoặc họ chiếm mất
hạnh phúc của
chúng ta.
Tuy nhiên, khi nhìn
sâu xa hơn thì chẳng kiếm thấy một
kẻ thù nào cả. Từ
vô thuỷ, qua biết bao nhiêu kiếp và từ khi sinh ra
cho đến bây giờ,
chúng ta đã tự
đánh lừa chính mình qúa nhiều rồi. Có thể
chúng ta nghĩ, “ Tôi không bao giờ hành động như vậy, tôi là một người tốt.” Nhưng
chúng ta sẽ chẳng bao giờ hiểu được
sự thật nếu
chúng ta cứ
mãi nhìn sự kiện theo chiều hướng này. Hãy khám xét những
thái độ tinh thần của
chúng ta mỗi khi
đối diện với
sự kiện và hãy
tìm hiểu xem
chúng ta đã gán ghép, đã phóng đại
sai lầm cho những người mà
chúng ta đã gặp hay cho những
hiện tượng xẩy ra trong cuộc sống như thế nào.
Hầu như lúc nào
chúng ta cũng sơn phết cho mọi
vấn đề:
chúng ta tự
diễn dịch mọi
hiện tượng theo lối nhìn hạn hẹp của chính
chúng ta.
Chúng ta có thể
khám phá ra
xu hướng này một cách dễ dàng, không
cần phải dùng tới những
phương pháp phân tích
đặc biệt. Chỉ
cần dùng luật
tương đối, sự
xuất hiện rất
bình thường của sự vật, hãy tự hỏi chính mình: “ Tôi là ai? Tôi là cái gì?” Một vài
hình ảnh về cái tôi mà
chúng ta nghĩ
chúng ta sẽ là sẽ
xuất hiện ngay, nó rất
tương đối với
sự thật. Hãy tự nhìn cho thật rõ chính mình. “Đây chính là tôi ư? Đây thực sự là tôi sao? Tôi luôn luôn
xuất hiện như thế này với tất cả
mọi người ư?” Khi thật sự
quan sát mình một cách
vô cùng thành thật,
chúng ta sẽ
nhận ra lớp sơn kia là
giả dối.
Chúng ta sẽ nhìn thấy chúng biến mất trong sự gỉa dối.
Chúng ta sẽ
khám phá ra chính
chúng ta đã
bóp méo tất cả những
nhận thức của
chúng ta về những
hiện tượng ở bên ngoài.
Chúng ta sẽ nhìn thấy lớp sơn của
chúng ta,
một thế giới
cảm quan toàn là những
vọng tưởng sai lầm và
chúng ta sẽ nhìn ra được những
cảm thọ được khởi lên bởi những
vọng tưởng hư ảo đưa đẩy
chúng ta tới lui giữa những hứng khởi và
tuyệt vọng. Cái vòng bất toàn này,
căn bản là
hư ảo, được gọi là
luân hồi, sự
nghiên cứu và
quan sát của
chúng ta chỉ cho
chúng ta biết đây chỉ là những
ảo cấu của tâm
chúng ta.
Nếu
chúng ta huấn luyện
chúng ta nhìn sự vật theo chiều hướng này,
chúng ta sẽ không còn bao giờ nghĩ rằng những
rắc rối của
chúng ta là do
lỗi lầm của
xã hội, của quê hương hay của
cha mẹ chúng ta nữa.
Chúng ta sẽ
công nhận những
vấn đề này là của tâm
chúng ta, xẩy ra ở trong tâm của
chúng ta. Để sửa soạn cho
phương pháp phân tích này, trước nhất
chúng ta cần phải biết làm thế nào
suy nghĩ một cách
rõ ràng trong sáng.
Phương pháp này giúp
chúng ta biết sắp xếp những
hiện tượng khác nhau mà
chúng ta muốn
nghiên cứu học hỏi. Lại nữa,
sự thật không
hiển lộ ngay lập tức, mà
tùy theo sự
tin tưởng của chính
chúng ta. Có nghĩa là chính
chúng ta phải đi trên tiến trình
học hỏi này. Bởi vì chính
sức mạnh của
trí tuệ không
lầm lẫn của
chúng ta là lực
thúc đẩy chúng ta trong sự
học hỏi và
tìm hiểu này, nó sẽ cho
chúng ta rất nhiều
năng lực để
chúng ta kiểm soát cuộc đời của
chúng ta.
Không có gì nguy hiểm khi
chúng ta chấp nhận khảo nghiệm
đời sống hàng ngày của
chúng ta bằng chính những
kinh nghiệm của
chúng ta. Không có gì lừa dối và hướng dẫn
sai lầm trong triết lý
thực hành này.
Chúng ta sẽ nhìn ra được tất cả những
rắc rối tinh thần của
chúng ta, chúng đều được tạo ra bởi lớp sơn
vọng tưởng của
thế giới cảm quan. Vì bị
u mê bởi ảo vọng,
chúng ta đã phán đóan
sai lầm cái này tốt cái kia xấu. Nhưng
thế giới ảo tưởng không phải là
thế giới của
con người. Nó là
thế giới của ai?
Chúng ta hãy tự khám nghiệm lấy! Cái nhìn của tôi về “California” không phải là cái nhìn của người khác. Đây là
lý do tại sao
Phật giáo giám mạnh dạn mà nói rằng, tất cả những
hiện tượng đều do tâm của chính
chúng ta tạo ra.
Lời nói này là một
sự thật,
ý nghĩa cốt tủy của nó không thể phát sinh bởi những kẻ
đạo đức giả hay bởi một cái tâm bị
ô nhiễm.
Chúng ta nên khám nghiệm và tự
kinh nghiệm lấy
bản tính huyễn ảo trong những
vọng tưởng của
chúng ta. Chỉ bằng cách này
chúng ta mới có thể
khám phá ra
sự thật đang nằm sâu ở bên trong.
Truy tìm, khám nghiệm chính là
thực hành.
Thiền định không có nghĩa là
ngồi yên trong một góc nào đó mà không làm gì cả.
Hoàn toàn không phải như vậy. Không cần biết anh đang làm gì, cũng chẳng cần biết anh thuộc
môn phái nào, anh có thể khám nghiệm bất cứ lúc nào, phải không? Đây là một việc có thể làm được ở bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu.Thật là
vô cùng sai lầm khi nghĩ rằng
thiền định của
Phật giáo chỉ dành cho những kẻ lười biếng, không muốn làm gì cả. “ Tất cả những thiền gỉa chỉ là những người
ngồi không, ăn, ngủ và đi cầu !” Những người không
hiểu biết có thể nghĩ như vậy, một số thiền gỉa cũng có thể nghĩ như vậy. Nhưng những vị
chân thiền giả là những người
hoàn toàn chịu
trách nhiệm về tất cả
con đường tinh tiến và phát triển của họ. Họ không sợ bất cứ gì nên cũng chẳng
cần phải dấu diếm điều gì trong một góc nhà nào đó.
Đức Phật không dậy thiền như vậy. Sự
hiểu biết nông cạn và bất hảo về
Đạo pháp hay về
tôn giáo có thể là
nguyên nhân dẫn đến sự bất toàn và xa rời
sự thật. Sự
chân thành thiền định là một sự
thực hành nghiêm chỉnh, một sự
đối chất ngay thẳng để phá tan lớp mây mờ ảo vọng mà tiến đến trái tim của
chân tính.
Hãy nhớ rằng
cảm thọ bao gồm luôn cả những
cảm xúc. Chúng có thể là những
cảm thọ tinh thần, có thể là những
xúc động hay ngay cả những
niềm tin nhảm nhí. Tất cả những
hiện tượng đang diễn ra đều là đối tượng của
cảm thọ.
Tuy nhiên hầu như trong mọi lúc
chúng ta chẳng biết
chúng ta đã cảm nhận chúng như thế nào. Đó là
lý do tại sao
chúng ta hãy luôn luôn quay vào trong mà
kiểm soát chính mình. Bằng cách này
chúng ta sẽ từ từ phát triển được
trí phân biệt tối thượng. Với
trí tuệ phân biệt này,
chúng ta có khả năng
kiểm soát được những
cảm thọ không
trong sáng và những
cảm thọ rối loạn để
giải thoát chúng ta khỏi vòng cương tỏa của chúng.
Người ta thường nói: “Đừng
phân biệt !
Phân biệt là nguồn gốc mọi
rắc rối .”
Tuy nhiên,
chúng ta đều biết
thế giới này luôn có hai
ý nghĩa khác nhau. Sự
phân biệt sai lầm phát khởi khi lớp sơn
huyễn ảo của tâm
vọng tưởng nhầm lẫn về
chân tính, nó làm
chúng ta nghĩ, “Tôi thích cái này,” “Tôi ghét cái kia,” “Oâng ta đúng,” “Cô ta sai,” ...
vân vân... Những
phản ứng này
tuyệt nhiên không có gì
liên hệ đến
chân tính nên loại
phân biệt này
hoàn toàn là
giả dối, lường gạt.
Nhưng loại
phân biệt đúng đắn lại là
bản tính của
trí tuệ. Nó biết cái gì là
sự thật và luôn luôn giúp tâm
chúng ta hoạt động một cách
trong sáng.
Nếu không như vậy, sự vật sẽ luôn
xuất hiện một cách
lung tung lẫn lộn. Ngay ở trong bình diện
thế tục,
trí phân biệt này cũng
cần thiết,
nếu không có nó làm sao
chúng ta có thể chuẩn bị được bữa cơm trưa nay. Nếu
chúng ta nghĩ, “Tôi đã thoát ra khỏi mọi sự
phân biệt, tôi có thể trộn tất cả mọi thứ vào cái bát này,” như vậy
bữa ăn của
chúng ta sẽ tệ lắm phải không qúy vị?
Vậy, để nhìn sâu vào những
thái độ tinh thần của
chúng ta, để
khám phá xem cái gì mạnh mẽ, cái gì cần được
kiểm soát,
dĩ nhiên chúng ta cần sự
phân biệt.
Nếu không, ai sẽ
kiểm soát chúng ta? Ví dụ như khi
chúng ta đi sâu vào
thiền định, một phần tâm của
chúng ta nên ở bên ngoài để chú ý
theo dõi những
giá trị của
thiền định. Nó phải
quan sát xem các
sự kiện có
tiến triển đúng hay không? “ Các nguồn
năng lượng có đi đúng hay không?” “ Tôi có
bỏ rơi đối tượng của
thiền định không?” Nếu
chúng ta không làm như vậy, cái
tâm không được
kiểm soát của
chúng ta sẽ đi lang thang
lung tung trong hàng ngàn hướng khác nhau. Rất nhiều người nghĩ rằng
thiền định sâu có nghĩa là
tâm không còn biết
phân biệt gì nữa cả. Không bao giờ
chúng ta được rời xa sự
chú tâm. Không cần biết
chúng ta đang làm gì - kiểm chứng một điểm nào đó trong
Đạo Pháp,
cố gắng nhất tâm thiền quán,
thực hành sâu xa hay đắm chìm trong
đại trí -- thì
sự thiền định và sự
chú tâm trong
vấn đề đó cũng phải
đồng điệu hoà nhập
với nhau. Đây là điểm
vô cùng quan trọng và thực sự có gía trị để giữ cho sự
tỉnh thức luôn luôn có ở tâm của
chúng ta.
Hãy thử nghĩ xem,
chúng ta đã tiêu hết bao nhiêu
năng lượng cho các siêu thị. Đứng trước
bức tranh quảng cáo chiếc răng trắng long lanh của hãng bán thuốc đánh răng, hình như
chúng ta đã phải dùng
trí lực để
so sánh chọn lựa mua cái nào cho đúng, “Tôi có nên mua cái này không? Có lẽ loại kia mới tốt. Cái nào rẻ hơn? Hộp kia trông
hấp dẫn hơn...
vân vân....”
Hao tốn qúa nhiều năng lượng! Khi đứng trước những đối tượng
hào nhoáng không thể
quyết định, hãy tự hỏi cái nào thực sự đem đến sự
thoải mái cho
chúng ta: những món hàng trong siêu thị hay sự
hiểu biết của tâm? Siêu thị chỉ đem lại những
thoải mái giới hạn và
nhất thời. Nhưng sự
hiểu biết sâu xa của
trí tuệ sẽ đem lại sự
thoải mái lâu dài và sự
an lạc vĩnh cửu. Đây là một
sự thật. Nói
xa hơn nữa, không ai có thể phá hoặc
quấy rầy sự
hạnh phúc mà
chúng ta có được
từ trí tuệ, bởi vì nó ở trong này, trong tâm của
chúng ta. Chỉ cần
chúng ta biết huấn luyện, biết
tu tâm thì sẽ không bao giờ xa rời niềm
hạnh phúc này.
Chúng ta có rất nhiều cơ hội, có rất nhiều
may mắn để
thực hiện sự thật này
trong đời sống hàng ngày của
chúng ta. Nhưng trước khi
chúng ta chấp nhận sự
thực hành Đạo Pháp,
thực hành một
giáo lý tôn giáo hoặc bất cứ một
hình thức văn hoá nào,
chúng ta nên
suy nghĩ và
quyết định một cách
vô cùng sáng suốt, nó có thực sự đem lại
hạnh phúc cho
cuộc đời của
chúng ta không.
Chúng ta có thực sự tin rằng
chúng ta có thể tìm được
hạnh phúc trong những
mê hoặc của ước muốn trần gian không, hay
chúng ta lại phải
tìm kiếm sâu xa hơn nữa cho sự
viên mãn trường cửu? Nếu
chúng ta không
phân biệt được và không thể
thông suốt được
vấn đề này thì sự chọn lựa
con đường đạo --một
tôn giáo hay bất cứ gì--chỉ là một
việc làm mù quáng mà thôi.
Con đường phát triển
tâm linh chỉ
tinh tiến rất hạn hẹp
nếu không có một
căn bản cốt tủy nằm sâu trong cá tính của chính
chúng ta. Sẽ chẳng có một ơn ích nào
phát khởi trong tâm
chúng ta vì nó vẫn còn bị che phủ bởi một lớp mây mù và những
cảm thọ đầy
mâu thuẫn. Vậy,
chúng ta cần phải nhìn vào bên trong, trong sâu thẳm
tâm thức của
chúng ta xem cái gì mới thực sự tốt nhất cho
chúng ta, hãy
cố gắng khám phá ra
bản tính chân thật của tâm
chúng ta.
Cám ơn qúy vị nhiều lắm.