Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

25 Tháng Mười 201805:27(Xem: 5831)
Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm
Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của
Phật Giáo Qua Kinh A-hàm 
 


Thích Nữ
Tịnh Trí

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

A- DẪN NHẬP

 Đạo Phật là nguồn sống và lẽ sống của con người, là cương lĩnh cho nhân thế. Với sứ mạng thiêng liêng cao đẹp ấy, đạo Phật không xa lìa thực thể khổ đau của con người. Đạo Phật đối diện cùng đau khổ, tìm ra những phương thức linh diệu diệt trừ đau khổ, đem lại sự an vui hạnh phúc cho nhân thế, giúp con người xây dựng cuộc sống Chân-Thiện-Mỹ.

Phật dạy: "Phật pháp tại thế gian, không ngoài thế giangiác ngộ. Nếu lìa thế gian để tìm cầu Bồ Đề, không khác nào người đi tìm lông rùa sừng thỏ, vì đó là việc không bao giờ có" (Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly mịch Bồ Đề, cáp như tầm thố giác – Bảo đàn Kinh). Đạo Phật ra đời để phụng sự con người, rời con người đạo Phật hết sứ mạng.

Tinh thần cao đẹp ấy đã thể hiện trong suốt cuộc hành trình hoằng pháp độ sanh của Đức Phật. Ngài chỉ nói: khổ và con đường diệt khổ.

Quả thật vậy, cuộc sống con người vẫn mãi trôi lăn trong khổ đau triền miên. Những thất vọng, chán chường mâu thuẩn và bi kịch vẫn thường diễn ra trên sân khấu cuộc đời. Kiếp người là phù du, tạm bợ. Nhưng từ ngàn xưa vẫn chưa có bậc xuất thế nào tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau của sanh, già, bệnh, chết. Sự xuất hiện của Đức Phật trên cõi đời này đánh dấu một bước ngoặt trọng đại. Ngài đã tìm ra con đường giải thoát cho bản thân mình và cho tất cả chúng sanh. Ngài đã thật sự mở ra cánh cửa bất tử, vén lên bức màn vô minh và từ đó những ai thực hành lời dạy của Ngài, đều có thể thoát khỏi sanh tử luân hồi, chứng quả Bồ đề Niết Bàn. Đây là mục đích tối hậu của người học Phật. Dù trên bất cứ bình điện nào, góc độ nào thì bản chất của nó vẫn là một, như nước trăm sông đều đổ về biển cả và thuần một vị đó là vị mặn. Cũng vậy, giáo lý của chư Phật, dù nhiều vô lượng, nhưng chỉ có một vị đó là vị giải thoát.

Tuy nhiên tùy căn cơ từng hạng người mà Đức Phật thuyết pháp và sự tiếp nhận của nhân sinh phát triển không đồng, nhưng rồi cuối cùng cũng đều đạt đến mục đích cứu cánh an lạc. Đây chính là điểm nhất quán trong đạo Phật.

Kinh A Hàm là một hệ thống giáo lý căn bản ấy. Từ hệ thống giáo lý căn bản này mà triển khai và phát triển đến mức độ cứu cánh viên mãn. Dựa trên nền tảng giáo lý A Hàm, chúng ta có thể khẳng định rằng toàn bộ hệ thống kinh tạng của Phật giáo nói chung và A Hàm nói riêng đều có tính nhất quán nhằm đưa đến đích cuối cùng của đời sống phạm hạnh là đoạn trừ tham ái, chấp thủ, vô minh, giải thoát hết thảy lậu hoặc và hướng nhân loại thẳng tiến về Niết Bàn, an lạc.

Song, muốn đạt đến đích an lạc này, chúng ta phải thực hành theo phương pháp của Đức Phật chỉ dạy – phương pháp này là một hệ thống giáo dục thực tiễn về mở mang tâm trí, được thế giới biết đến từ 25 thế kỷ qua, chứ không phải là một phương pháp trừu tượng, suy tưởng hay siệu hình. Phương pháp này cũng được gọi là con đường Trung đạo, con đường chính đáng của đời sống, một hệ thống triết lý đạo đức, một phương pháp tự mình thực hành lấy, được công nhậncon đường giải thoát và hữu lý. Phương pháp này dạy chúng ta 3 điều: không làm điều xấu, sẳn sàng giúp đỡ người khác và giữ tâm trí thanh tịnhlành mạnh.

Chủ đề này rất có ý nghĩathực tiễn. Tuy nhiên rất khó khăn thực hành những điều này. Lý do là vì nhược điểm cố hữu của con người. Hạnh kiểm của con người giữ 1 vai trò quan trọng trong đường lối sống. Đức Phật đã có lần nói: "Giáo lý của ta không phải là để đến mà tin theo, mà là để thực hành." Điều này khuyến khích người ta nghiên cứu tường tận giáo lý của Ngài để tự suy xét nên hay không nên chấp nhận giáo lý này. Không một ai bị đòi hỏi đến để chấp nhận lối sống này mà không trước hết hiểu thấu giáo lý của Ngài.

Nhận chân được giá trị hữu ích bất tư nghì về lời dạy của Ngài, cũng như phương pháp thực hành qua kinh A Hàm, và nhất là hiện nay, áp dụng vào cuộc sống hiện đại, có thể được xem nhưcương lĩnh một phần lớn đời sống của nhân loại.

* * *

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: LỊCH SỬ KINH A HÀM

1. Lịch sử kiết tập:

Kinh Tạng A Hàm là một bộ kinh chủ yếu của phái nhất thiết hữu bộ (Sarvativada) gọi tắt là hữu bộ. Có thể nói kinh Tạng A Hàmhậu thân của kinh Tạng nguyên thủy bằng tiếng Magadhi. Tạng này được hình thành trong kỳ kiết tập lần thứ nhất xảy ra vào năm 554 trước Tây lịch. Ngay từ buổi đầu mới hình thành, chỉ là truyền tụng (Samgiti) chưa được trở thành văn bản bằng ngôn ngữ.

Về sau trên bước đường phát triển phái hữu bộ tách ra khỏi phái Thượng tọa bộ vào khoảng thời gian 300 năm sau Phật Niết Bàn (đầu thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch) và về lập cứ ở vùng Tây Bắc Ấn Độ, bao gồm hai trung tâm Mathuara (mathâula) và Kashimir (Kế Tân). Nhưng mãi đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch dưới thời vua Asoka (A Dục Vương) kinh Tạng A Hàm mới được ghi chép bằng ngôn ngữ Bắc Phạn (Sanskrit) do công lao đóng góp của người Balamôn theo đạo Phật tên là Panini. Như vậy kinh Tạng A Hàm được hình thành bằng văn tự sau kinh tạng Pali hai thế kỷ, vì tạng Pali được hình thành vào cuối thế kỷ thứ ba trước Tây lịch dưới thời vua Asoka.

Về nội dung ngay từ ban đầu kinh Tạng A Hàm được ghi chép thành 5 bộ: Trường, Trung, Tạp, Tăng nhất và Tiểu A Hàm tương đương với 5 bộ Pali: Trường, Trung, Tương Ưng, Tăng chi và Tiểu bộ kinh.

Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, tinh thần cởi mở và dung hòa, những nhà cấp tiến của hữu bộ đã kết nạp thêm một số kinh của đại chúng bộ từ Vesaly ở Đông Nam truyền lên, chủ yếu đưa vào Tiểu bộ A Hàm. Do đó đã nâng số kinh lên cả hàng chục kinh, vì vậy Tiểu A Hàm không còn giữ nguyên hình thức và nội dung nữa, mà phải đổi thành danh từ mới là Tạp A Hàm, rồi chuyển sang Bồ Tát Tạng. Đó là tiền thân của kinh Tạng Đại Thừa về mặt lịch sử.

Khi đó những nhà bảo thủ của hữu bộ tự động rút ra khỏi Tạp A Hàm một số kinh thuộc Tiểu phẩm A Hàm, tạo thành những kinh biệt dịch như Pháp Cú, Sinh kinh, Duyên kinh, tạp thí dụ v.v...gọi là A Hàm Bộ Hạ. Đó là lý do tại sao kinh A Hàm ngày nay còn 4 bộ. Trái lại kinh Pali từ ngày kiết tập đến nay vẫn giữ nguyên hình thức, nội dung và số lượng. Đó là điểm đặc biệt về mặt lịch sử của kinh tạng Pali và A Hàm.

2. Lịch sử phiên dịch:

Phật giáo được truyền sang Trung Hoa vào đầu thế kỷ thứ nhất năm 67 sau Tây lịch, dưới thời Hán Minh Đế. Nhưng mãi đến đầu thế kỷ thứ 5, một phần lớn kinh Tạng chữ Hán mới được dịch từ Phạn sang chữ Hán, trong đó có 4 bộ A Hàm.

- Trường A Hàm: Do Ngài Phật Đà Da Xá và Ngài Trúc Niệm dịch trong hai năm đầu sau Tây lịch tại kinh đô Trường an, đời Dao Tần và được sự cộng tác của Ngài Đạo Hàm ghi chép. Đồng thời đứng ra tổ chức phiên dịch là Hiệu Úy Đạo Sùng, gồm 22 quyển.

- Kinh Trung và Tăng Nhất A Hàm: Do Ngài Tăng Già Đề Bà dịch trong 2 năm 397 – 398 sau Tây lịch, tại kinh đô Kiến Khương nhà Đông Tần. Với sự cộng tác của Tăng Già La sát về mặt Phạn ngữ và do Đạo Từ ghi chép. Đồng thời vị Phật tử ủng hộ tích cực trong công tác phiên dịch này là Thượng Thơ Vương Nguyên Lâm. Trung A Hàm có 60 quyển, 18 phẩm. Kinh Tăng Nhất có 51 quyển, 52 phẩm chia làm 11 pháp.

- Kinh Tạp A Hàm, do Ngài Cầu Na Bạt Đà dịch vào đời Lưu Tống, có 1362 kinh.

3. Ý nghĩa danh từ A Hàm

A Hàm là danh từ chung chỉ cho 4 bộ A Hàm. Đó là Trường, Trung, Tăng Nhất và Tạp A Hàm. A Hàm là dịch âm của chữ Agama. Có 2 nghĩa chính:

Vô Tỷ Pháp: theo hữu bộ, tức Phật pháp nói trong thời A Hàmvô thượng, không có một pháp nào có thể so sánh được, không có một pháp hơn nữa.

Pháp Quy: (Theo Ngài Thích Tăng TriệuTrường An), Pháp Quy là căn nguyên của mọi điều thiện, là khu rừng tóm thâu tất cả, vừa uyên bác, vừa phong phú, vừa bao la, thuyết minh dấu tích của hiền ngu, tội phước, phân tích về nguyên do chân ngụy, dị đồng, ghi lại những việc thành bại xưa nay, bao hàm tất cả vạn loài đất trời, đạo do đây mà phát khởi, pháp do đây mà tồn tại. Ví như biển cả, trăm sông đều đổ dồn về, cho nên gọi là Pháp Quy.

Sau khi thành đạo qua hai tuần đầu giảng kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật đã thuyết giảng suốt 12 năm liền kinh A Hàm. Nội dung giáo lý A Hàm, Đức Phật chú trọng phá trừ ngã chấp, diệt tham áichứng quả Bồ Đề Niết Bàn.

CHƯƠNG II:

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC Ý NGHĨA TÍCH CỰC TRONG TƯ TƯỞNG TRUNG ĐẠO
CỦA PHẬT GIÁO QUA KINH A HÀM

Mắt Thế Tôn nhìn xa ngoài muôn dặm
Lòng Thế Tôn như biển thẳm xanh màu
Tay hiền từ đốt đuốc giữa đêm thâu
Với pháp nhũ đầy vàng châu cảm mến!

Đức Phật – Đấng đạo sư muôn vàng tôn kính. Người đã tìm ra "ánh đạo vàng" như vầng dương rực rỡ chiếu soi cõi ta bà vô minh ô trược. Nếu thái tử Sĩ-Đạt-Đa từ thuở ấy mãi vui hưởng dục lạc trong cung vàng điện ngọc, bên cạnh tình yêu mãnh liệt của hoàng phụ với đôi tay luyến ái của hiền thê...ắt hẳn Ngài không có gì để ta quy kính. Nhưng, hạnh phúc thay! Sớm nhận chân được thực tại của cuộc đời đầy dẫy những khổ đau bởi sanh, già, bệnh, chết, nhìn thấy tướng vô thường đang bủa vây cuộc sống, Thái tử đã rời bỏ kinh đô lên đường tìm chân lý. Sau cuộc chiến đấu phi thường kéo dài hơn 6 năm, trải qua bao sự ép xác khổ hạnh, vẫn không tìm ra con đường thoát khổ, Ngài đã từ bỏ pháp môn này, tự mình vào rừng sâu, không một sự hổ trợ từ bên ngoài, không được hướng dẫn bởi một năng lực siêu phàm nào, cô độc một mình, chỉ nương vào trí tuệ, sự nổ lực của tự thân với sự quyết tâm cao độ, Ngài đã đoạn toàn bộ tham, sân, si, đoạn tận khổ uẩn. Cuối cùng, Ngài đã chứng đạt được thực tướng của các pháp và đã trở thành một vị Phật, một Đấng toàn giác.

Sau khi chứng ngộ, không an hưởng pháp lạc một mình, Ngài đã lên đường chuyển bánh xe pháp độ quần sanh. Chân lý mà Ngài đã thực chứng và giảng dạy cho chúng ta hành trì, ấy là con đường "Trung đạo".

Giờ đây, chúng ta hãy đi vào tìm hiểu ý nghĩa Trung đạo đã được Ngài thuyết giảng qua kinh Tạng A Hàm.

KHÁI QUÁT VỀ Ý NGHĨA TRUNG ĐẠO

Trung đạo, nếu gọi đủ là Trung đạo duyên khởi (Majjhima Patipana). Đứng về mặt triết lý là con đường không tuyệt đối hóa một vấn đề gì, ly khai tất cả những ý niệm chấp trước, không chấp hữu và không chấp vô, không thái quá và không bất cập, ly khai các cực đoanphiền não, tự tại vô ngại, giải thoát giác ngộ, chứng quả Niết Bàn nên gọi là Trung đạo.

Tuy nhiên trên quan điểmtư tưởng của kinh A Hàm Trung đạo mang tính cách thực tế. Nói như thế có nghĩa là Trung đạo được xác định như là phương pháp thực hành đặc biệt, siêu việt nhị nguyên, đối đãi, thể nhập chân lý tuyệt đối, nhưng vẫn hiện hữu tùy duyên linh động trong mọi thời gian, không gian và sự hiện hữu của tự thân đối với tha nhân và các pháp.

Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng: Phật giáo đi ngược chiều với phần đông các tôn giáo khác, khi khai quang con đường "Trung đạo" và truyền bá giáo lý lấy nhân bản làm trung tâm, thay vì giáo điều lấy thần linh làm trụ cột. Như vậy Phật giáo hướng nội và nhằm vào sự giải thoát từng cá nhân, giáo pháp phải được tự mình chứng ngộ. Đức Phật đã nhiều lần khuyên hàng môn đệ:

"Các con phải chuyên cần tinh tấn
Các đấng Như Lai chỉ là người vạch ra con đường" 
(Pháp Cú câu 176)

"Các con hãy tự mình tự cải thiện, tự vươn lên,
mở lòng đón nhận giáo huấn của Đức Phật.
Hãy rung chuyển đạo binh của tử thần,
Như thớt tượng rung chuyển một mái chòi tranh" 
(Tạp A Hàm I, 156)

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, Đức Phật dạy rằng không nên tìm giải thoát bằng cách tùy thuộc nơi một đấng cứu thế, dầu vị ấy là người hay thần linh.

Theo thường, cứu cánh của phần đông nhân loạituyệt diệt hoàn toàn, hoặc trường tồn vĩnh cữu. Người theo chủ nghĩa vật chất tin rằng sau khi chết con người hoàn toàn không còn gì nữa, trở thành hư vô. Một vài tôn giáo chủ trương rằng mục tiêu cứu cánh chỉ có thể thành đạt sau kiếp sống, trong sự hợp nhất với một nhân vật toàn năng, hoặc một sinh lực không thể giải thích hay nói khác đi, một hình thức trường tồn vĩnh cữu.

Phật giáo dạy con người "Trung đạo" mục đích cứu cánh của Đạo Phật không phải là sự tuyệt diệt, bởi vì không có cái chi trường tồn để tuyệt diệt, cũng không phải sự trường tồn vĩnh cữu để vĩnh viễn hóa. Mục tiêu cứu cánh của Phật giáo có thể thành đạt trong chính kiếp sống này.

Qua đây, tư tưởng Trung đạo được lý giải tuần tự theo những vấn đề sau:

Trung đạoXa lìa những cực đoan

Như Spinoza viết: "Những gì thường xảy ra trong đời sống và được con người quí chuộng, xem là tốt đẹp nhất, có thể thu gọn làm 3 điều: giàu sang, danh thơm tiếng tốttham vọng. Ba điều ấy làm cho tâm vọng động đến độ khó lòng có thể nghĩ đến gì tốt đẹp hơn" (Phật giáo nhìn toàn diện).

Quả vậy, thói quen người ta quan niệm rằng thỏa mãn hết những dục vọnghạnh phúc tốt đẹp nhất. Trong sự thỏa mãn dục lạc chắc chắn rằng có hạnh phúc nhất thời trong khi mơ ước, mong đợi, lúc thọ hưởng và khi hồi nhớ lại những khoái lạc vật chất tương tự. Nhưng hạnh phúc ấy quả thật huyền ảo và tạm bợ.

Để minh họa vấn đề này, chúng ta hãy nhìn lại quá khứ Đức giáo Chủ của chúng ta, khi còn là một thái tử, nếm đủ mùi khoái lạc vật chất ở đời, như Kinh Trung A Hàm đã diễn tả:

"...Chính ta ngày trước, khi chưa xuất gia học đạo, là ra đi từ chỗ ưu du, từ chỗ thung dung nhàn nhã, từ đời sống cực kỳ êm dịu..." (Phẩm Đại – Kinh Nhu Nhuyến)

Xung quanh Ngài nào là gấm vóc lụa là, ăn ngon vật lạ, kẻ hầu người hạ, vợ đẹp con xinh...Thế nhưng Ngài cho rằng đây chỉ là những khoái lạc nhất thời thôi, tất cả rồi sẽ bị biến đổi, hoại diệt do sức tàn phá của thời gian. Sống trong nhung lụa mà Ngài cho là phiền não đã ràng buộc. Vì thế, Đức Như Lai nhận định rằng:

"...Chính ta phải chịu sanh già bệnh chết, phiền nãoô nhiễm. Tại sao vẫn mãi mê chạy theo những điều mà bản chất cũng còn như vậy. Vì chịu sanh lão bệnh tử, phiền nãoô nhiễm, ta đã nhận thức sự bất lợi của những điều ấy. Hay ta thử đi tìm cái chưa thành đạt, cái tối thượngtuyệt đối, chu toànNiết Bàn." (Tăng Nhất A Hàm – phẩm I – trang 145)

Cũng một đoạn kinh khác trong kinh Trung A Hàm III của kinh Nhu Nhuyến có đoạn diễn tả về sự băn khoăn và hối hận của thái tử khi đang còn hưởng thọ dục lạc.

"...Phàm phu ngu si không đa văn, vì chưa tật bệnh nên tự cao, tự phụ, phóng dật, rồi do lòng tham dục mà sanh si ám, không tu tập phạm hạnh. Phàm phu ngu si không đa văn, vì còn trẻ trung nên tự cao, tự phụ, phóng dật, rồi do lòng tham dục mà sanh si ám, không tu tập phạm hạnh. Phàm phu ngu si không đa văn, vì còn thọ mạng nên tự cao, tự phụ, phóng dật, rồi do lòng tham dục mà sanh si ám, không tu tập phạm hạnh..."

Nhận định rõ ràng như thế nên giữa đêm khuya Thái tử rời bỏ "ngục vàng" dấn thân tìm chân lý trải qua 6 năm trời suy tư và thực nghiệm bao phương pháp hành đạo của phái cực đoan. Ngài đã đem hết ý chí mạnh mẽ như thác đổ, vững chắc như núi đồi để thắng đoạt những sự ràng buộc của xác thịt, không kể bao nổi khổ hạnh đến cùng độ của hàng tu sĩ khổ hạnh. Ngài ăn ít dần, nhịn đói, chịu khát, chỉ dùng một hạt mè độ nhật. Tấm thân vương giả có xá chi gió bụi của núi rừng cô tịch hoang vu. Yên tĩnh và tham thiền! Ngài đã từng phấn đấu với thời gian và khắc phục mọi hoàn cảnh, nhiều khi quên cả bản thân mình, tất cả tâm trí đều chuyên chú suy tư vấn đề "giải thoát con ngườigiải thoát tâm linh" mong dịu xuống tiếng than đau thương của trần gian đang dãy dụa!

Nhưng chưa tìm được ánh sáng tế độ chúng sanh thì sức lực đã mòn mõi, để rồi một hôm trên con đường tìm đạo, Ngài đã quỵ xuống bên lề đường.

Ôi! đời đã đau đớn lắm rồi, sao ta còn cố làm thêm đau đớn nữa. Ngài nghĩ rằng: "Người hành đạo cũng như dây đàn. Dây đàn quá cao sẽ đứt và nhạc sẽ bay. Dây đàn quá thấp sẽ câm và nhạc không lên. Hãy dùng cây đàn dây không quá cao cũng đừng thấp quá. Hành đạo cũng vậy, quá sướng hay quá khổ, không phải lối tu hành chân chính, vì thân thể khoái lạc lắm thì tâm hồn đam mê, nhưng hình hài khổ cực thì tâm hồn bị rối loạn. Con đường đi đến giải thoát phải xa lìa hai thái cực ấy! Giữ mực điều hòa thì đạo tất thắng". Một tâm hồn trong trắng thanh cao, một trí tuệ minh mẫn phát triển ở một thân thể cường trángthanh tịnh. Người cầu đạo cần phải phát huy trí tuệ mới mong giải thoát và giác ngộ" (Lược trích Trung A Hàm)

Sau những phút suy tư, Ngài cho rằng: "Dầu các đạo sĩ hay các nhà tu khổ hạnh trong quá khứ đã chịu những cảm giác nhức nhối, đau đớn dữ dội hay xót xa thế nào thì đến mức này là cùng, không thể hơn. Tuy nhiên, đã trải qua bao nhiêu khắc khổ khó khăn và đau đớn mà ta không đạt được điều chi tốt đẹp, xứng đáng với sự giác ngộ cao thượng và trí tuệ vượt hẳn những trạng thái của loài người. Hay là còn con đường nào khác dẫn đến chứng ngộ cao thượng chăng?" (Trung A Hàm 36 – quyển I) Từ đó, tự bản thân kinh nghiệm, Ngài đã nhận thức chắc chắn rằng lối tu khổ hạnh không thể đem lại lợi ích mặc dù các triết gia và các tu sĩ thời bấy giờ quả quyết rằng đó là nếp sống tối cần thiết để đạt đến cứu cánh, thấy rằng khổ hạnh chỉ làm giảm suy trí thức và mệt mõi tinh thần Ngài liền cáo chung phương pháp hành đạo khổ hạnh sai lầm, cũng như trước kia từ bỏ lối sống lợi dưỡng chỉ làm chậm trễ tiến bộ đạo đức, tự chọn cho mình con đường độc lập, một phương tiện vàng son và cuối cùng đã tìm ra được con đường Trung đạo dung hòa giữa hai cực đoan trên và trở thành đấng Toàn Giác.

Ngay trong bài pháp đầu tiên, Đức Phật đã truyền bá con đường Trung đạo mà chính Ngài đã khám phá và cũng là tinh hoa trong giáo lý của Ngài.

Trước nhất, Đức Phật khuyên 5 vị đạokhổ hạnh nên xa lánh 2 lối tu cực đoanlợi dưỡngkhổ hạnh, vì cả hai không thể dẫn đến trạng thái tịch tịnh. Chính câu Phật ngôn đầu tiên đã được tuyên bố:

"Này Chư Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người tu sĩ không nên thực hành. Thế nào là hai? Một – Lợi dưỡng dễ duôi trong dục lạcthấp hèn thô bỉ, phàm tục, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích giải thoát. Hai – Ép xác khổ hạnhđau khổ, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh nhân và đưa đến tổn hoại.

Con đường Trung đạo, này chư Tỳ kheoNhư Lai đã chứng ngộ tránh xa cực đoan, đem lại pháp nhãntri kiến, đưa đến tĩnh lặng, liễu ngộ, toàn giácNiết Bàn." (Kinh Chuyển Pháp Luân)

Đức Phật mô tả hai cực đoan này là thấp hèn thô bỉ, phàm tục, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh nhânvô bổ, không nên hiểu lầm rằng như thế có nghĩa là Đức Phật đã rút vào rừng sâu mà không thọ hưởng đời sống–Ngài không đến nổi hẹp hòi như thế.

Dầu người sai đắm nhục dục có ảo kiến như thế nào, đối với ai biết điềm tĩnh, suy tư, khoái lạc vật chất quả thật là ngắn ngủi, không khi nào được thỏa mãn trọn vẹn và chỉ đưa đến hậu quả không vui. Đề cập đến các hạnh phúc ở trần gian, Đức Phật dạy rằng thâu thập tài sản và hưởng thụ tài sản đã thâu thập, là hai nguồn vui thích của người phàm tục. Tuy nhiên bậc xuất gia chân chánh không khi nào tìm thích thú trong việc chạy theo những khoái lạc tạm bợ và nhất thời ấy.

Trái hẳn với lợi dưỡng, cực đoan kia là một nổ lực kiên trì trong lối tu khổ hạnh. Phê bình cực đoan này, Đức Phật dạy rằng đây là một phương pháp đau khổ, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh nhânvô bổ khác với cực đoan kia mà Ngài mô tảthấp hèn, thô bỉphàm tục. Thế thường chỉ có những đạo sĩ thành thật quyết tâm từ bỏ mọi luyến ái về nhục dục ngũ trần mới khép mình vào cương kỷ đau khổ này để thành đạt sự giải thoát hoàn toàn ra khỏi những phiền não của đời sống. Đức Phật đã bản thân kinh nghiệm lối tu đau khổ ấy và miêu tả nó là vô ích, chỉ làm gia tăng thêm đau khổ.

Qua đây, chúng ta thấy cả hai quan niệm cực đoan trên vô tình đưa con người vào vòng tội lỗi, sai lầm và sa đọa. Vì do tham vọng của con người mù quáng đã gây nên sân hận và tất cả những đau khổ khác. Kẻ thù của toàn thể thế gian chính là lòng tham dục, do đó tất cả mọi điều xấu xa đến với con người, khi bị trở ngại của một nguyên nhân nào thì tham dục này biến thành sân hận, và rồi từ đó con người sa vào màn lưới của chính mình đã giăng bằng khát vọng mong tìm khoái lạc, giống như con nhện trong màn lưới của nó. Hơn thế nữa, một khi con người hưởng thọ dục lạc đến tột cùng thì tham, sân, si phát khởi, mà hễ tham phát khởi thì nó sẽ xây dựng lên một nghiệp cảm nặng nề khiến cho con người mãi trầm luân trong sanh tử.

Để ngăn ngừa lòng tham, trấn áp mọi cám dỗ vật chất bên ngoài, Đức Phật dạy chúng ta phải biết thiểu dục tri túc. Như trong kinh Tượng Tích Dụ – Trung A Hàm III thuật lại lời dạy của Đức Phật về sự đoạn trừ tham dục như sau:

"Con người sống phải hết sức tri túc, áo chỉ cốt che thân, ăn chỉ cốt để nuôi thân, du hành đến đâu phải mang theo y bát, đi không luyến tiếc, cũng như con nhạn mang theo đôi cánh bay liệng trong không".

Quả đúng thế chính vì sự biết đủ là giàu sang, hạnh phúcyên ổn. Người biết đủ thì nằm trên đất cũng thấy an vui, người không biết đủ thì ở thiên đường cũng không thỏa mãn. Không biết đủ thì giàu mà nghèo, biết đủ thì nghèo mà giàu." (Kinh Di Giáo)

Chẳng những thế, Đức Phật tiếp tục dạy về sự đoạn tận tham dục bằng cách "Thủ hộ các căn, thường niệm sự khép kín, niệm tưởng muốn minh đạt, thủ hộ niệm tâm mà được thành tựu, hằng khởi chánh tri, khi mắt thấy sắc thì không chấp thủ sắc tướng, thì không đắm sắc vị, vì lẫn tránh mà thủ hộ nhãn căn, trong tâm không sanh tham lam, ưu não, cũng vậy đối với tai, mũi, lưỡi, thân, khi ý biết pháp thì không chấp thủ các pháp tướng, không đắm pháp vị, vì lẫn tránh và thủ hộ ý căn, trong tâm không sanh tham lam ưu não" (Tượng Tích Dụ 391-392)

Như thế có nghĩa là muốn đoạn trừ lòng tham lam, chúng ta phải thu nhiếp lục căn (Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), khi tiếp xúc với lục trần (Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) để chúng không bị ô nhiễm, đắm trước vào nơi ấy, từ đó mới mong thoát khỏi những đau khổ do chúng gây ra.

Mặt khác, Đức Phật dạy do tu khổ hạnh ép xác, tức do nhận thức sai lầm, thuộc về tà kiến chi phối nên cũng tạo thành một nghiệp cảm, do đó cũng đưa con người mãi trầm luân đau khổ mà không thể giải thoát được, không bao giờ hy vọng được chứng Thánh quả.

Kinh Tạp A Hàm III, có đoạn nói về người tu khổ hạnh chẳng hợp pháp, chẳng chân chánh, phi nghĩa, không lợi ích gì:

"Đó là người tự làm khổ mình, sống khắc khổ, người ấy tu đủ thứ khổ hạnh, tinh cần cố gắng ở yên một nơi, nhưng người ấy hiện tại chẳng lìa được nhiệt não, cũng chẳng được pháp hơn người, chẳng trụ an lạc tri kiến thắng diệu" (Kinh số 912 – trang 286)

Cuối cùng chẳng đem lại được gì cho bản thânnhân sinh cả. Bằng cách hành động sáng suốt, ly khai hai thái cực trên, sống tùy thuận vào chân lý tuyệt đối. Chân lý tuyệt đối ấy được thể nghiệm ngay sự sinh hoạt hằng ngày, trong bốn oai nghi, trong sự ăn mặc ngủ nghỉ, các động tác bình thường theo quy luật tự nhiênquy luật thường nghiệm. Như vua Trần Thái Tông đã nói:

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền
Của báu đầy kho thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chẳng hỏi thiền

Trung đạo là đoạn trừ các phiền não

Phiền não là những tâm lý nóng bức, bực bội, ô nhiễm chấp dính vào mọi hiện tượng xảy ra trong mọi hoạt động tinh thần, tình cảm của ta. Nó làm cản trở đường đi tới đạo nghiệp, từ góc độ thanh tịnhgiải thoát mà nhìn xuống hệ thống tâm lý ấy thì đặt cho nó tên chung ta phiền não, là tung bụi mù làm đui mù tâm ngời sáng như những đám mây phong hủi làm đen tối các vì sao. Trong Tượng Tích Dụ (Trung A Hàm III) đề cập đến đích danh năm tâm lý phiền não là: Tham dục, sân nhuế, hôn trầm thụy miên, trạo hốinghi hoặc.

Đây là những trạng thái tâm lý xấu xa làm ô nhiễm tâm tánh con người, làm chánh nhân đạo nghiệp hữu lậu. Nó chính là những pháp làm trở ngại và ngăn chặn sự phát triển tinh thần, là những pháp ngăn che các thiện pháp, nhất là thiền địnhtrói buộc tâm trong vòng bất thiện...Nó hoàn toàn khóa chặt, cắt đứt và ngăn chặn cánh cửa đi vào giải thoát.

Tạp A Hàm II kinh số 706, Đức Phật dạy:

"Này Chư Tỳ kheo, có 5 pháp, có thể làm tối tăm; làm cho không mắt, làm cho không trí, làm cho suy tư kém trí tuệ, chẳng minh, chẳng đẳng giác, chẳng chuyển hướng Niết Bàn. Những gì là 5? Đó là tham dục, sân nhuế, thùy miên, trạo hốinghi hoặc. 5 pháp này làm cho ta tối tăm, không thấy...chẳng hướng đến Niết Bàn."

Kinh kế tiếp cũng đề cập đến 5 món phiền não như sau:

"Này chư vị Tỳ kheo,
Tham dục, sân nhuế cái,
Như năm thứ cái này,
Tăng trưởng các phiền não,
Làm che lấp thế gian,
Dính mắc sâu khó độ,
Ngăn che pháp chúng sanh,
Khiến chẳng thấy chánh đạo" 
(Tạp A Hàm – Kinh số 707 – trang 693)

Kinh Tăng Nhất và Kinh Thập ThượngTrường A Hàm, Đức Phật cũng như Ngài Xá Lợi Phất (vâng lời Đức Phật thuyết pháp cho hội chúng Tỳ kheo) đã đề cập đến 5 pháp cần phải đoạn trừ: "Này Chư Tỳ kheo, thế nào là 5 pháp cần phải diệt trừ? Đó là 5 triền cái tham, sân, hôn trầm, trạo hối và nghi." Trong A Hàm lại cũng nhấn mạnh:

"Nói đến một đóng bất thiện, này Chư Tỳ kheo, nói một cách chân chánh là nói đến 5 triền cái. Thật vậy, này Chư Tỳ kheo toàn đống bất thiện tức là 5 triền cái."

Tăng Nhất A Hàm cũng có đoạn nói đến 5 pháp chướng ngại:

"Này Chư Tỳ kheo, có 5 chướng ngại, triền cái làm bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ, 5 chướng ngại ấy kết hợp với đau khổ và không đưa đến Niết Bàn. Thế nào là 5? Dục tham, này Chư Tỳ kheochướng ngại, triền cái làm bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ, sân..., hôn trầm thụy miên..., trạo hối..., nghi, này Chư Tỳ kheo, là chướng ngại làm bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ"

Như vậy, ta thấy hầu như trong tất cả các kinh Tạng A Hàm đều đề cập đến 5 chướng ngại pháp, luôn làm cho tâm ta rối loạn, phiền não, ngăn cản bước tiến của chúng ta, 5 chướng ngại ấy hành tướng ra sao mà tai hại đến thế, chúng ta sẽ lần lượt, tìm hiểu để tìm cách đối phó.

a) Tham dục

Bao gồm những hình thức thèm khát, tham ái, khát vọng, ước mong, dục vọng, ham muốn, nóng lòng bám víu, luyến ái, thiên vì...kẻ thù của toàn thể thế giantham ái, xuyên qua tham ái, tất cả phiền não đến với chúng sanh, nhân loại bị vướng víu trong cảnh bấn loạn, rối ren. Do sự thấu hiểu rõ ràng và minh bạch bản chất của tham dục, nguồn gốc của tham dục, sự chấm dứt tham dụccon đường chân chánh đưa đến sự chấm dứt tham dục, ta tự tháo mở, tự gỡ rối và làm cho hoàn cảnh trở nên quang đãng.

Vậy tham dục là gì? Kinh Niệm XứTrung A Hàm III đã nói như sau:

"Nơi nào có hoan hỷthỏa thích thì tham dục bắt nguồn và sinh khởi. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là những nơi có tánh cách hoan hỷthỏa thích, nơi ấy tham dục bắt nguồn và phát sanh. Khi tham dục bị ngăn cản thì trở thành bất mãnphẩn nộ."

Tham dục ở đây được xem là động cơ thúc dục nằm phía sau một hành động của nhân loại mê muội.

"Tham dục sinh sầu ưu,
Tham dục sinh sợ hãi,
Ai thoát khỏi tham dục,
Không sầu, đâu sợ hãi." 
(Phẩm Hỷ ái – PC 215)

hay

"Ai sống trong đời này,
bị tham ái buộc ràng,
sầu khổ sẽ tăng trưởng,
như cỏ bị gặp mưa" 
(Phẩm Tham ái – PC 335)

Trong kinh khổ Ấm-Trung A Hàm Đức Phật cũng đã mô tả một cách rất sống động về tai hại của tham ái.

"Quả thật vậy, này Chư Tỳ kheo, do tham ái vua này gây chiến với vua kia, hoàng tử với hoàng tử, tu sĩ với tu sĩ, dân với dân, mẹ gây gỗ với con, con gây gỗ với mẹ, cha cãi với con, con cãi với cha, anh chị em với nhau, bạn bè với bạn bè...Họ giành giật bêu xấu nhau, thậm chí còn thù nghịch nhau, dùng các binh khí giết hại lẫn nhau, để sau đó nhận lấy hậu quả kẻ chết, người sợ hãi, rồi sanh ra hối hậnđau đớn khốn cùng."

Như thế chính tham ái là sự tăng trưởng ác hại, rễ của tham ái ăn rộng và ăn sâu. Tác hại của nó "đạt cho kỳ được và nắm chắc lấy". Tham dục quả là một năng lực vô cùng hùng mạnh, luôn luôn ngủ ngầm trong mỗi người và nguyên nhân chính của phần lớn các điều bất hạnh. Chính tham dục thô kịch hay vi tế, làm cho ta bám víu với mọi hình thức.

Tham ái không chỉ là một thự thể tự có, không phải là bản chất hay lẽ sống của con người, mà là kết quả hiện hành của một chuỗi vận hành của vô minh. Vì thế tham ái mang bản chất của vô minhđau khổ. Cá nhân không thể tìm kiếm được gì trong thế giới của tham ái, vì nó biến đổi vô thường. Càng không thỏa mãn lòng tham con người càng lún sâu vào khổ lụy, càng khổ con người càng nắm giữ tham ái, đây là sự hiện hữu của chấp thủ. Nội dung của chấp thủ gồm có:

- Nắm giữ kiến giải, nhận thức gọi là kiến thủ
- N ắm giữ các giới điều sai lầm gọi là giới cấm thủ
- Nắm giữ luận chấp về ngã gọi là ngã luận thủ
- Nắm giữ điều ưa thích và nắm giữ lòng ưa thích gọi là dục thủ

Cái thái độ chấp thủ ấy đã là nguyên nhân của các cuộc xung đột, đấu tranh, cạnh tranh, chiến tranh và đổ xuống cuộc đời bao nhiêu tang tóc.

Tất cả những đau khổ ấy là hậu quả của lòng tham không đáy. Cho nên chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói khẩn thiết của chính Đức Phật để chận đứng bước tiến tai họa của tham dục "Hãy đào sâu và bứng tận gốc rễ của tham dục" chỉ bằng cách ấy ta mới có thể tự cứu ta không còn cách nào khác.

Ta có thể nói rằng trong lịch sử tôn giáo, chính Đức Phật là người đầu tiên giải thích nguồn gốc của đau khổ, mà không nhắc đến một nhân vật ngoại lai hay siêu phàm: "Những nổi khổ đau của tôi là do hành động của tôi, và hành động của tôi là do tham ái của tôi" (Bản dịch Phạm Kim Khánh 1973 – 29). Khi nào vắng mặt tham ái, tất nhiên cũng không có "tham dục duyên theo ngũ trần" và nơi nào không có tham dục, nơi ấy tất cả phiền não cũng lụi tàn. Tham dục càng mạnh, đau khổ càng sâu đậm, khao khát bao nhiêu, phiền não bấy nhiêu. Sầu muộn là món nợ mà nhất định ta phải trả khi đã nuôi dưỡng tham dục.

Tham là vấn đề hàng đầu của con người, bởi con người dễ gặp nhất, nên trước khi nhập Niết Bàn, Đức Thế Tôn đã nhắc nhở: "Như thịt thúi nơi ung nhọt...Nếu bệnh nhân không sớm lo chạy chữa, để lâu sanh trùng độc thì phải chết...phàm phu phải sớm lo điều trị tham ái, nếu chần chờ không tinh tấn thì sẽ bị đọa..." (Hán tạng – Kinh Đại Niết Bàn – phẩm Thanh Hạnh – bản dịch của HT Thích Trí Tịnh)

b) Sân nhuế

Sân nhuế hay oán ghét, ác ý, sân hận, hay bực mình khó chịu. Sân hậnmặt trái của tham ái bởi sân hận là lấp nghĩa của tham ái. Do tham lam mà không toại nguyện hoặc bị ngăn trở liền nổi sân. Một khi nổi sân thì mọi tội ác nào cũng dám làm, mọi khổ đau nào cũng dám tạo. Tất cả sự hung tợn, dữ dằn, ác độc do sân mà phát sinh. Sân có loại bộc phát có loại thầm kín.

Nghe một lời trái tai, thấy một hành động không vừa ý liền nổi nóng la ó ầm ĩ là sân bộc phát. Loại sân này rất nguy hiểm, song đối phương dễ thấy dễ biết. Những điều gì mình muốn, bị kẻ khác cản trở, liền nổi giận đỏ mặt, miệng thốt ra lời bất hảo, tay chân quơ múa, toàn thân cử động một cách mất điều hòa. Nếu khi này, đối phương nhường nhịn đi thì khả dĩ diệu lại, bằng không thì có cơn ấu đã khó tránh. Một phen nổi sân là một trận bão bùng họa hại hiểm nguy không thể lường trước được. Mọi hiểm nguy họa hại trong đời sống của chúng ta đều do sân mang lại. Người ôm ấp lòng sân là kẻ chứa rắn độc trong nhà, tai họa đến một cách dễ dàng chỉ trong giây phút.

Có người được sức mạnh dằn ép lửa sân hận bộc phát, nhưng họ lại nuôi dưỡng nó một cách ngấm ngầm. Khi nghe nói trái tai, họ nổi giận và ghim ở trong lòng. Lòng sân này thầm lặng mà ác độc vô kể, vì đối tượng không biết được để ngừa đón. Những kẻ có lòng sân thầm kín là con người đầu độc nguy hiểm. Đây là đống lửa than khó thấy mà lâu tàn. Người ôm lòng sân này như ngôi nhà đẹp mà chứa đầy hơi độc. Những kẻ thiếu tinh tế, nhận xét thì hời hợt, không sao tránh khỏi bị hơi độc làm ngạt thở, song hại được người chính mình cũng không an ổn gì. Thế nên sân là mối hiểm họa cho mình, cho người, mọi khổ đau trong đời sống đến muôn kiếp đều do sân gây ra.

Đằng khác, sân hận nuôi dưỡng sân hận và làm lu mờ trí óc, nếu không kiểm soát kịp thời, những tư tưởng bất thiện này sẽ thấm nhuần tâm và che lấp kiến thức, làm cho mù quáng, không thấy rõ sự thật. Nó làm méo mó toàn thể tâm thức và các tâm sở liên hệ, và như vậy gây trở ngại cho ánh sáng chân lý, đóng kín con đường đưa đến tự do.

Tham dụcsân hận đặt nền tảng trên si mê và nằm trong lớp mây mờ vô minh, đỉnh cao điên rồ của chúng ta. Tham, sân, si, chẳng những làm chậm trễ sự tăng trưởng của tâm trí, mà còn là căn nguyên của tất cả mọi xung đột, mọi tranh chấp, và mọi chia rẽ giữa người và người giữa quốc gia này với quốc gia khác.

Rõ ràng sự sân hận vô cùng nguy hiểm, chính vì chúng mà dẫn đến tình trạng rối loạn, bất an trong xã hộicộng đồng. Kinh Hoa Nghiêm chép: "Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai" nghĩa là một niệm sân nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra. Sách Phật chép "Nhất tinh chi hỏa, năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn." nghĩa là một đóm lửa giận, có thể đốt hết muôn mẫu rừng công đức. Thật vậy lửa sân hận đã cháy bừng lên giữa nhân loại, và đã đốt thiêu không biết bao nhiêu là công lao, sự nghiệpnhân loại đã tốn bao nhiêu mồ hôi và nước mắt để tạo nên. Do vậy muốn trừ sân hận, Đức Phật đã khuyên chúng ta rằng:

"Cỏ dại hại ruộng đồng
Sân hận hại thế nhân
Cúng dường bậc ly hận
Quả phúc thật vô ngần" 
(PC – 357)

c) Hôn trầmthụy miên

Một trạng thái tâm uể oải, không buồn hoạt động. Đó không phải là trạng thái nhuể nhoại biếng nhác thuộc về cơ thể, như vài người có chiều hướng nghĩ như vậy, bởi vì, chí đến chư vị A La Hán, bậc toàn hảo là những bậc đã hoàn toàn khắc phục các triền cái đôi khi vẫn cảm nghe cơ thể mệt mỏi. Hôn trầm thụy miên làm cho chúng ta mất đi lòng nhiệt thành, kém quyết tâm, rồi tinh thần trở nên ương yếu và biếng lười. Do ảnh hưởng của cặp hôn trầm thụy miêntâm không thể hoạt động hữu hiệu, ví như miếng bơ quá đặc, dính cục lại, làm cho ta khó trét lên bánh mì, hay như mạch nha dính trên muỗng.

Trạng thái hôn trầm thụy miênkẻ thù nguy hại của công trình phát triển tâm linh. Trong trạng thái hôn trầm dẫn đến hôn trầm hơn và cuối cùng dẫn đến tâm trạng dửng dưng chai đá. Bẩm tánh mềm yếu như vậy là một chướng ngại nguy hại trên con đường đưa đến chân chánh và tự do. Đức Phật dạy chúng ta hãy tinh tấn, hãy nổ lực tinh thần mới hy vọng khắc phục được tệ hại này. Ngài từng tuyên bố rằng:

"Nhờ nhiệt tâm cố gắng
Tự chế sống nghiêm trang
Người trí xây hòn đảo
Nước lụt khó ngập tràn"
 (PC – 25)

d) Trao hối

Hay còn gọi là phóng dậtlo âu. Thông thường tâm con người có lỗi không yên mà bồn chồn lo lắng. Kẻ có tội và người thiếu kiên nhẫn thường bị chướng ngại này. Khi mà tâm trở nên phóng dật thì nó giống như bầy ong bị vỡ ổ, cứ vo vo bay quanh quẩn không ngừng và như vậy khó an trụ được. Một cái tâm chao động tức nhiên không thể vắng lặng, chính tình trạng chao động như vậy là một trở ngại trên con đường dẫn đến vắng lặng, con đường hướng thượng. Trạng thái lo âu cũng tai hại dường thế ấy. Khi mà người kia mãi mãi lo âu, hết chuyện này đến chuyện khác, hết việc nọ đến việc kia, những việc đã làm xong và những việc chưa làm được và luôn luôn tư lự lo âu về những chuyện rủi may của đời sống thì chắc chắn là tâm người ấy không bao giờ an lạc. Tất cả những tình cảm quấy rầy bực dọc, phiền phức, lo âu và không yên ấy là những chướng ngại cản ngăn không để tâm an trụ.

Người ta thường ăn năn những tội lỗi mà mình đã phạm. Đức Phật không tán dương những thái độ hối tiếc ấy, bởi vì khi sửa đã rơi đổ xuống đất thì có than khóc mấy cũng không lợi ích gì. Thay vì khóc than, rên rỉ những thiếu sót như vậy, ta nên quyết tâm cố gắng không còn lặp lại những hành động bất thiện tương tự trong tương lai. Có người băn khoăn lo lắng vì đã chểnh mãng bỏ lỡ một cơ hội tạo thiện nghiệp, hay đã lãng quên một phận sự. Điều này cũng vậy, vô ích, làm như thế không khác nào đứng trên một bờ sông rồi bảo cái bờ bên kia xích lại gần để mình bước qua, thay vì luống công vô ích. Như lo âu về các hành động thiện mà bỏ lỡ không làm, hay cố gắng tích cực tạo thiện nghiệp, đó là di huấn của Đức Phật.

Thay vì:

"Người tạo nghiệp bất thiện
Làm xong sanh ăn năn
Mắt đẩm lệ than rằng
Sẽ chịu quả cay đắng" (PC – 67)

thì chúng ta hãy:

"Người tạo được thiện nghiệp
làm xong không ăn năn
hoan hỷ lòng phơi phới
hái quả phút thường hằng"
 (PC – 68)

e) Hoài nghi

nghi ngờ tất cả, không tin nhân quả, nghiệp báo; Các nhà chú giải thích rằng: chướng ngại này là tình trạng thiếu khả năng quyết định bất luận một điều gì một cách chắc chắn. Hoài nghi ở đây có thể chia làm ba phương diện:

Tự nghi: Nghĩa là nghi mình, chẳng hạn như nghe quí Thầy bảo "Tu hành sẽ được giải thoát", nhưng lại tự nghi rằng: "Chẳng biết mình tu có được không?" vì lòng do dự nghi ngờ ấy nên không tu Nghi pháp: Nghĩa là nghi phương pháp mình tu, ví dụ như khi nghe kinh Di Đà nói "Người chí tâm niệm Phật, từ một ngày cho đến bảy ngày, được nhất tâm bất loạn, đến khi lâm chung sẽ được Phật Di Đà tiếp dẫn sanh về nước cực lạc." Nhưng họ lại nghi ngờ "Phương pháp ấy không biết có đúng như vậy không?" Do sự nghi ngờ ấy mà không tu Nghi nhơn: Nghĩa là nghi người dạy mình. Như có người dạy rằng: "Làm lành sẽ được phước, làm ác sẽ bị tội" nhưng lại nghĩ rằng "Chẳng biết người này nói có thật không?" Do sự nghi ngờ ấy mà không làm

Như thế, người mà mắc phải các chứng bệnh hoài nghi bất định, nan y, không nhất quyết một điều gì mình đang làm thì thật rõ là vô cùng tai hại. Và ngoại trừ khi nào chấm dứt tâm trạng ấy, người kia sẽ còn tiếp tục khổ đau vì nó. Ngày giờ nào mà con người còn bị tâm trạng hoài nghi làm lung lạc tinh thần, như người ngồi trên hàng rào, thì đó là một tệ hại tinh thần rất trầm trọng cho công trình trau dồi tâm trí. Điều này có thể khắc phục được cho bất cứ ai, dầu không phải là Phật tử hay không biết gì đến Tam Bảo.

Năm chướng ngại trên đây là những thủ phạm đại diện tiêu biểu cho cái tâm phiền não ở cõi dục. Một khi tâm đã bị những chướng ngại tai hại trên thấm nhuần, sẽ không thể an trụ một cách tốt đẹp vào bất cứ đề mục nào có bản chất trong sạch. Đúng rằng người kia có thể gom tâm vào một đối tượng, với những tư tưởng bất thiện như tham ái, sân hận, si mê...Những thứ đó là tà định. Ngày giờ nào mà các bợn nhơ tinh thần hay khát vọng còn tồn tại nơi người nào thì tư tưởng bất thiện vẫn còn phát sanh nơi người ấy. Như vậy những phiền não từ 5 triền cáinguyên nhân chính gây ra đau khổ. Tất cả những thống khổ trên cuộc đời, những lo âu phiền toái, những trở ngại tiến đến đích giải thoát đều do 5 thủ phạm này. Do đó tác động qua tâm lý con người đưa đến rối loạn cá nhânxã hội, hay những yếu tố tham nhũng và bất công trong xã hội và những chiến tranh đều nằm trọn trong 5 triền cái. Con người luôn bị năm triền cái bao vây. Do đó trước tiên ta phải tạo cho tâm an lạc, thì mới đem lại thế giới hòa bình vì "Tâm bình thì thế giới bình".

Kinh A Ma TrúTrường A Hàm II (trang 37) đã nói:

"Diệt trừ 5 triền cái, sẽ được 5 giải thoát. Như người mắc nợ được thoát nợ Như người bệnh được lành Như người tù được thả Như người nô lệ được tự do Như người qua sa mạc được an lành..."

Để chế ngự 5 triền cái này, con người cần mở ra một hướng vận hành mới cho tư duy qua sự tu tập chánh niệm tỉnh giác, quán sát thấy rõ khi nội tâm có một trong 5 triền cái sanh khởi, hoại diệt ra sao, để chúng không còn sanh khởi nữa...Vì thế, Đức Phật dạy chúng ta, tu là cần phải thấy rõ tâm mình thế nào để tìm cách đối trị, tức là cần phải trau đổi và phát triển 5 yếu tố tâm lý là giác, quán, hỷ, lạc, và nhất tâm.

- Giác: là dán áp các tâm sở trên các đối tượng, nhiệm vụ của nó là quất đánh vào đối tượng, dẫn tâm đến đối tượng. Giác là sự xúc phạm đầu tiên của tâm với đối tượng ví như con ong bay đến bông hoa, khi nó muốn theo dõi mùi hương của hoa.

- Quán: là tư duy được đưa lên cao độ có đặc tínhliên tục nhấn mạnh vào đối tượng, nhiệm vụ khiến cho những tâm pháp đều tập trung, như chuyển động của con chim sẽ sử dụng đôi cánh để giữ thăng bằng trên hư không.

- Hỷ: Có đặc tínhhoan hỷ, thích thú đối tượng, tướng của nó là cao hứng. Hỷ là sự hài lòng vì đã đạt được mục đích. Hỷ có 5 cấp là: Tiểu hỷ, hỷ như chớp nhoáng, hỷ như mưa rào, hỷ nâng người lên sung mãn, khi hỷ tràn đầy thì thân lạc và tâm lạc.

- Lạc: Là sự hài lòng, sự hạnh phúc, thỏa mãn làm tăng cường độ các phương tương ứng. Lạc là những kinh nghiệm thực thụ đã đạt được.

- Nhất tâm: là trú tâm trên đối tượng như một ngọn lửa ở một chỗ không có gió, nó là một phần tử của Thiền định, khi đạt được nhất tâm thì trở thành định.

Năm thiền chi này nếu chúng ta dụng công tu tập thì nó sẽ loại trừ được 5 triền cái:

GIÁC loại bỏ hôn trầm
QUÁN loại bỏ nghi
HỶ loại bỏ sân
LẠC loại bỏ trạo hối
NHẤT TÂM loại bỏ tham

Kinh Trung A Hàm III đã nói:

"Nếu một người sống với trí tuệ, tu tập thiền quán từ bỏ các dục lạc và ác bất thiện tâm, sẽ chứng và trú sơ thiền đi cùng với 5 thiền chi là giác, quán, hỷ, lạc và nhất tâm. Năm thiền chi này xuất hiệnloại bỏ 5 triền cái là tham, sân, hôn trầm, trạo hối và nghi".

Tuy thế, đối với cách nhiếp phục này, chúng ta rất khó thực hiện, đòi hỏi sự nổ lực, quyết tâm diệt trừ tận gốc rễ ngũ dục, bởi lẽ nó đã tàng trữ, thâm nhập vào chúng ta từ "thâm căn cố đế", do đó chúng ta luôn luôn tìm kiếmham thích sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngọt và sự xúc phạm êm dịu và tránh xa các sắc, thanh, hương, vị, xúc trái ngược. Lòng tham càng mạnh, thức càng được nuôi dưỡng. Đây chính là động cơ dẫn đến tái sanh đời này đời khác. Khi 5 trần ấy thay đổi thì khởi lên sầu khổ buồn phiền, khó chịu. Ngay cả khi con người đang nắm giữ 5 trần đẹp ấy, thì nổi lo sợ 5 trần biến hoại cũng đủ gây đau khổ, rây rức lòng người. Cả những khi lòng tham ái có mặt đang chờ đợi đón nhận 5 trần đẹp, cũng gây nên những dao động, xao xuyến, lo âu...Đấy là ý nghĩa của khổ tập đế.

Bị vướng mắc vào tham dục, con người khó thoát ly khỏi dục giới, bởi lúc nào con người cũng nghĩ về mình, làm sao để tôi được đẹp đẽ, giàu sang, có địa vị cao..., từ đó họ bất chấp dẫm đạp lên mọi người, chà đạp hạnh phúc quyền lợi của người khác, và sống là phải tranh thủ vì tiền bạc, địa vị...là trên hết, họ cho rằng sống mà thật thà quá là ngu. Với quan niệm này, họ tin chắc là đúng, nhưng thật ra chỉ là một tư duy tà kiến do lòng tham dấy khởi, cũng từ đấy lòng ngã mạn bộc phát. Nếu một ai động đến cái ngã của họ thì chắc chắn sẽ nổi trận lôi đình, lòng sân nổi dậy kèm theo sự đố kỵ, ganh ghét, keo rít...Cho nên chính tham, tà kiến, mạn, sân, tật, xan, hối...thuộc những tâm sở bất thiện là động cơ gây ra những áp bức, bất công làm rối loạn xã hội.

Do đó, Đức Phật đã đưa ra những phương pháp nhằm giải quyết các nguyên nhân gây ra sự bất an, rối loạn ấy. Đó chính là phương pháp tích cực, vừa thiết thựctrí tuệ. Phương pháp ấy chính là con đường Trung đạo hay chính bát chánh đạo mà ta sẽ đề cập dưới đây.

Trung đạotu tập bát chánh đạo

Kinh Tăng Nhất A Hàm (I-80) có đoạn dài nêu lên sự hạnh phúc của con người có thể thọ hưởng trong nhất thời:

"Xuyên qua giác quan, con người bị trần cảnh thu hút, rồi thỏa mãn trong đó, và bám víu vào đó để thọ hưởng khoái lạc. Đó là sự kiện hiển nhiên, không thể phủ nhận vì là kinh nghiệm sống. Tuy nhiên trần cảnh mà ta hoan hỷ thỏa thích cả hai đều không bền vững, nó phải thay đổi. Chúng sanhthế gianchúng sanh ấy kinh nghiệm cả hai đều không ngừng chuyển biến, phát sinh rồi hoại diệt. Tất cả đều quay cuồng trong một vòng lẫn quẩn, không có chi vượt thoát ra khỏi trạng thái vô thường biến đổi, và trạng thái vốn bất di dịch. Do bản chất phù du tạm bợ ấy, không có chi thật sự là đáng thỏa thích. Có hạnh phúc nhưng nó chỉ tồn tại nhất thời, rồi tan biến như giọt tuyết rơi, và nhường chỗ cho tình trạng bất toại nguyện, không có trạng thái an nghỉ thật sự trong vũ trụ, mặc dù con người mệt mỏi, có khao khát ước muốn được an nghỉ bao nhiêu có thể tương đối an nghỉ, nhưng tuyệt đối an nghỉ thì không thể tìm ra. Hạnh phúc quả có thật, nhưng chỉ là trạng thái mê hoặc ảo huyền. Mắt vừa thấy thì nó đã tan biến. Đối tượng mong mỏi không còn đó nữa, khi ta với tay nắm lấy hoặc khi nắm được trong tay rồi thì nó vội tan biến". (Bản dịch Phạm Kim Khánh)

Giải pháp cho vấn đề đau khổ, xung đột, bất toại nguyện trong đời sống là Bát chánh đạo mà chư Phật, các đấng Chánh Đẳng Giác của tất cả mọi thời đã ban truyền. Con đường này chính là pháp hành của Phật giáo. Đây là con đường duy nhất, không có con đường nào khác dẫn đến giác ngộgiải thoát. Vậy Bát chánh đạo là gì? Kinh Tạp A Hàm III ghi rõ:

"Này chư Tỳ kheo – nay ta sẽ nói về tám thánh đạo phần. Những gì là 8? Đó là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định" (Kinh số 763 – trang 76)

Bát chánh đạo hay cũng gọi là Bát thánh đạo, bởi lẽ nó không những giúp con người sống đúng nhân cách, có đạo đức mà hơn thế nữa, con đường này còn đưa con người thăng hoa lên các cõi tâm linh cao hơn của bậc Thánh – giải thoát, giác ngộ, chứng quả Niết Bàn, an vui, tịch tịnh. Cho nên có thể khẳng định rằng, Bát chánh đạo là đạo lộ hướng nội của tự tâm đi từ cấu nhiễm đến thanh tịnh, từ phàm phu đến thánh giả.

 Chánh Kiến: - Là sự hiểu biết đúng đắn tức am hiểu tường tận tứ diệu đế. Nói cách khác chánh kiếnthấu triệt thật tướng của bản thân mình. Kinh Rochitassa dạy rằng: Tất cả chân lý vũ trụ đều nằm trọn vẹn trong tấm thân một trượng này. Theo Phật giáo, Chánh kiếnyếu tố quan trọng là điều tất yếu để thành tựu mục tiêu cứu cánh.

Tạp A Hàm III Đức Phật dạy:

"Này chư Tỳ kheo, thế nào là Chánh kiến? Nghĩa là nói có bố thí, có trì giới, có thiện hành, có ác hành, có quả báo thiện ác hành, có đời này, có đời khác, có cha mẹ, có chúng sanh, có A La Hán, khéo đến, khéo hướng đến, tự biết, đầy đủ, tác chứng..." (Kinh số 784 - trang 98)

Lại một kinh kế tiếp cũng đề cập đến Chánh kiến có hai thứ:

"Có thứ Chánh kiến thuộc về thế tục hữu lậu, có chấp thủ, hướng đến đường lành.

Có thứ Chánh kiến thuộc bậc thánh xuất thế gian, vô lậu không chấp thủ, chơn chánh, dứt sạch khổ, đưa đến giải thoát.

Thế nào là Chánh kiến hữu lậu, có chấp thủ, hướng đến đường lành? Đó là nếu người kia thấy có bố thí, có thuyết pháp, có thiện hành...cho đến thấy thế gianA La Hán không còn thọ thân đời sau.

Thế nào là Chánh kiến của bậc Thánh xuất thế gian vô lậu, không chấp thủ, chân chính dứt sạch khổ, đưa đến giải thoát? Nghĩa là vị thánh đệ tử tư duy về khổ, tập, diệt, đạo, tư duy về vô lậu, phù hợp với pháp đã chọn lọc, phân biệt, suy tìm, hiểu biết sáng suốt, tĩnh giác quan sát" (Tạp A Hàm – Kinh 785 – trang 99-102)

 Chánh Chí (Chánh Tư duy) - Hiểu biết chân chánh. Do sự hiểu biết chân chánh, có những tư tưởng đúng đắn, không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người. Chánh tư duy chỉ những tư tưởng khước từ hay giải thoát, ý tưởng về tình thương yêu vô ngã, và về bất bạo động, trải ra đến muôn loài.

"Thế nào là Chánh Chí? Nghĩa là suy nghĩa về xuất ly nhuế, về vô nhuế, về bất hạnh nhuế.

Chánh Chí có hai thứ:

"Có loại chánh chí thế tục, có chấp thủ, hướng đến đường lành. Nghĩa là chánh chí (hay tư duy) về giải thoát, tư duy về không sân, tư duy về chánh hại.

"Có loại chánh chí thánh đạo xuất thế gian, vô lậu, vô thủ, chân chánh dứt khổ, đưa đến giải thoát. Nghĩa là vị Thánh đệ tử tư duy về khổ, tập, diệt, đạo, tư duy về vô lậu, tâm pháp tương ứng, phân biệt tự quyết, ý hiểu rõ, đo lường rành rẽ". (Tạp A Hàm – Kinh 785 – trang 99-102)

Chánh Ngữ - Lời nói chân chánh, nghĩa là không nói dối, không nói đâm thọc làm cho người này phiền giận người kia, không nói lời thô bỉ và không nói lời nhảm nhí. Khi nhịn được không nói những hình thức sai quấy và có hại ấy, tất nhiên người ta phải nói sự thật, phải dùng những từ ngữ thân thiện, khoan hòa, êm áinhã nhặn, có ý nghĩalợi ích. Người ta không nên nói năn bừa bãi, lời nói cần đúng lúc và đúng chỗ. Nếu không thể nói điều gì lợi ích, tốt hơn nên giữ im lặng là cao quý.

"Chánh ngữ có hai thứ: Có thứ thuộc thế tục, hữu lậu, hữu thủ, hướng đến cõi lành. Tức là lời nói chân chánh, lìa nói dối, nói hai lưỡi, nói hung ác và nói thêu dệt Có thứ thuộc bậc Thánh xuất thế gian, vô lậu, vô thủ, chân chánh, sạch hết khổ, đưa đến Niết Bàn. Nghĩa là vị đệ tử của bậc Thánh tư duy về khổ, tập, diệt, đạo lìa tà mạng, lìa 4 điều ác của miệng, các hành khác của miệng, vô lậu, xa lìa, không chấp trước, giữ chặt, gìn giữ không phạm, đúng thời tiết, không vượt giới hạn". (Tạp A Hàm – Kinh 785 – trang 99-102)

Chánh Nghiệp - Hành động chân chánh, có thể tạo nghiệp thiện. Chánh nghiệp nhằm phát sinh những hành vi hợp đạo đức, khả kính và hòa nhã. Nó khuyên ta nên dứt bỏ sự sát hại sinh mạng, sự trộm cắp, làm ăn không sòng phẳng, sự tà dâm, và khuyên ta đồng thời cũng nên giúp kẻ khác sống một đời hóa nhã, đáng kính trong con đường chánh.

"Chánh nghiệp cũng có 2 thứ: Có thứ chánh nghiệpthế tục...Đó là lìa sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Có thứ chánh nghiệp thuộc Thánh đạo xuất thế gian...Đó là tư duy về khổ, tập, diệt, đạo, trừ tà mạng và ác hạnh của thân và các ác hạnh khác của thân, vô lậu, tâm không chấp trước, không chấp thủ, giữ gìn không phạm, không lỗi thời tiết, không vượt giới hạn". (Tạp A Hàm – Kinh 785 – trang 102)

Chánh Mạng - Sanh sống chân chánh. Giữ thân khẩu ý trong sạch. Chánh mạng còn có nghĩa là ta nên từ bỏ sự sanh nhai bằng một nghề mang thiệt hại cho kẻ khác, như buôn bán khí giới, đồ uống say sưa, độc dược, giết hại súc vật, lừa dối v.v...Và nên sinh sống bằng nghề đáng kính, vô tội và không có tội cho người, vật. Ở đây có thể thấy rõ đạo Phật cực lực chống đối bất cứ loại chiến tranh nào, khi đặt điều luật rằng, sự buôn bán khí giới là một phương tiện sinh sống xấu xa và bất chính.

"Chánh mạng có 2 thứ: Có thứ Chánh mạng thuộc thế tục...Đó là đúng như pháp cầu cơm ăn, ngọa cụ, thuốc men, chứ chẳng phải không đúng như pháp. Có thứ Chánh mạng thuộc thánh đạo xuất thế gian...Đó là vị đệ tử của bậc thánh tư duy về khổ, tập, diệt, đạo, đối với các tà mạng vô lậu, không chấp thủ, giữ gìn không phạm, không lỗi thời tiết, không vượt giới hạn"(Tạp A Hàm – Kinh 785 – trang 103,104)

Chánh Tinh tấn (Chánh phương tiện) - Cố gắng kiểm soát thân khẩu và ý chơn chánh tức ý chí mạnh mẽ.

Để ngừa những điều xấu xa chưa phát sinh
Từ bỏ những xấu ác đã phát sinh
Làm phát sinh những điều thiện chưa được phát sinh
Tăng trưởng những điều kiện đã phát sinh

"Chánh tinh tấn có hai thứ: Có thứ chánh tinh tấn thuộc về thế tục...Tức là tinh tấn, mong muốn, nổ lực, siêu xuất, bền bỉ, kiến tập, siêng năng, tạo tác kiên cố, nhiếp thọ tâm pháp, không dừng nghỉ. Có thứ chánh tinh tấn thuộc về thánh đạo xuất thế gian. Nghĩa là đệ tử của bậc thánh tư duy về khổ, tập, diệt, đạo, tâm vô lậu, ức niệm, chuyên cần mạnh mẽ, siêu xuất, kiến lập, kham năng, tạo tác tinh tấn, bền bỉ, tâm pháp nhiếp thọ, chẳng dừng nghỉ" (Tạp A Hàm – Kinh 785 – trang 103,104)

Chánh Niệm - Chú ý chân chánh, liên tục chú tâm quán tưởng đến thân, thọ, tâm, pháp, tức là chú ý về: Những hoạt động của thân xác Những cảm giác hoặc cảm tưởng Những hoạt động tâm ý Ý tưởng, tư tưởng, quan niệm và sự vật.

"Chánh niệm theo tạp A Hàm cũng có hai thứ: Có thứ chánh niệm thuộc thế tục...Nghĩa là niệm tùy miên, trùng niệm, ức niệm, không lãng quên. Có thứ chánh niệm thuộc bậc thánh xuất thế gian...Tức là đệ tử bậc thánh, tư duy về khổ, tập, diệt, đạo, tư duy tương ứng vô lậu, niệm tùy miên, trùng niệm, ức niệm, không lãng quên" (Tạp A Hàm – Kinh 785 – trang 103,104)

Chánh Định - Nhiếp tâm vào một điểm. Đây là điều tối cần thiết, nhờ đó tâm minh sát có thể nhận được thực tướng của vạn hữu.

"Chánh định có hai thứ: Có thứ chánh định thuộc thế tục...Tức là tâm an trụ không loạn động, nhiếp thọ dừng bặt, nhất tâm tam muội Có loại chánh định của thánh đạo xuất thế gian...Tức là tư duy về khổ, tập, diệt, đạo, tư duy vô lậu, tương ứng tâm pháp, an trụ không tán loạn, nhiếp thọ, dừng bặt, nhất tâm tam muội." (Tạp A Hàm – Kinh 785 – trang 104)

Như ta thấy, hầu hết giáo lý của Đức Phật giảng giải suốt 49 năm đề cập bằng cách này hoặc bằng cách khác đến con đường này, chúng ta không nên nghĩ rằng tám ngành trong con đường này phải được theo và thực hành cái này sau cái khác, theo thứ tự ở trên. Chúng phải được phát triển gần như đồng thời với nhau và mỗi ngành giúp cho sự đào luyện những ngành khác. Như hướng đến giải thoát ta phải đắc được chánh định mới có thể xa lìa mê hoặc chứng ngộ chân lý.

Muốn như vậy phải tu chánh kiến đến chánh niệm. Vì vậy 7 chi đều là gốc, là trợ duyên của chánh định (Tạp A Hàm – quyển 28)

"Bảy phần ấy làm cơ nghiệp rồi, được cái tâm ấy gọi là căn bản tam muội của bậc thánh hiền đều có đủ" (Trung A Hàm Thánh Đạo kinh)

Các thiện pháp sinh đều lấy minh (tuệ) làm căn bản...hiểu biết chân thật ấy là chánh kiến. Chánh kiến có thể nảy sinh chánh định. Chánh kiếntrí tuệ sáng suốt, là nhiếp đạo tu hành, như người đi phải có mắt, còn đi biển phải có la bàn. Vì vậy "Ngũ căn ấy tín, tiến, niệm, định, tuệ, thì tuệ đứng đầu vì nó có tính nhiếp trì. Tính chất quan trọng của chánh kiến đối với đức hànhvượt qua được bình thường. Giả sử thế gian có bậc chánh kiến tăng thượng, thì dù trăm ngàn kiếp, không bao giờ rơi vào ác thú". (Tạp A Hàm – Kinh 750 – quyển 28)

Lấy chánh kiến làm đầu, lấy chánh tinh tấn, chánh niệm làm trợ duyêntiến tu, như tu học chánh kiến, chuyên nhất một lòng ở chánh kiến, nổ lực ở chánh kiến, lại từ trong chánh kiến hiểu rõ chánh chí (chánh tư duy). Như thế chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng cũng vậy, lấy chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm làm trợ duyên "tu học bảy chi trước thì được chánh định" (Trung A HàmThánh Đạo kinh)

Nếu chánh kiến về nhân quả thiện, về sự tiếp nối của sanh tửgiải thoát thì vẫn chỉ là chánh kiến thế gian, nó có thể "giúp hướng về con đường thiện" mà không thể xuất thế. Còn như tri kiến như thật về lý tứ đế là "Y vào hạnh viễn ly, y vào ly dục, y vào diệt, mà hướng tới phóng xả" (Tạp A Hàm – Kinh 763), mới là chánh kiến xuất thế hướng tới giải thoát. Được chánh kiến Phật pháp rồi thì mới hướng đến chánh chí. Đó là biến chánh kiến thành lý tưởng của mình và phát động tư duy suy xét, quyết định thực hiện, làm ba nghiệp của mình hợp lý, tương ứng với chính kiến. Vì vậy đồng thời với chánh chí thì có giới học thể hiện sự cố gắng thực hành của bản thân. Đó tức là "chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mạng". Sự tu hành Phật pháp lấy trí tuệ làm nguồn gốc, chỉ sự hiểu biết của lý trí, "Chánh tinh tấn là sự bỏ ác hướng thiện, quán thông tất cả các chi. Do theo đuổi chân lý, tự tâm trong lắng nên sự hiểu biết chân chánh như thật mới y vào đó mà xuất hiện. Chánh niệm, chánh định tức là giai đoạn tu tuệ. Nhờ tu tuệ mà phát sanh trí tuệ vô lậu thì mới có thể thành tựu được chánh giác giải thoát.

Việc tu hành của bát chánh đạo, tức là sự tăng tiến của Giới – Định – Tuệ. Cũng là quá trình trước sau của tam tuệ văn, tư, tu. Đó là con đường chân chánh của đạo giải thoát đến với chúng ta "Nếu trong chư pháp khôngbát chánh đạo thì không có quả Sa môn thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư. Vì trong chư phápbát chánh đạo, cho nên có quả Sa môn thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư." (Trường A Hàm – Kinh Du hành)

"Đây là lời khai thị rõ ràng, tuy Như Lai nói đến nhiều đức hành, nhưng tất cả không ngoài bát chánh đạo. Như tứ niệm xứ, tứ chánh Cần, Tứ như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi. Tổng thể đạo chi Phật pháp có người nói là ba tạng thượng học" (Tạp A Hàm – quyển 20). Đó là nương vào giới sanh định, nương vào định mà phát tuệ, nương vào tuệ mà được giải thoát. Bát chánh đạo lấy chánh kiến làm đầu, vì chánh kiến không chỉ là mục tiêu cuối cùng mà cũng là cái căn bản ở mọi chi bắt đầu phổ biến vậy.

Trung đạotu tập Tam Vô Lậu học: Giới – Định – Tuệ

Giới – Định – Tuệ là 3 môn học, 3 phương pháp không hư hỏng, không ô nhiễm. Hay nói cách khác, là 3 pháp học diệt trừ phiền não, khiến cho ba nghiệp của người tu học được thanh tịnh an ổngiải thoát.

Giới: là những điều được Phật chế ra nhằm để ngăn chặn những điều xấu ác. Nó còn được gọi là Ba La Đề Mộc Xoa, biệt giải thoát hay an lạc xứ, thanh lương xứ.

Như ta biết, thời kỳ đầu, đệ tử của Đức Phật đều có sự cảnh giáchối hận sâu sắc về cuộc sống của nhân sinh, có động cơ trong sángchân thành, không có giới điều gì, thì vẫn có thể tu hành đắc đạo. Đến khi Phật pháp phổ biến thịnh hành, những người xuất gia có động cơ không mấy chân chánh đã nhiều lên. Vì thế Đức Phật mới chế định ra Giới Luật. Nhưng dưới mắt người ngoài hình như giới luật nhiều lên thì phẩm chất tăng lại thấp kém đi. (Kinh Thương Ca LaTrung A Hàm) đã nói như thế này: "Vì nhân duyên gì mà Sa Môn Cù Đàm xưa ít chế giới luật mà các Tỳ kheo vẫn đắc đạo nhiều? Vì nhân duyên gì mà Sa Môn Cù Đàm ngày nay chế nhiều giới luật mà các Tỳ kheo lại ít người đắc đạo hơn?"

Xét về ý nghĩa, Đức Phật chế giới để quản lý tăng đoàn, làm cho người học đạo dần dần khép vào giới luật. Vì vậy, Phật dạy: "Chánh pháp luật của ta phải làm dần, học dần, từng bước dạy dần...chế định ra cấm giới cho Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di" (Trung A Hàm – Kinh Chiêm ba)

Ngay cả những người xuất gia phát tâm chân chánh, có lúc cũng khởi phiền não, không thể tiết chế được mình mà phạm giới. Đây là chướng ngại lớn đối với việc tu tập Phật pháp. Điều này rất cần hạn chế bằng giới luật.

Nghĩa rộng của Giới thì bao hàm mọi hành vi chân chánh nhưng theo nghĩa hẹp, thì chỉ giới hạn 2 phần là dừng các điều ác và làm các điều thiện. Đặc biệt là 10 giới căn bản chung cho cả tại giaxuất gia, liên hệ với ba nghiệp (thân, khẩu và ý) và nghiêng về các thiện hành: không sát sanh, không trộm cắp, không tà tâm, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói đâm thọc, không nói thô ác, không tham, không sân, không si. Như Đức Phật nói với Ông Bà La Lao Già Di Ni trong kinh Bà La Lao của Trung A Hàm rằng:

"Bản thân dứt được thập ác đạo, và niệm thập thiện đạo rồi, thì sinh vui, sinh vui rồi thì sinh mừng, sinh mừng rồi thì chỉ tức thân, chỉ tức thân rồi thì tự giác Lạc, thân giác lạc rồi thì được nhất tâm và từ có đủ...không kết, không oán, không giận, không tranh".

Sở dĩ, Đức Phật đề cập đến 3 nghiệp (thân, khẩu, ý) vì nó là chánh nhân tạo thành thiện ác trong 6 nẻo, 4 loại.

Tạp A Hàm, (quyển 32 – Kinh 916) ghi lời Đức Phật nói với trưởng thôn Đạo Sư Thị: "Nếu có bụng sát sanh, nên tự hối, tự trách là không đúng, không phải. Nếu không có bụng sát sanh, không giận, không oán, tâm sinh tùy hỷ...Tâm và từ có đủ cả. Cứ như vậy lấy tâm biđối trị với trộm cắp, lấy tâm hỷđối trị với tà dâm, lấy tâm xã mà đối trị với vọng ngữ". Như vậy, ở đây hành giả có thể lấy tứ vô lượng tâmđối trị riêng từng giới. Đây chẳng qua chỉ là nói riêng từng mặt, chứ thật ra chúng có liên quan với nhau, gồm đủ cả từ bi hỷ xã. Nương vào 5 giới, 8 giới, thập thiện nghiệp mà đến tứ vô lượng tâm. Đấy là giáo lý thường thấy nhất trong kinh A Hàm.

Ở đây, đơn cử giới không sát sanh, Tạp A Hàm (quyển 37, Kinh 1044) ghi lời Đức Phật nói với trưởng thôn Tỳ Niu Đa La rằng: "Nếu có người muốn giết ta, hẳn ta không vui. Ta không vui thì người khác cũng vậy. Vì sao giết nó? Nếu tự xét mình như vậy thì hãy tiếp thu mà không sát sanh và không thích sát sanh". Tương tự đối với việc trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ...cũng vậy.

Do đó ta thấy Đức Phật ban hành giới luật, không phải là những điều răn cấm tiêu cực, mà rõ ràng xác định ý chí cương quyết hành thiện – một con đường toàn hảo xây đắp bằng thiện ý, nhằm tạo an lànhhạnh phúc cho nhân loại.

Định: Nói cho đủ là thiền định, còn gọi là tỉnh lự, hay tập trung vào một đề mục gì, không cho tâm chạy theo chuyên cảnh thì gọi là thiền định.

Thiền địnhpháp môn thứ hai để hành giả bước chân vào huệ học, để được hoàn toàn giải thoát. Cho nên chư Tổ thường nói: "Chế tâm nhất xứ, vạn sự bất biện" (gởi tâm ở một chỗ thì muôn việc đều làm được). Ngày nay tinh thần thiền định lại càng phải thể hiện một cách tích cực hơn, vì trong khi thế giới đang quay cuồng trong những công việc: cơm, áo, gạo, tiền...và những lo âu khác trong từng phút, từng giây, hay nói khác hơn là con người đang chạy đua với thời gian để sinh tồn. Nếu như con người không thăng bằng được tinh thần thì con người sẽ bị hoàn cảnh bế tắc trong cuộc sống bởi những lo toan, bận rộn. Cho nên thiền định về mặt tương đối nào đó giúp cho con người giữ được sự huân bình trong đời sống tâm lý, và đồng thời nếu tiến lên một bước nữa, con người sẽ thăng hoa và cứu cánh, sẽ đi đến giải thoát, Niết Bàn.

Thiền định trong Phật giáo chia làm nhiều loại, trong đó thứ bậc được xem là trọng yếu nhất tùy theo sự tu tập cao thấp có khác nhau. Thường trong các kinh chú trọng đến phương pháp tứ thiền, vì đây là phương pháp thiền định trọng yếu nhất của Phật giáo, bởi khi Đức Phật thành đạo Ngài cũng nhờ Tứ Thiền mà ngay cả lúc nhập Niết Bàn cũng loại nhập định này. (Trích: Nguyên thủy Phật Giáo tư tưởng luận trang 409)

Như trong kinh Trung A Hàm, nói đến định có nghĩa là tập trung vào một đối tượng duy nhất, để tâm không bị tán loạn theo các vọng tưởng. Sau khi giữ giới được thanh tịnh làm tiền đề cho sự phát khởi, nhưng chứng đạt thiền định phải:

"Sống cô độc, xa vắng, ở trong rừng sâu, dưới gốc cây, nơi yên tĩnh, sườn non, động đá, đất trống, lùm cây, hoặc đến trong rừng, hoặc giữa bãi tha ma, người ấy sau khi ở trong rừng vắng...trãi ra sư đàn ngồi kiết già." (Kinh Tượng Tích Dụ – Trung A Hàm)

Lời chỉ dạy của Đức Phật cho thấy Ngài rất quan tâm đến đời sống tu tập của các Tỳ kheo, vì phương pháp tu tập thiền định là điều thân, điều tâm khiến cho tinh thần tập trung để đạt được sự an lạc. Thói quen của con người là "tâm viên ý mã" dong ruỗi theo duyên không lúc nào ở yên một chỗ, vì 5 món dục lôi kéo, đấy là một trở ngại trên đường đạo.

Cho nên dục là chỗ ẩn náo vô vàn phiền não, nếu không khéo đoạn trừ thì khó mà tu cho đến rốt ráo. Tu định tất phải ly dục thì mới mong đắc đạo. Do đó khi bắt đầu tu tập thiền định, trước hết phải "xua đuổi ngũ dục" phải nhận thức được tác hại lớn của sắc, thanh, hương, vị, xúc để chán bỏ nó. Vì vậy ta phải mạnh dạn nói: "Dục ơi, ta hiểu bản chất của ngươi, ý muốn là do suy nghĩ nảy sinh, nếu ta không nghĩ đến ngươi, thì sẽ không sinh ra ngươi". Tạp A Hàm, quyển 16, Kinh 1286 nói:

"Không phải chúng sự thế gian, làm theo như thế thì gọi là dục. Tâm pháp đuổi theo giác tưởng thì gọi là dục sĩ phu."

Việc tu định ly dục của Phật pháp là coi trọng ở việc điều phục phiền não nội tâm, chứ không phải là cự tuyệt mọi cái thế gian. Nếu không thế chỉ biết giữ chặt căn môn, rời xa ngũ dục, thì sẽ bịt kín thông minh như ngoại đạo Ba La Xa Na mà thôi (Tạp A Hàm, quyển 11 – Kinh 282).

Tuệ: Ở đây nói cho đủ nghĩa là trí tuệ. Trí là khả năng nhận thức, phân biệt sự lý. Tuệ là sự sáng tỏ của trí, sự thông suốt rực rỡ sáng suốt làm cho trí dễ nhận rõ được chân tướng của sự vật (Giáo án Phật Pháp căn bản – HT Thích Hiển Pháp)

Như vậy, trí tuệ vô lậutrí tuệ không bị ngăn che bởi vô minh, không vướng vấp những phiền nãothế gian, đưa con người đến ai vui chóng đạt thánh quả.

Ở đây, việc thực chứng trí tuệ vô lậu, phải lấy 3 trí tuệ hữu lậu: văn, tư, tu làm phương tiện. Nếu không nghe (văn) không nghĩ (tư) thì không thể đưa đến tu tuệ, cũng tức là không đắc được trí huệ vô lậu. (Tạp A Hàm – quyển 30 – Kinh 843) từng nói đến 4 dự lưu chi: "Thân cận thiện nam tử, nghe chánh pháp, bên trong chánh tư duy, pháp thứ, pháp hướng". Đây chính là nhờ vào bậc minh sư mà nảy sinh 3 tuệ văn, tư, tu thì mới có thể chứng được chân lý. Nó cũng chính là trình tự tất nhiên của việc tu hành, không thể vượt cấp được. Nhưng trình tự tu học theo Thầy mà nảy sinh tam tuệ có thể phát sinh tệ hại, do đó Đức Phật nói về tứ y để làm chuẩn cho việc tu học. Y pháp bất y nhân (nương vào pháp không nương vào người) Y nghĩa bất y ngữ (nương nghĩa không nương lời) Y liễu nghĩa bất y liễu nghĩa (nương vào nghĩa chân thật, rốt ráo, không nương vào nghĩa sự tướng phương tiện) Y trí bất y thức (dựa vào trí tuệ, không dựa vào ý thức) Thân cận thiện tri thức mục đích là để nghe pháp. Nhưng tri thức không hẳn là thiện, vì những phẩm chất đáng tôn quí cũng không thể bảo đảm tính chất đáng tin cậy của việc truyền dạy. Thiện tri thức nên thân cận, nhưng không đủ tiêu chuẩn thật giả của Phật pháp. Vì thế, chỉ có "Y pháp bất y nhân". Khi theo Thầy tu học, đây là tiêu chuẩn duy nhất đáng tin cậy, chúng ta tu học Phật pháp, không nên để tông phái trói buộc, để lời dạy của Thầy hạn chế, để thầy xấu làm hại, phải tích cực phát huy tinh thần "Y pháp bất y nhân" phân biệt cho rõ đó là lời Phật dạy, lấy chánh kinh mà Phật nói làm gốc, lấy nghĩa thuyết của người học làm tài liệu tham khảo. Có thế mới có thể nảy sinh văn tuệ chính xác, đúng đắn. Phải theo Thầy nghe pháp, phải từ trong lời văn mới có thể hiểu được nghĩa lý. Song nếu trọng văn khinh nghĩa, câu nệ câu chữ mà làm hại nghĩa thì là sai lầm. Vì vậy phải "Y nghĩa bất y ngữ". Kinh nói: "Nghe lời nói về danh sắc mà sinh chán ly dục, đạt tới diệt tận tịch tĩnh pháp, thì đó gọi là đa văn" (Tạp A Hàm – quyển 1 – Kinh 26). Đa văn ở đây không thể là rời câu chữ thánh điển mà bàn suông, nhưng cũng không phải là câu nệ ở câu chữ mà hại nghĩa. Nếu không vậy thì dù nghe nhiều, nhớ giỏi, đối với Phật pháp vẫn là một kẻ ngu, nghe nhiều mà chẳng biết gì. Nếu không phân biệt, coi thuyết phương tiện tùy cơtiêu chuẩn suy nghĩ thì khó tránh khỏi đảo lộn phải trái. Vì vậy nói: "Y liễu nghĩa bất y liễu nghĩa". Có thế thì mới đưa đến tư tuệ chính xác, sâu sắc. Nếu coi tất cả là liễu nghĩa, mọi lời truyền dạy là viên mãn thì sẽ làm cho Phật pháp hỗn loạn lung tung. Nguyên tắc thứ tư là hướng vào tu tuệ. Nếu nương theo vọng thức phân biệt chấp thủ hình tướngtu tập thì dù tu cách mấy cũng không được giải thoát, không thể đưa đến chánh trí vô lậu. Vì vậy mới nói: "Y trí bất y thức". Phải dựa vào trí tuệly tướng, vô phân biệt mà tu mới có thể thành tựu chánh giác.

Phật pháp lấy chánh giác giải thoát làm mục tiêu, mà muốn vậy thì phải dựa vào tam tuệ văn, tư, tu mới đạt đến cứu cánh vậy.

Như vậy, Giới – Định – Tuệ cũng là 3 thành tố của con đường Trung đạo mà Đức Phật đã tự khám phá ra, hay nói khác hơn, tam học này là 3 mặt của thực thể giải thoát. Vì thế sống đúng với con đường trung đạo này chính là đang từng bước nắm giữ hạnh phúc chân thật và đang đi vào cổng của an vui cùng tột.

Khi nói đến Tam học là một thực thể giải thoát thì trong giới vốn có Định và Tuệ, trong Định vốn có giới, tuệ: trong tuệ vốn có giới, định. Mức độ thăng hoa của một trong ba chi phần này luôn luôn có liên quan đến hai chi phần kia. Có tuệ mới biết đâu là chánh giới, có tuệ mới ổn định được tâm (định). Càng thực hiện giới (tức thực hiện qui luật tự nhiên) thì càng hiểu về thực tại. Từ đó hiểu biết được tâm, ổn định được tâm. Khi ổn định tâm được thanh tịnh và cái thấy biết về thực tại càng rõ ràngtích cực hơn.

Như vậy, bằng một tiến trình biến chuyển dần dần, bằng một công trình tu tập dần dần, thực hành dần dần, hành giả thanh lọc mọi bợn nhơ, tận diệt mọi ô nhiễm, thành đạt giải thoát hoàn toàn.

Trung đạo là ly khai nhị biên

Hầu hết các kinh Tạng A Hàm, Đức Phật dạy rằng: "Thế giới này phần lớn y chỉ vào hai cực đoan là "có và không có". Tất cả đều có là kiến chấp thứ nhất, tất cả đều không là kiến chấp thứ hai, tất cả đều là một là kiến chấp thứ ba, tất cả đều là nhiều là kiến chấp thứ tư...Xa lìa cực đoan ấy Như Lai thuyết Trung đạo? Lời dạy của Đức Phật rõ ràng chủ trương phá chấp, tức không chấp thủ, và không chấp thủ không có nghĩa là tiêu cực thụ động, khô cứng mà trái lại không chấp thủ là để phát huy trọn vẹn cái tinh thần tự tại vô ngại không vướng mắc vào danh tướng, không chấp thủ còn có nghĩa là đi đến Trung đạo. Điều này có nghĩa là phải "không thấy một pháp nào là khả thủ thì mới không có tội lỗi...biết như vậy rồi thì đối với mọi thế gian sẽ không có sở thủ, người không có sở thủ sẽ chứng ngộ Niết Bàn" (Tạp A Hàm – quyển 10 – Kinh 272)

Như vậy Trung đạo chính là ly khai nhị biên, nhị biên tức không chấp không hay chấp có, hoặc đồng hoặc khác, một hoặc là hai, ngã và ngã sở...tất cả các khái niệm ấy là những vấn đề bị đoạn trừ bằng chánh trí, bằng trí tuệ của bậc Thánh. Nói vậy có nghĩa là tất cả đều do nhân duyên sinh, sự sống chỉ là dòng sinh hoạt biến động, hòa hợp liên tục vô cùng. Chúng hổ tương ảnh hưởng lẫn nhau, quan hệ lẫn nhau trùng trùng vô tận:

Cái này có thì cái kia có
Cái này sanh thì cái kia sanh
Cái này không thì cái kia không
Cái này diệt thì cái kia diệt

Tạp A Hàm 1 - Kinh 297 cũng đã nói: "Cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi, như duyên vô minh có hành, duyên hành có thức cho đến duyên sanhlão tử ưu, bi, khổ, não, như thế thuần đại khổ tu tập".

Trên mặt không gian, các pháp kể cả con người, chẳng qua chỉ là một sự kết hợpphá hoại của các yếu tố ngũ uẩn, thất đại. Trên mặt thời gian, các pháp chỉ là sự sinh diệt, lưu chuyển nối tiếp không ngừng. Vì luôn luôn sanh diệt cho nên các pháp không thể là những thực thể "thường còn", vì sự lưu chuyển nối tiếp nhau, cho nên sự sống không bao giờ "diệt mất". Do đó, giáo lý Phật giáo không bao giờ chấp nhận một ngã hằng hữu (chấp thường) và không bao giờ chấp nhận "sự diệt vong hoàn toàn" (chấp đoạn). Không phải diệt, không phải còn, mọi sinh hoạt của hiện tượng giới là một đại dương liên tục biến động. Không phải diệt, không phải còn là đã đi vào con đường nhận thức Trung đạo thật nghĩa. Do đó nói không cũng sai, nói có cũng không đúng, nói một cũng lầm, nói hai cũng trật. Vì vậy chỉ có cách hiểu lý Trung đạo duyên khởi thì không bị sai lầm tà kiến, cực đoan. Tạp A Hàm – Kinh 297 Đức Phật cũng đã nhấn mạnh:

"Nói thân khác, mạng khác cũng không được. Nói thân mạng là một cũng không đúng. Vì sa vào có, không đồng dị cho đến vô minh, hành, thức, danh, sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử cũng thế. Không xác định là có, cũng không xác định là không, tức không xác định là thật có, thật không, thật sinh, thật diệt. Vì khi đủ duyên thì có, không đủ duyên thì không. Không nhưng không thật có, nên theo duyên rồi có. Có, không thật có, vì theo duyên rồi diệt. Như vậy, có không là không thật, giữ vững lập trường, nhận thức quán trí như vậy, thì minh trí sanh, thuận dòng Trung đạo, chứng quả bồ đề, thành Phật".

Tuy nhiên, mọi sự sinh diệt biến động của hiện tượng giới mà ta đang nhận thức. Nếu xét về mặt thể tính thì chúng phụ thuộc vào nhận thức của ta. Nếu rời nhận thức đi, rời mọi ý niệm, mọi tri giác, thì mọi biến động của hiện tướng cũng không thể nào hiện hữu. Như vậy, thực tại đầy rẫy sự biến động đã bị chúng ta ý thức hóa. Hay nói một cách khác, chính chúng ta đã thấy sự vật có sanh, có diệt, có thường, có đoạn, có nhất, có dị, có đến đi, có sạch dơ, có còn mất v.v...là bởi ý thức của chúng ta. Còn thực tạithực tại, thoát ly và vượt ra ngoài mọi ý niệm, có không, sanh diệt...mà ý thức của chúng ta đã khoác lên cho nó. Luận Đại Thừa Khởi Tính nói: "Tất cả mọi sự vật hiện tượng từ trước đến nay vốn không dính líu gì đến ngôn từ khái niệm, không dính líu gì đến tâm phân biệt, không gì ngôn từ, khái niệm hay tâm phân biệt làm biến đổi và tách biệt khỏi tự tánh. Tự tại vốn bình đẳng, không có cao thấp, được thua, còn mất, sanh diệt..."

Như vậy, thực tại vốn bình đẳng, vốn hồn nhiên, vốn siêu việt mọi khái niệm ngôn từ. Nhưng thực tại trở thành biến động sai biệt bởi vì sự "ngu muội" của ý thức. Chúng ta luôn luôn nhìn thực tại không còn nguyên vẹn bản tính của thật tại nữa, mà trái lại chúng ta nhìn thực tại bằng những ý niệm lưỡng diện. Hễ nói đẹp thì có xấu, hễ nói to thì có nhỏ, hễ nói hữu hạn thì có vô cùng, hễ có ta thì có kẻ khác, hễ có sạch thì có dơ, hễ có sanh thì có diệt..., chúng ta luôn luôn sống trong hạn cuộc của những khái niệm lưỡng diện đó, và chính những ý niệm đó đã tô son, điểm phấn cho thực tại, bóp méo thực tại, xuyên tạc thực tại, làm cho thực tại biến ra thiên hình vạn trạng theo ý niệm lưỡng diện của chúng ta.

Vậy thực tại không phải có mà cũng không phải không, không phải diệt mà cũng không phải sanh, không phải thường mà cũng không phải đoạn, không phải một mà cũng không phải khác, không phải đến mà cũng không phải đi..., sự sanh diệt, còn mất, đến đi, thường đoạn, sạch dơ...là thế giới của những hiện tượng phụ thuộc vào nhân duyên tức là vào những điều kiện. Một hiện tượng phát sinh là do những điều kiện hội tụ, một hiện tượng hỷ diệt là do những điều kiện tán thất. Sự sinh diệt, còn mất, được thua...là thế giới của ý niệm phân biệt. Bản thân của thực tại là nền tảng luân thể, không phải là những hiện tượng bọt bèo thì làm sao có thể sanh diệt, còn mất, đến đi, sạch dơ cho được. Thiền Sư Nguyên Học có nói:

"Chân tánh thường vô tánh
Hà tằng hữu sanh diệt" 
(Thiền Sư Việt Nam)

Từ nhận định như vậy về thực tại, ta thấy rằng hiện tượngbản thể chỉ là một, Niết Bànsanh tử không một, không khác; nghĩa là khi con người còn níu kéo theo mình những ý niệm nhị nguyên thì thật tại sẽ còn biến trăm hình ngàn dạng. Trái lại khi chúng ta thoát ly ra ngoài sự ràng buộc của ý niệm nhị nguyên thì thật tại sẽ trở về với tính của nó, thoát ly mọi ý kiến lưỡng diện nhị nguyên đó, tức là đã đi vào con đường Trung đạo, con đường tiến đến sâu thẩm của chơn như. Như Thiền Sư Từ Đạo Hạnh nói:

"Tác hữu trần sa hữu
Vi không nhất thiết không
Hữu không như thủy nguyệt
Vật hữu trước không không"

dịch:

"Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Ví như bóng nguyệt dòng sông
Thế nên mới biết có không là gì."

CHƯƠNG III:

TẦM QUAN TRỌNG CỦA LÝ TRUNG ĐẠO TRONG CUỘC SỐNG TU TẬP CỦA NGƯỜI TẠI GIA CŨNG NHƯ XUẤT GIA

Như trên đã trình bày chi tiết về ý nghĩa của tư tưởng Trung đạo qua kinh A Hàm. Chúng ta đã thấy được công năng của lý Trung đạo là một việc rất đương nhiên, rất tự nhiên đối với ai muốn giảm bớt và loại trừ những trở ngại, những đau khổ trong cuộc sống. Chính con đường này đã giúp người tu tập tránh xa hai cực đoan lợi dưỡngép xác khổ hạnh"Đây là con đường trung dung mà Đấng Toàn Giác đã khám phá và đem ra giảng giải, giáo hóa nhằm đưa đến nơi an tịnh, tới sự nhận xét rõ rệt, tới giác ngộ, tới Niết Bàn." (Kinh Chuyển Pháp luân)

Vậy, chúng ta có thể quả quyết rằng con đường Trung đạo độc nhất này là đạo lý căn bản đưa con người tới cuộc sống cao thượng và an lạc.

Trung đạo không phải là một con đường trừu tượng hay một con đường nghi thức. Đường này chẳng phải giáo điều và cũng chẳng phải hoài nghi, chẳng làm cho mình mê muội, mà cũng chẳng khiến mình tự hành xác. Nó chẳng phải là thuyết bất diệt và cũng chẳng phải thuyết hư vô, nó chẳng phải là luật của các thần linh uy quyền hay là từ trí tưởng tượng của loài người. Đó là con đường giác ngộ, một phương cách để giải thoát khỏi khổ đau vì bất toại nguyện. Con đường này bát bỏ ý kiến cho rằng con người ngày nay đau khổ vì tội đã tạo trước kia. Mỗi sinh vật, kể cả đời sống của cỏ cây đều chịu đau khổ. Mỗi người mang theo mình những điều tốt và những điều xấu. Con người chịu trách nhiệm về sự đau khổ hay sung sướng của mình.

Người theo Trung đạo sẽ tìm thấy niềm an lạchạnh phúc thực sự. Con người có thể sống một cuộc đời đáng kính và không cần phải làm nô lệ cho bất cứ một tín ngưỡng nào. Như vậy, họ được yên ổnhạnh phúc, sống hòa đồng với những người khác và với hoàn cảnh xung quanh.

Trung đạo thỏa mãn hầu hết những khát vọng sâu xa cao quí của nhân loại. Đúng là nó có thể giúp sức cho ta chịu đựng khó khăn và căng thẳng hằng ngày ngoài việc tạo mục đích cho đời sống. Con đường đó không gây sợ hãi đến cho con người, làm tốt được tốt và làm xấu được xấu. Mỗi hành động đều có phản ứng của nó, đó là định luật thiên nhiên. Trung đạo hoàn toàn phù hợp với các định luật này vì "gieo gì thì gặt ấy". Con người gây ra các hành động tội lỗi do tham lam, sân hận, ngu si...Những nhược điểm trên có thể vượt qua được nhờ ý thức được bản thân. May mắn hay rủi rocon người gặp trên đời này không phải là do ảnh hưởng bên ngoài mà là do các hành động tốt hay xấu, do các lời nóiviệc làm mà chính họ đã vi phạm trước đây. Vì lý do trên Đức Phật dạy: "Chúng ta là kết quả của những việc chúng ta làm bây giờ", điều này có nghĩa là chúng ta chịu trách nhiệm mọi điều trong đời sống của chúng ta, không ai tu tập thay cho mình cũng không ai có thể cởi bỏ mọi ràng buộc, đau khổ thay cho mình được. Và cũng không có Đấng toàn năng nào có thể ban phước, giáng họa cho chúng ta ngoài chúng ta ra. Vì thế mỗi một người phải có trách nhiệmý thức rõ ràng về nghiệp mình tạo. Chúng ta là "chủ nhân ông của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, khổ đau hay hạnh phúc đều do chính chúng ta tạo ca?uot;. Như Kinh Pháp Cú 165 đã khẳng định:

Tự ta gây ác nghiệp
Tự ta nhiễm mê lầm
Tự ta làm việc thiện
Tự ta tịnh thân tâm
Nhiễm tịnh do ta cả
Các người nên chớ nhầm

Chính khi đã nhận thức được vai trò của mình trong quá trình tu tập, người con Phật mới sanh khởi niềm tin bất thốiquyết tâm thực hành theo lời dạy của Đức Thế Tôn. Với mục đích duy nhất là phải gội rửa hết tội lỗi trong tâm trí và chỉ làm điều thiện, nhằm hướng tới sự đoạn tận khổ đau, đem lại hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người ngay hiện tại trong cuộc sống này. Điều quan trọng là chúng ta phải ý thức được rằng, việc tu tập Trung đạo là nhu cầu thiết yếu và không thể thiếu được như miếng cơm manh áo và không khí mà ta thường dùng hằng ngày. Có như vậy, người tu tập mới thật sự "sống với" chứ không phải "nói về". Chỉ bằng cách tu luyện tâm trí sau một thời gian dài, tinh thần của chúng ta mới thật sự thanh tịnh, hạnh phúcan lạc.

Đây là hoài vọng của Đức Phật khi Ngài xiển dương chánh pháp để đem lại một trật tự đạo đứccông bằng cho xã hội. Muốn đáp ứng khát vọng hạnh phúc mà không có mặt đạo đức thì đau khổ vẫn tồn tại mãi hoài. Như nhà soạn nhạc thiên tài của phương Tây – Mozart đã từng nói "Khát vọng hạnh phúc là bẩm sinh của con người, vì vậy nó phải là cơ sở của đạo đức". Cho nên việc tu tập theo phương pháp Trung đạo cũng nhằm xây dựng cho người Phật tử tại giaxuất gia một nếp sống đạo đức, mà đỉnh cao của nếp sống đó là giải thoát, giác ngộ.

"Nếu ai theo đường này
Đau khổ được đoạn tận
Ta chỉ dạy con đường
Với tri gai chướng diệt
Hãy tự nhiệt tâm hành" 
(PC – 276)

Rõ ràng, ta thấy Trung đạo đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong lộ trình tu tập tâm của người con Phật. Con đường ấy có khả năng đoạn tận khổ đau, thanh tịnh tam nghiệp, đạt thắng trí và chứng quả bồ đề, Niết Bàn.

* * *

C – KẾT LUẬN

Với những đặc tính trong lời dạy của Đức Phật về tư tưởng Trung đạo qua kinh A Hàm, ta có thể kết luận rằng: Chúng sanhvô minh che lấp, tham ái buộc ràng, bị trói buộc trong cái tự ngã tự dục hẹp hòi, cho nên hành vitri thức không những không thấy được sự thật các pháp, mà trái lại còn làm chướng ngại nó. Như người lạc hướng không những không phân biệt Đông và Tây, mà còn chấp chặt lấy Đông và Tây. Cũng thế, chúng sanh chấp chặt lấy năm uẩn, nên 5 thủ uẩn bốc thành nổi khổ lớn, không biết là vô thường mà chấp thường, chấp đoạn cũng là khổ. Đối với tự nhiên, xã hội, thân tâm đến đâu cũng bị nổi khổ bức bách lan tràn. Tất cả hoạt động lấy vô minh, ngã ái làm gốc ấy đã ăn sâu vào tận tâm tưởng của con người, khiến con người chìm ngập trong bể sống chết. Nếu không giải thoát được cái mê tình ấy thì cứ sẽ mãi sống trong mâu thuẩn và khổ não. Sự tu tập về lý Trung đạo tức là xoay chuyển cuộc sống vô minh thành cuộc sống chánh giác, chuyển cuộc sống khốn quẩn bằng cuộc sống tự tại. Muốn thực hiện được như vậy, phải lấy việc thực chứng Trung đạo làm phương châm, và lấy việc xa lìa vô minh, hướng tới chánh giác làm động cơ để đạt được mục tiêu tối hậu. Do đó, có thể chứng minh cho chúng ta thấy con đường Trung đạo đoạn tận khổ đau và để đạt được an vui hạnh phúc ngay trong đời này, cho nên vắng nó thì vắng hạnh phúc và có mặt nó là có mặt giải thoát.

Trong thời đại hiện nay, với nền văn minh tiến bộ, với những kỹ nghệ hiện đại hóa phục vụ con người đầy đủ về vật chất sẽ đem lại hạnh phúc cho nhân loại, nhưng nào ngờ khoa học càng văn minh, xã hội càng tiên tiến thì con người càng rơi vào khủng hoảng, ngày đêm phập phòng lo sợ bởi suy thoái về đạo đức và môi sinh. Con người chỉ biết lao vào những lợi dưỡng cá nhân mà quên đi một hướng sống tốt đẹptâm linh, các cuộc chiến tranh nóng lạnh đang đe dọa con người. Đã đến lúc cần phải báo động về những mối hiểm họa hủy diệt tập thể gây ra do chiến tranh nguyên tử, hóa chất và sự ô nhiễm môi sinh đang hoành hành khắp nơi. Như thế con người có thật sự hạnh phúc hay không? Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học đang nặn óc kiếm tìm. Họ quên rằng câu hỏi này đã được Đức Thích Ca Mâu Ni giải đáp cách đây 2500 năm về trước. Ngài dạy rằng con người thật sự hạnh phúc khi đã đoạn tận lòng tham áichấp thủ. Con đường ra khỏi tham áichấp thủ chỉ có chúng ta chủ động và có thể thực hiện ngay trong hiện tại với cái nhìn trí tuệ của chính mình. Đó chính là cái nhìn "vô ngã" hay "chấp thủ".

Ngay nơi hiện tại và tại đây, chúng ta đều hoàn toàn làm chủ cái tâm của mình, làm chủ con tàu chạy đến ga an lạchạnh phúc. Chính cái nhìn trí tuệ mà những gì mà nhân loại mong chờ. Bởi vì cái nhìn ấy chỉ rõ sự thật cuộc đời, hạnh phúc của con người và đưa ra ánh sáng tất cả các bí mật của cuộc sống.

Vậy hơn bao giờ hết, phương pháp cứu khổ hay con đường Trung đạo đã được Đức Phật vạch ra. Chính phương pháp này đã giúp cho nhân loại xây dựng nên một nền tảng trí tuệ vững chắc và cũng chính con đường này đã giúp nhân loại tìm lại chất người của chính mình, đem lại an lạc, hạnh phúc, định tĩnh sau những giây phút tìm kiếm, dong ruỗi vô định của dòng thác loạn vật chất. Đó là tư lương cho mỗi hành giả. Vậy chúng ta hãy sử dụng nó làm hành trang cho chính mình, hãy làm ngọn đuốc vén màn vô minh đi vào giải thoát, như lời Phật dạy.

"Các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi".

Ni Sinh Thích Nữ Tịnh Trí

Nguồn:  Phật Học Thường Thức, Taiwan, http://www.phathocthuongthuc.com/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 152)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 229)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 256)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 288)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 358)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 564)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 630)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 569)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 634)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 562)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 500)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 563)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 638)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 653)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 744)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 564)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 465)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 548)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 622)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 551)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 559)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 663)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 679)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 658)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 726)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 766)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 737)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 928)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 786)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1316)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 870)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1032)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 797)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1018)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 961)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 929)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1072)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1325)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1680)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 925)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1099)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 920)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 786)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 908)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 947)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1358)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1106)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1141)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 896)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1033)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1469)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1356)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1348)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 969)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1347)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1255)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1175)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1214)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1579)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant